intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 4397/QĐ-UBND

Chia sẻ: Thanh Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 4397/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động (sửa đổi) của Hội Bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 4397/QĐ-UBND

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ****** ****** Số: 4397/QĐ-UBND TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH VỀ PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG (SỬA ĐỔI) CỦA HỘI BẢO TRỢ TRẺ EM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Sắc lệnh 102/SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định về quyền lập Hội; Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Thông tư số 01/2004/TT-BNV ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ; Theo biên bản Đại hội đại biểu Hội Bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh ngày 31 tháng 07 năm 2007; Xét đề nghị của Hội Bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 552/HBT-2007 ngày 10 tháng 08 năm 2007 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 653/TTr-SNV ngày 23 tháng 09 năm 2007, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động (sửa đổi) của Hội Bảo trẻ em thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định này. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này. Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở-ngành có liên quan và Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC Nơi nhận : - Như Điều 3; - Thường trực Thành ủy; - TTUB : CT, PCT/TT, VX ; - Ban TC/TU, Ban DV/TU; - UB DSGĐ&TE, Sở LĐ-TBXH; Nguyễn Thành Tài - CATP, Sở Nội vụ (2b); - VPHĐ-UB: PVP/VX; Phòng VX; - Lưu: VT, (VX/LC) D. ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI BẢO TRỢ TRẺ EM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Kèm theo Quyết định số: 4397/QĐ-UBND ngày 28 tháng 09 năm 2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố) Chương 1: TÊN GỌI, MỤC ĐÍCH Điều 1.
  2. Hội lấy tên gọi là: Hội Bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh. Tên đối ngoại là HoChiMinh City Child Welfare Foundation Tên viết tắt: HCWF. Điều 2. Hội bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức xã hội tự nguyện gồm các cá nhân và các tổ chức có khả năng, nhiệt tình, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Điều 3. Mục đích của Hội là góp phần cùng với Nhà nước và cộng đồng xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, phát triển trẻ em, đặc biệt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, khuyết tật, trẻ có nguy cơ bị lạm dụng tình dục, nguy cơ vi phạm pháp luật. Hội hoạt động theo luật pháp Nhà nước và các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố. Điều 4. Hội bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng. Trụ sở: đặt tại số 85/65 đường Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Chương 2: NHIỆM VỤ CỦA HỘI Điều 5. Hội bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ: 1. Vận động và tập họp sự giúp đỡ, đóng góp về vật chất và tinh thần của các cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội, từ thiện nhân đạo trong và ngoài nước để: - Góp phần với Nhà nước bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh, nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm : trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật, tàn tật, trẻ nạn nhân chất độc hóa học, trẻ nhiễm HIV/AIDS, trẻ phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc chất độc hại, trẻ làm việc xa gia đình, trẻ lang thang, trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ nghiện ma túy, trẻ vi phạm pháp luật. - Phối hợp, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức, kỹ năng giáo dục, bảo vệ, chăm sóc trẻ, phương pháp hoạt động của Hội với các tổ chức xã hội trong thành phố. 2. Đẩy mạnh công tác truyền thông biện hộ, tư vấn, để vận động thực hiện Quyền trẻ em. 3. Phối hợp cùng các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội khác, tích cực phấn đấu thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam và Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc thông qua các chương trình xã hội trên địa bàn dân cư. 4. Hội mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức xã hội, nhân đạo, từ thiện trong và ngoài nước, tranh thủ sự ủng hộ tài trợ vật chất tinh thần, trao đổi kinh nghiệm hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước. 5. Hội tự tạo nguồn quỹ qua các hoạt động, tổ chức các sự kiện gây quỹ hàng năm theo quy định của Nhà nước. 6. Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả tình hình hoạt động của Hội cho Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thành phố và các cơ quan chức năng có liên quan. Chương 3: HỘI VIÊN Điều 6. 1. Hội viên Hội bảo trợ trẻ em thành phố Hồ chí Minh là những công dân Việt Nam quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ, tán thành điều lệ Hội và tự nguyện gia nhập và tham gia các hoạt động của Hội.
  3. 2. Hội viên gồm : - Hội viên chính thức là những công dân Việt Nam tham gia đóng góp công sức hoạt động, hoặc đóng góp tài chánh, thường xuyên hoặc không thường xuyên hay bảo trợ một số công trình của Hội. - Hội viên liên kết là Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện trở thành hội viên của hội nhưng có đóng góp với hội, có thể được hội công nhận là hội viên liên kết . - Hội viên danh dự là công dân Việt Nam có công đóng góp vào việc thành lập và phát triển Hội, được Ban Chấp Hành nhất trí mời gia nhập. Điều 7. Hội viên có quyền và nghĩa vụ như sau: - Tham gia Đại hội, được quyền ứng cử và bầu cử vào Ban chấp hành và các cơ quan của Hội. - Đề xuất, thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình hoạt động Hội. - Tham dự các sinh hoạt chuyên đề về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong nước và nước ngoài. - Tuyên truyền mục đích của Hội để vận động nhiều người tham gia vào Hội. - Thường xuyên tham gia thực hiện các chương trình hoạt động của Hội. - Tự nguyện tham gia đóng góp tiền , hiện vật vào quỹ của Hội. - Không được lợi dụng danh nghĩa của Hội để hoạt động không đúng mục tiêu của Hội. - Đóng Hội phí hàng tháng theo quy định. - Được quyền xin ra Hội khi xét thấy không thể, hoặc không muốn tham gia Hội. Điều 8. Cá nhân, tổ chức tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập và được Ban chấp hành Hội công nhận, cấp thẻ hội viên, đều trở thành Hội viên của Hội. Chương 4: TỔ CHỨC CỦA HỘI Điều 9. Hội là tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Điều 10. Cơ cấu tổ chức gồm : - Đại hội đại biểu; - Ban chấp hành; - Ban Thường vụ; - Các tổ chức pháp nhân trực thuộc Hội, được thành lập theo đúng quy định Nhà nước. Điều 11. Đại hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội. Đại hội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau : - Thông qua báo cáo hoạt động của Ban chấp hành. - Quyết định nhiệm vụ, phương hướng và chương trình hoạt động của Hội. - Quyết định số lượng và bầu Ban chấp hành, Ban kiểm tra. - Quyết định bổ sung sửa đổi Điều Lệ Hội (nếu có yêu cầu). Đại hội tiến hành năm năm một lần. Trong trường hợp cần thiết có thể Đại hội bất thường, theo yêu cầu của 2/3 số Ủy viên Ban chấp hành.
  4. Điều 12. Ban chấp hành Hội bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan điều hành của Hội. Số lượng ủy viên Ban chấp hành do Đại hội quy định. Ban chấp hành có nhiệm vụ và quyền hạn như sau : - Tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết và chương trình hoạt động của Đại hội. - Bầu ra Ban thường vụ (gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên). - Bầu bổ sung hoặc miễn nhiệm Ủy viên Ban chấp hành (khi cần thiết). Số lượng bầu bổ sung không quá 1/3 Ủy viên do Đại hội bầu ra. - Ban chấp hành 6 tháng 1 lần họp để sơ kết, kiểm tra, đánh giá hoạt động của Hội. Khi cần thiết Ban chấp hành sẽ họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch hoặc 2/3 số Ủy viên Ban chấp hành. Điều 13. Ban Thường vụ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động của Đại hội và của Ban chấp hành đề ra. Báo cáo công tác của mình trong các kỳ họp Ban chấp hành. Ban Thường vụ họp một tháng một lần. Có thể họp bất thường khi cần thiết. Điều 14. Ban kiểm tra do Đại hội cử ra với số lượng 03 thành viên. Ban kiểm tra có nhiệm vụ và quyền hạn : - Giám sát việc thi hành Điều lệ, thực hiện Nghị quyết của Đại hội, của Ban chấp hành. - Kiểm tra định kỳ 6 tháng, 1 năm, hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thu chi tài chánh và sử dụng tài sản của Hội, báo cáo Ban chấp hành Hội. Chương 5: TÀI SẢN VÀ TÀI CHÁNH CỦA HỘI Điều 15. Nguồn thu của Hội gồm : - Hội phí. - Sự tài trợ đóng góp của hội viên, cộng đồng, của các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân và các tổ chức phi Chính phủ trong nước và ngoài nước theo quy định của Nhà nước. - Hoạt động gây quỹ của Hội theo quy định của Nhà nước. Điều 16. Các khoản chi chủ yếu của Hội: - Chi thực hiện các chương trình kế hoạch hoạt động của Hội nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. - Chi cho công tác quản lý, điều hành của Hội. - Đào tạo kỹ năng và chăm sóc đội ngũ làm việc với trẻ. Điều 17. Tài sản và tài chánh của Hội được quản lý và sử dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Chương 6: KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT Điều 18. Các đơn vị, cá nhân, hội viên có nhiều thành tích trong quá trình hoạt động, công tác, được Hội khen thưởng hoặc đề nghị các ngành, các cấp khen thưởng. Điều 19. Hội viên nào làm trái Điều lệ Hội, làm tổn hại đến uy tín, quyền lợi của Hội, vi phạm pháp luật sẽ bị thi hành kỷ luật. Tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị phê bình, khiển trách, cảnh cáo, khai trừ, và chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật. Chương 7:
  5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 20. Điều lệ này có hiệu lực sau khi được Đại hội Hội bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh thông qua và được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt ban hành. Hội viên Hội bảo trợ trẻ em thành phố Hồ chí Minh có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các khoản trong điều lệ này. Điều 21. Chỉ có Đại hội đại biểu mới có quyền sửa đổi bổ sung Điều lệ Hội bảo trợ trẻ em thành phố Hồ Chí Minh với 2/3 đại biểu tham dự tán thành và được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt mới có giá trị thi hành./. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2