YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số: 57/QĐ-ĐHKT-KHCN
46
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định số: 57/QĐ-ĐHKT-KHCN về việc ban hành quy định về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ tại Trường Đại học Kinh tế Huế; căn cứ quyết định số 126/2002/QĐ-TTg ngày 27/09/2002 của Thủ Tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Kinh tế Huế;...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số: 57/QĐ-ĐHKT-KHCN
- ĐẠI HỌC HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số 57/QĐ-ĐHKT-KHCN Huế, ngày 02 tháng 11 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành quy định về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ tại Trƣờng Đại học Kinh tế Huế HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Căn cứ quyết định số 126/2002/QĐ-TTg ngày 27/09/2002 của Thủ Tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Kinh tế Huế; Căn cứ quyết định số 7845/QĐ/BGD&ĐT-TCCB ngày 19/10/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo về việc bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế; Căn cứ Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trường Đại học”; Căn cứ Thông tư số 22/2011/TT-BGD&ĐT ngày 30/05/2011 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Qui định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Căn cứ Quyết định 1369/QĐ-ĐHH-KHCN ngày /06/2011 của Giám đốc Đại học Huế về việc ban hành quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ tại các đơn vị trực thuộc Đại học Huế. Xét đề nghị của ông Trưởng Phòng KHCN-HTQT- ĐTSĐH QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ tại Trƣờng Đại học Kinh tế Huế. Điều 2. Qui định này được áp dụng kể từ ngày kí. Điều 3. Các Ông (Bà) Trưởng các đơn vị trực thuộc Trường Đại học Kinh tế Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: HIỆU TRƢỞNG - Như điều 3 ; (Đã ký) - Đảng uỷ, BGH Để báo cáo - Đại học Huế - Lưu TCHC, KHCN&SĐH. PGS. TS. Nguyễn Văn Phát
- ĐẠI HỌC HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUY ĐỊNH Về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ tại Trƣờng Đại học kinh tế Huế (Ban hành theo Quyết định số 57/QĐ-ĐHKT-KHCN ngày 02 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Trường Đại học Kinh tế Huế) Chƣơng I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Văn bản này qui định việc xây dựng, quản lí, tổ chức thực hiện các hoạt động Khoa học và Công nghệ, bao gồm việc: đăng kí, triển khai, nghiệm thu đánh giá các đề tài, thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm khoa học và công nghệ; khen thưởng, kỉ luật trong các hoạt động khoa học và công nghệ. 2. Đối tượng áp dụng: Các đơn vị trong trường : Khoa, Phòng, Trung tâm, Bộ môn. Cán bộ thuộc biên chế giảng dạy hoặc hợp đồng giảng dạy Sinh viên và học viên sau đại học. Cán bộ ngoài trường được mời tham gia thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ. Điều 2. Mục tiêu của hoạt động khoa học và công nghệ 1. Tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp mới góp phần hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên, nghiên cứu viên, người học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện sứ mệnh của Nhà trường. 2. Ứng dụng tri thức, công nghệ mới và tạo ra phương thức, giải pháp mới phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, kinh tế xã hội của đất nước, góp phần tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ. 3. Đóng góp và phát triển kho tàng tri thức, công nghệ của nhân loại. 4. Góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng và phát triển tiềm lực -1-
- khoa học và công nghệ của Trường và từng bước hội nhập với nền khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới. Điều 3: Nội dung hoạt động khoa học và công nghệ 1. Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ cho từng giai đoạn và kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm, hằng năm. 2. Đề xuất, tham gia tuyển chọn, triển khai thực hiện và tổ chức quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, các lĩnh vực nghiên cứu. 3. Hỗ trợ xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thương mại và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành. 4. Ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện dịch vụ khoa học và công nghệ. 5. Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu. 6. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. 7. Tiến hành các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ. 8. Xây dựng hệ thống thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ của nhà trường. 9. Triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ khác. Điều 4: Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên 1. Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên. Giảng viên có trách nhiệm dành ít nhất là 500 giờ hàng năm cho hoạt động nghiên cứu khoa học1. Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ phải đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học, có trách nhiệm định hướng nghiên cứu, tổ chức tập hợp giảng viên, nghiên cứu sinh cùng tham gia nghiên cứu khoa học để xây dựng các tập thể khoa học. 2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên được thực hiện thông qua việc chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học – phát triển công nghệ các cấp; thực hiện các hợp đồng khoa học và công nghệ; nghiên cứu để phục vụ viết giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo và công bố các kết quả 1 Theo Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT Ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo -2-
- nghiên cứu trên tạp chí khoa học, báo cáo tại các hội thảo khoa học, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. 3. Giảng viên là chủ nhiệm chương trình, đề tài, dự án và nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện theo quy định hiện hành, chịu trách nhiệm cá nhân về mặt học thuật đối với các kết quả nghiên cứu, đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về tài chính, sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và các quy định khác có liên quan. 4. Giảng viên trong năm tập sự giảng dạy được nhà Trường hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học bắt buộc. 5. Sau thời gian tập sự giảng dạy, bình quân mỗi năm giảng viên phải là tác giả hoặc đồng tác giả của ít nhất 01 bài báo đăng tải trên tạp chí Đại học Huế hoặc các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế khác. Điều 5. Đề tài nghiên cứu khoa học Đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) mà Trường Đại học Kinh tế quản lý hoặc tham gia quản lý gồm: đề tài NCKH cấp Nhà nước, đề tài NCKH cấp Bộ, đề tài NCKH cấp Đại học Huế, đề tài NCKH cấp Trường, đề tài NCKH sinh viên và các đề tài khác. 1. Việc tuyển chọn, quản lý, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước thực hiện theo các Quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ và Đại học Huế 2. Theo đó, Trường Đại học Kinh tế Huế tham gia với tư cách là đơn vị tổng hợp các đề xuất, thực hiện theo dõi, kiểm tra định kỳ tiến độ và kết quả thực hiện các đề tài và đề xuất danh sách thành viên Hội đồng Khoa học và công nghệ (KH&CN) tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở cho Đại học Huế để Đại học Huế ra quyết định thành lập; phối hợp với Đại học Huế hoàn thành bộ hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp Nhà nước. 2. Việc tuyển chọn, quản lý, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu đề tài cấp Bộ được thực hiện theo các Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo3 và hướng dẫn của Đại học Huế. Theo đó, Trường Đại học Kinh tế Huế tham gia với tư 2 Hiện bao gồm: 1. Quyết định số 1929/2011/QĐ-ĐHH-KHCN ngày 15/09/2011 của giám đốc Đại học Huế về việc ban hành quy định về quản lý và tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước tại Đại học Huế. 2. Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ Trưởng Bộ KH&CN quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước. 3. Thông tư số 12/2009/TT-BKHCN ngày 08/05/2009 của Bộ Trưởng Bộ KH&CN hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước. 3 Hiện là Thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT, ngày 29/03/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. -3-
- cách là đơn vị tổng hợp các đề xuất, thực hiện theo dõi, kiểm tra định kỳ tiến độ và kết quả thực hiện các đề tài, đề xuất danh sách thành viên Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở và cấp Bộ cho Đại học Huế. 3. Đề tài NCKH cấp Đại học Huế được Giám đốc Đại học Huế phê duyệt và giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tuyển chọn. Việc tuyển chọn, quản lý, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu thực hiện theo Qui định hiện hành.4 Theo đó, Trường Đại học Kinh tế Huế tham gia với tư cách là cơ quan chủ trì đề tài, tổ chức đánh giá thuyết minh, đánh giá nghiệm thu đề tài ở cấp cơ sở và giới thiệu thành viên Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Đại học Huế cho Giám đốc Đại học Huế ra quyết định thành lập. 4. Đề tài NCKH cấp Trường được Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế phê duyệt và giao cho cá nhân hoặc nhóm cá nhân thực hiện trên cơ sở ý kiến tư vấn của các Hội đồng tuyển chọn. Đề tài NCKH cấp Trường gồm đề tài của cán bộ và đề tài của sinh viên chủ trì và có thời gian thực hiện là 1 năm tính theo năm tài chính. 5. Đề tài NCKH Sinh viên là do sinh viên tự chọn và được người hướng dẫn đồng ý, cũng có thể là một phần của đề tài do các giảng viên, cán bộ nghiên cứu chủ trì. Đề tài NCKH của sinh viên bao gồm đề tài trọng điểm và các đề tài khác. Các đề tài trọng điểm sinh viên được Nhà trường đầu tư kinh phí cao hơn để tham gia dự thi giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”. 6. Đề tài NCKH khác bao gồm các đề tài cấp Tỉnh, đề tài có nguồn kinh phí ngoài ngân sách thuộc các chương trình, dự án do nước ngoài tài trợ hoặc các đề tài thực hiện theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, các tổ chức khác. Trường Đại học Kinh tế Huế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên tham gia đấu thầu và triển khai thực hiện các đề tài này nếu việc triển khai thực hiện không ảnh hưởng đến công việc chung của Nhà trường; khuyến khích các chủ trì đề tài cung cấp thông tin và chia sẻ kết quả nghiên cứu cho cán bộ, giảng viên và sinh viên. Điều 6. Yêu cầu đối với đề tài 1. Đề tài đảm bảo thực hiện đúng hướng mục tiêu của hoạt động khoa học và công nghệ tại Điều 2. 2. Có giá trị khoa học, tạo ra sản phẩm có tính mới và tính sáng tạo. 3. Có ý nghĩa thực tiễn, góp phần giải quyết được những nhu cầu trước mắt và 4 Hiện nay là Quyết định số 1369/Q Đ-ĐHH-KHCN ngày tháng 06 năm 2011 của Giám đốc Đại học Huế. -4-
- lâu dài của nhiệm vụ đào tạo trong Trường, của sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, khu vực hoặc cả nước. 4. Có tính khả thi, kết quả nghiên cứu đề tài có khả năng áp dụng vào thực tiễn. Điều 7. Kinh phí thực hiện đề tài NCKH 1. Kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học bao gồm: a) Kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm do ngân sách Nhà nước cấp; b) Hỗ trợ từ nguồn thu học phí của Trường; c) Hỗ trợ của các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu, hợp tác quốc tế, tài trợ của các tổ chức kinh tế xã hội; d) Nguồn thu hợp pháp khác. 2. Chi cho hoạt động khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước và từ các nguồn thu hợp pháp của trường đại học được áp dụng theo các qui định hiện hành của nhà nước, của Đại học Huế và quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Kinh tế Huế. Điều 8. Nhiệm vụ của chủ nhiệm đề tài NCKH 1. Xây dựng Thuyết minh đề tài NCKH và hoàn chỉnh thuyết minh: - theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá thuyết minh đối với giảng viên, - theo yêu cầu của Giáo viên hướng dẫn đối với sinh viên; 2. Đảm bảo tên đề tài, nội dung nghiên cứu của đề tài không trùng lắp với các đề tài đã và đang triển khai, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã được bảo vệ; đảm bảo chỉ rõ đầy đủ các nội dung trích dẫn và nguồn gốc trích dẫn; 3. Ký hợp đồng triển khai thực hiện đề tài; đảm bảo tên đề tài trong hợp đồng trùng với tên đề tài trong bản thuyết minh đã được hoàn chỉnh. 4. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ được giao trong Thuyết minh và Hợp đồng triển khai thực hiện đề tài; chấp hành các yêu cầu kiểm tra việc thực hiện đề tài của Phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào tạo sau đại học (sau đây gọi là phòng KHCN); 5. Báo cáo tiến độ theo hợp đồng, báo cáo tổng kết đề tài; 6. Thanh quyết toán kinh phí của đề tài theo đúng quy định tài chính hiện hành; 7. Trực tiếp báo cáo trước Hội đồng nghiệm thu đề tài; 8. Hoàn chỉnh nội dung đề tài theo kiến nghị của Hội đồng nghiệm thu và nộp -5-
- bản cứng và bản mềm báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đúng thời hạn; 9. Ngoài các nhiệm vụ trên, chủ nhiệm đề tài là sinh viên còn có trách nhiệm thường xuyên liên lạc, tuân thủ sự hướng dẫn khoa học và báo cáo tiến độ thực hiện đề tài theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn. Điều 9. Quyền hạn của chủ nhiệm đề tài NCKH 1. Kiến nghị với Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp đề tài tạo điều kiện về thời gian, thiết bị để thực hiện đề tài; 2. Lựa chọn các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài, ký hợp đồng với các thành viên và các cơ quan hữu quan tham gia nghiên cứu nội dung của đề tài; 3. Điều chỉnh các nội dung trong thuyết minh đề tài, gia hạn hoặc hủy đề tài trong thời gian cho phép; 4. Yêu cầu Phòng KHCN (đối với giảng viên) hoặc Khoa (đối với sinh viên) tiến hành các thủ tục đánh giá nghiệm thu đề tài sau khi giao nộp đủ báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt đề tài và có minh chứng về sản phẩm khoa học (với giảng viên đã qua tập sự); 5. Yêu cầu chủ tịch Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài triển khai đánh giá nghiệm thu đề tài của mình trong thời gian quyết định nghiệm thu còn hiệu lực; 6. Chủ động khai thác và chuyển giao công nghệ; kiến nghị các cấp quản lý tạo điều kiện ứng dụng kết quả nghiên cứu. 7. Ngoài các quyền lợi nêu trên, các chủ nhiệm đề tài là sinh viên còn có quyền phản ánh với Hiệu trưởng và với Trưởng Khoa có liên quan trong trường hợp có bằng chứng cho thấy giáo viên hướng dẫn thiếu trách nhiệm trong việc hướng dẫn sinh viên làm NCKH. Việc phản ánh với Hiệu trưởng được thực hiện thông qua phòng KHCN vào hộp thư điện thử: phongkhcn@hce.edu.vn. Chƣơng II QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG Mục 1 XÁC ĐỊNH, TUYỂN CHỌN, PHÊ DUYỆT VÀ GIAO ĐỀ TÀI Điều 10. Xác định danh mục đề tài NCKH 1. Từ tháng 2 hàng năm, các đơn vị lập danh mục đề tài NCKH (theo mẫu) cho năm tiếp theo trên cơ sở đề xuất của cá nhân cán bộ, giảng viên và sinh viên (theo -6-
- mẫu) và gửi cho phòng KHCN trước ngày 31 tháng 3 hàng năm. 2. Số lượng tối đa trong danh mục đề tài NCKH sinh viên của mỗi Khoa được xác định trên các cơ sở nguồn nhân lực KHCN và số lượng sinh viên chính quy của Khoa theo tỷ lệ: Cứ 40 sinh viên chính quy thì có 01 đề tài (Số lượng đề tài tối đa = Số sinh viên chính quy/40). 3. Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế ra quyết định phê duyệt và thông báo Danh mục đề tài NCKH trên website tại địa chỉ http://www.hce.edu.vn để cán bộ và sinh viên tiến hành làm thuyết minh đề tài. Điều 11. Lịch, hồ sơ và đối tƣợng tham gia tuyển chọn làm chủ nhiệm đề tài 1. Việc tuyển chọn được thực hiện trong Quý 4 hàng năm theo kế hoạch tuyển chọn chủ nhiệm đề tài của phòng KHCN. 2. Các cá nhân tiến hành nộp hồ sơ tham gia tuyển chọn chủ nhiệm đề tài NCKH trong danh mục đề tài đã được duyệt. - Hồ sơ tham gia tuyển chọn chủ nhiệm đề tài bao gồm 05 bản thuyết minh đã được hoàn chỉnh đầy đủ các mục theo mẫu quy định. - Thời gian nộp hồ sơ: theo kế hoạch tuyển chọn chủ nhiệm đề tài của phòng KHCN. 3. Nơi nhận hồ sơ tuyển chọn đề tài NCKH sinh viên là văn phòng các Khoa; nơi nhận hồ sơ đề tài NCKH của cán bộ và học viên sau đại học là phòng KHCN. 4. Cán bộ, giáo viên học viên sau đại học và sinh viên đại học hệ chính quy từ năm 2 trở lên được phép đăng ký làm chủ nhiệm đề tài. Cá nhân thuộc vào một trong các trường hợp dưới đây không được đăng ký là chủ nhiệm đề tài cấp Trường: a) Đang là chủ nhiệm một đề tài cùng cấp chưa nghiệm thu; b) Năm trước đó là chủ trì một đề tài bị quá hạn hoặc bị thanh lý do không hoàn thành. Điều 12. Đánh giá thuyết minh, chọn và phê duyệt sinh viên làm chủ nhiệm đề tài. 1. Việc đánh giá thuyết minh, chọn chủ nhiệm đề tài do Trưởng các Khoa tổ -7-
- chức thực hiện bằng 01 trong 02 cách: (1) Họp Hội đồng khoa học Khoa hoặc (2) Họp Hội đồng gồm Ban chủ nhiệm Khoa và Trưởng các bộ môn trong Khoa. Hội đồng họp khi có tối thiểu 2/3 số thành viên có mặt. Chủ tịch Hội đồng khoa học Khoa trực tiếp chủ trì cuộc họp. Bản thuyết minh đề tài phải được cung cấp cho các thành viên ít nhất 03 ngày trước khi họp. 2. Quy trình họp Hội đồng đánh giá thuyết minh đề tài như sau: - Chủ tịch Hội đồng giới thiệu mục đích và quy trình làm việc của Hội đồng. - Chủ trì đề tài hoặc đại diện nhóm nghiên cứu trình bày thuyết minh - Hội đồng nhận xét, thảo luận và đánh giá từng đề tài. 3. Khoa có trách nhiệm tuyển chọn các đề tài theo đúng số lượng ấn định, xác định (các) đề tài trọng điểm của Khoa và phân công cán bộ hướng dẫn. - Đề tài được chọn phải do một nhóm sinh viên thực hiện, trong đó có 01 sinh viên làm chủ nhiệm. Các đề tài trọng điểm để tham gia dự thi giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” có số lượng sinh viên tham gia không quá số lượng tối đa cho phép5. - Cán bộ được phân công hướng dẫn khoa học phải có trình độ Thạc sỹ trở lên và có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu mà sinh viên đề xuất; - Mỗi cán bộ chỉ được hướng dẫn 01 đề tài NCKH sinh viên; 4. Khoa gửi biên bản cuộc họp, danh sách đề tài, cán bộ hướng dẫn, sinh viên làm chủ nhiệm và các thành viên tham gia của từng đề tài cho phòng KHCN theo mốc thời gian ghi trong kế hoạch tuyển chọn chủ nhiệm đề tài. 5. Hiệu trưởng ra quyết định phê duyệt người chủ nhiệm trên cơ sở kết quả tuyển chọn của các Khoa. Phòng KHCN có trách nhiệm công bố danh sách này lên website của nhà Trường theo mốc thời gian ghi trong kế hoạch tuyển chọn chủ nhiệm đề tài. Điều 13. Đánh giá thuyết minh, chọn và phê duyệt cán bộ, giảng viên và học viên sau đại học làm chủ nhiệm đề tài 1. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá thuyết minh, chọn cá 5 Theo công văn số 3438 /BGDĐT-KHCNMT về việc tổ chức xét tặng giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2011 cho sinh viên, tổng số sinh viên tham gia thực hiện một công trình không quá 05 người. -8-
- nhân làm chủ nhiệm đề tài trên cơ sở đề xuất của phòng KHCN. a) Hội đồng tuyển chọn có nhiệm vụ tuyển chọn cá nhân làm chủ nhiệm đề tài thông qua việc đánh giá bản Thuyết minh đề tài. Hội đồng tuyển chọn do phòng KHCN đề xuất gồm có 05 thành viên có chuyên môn gần nhất với các đề tài nghiên cứu; bao gồm: Chủ tịch, thư ký, 01 thành viên phản biện và 02 uỷ viên khác. Chủ nhiệm đề tài và những người tham gia thực hiện đề tài không được tham gia Hội đồng tuyển chọn. b) Chủ tịch các Hội đồng có trách nhiệm chủ động tổ chức đánh giá thuyết minh sau khi có quyết định thành lập. c) Hội đồng tuyển chọn chỉ họp khi có mặt ít nhất 4 thành viên. Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn trực tiếp chủ trì cuộc họp. Ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có ý nghĩa tham khảo. Các thành viên phải được cung cấp tài liệu cho phiên họp ít nhất 03 ngày trước khi họp 2. Quy trình họp đánh giá thuyết minh đề tài Hội đồng như sau: - Thư ký Hội đồng đọc quyết định thành lập và danh sách các thành viên của Hội đồng. - Chủ trì đề tài hoặc đại diện nhóm nghiên cứu trình bày thuyết minh - Ủy viên phản biện đọc nhận xét thuyết minh đề tài - Hội đồng nhận xét, thảo luận từng đề tài - Mỗi thành viên Hội đồng đánh giá tuyển chọn bằng cách cho điểm theo nội dung đánh giá tuyển chọn dựa trên thuyết minh đề tài. Thuyết minh đề tài được đánh giá theo điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng và kết quả đánh giá được ghi thành biên bản. - Thư ký Hội đồng công bố điểm và các đề nghị của Hội đồng đối với từng đề tài. c) Kết thúc buổi đánh giá thuyết minh, Thư ký Hội đồng có trách nhiệm gửi toàn bộ hồ sơ đánh giá thuyết minh cho phòng KHCN. Bộ hồ sơ bao gồm: 02 Biên bản đánh giá thuyết minh, 01 phiếu nhận xét phản biện và toàn bộ phiếu chấm điểm thuyết -9-
- minh đề tài. d) Đối với các đề tài được đánh giá là “Đạt”, chủ trì đề tài hoàn chỉnh bản thuyết minh theo đề nghị của Hội đồng và gửi cho phòng KHCN trong vòng 05 ngày kể từ ngày họp Hội đồng tuyển chọn chủ nhiệm đề tài. 2. Hiệu trưởng ra quyết định phê duyệt người chủ nhiệm trên cơ sở kết quả tuyển chọn của các Hội đồng. Phòng KHCN có trách nhiệm công bố danh sách này lên website của nhà Trường theo mốc thời gian ghi trong kế hoạch tuyển chọn chủ nhiệm đề tài. Mục 2 TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NCKH Điều 14. Hợp đồng triển khai thực hiện đề tài Đối với tất cả các đề tài cấp Trường, Hiệu trưởng ký Hợp đồng triển khai thực hiện đề tài kèm theo thuyết minh và dự toán kinh phí chi tiết với chủ nhiệm đề tài. - Thời gian ký hợp đồng là Quý 1 hàng năm. - Địa điểm làm thủ tục ký hợp đồng: phòng KHCN. Điều 15. Bổ sung thuyết minh và hủy đề tài 1. Việc bổ sung thuyết minh hoặc hủy đề tài được tiến hành khi đề tài đã thực hiện chưa quá 1/2 thời gian (trước 30 tháng 06 hàng năm) 2. Bổ sung thuyết minh: nếu cần điều chỉnh nội dung, thời gian, những người tham gia nghiên cứu hoặc các thay đổi khác, chủ nhiệm đề tài hoàn chỉnh các nội dung trong phiếu điều chỉnh thuyết minh đề tài (theo mẫu) và báo cáo với Phòng KHCN xem xét trình Hiệu trưởng phê duyệt. Đề tài NCKH của sinh viên muốn bổ sung thuyết minh phải có xác nhận của giáo viên hướng dẫn. 3. Hủy đề tài: Trường hợp chủ nhiệm đề tài và các thành viên thấy không thể thực hiện đề tài thì làm đơn xin hủy hợp đồng nghiên cứu khoa học (theo mẫu) và bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã tạm ứng. Điều 16. Kiểm tra, báo cáo tiến độ thực hiện đề tài 1. Việc kiểm tra thực hiện đề tài NCKH được tiến hành theo thời gian trong hợp đồng hoặc đột xuất. - 10 -
- 2. Thành phần đoàn kiểm tra do Hiệu trưởng quyết định. 3. Nội dung kiểm tra gồm tiến độ thực hiện, nội dung nghiên cứu, sản phẩm và việc sử dụng kinh phí của đề tài so với Thuyết minh đề tài và Hợp đồng triển khai thực hiện đề tài. 4. Trên cơ sở biên bản kiểm tra và đề nghị của Trưởng đoàn kiểm tra, Hiệu trưởng xem xét và có ý kiến về việc triển khai đề tài. Trong trường hợp cần thiết có thể chấm dứt việc nghiên cứu đề tài đó nếu xét thấy không có hiệu quả hoặc những người tham gia nghiên cứu không có khả năng tiếp tục thực hiện đề tài. 5. Các chủ đề tài có nhiệm vụ báo cáo tiến độ thực hiện đề tài theo quy định trong Hợp đồng đã ký. Điều 17: Gia hạn đề tài 1. Một (01) tháng trước khi hết hạn thực hiện đề tài, nếu chủ nhiệm đề tài nhận thấy không thể hoàn thành đúng hạn thì phải viết giấy giải trình (theo mẫu) và làm đơn xin gia hạn. Nếu có lý do chính đáng, đề tài sẽ được gia hạn thêm tối đa không quá 2 tháng so với thời hạn ghi trong hợp đồng. Trong thời gian gia hạn cho phép, nếu hoàn thành, chủ đề tài chủ động liên hệ với Phòng KHCN để ra quyết định nghiệm thu và phải chi trả toàn bộ chí phí nghiệm thu. Nếu quá thời gian gia hạn, đề tài sẽ bị thanh lý; chủ nhiệm đề tài phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tài chính hiện hành6 và bị xử lý theo điều 36 của quy định này. 2. Đối với đề tài quá hạn so với thời gian kết thúc trong hợp đồng, nếu chưa được gia hạn sẽ bị thanh lý. Chủ nhiệm đề tài phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tài chính hiện hành và bị xử lý theo điều 36 của quy định này. Điều 18: Thanh quyết toán kinh phí thực hiện đề tài Chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hàng năm, các chủ nhiệm đề tài phải thực hiện các thủ tục thanh quyết toán kinh phí thực hiện đề tài với phòng Kế hoạch Tài chính. Thủ tục thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của phòng Kế hoạch Tài chính. 6 Theo mục I.11 Thông tư liên tịch số 93 /2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước - 11 -
- Mục 3 ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Điều 19. Thời gian đánh giá nghiệm thu kết quả đề tài Thời gian tổ chức nghiệm thu là Quý 4 hàng năm theo kế hoạch nghiệm thu của phòng KHCN. Điều 20. Tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả đề tài của sinh viên 1. Hồ sơ nghiệm thu bao gồm: - 02 cuốn báo cáo tổng kết có chữ ký xác nhận đồng ý cho nghiệm thu của giáo viên hướng dẫn (theo hướng dẫn); - 04 báo cáo tóm tắt - Toàn bộ phiếu điều tra (đối với đề tài có tiến hành điều tra) 2. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ nghiệm thu: - Thời gian nhận hồ sơ nghiệm thu: theo mốc thời gian ghi trong kế hoạch nghiệm thu của phòng KHCN. - Nơi nhận hồ sơ là văn phòng các Khoa 3. Hội đồng nghiệm thu do các Khoa đề xuất, gửi cho phòng KHCN theo kế hoạch nghiệm thu của phòng KHCN và do Hiệu trưởng ra quyết định thành lập. Hội đồng có 4 thành viên, gồm: Chủ tịch, thư ký, 01 phản biện và 01 thành viên là đại diện phòng KHCN. Điều 20. Tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả đề tài của cán bộ, giáo viên và học viên cao học 1. Hồ sơ nghiệm thu bao gồm: - 02 cuốn báo cáo tổng kết (theo hướng dẫn); - 05 báo cáo tóm tắt - Minh chứng sản phẩm khoa học của đề tài; - Toàn bộ phiếu điều tra (đối với đề tài có tiến hành điều tra) 2. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ nghiệm thu: - Thời gian nhận hồ sơ nghiệm thu: theo mốc thời gian ghi trong kế hoạch nghiệm thu của phòng KHCN. - 12 -
- - Nơi nhận hồ sơ là phòng KHCN 3. Hội đồng nghiệm thu: do các khoa đề xuất, gửi cho phòng KHCN và do Hiệu trưởng ra quyết định thành lập. Hội đồng có 05 thành viên, bao gồm: Chủ tịch, thư ký, 01 phản biện và 02 ủy viên. 4. Hội đồng nghiệm thu chỉ họp khi có mặt đầy đủ các thành viên hoặc vắng mặt một (01) uỷ viên. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu trực tiếp chủ trì cuộc họp. Ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có ý nghĩa tham khảo. Kết thúc buổi nghiệm thu, Thư ký các Hội đồng gửi bộ hồ sơ kết quả nghiệm thu cho phòng KHCN. Bộ hồ sơ bao gồm: biên bản nghiệm thu, quyết định nghiệm thu, phiếu cho điểm của các thành viên Hội đồng, nhận xét của phản biện. Trong trường hợp đề tài được đánh giá ở mức “Không đạt” Hội đồng nghiệm thu đánh giá khối lượng công việc hoàn thành để làm căn cứ thanh lý hợp đồng. Điều 21. Thanh lý hợp đồng khoa học công nghệ 1. Đối với đề tài được đánh giá ở mức “Đạt”, chủ nhiệm đề tài phải nộp các sản phẩm theo quy định trong hợp đồng đã ký. 2. Căn cứ vào kết quả nghiệm thu Phòng KHCN làm đề nghị để Trường thanh lý hợp đồng khoa học công nghệ. Điều 22. Kinh phí 1. Kinh phí của Hội đồng đánh giá thuyết minh, nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài được lấy từ kinh phí KHCN hàng năm của Nhà trường. 2. Chế độ chi cho hoạt động cho các Hội đồng được thực hiện theo quy định chi tiêu nội bộ hiện hành của Trường Đại học Kinh tế Huế. Chƣơng III THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Điều 23. Lƣu trữ và phổ biến thông tin 1. Phòng KHCN có trách nhiệm: - Lưu trữ toàn bộ hồ sơ đánh giá thuyết minh và nghiệm thu đề tài; - Lưu trữ bản mềm toàn văn báo cáo tổng kết đề tài; - 13 -
- - Công bố bản báo cáo tóm tắt các đề tài NCKH trên website của Nhà trường; - Thông tin về các hoạt động khoa học và công nghệ khác ở cấp Trường. 2. Trung tâm Thông tin Thư viện có trách nhiệm: - Lưu trữ bản cứng và bản mềm toàn văn báo cáo tổng kết các đề tài để làm tài liệu tham khảo và xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học của Nhà trường. 3. Các Khoa chịu trách nhiệm phổ biến thông tin về các hoạt động Khoa học và công nghệ mà Khoa tổ chức, quản lý lên website Khoa mình. Điều 24: Thông tin hoạt động khoa học công nghệ cá nhân Hàng năm, theo thông báo của Đại học Huế và Trường Đại học Kinh tế Huế, các cán bộ, giảng viên có trách nhiệm cập nhật thông tin về hoạt động khoa học công nghệ của cá nhân vào cơ sở dữ liệu khoa học của Đại học Huế để Đại học Huế có cơ sở đánh giá thành tích nghiên cứu khoa học và phân bổ kinh phí hoạt động khoa học công nghệ cho Trường. Điều 25. Hội thảo, hội nghị khoa học 1. Các hội nghị, hội thảo khoa học do Trường Đại học kinh tế và các đơn vị trong Trưưòng tổ chức bao gồm hội nghị, hội thảo cấp Bộ môn, cấp Khoa, cấp Trường, cấp quốc gia và quốc tế. . 2. Kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo là một phần của kế hoạch hoạt động KHCN hàng năm. Kết thúc mỗi năm học, các Khoa xây dựng kế hoạch hội nghị, hội thảo trong đơn vị mình cho năm học tiếp theo và gửi cho phòng KHCN chậm nhất vào ngày 15 tháng 09 hàng năm. 3. Mỗi Bộ môn phải tiến hành ít nhất 01 hội thảo hoặc sinh hoạt chuyên đề trong mỗi năm học. 4. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo Khoa học cấp Khoa hàng năm được thực hiện theo 02 cách (1) Tổ chức luân phiên theo phân công của Nhà trường; (2) Tổ chức theo nhu cầu và thế mạnh của Khoa về nguồn nhân lực KHCN và tài chính. a) Thời gian tổ chức hội nghị, hội thảo phải được thông báo lên bảng tin của Nhà trường, website của đơn vị chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày tổ chức để cán bộ và sinh viên quan tâm đến tham dự. - 14 -
- b) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày hội nghị, hội thảo kết thúc, các Khoa phải công bố thông tin về kết quả hội nghị, hội thảo và toàn bộ bài viết của giảng viên tham gia lên website đơn vị mình. 5. Hội nghị, hội thảo cấp Trường do Phòng KHCN lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Hội nghị nghiên sơ kết công tác NCKH được tổ chức hàng năm, hội nghị tổng kết được tổ chức theo định kỳ 05 năm. CHƢƠNG IV SỞ HỮU TRÍ TUỆ Điều 26. Mục tiêu của hoạt động sở hữu trí tuệ Mục tiêu của hoạt động sở hữu trí tuệ là nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo, thúc đẩy quá trình khai thác, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ tài sản trí tuệ của các tổ chức, cá nhân trong Nhà trường. Điều 27. Tài sản trí tuệ 1. Tài sản trí tuệ là kết quả của lao động trí tuệ hình thành từ hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ của các tổ chức, cá nhân thuộc các đơn vị trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật. Tài sản trí tuệ trong Trường Đại học kinh tế Huế bao gồm: a) Sách tham khảo, giáo trình, bài giảng, bài báo của các cán bộ, giảng viên trong Trường; b) Kết quả các công trình nghiên cứu khoa học như chương trình, dự án, đề tài NCKH các cấp. 2. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền pháp lý của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ và các quyền liên quan. Điều 28. Quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ Việc quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ ở Trường Đại học kinh tế Huế được thực hiện theo quy định hiện hành của Giám đốc Đại học Huế về quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ tại các đơn vị trực thuộc Đại học Huế.7 7 Hiện là Quyết định số 269/QĐ-ĐHH-KHCN ngày 29/12/2009 về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động Sở hữu trí tuệ tại các đơn vị trực thuộc Đại học Huế - 15 -
- CHƢƠNG V QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Điều 29. Thành phần bộ máy quản lý hoạt động khoa học và công nghệ 1. Phòng KHCN làm nhiệm vụ chuyên trách quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Nhà trường. 2. Các đơn vị, tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm các khoa và bộ môn. 3. Các đơn vị, tổ chức phối hợp quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong trường bao gồm: Phòng Đào tạo Đại học và Công tác sinh viên, Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Tổ chức Hành chính và Trung tâm Thông tin Thư viện, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên. 4. Các tổ chức tư vấn hoạt động khoa học và công nghệ trong trường bao gồm: a) Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường; b) Hội đồng Khoa học của các Khoa. Điều 30. Nội dung quản lý hoạt động khoa học và công nghệ 1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy định quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của trường; 2. Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ của trường cho từng giai đoạn; 3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hằng năm; 4. Huy động các nguồn tài chính khác nhau cho hoạt động khoa học và công nghệ, sử dụng nguồn tài chính theo quy định hiện hành. 5. Khen thưởng, vinh danh và đề xuất khen thưởng, vinh danh các cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh có kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ xuất sắc. 6. Định kỳ thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của trường; xét khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và xử lý vi phạm theo quy - 16 -
- định hiện hành. 7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm, 5 năm và báo cáo đột xuất về kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của trường với cơ quan quản lý trực tiếp và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 31. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng KHCN Phòng KHCN có chức năng giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng liên quan tổ chức thực hiện các nội dung quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong trường theo Điều 25 của văn bản này; 2. Quản lý việc tổ chức, thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị, tổ chức trực thuộc trường; tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của nhà trường; Điều 32: Nhiệm vụ của các đơn vị phối hợp quản lý hoạt động khoa học và công nghệ: 1. Phòng Tổ chức Hành chính phối hợp với phòng KHCN a) Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của Nhà trường; b) Xây dựng và triển khai các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và phục vụ thông tin về khoa học công nghệ. 2. Phòng Kế hoạch - Tài chính phối hợp với phòng KHCN: a) Quản lý các nguồn tài chính, các hoạt động thu, chi và báo cáo quyết toán trong hoạt động khoa học và công nghệ theo các chế độ quy định hiện hành; Hướng dẫn chủ nhiệm chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp lập dự toán chi; b) Thanh tra, kiểm tra tài chính các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định. 3. Trung tâm Thông tin Thư viện phối hợp với phòng KHCN: a) Lưu trữ, quản lý và khai thác các tài sản trí tuệ của Nhà trường theo các quy - 17 -
- định hiện hành về sở hữu trí tuệ trong Đại học Huế; b) Xây dựng kế hoạch duy trì và tăng cường hệ thống nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu, tạo điều kiện để các khoa, bộ môn, và các giảng viên, cán bộ khoa học và công nghệ trong trường thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; c) Xây dựng cơ sở dữ liệu về Khoa học công nghệ của nhà Trường. 4. Phòng Đào tạo đại học và công tác sinh viên phối hợp với phòng KHCN để triển khai công tác gắn đào tạo với khoa học và công nghệ. 5. Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên: - Đoàn, Hội Sinh viên Khoa chịu trách nhiệm cùng với Khoa tổ chức Hội nghị khoa học sinh viên cấp Khoa. - Đoàn, Hội Sinh viên Trường chịu trách nhiệm cùng với Phòng KHCN tổ chức Hội nghị Khoa học sinh viên cấp Trường,. - Thông tin đến sinh viên các quy định và hướng dẫn của nhà Trường về NCKH sinh viên, tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Khoa học, Câu lạc bộ học thuật, các cuộc thi về chuyên môn kinh tế trong Đoàn viên Thanh niên, sinh viên. Điều 33. Nhiệm vụ của các khoa, bộ môn 1. Các Khoa có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động KHCN hàng năm và 05 năm theo hướng dẫn của phòng KHCN; chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; phối hợp với phòng KHCN và các phòng chức năng có liên quan quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ 2. Bộ môn có nhiệm vụ: a) Xây dựng định hướng nghiên cứu khoa học; b) Trực tiếp triển khai nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Trường và Khoa; c) Chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội; d) Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ trong lĩnh - 18 -
- vực chuyên môn của bộ môn; e) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ khoa học của bộ môn g) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn; h) Tổ chức đánh giá công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của Khoa và của Trường theo yêu cầu của Trưởng khoa, Hiệu trưởng. Điều 34. Nhiệm vụ của các tổ chức tƣ vấn về hoạt động khoa học và công nghệ 1. Hội đồng khoa học và đào tạo tư vấn cho hiệu trưởng về: định hướng phát triển khoa học và công nghệ, kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ; xây dự ế ề hoạt động khoa học và công nghệ; đánh giá công tác quản lý và thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị trong trường. 2. Hội đồng khoa học Khoa có nhiệm vụ tư vấn cho Trưởng khoa những vấn đề liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ của Khoa. Chƣơng VI KHEN THƢỞNG VÀ KỈ LUẬT Điều 35. Khen thƣởng 1. Cá nhân, tập thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, có các kết quả nghiên cứu tốt, hướng dẫn sinh viên NCKH đạt kết quả cao hoặc quản lí tốt các hoạt động khoa học và công nghệ sẽ được đề nghị khen thưởng theo quy định hiện hành. Tiền thưởng được trích từ Quĩ khen thưởng của Nhà trường. 2. Quy trình xét khen thưởng hàng năm đối với cán bộ, giảng viên, Bộ môn và các Khoa: a) Khi kết thúc năm học (tháng 7), cán bộ báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học trong năm cho trưởng đơn vị để xếp loại đánh giá thực hiện nhiệm vụ (theo mẫu). Trưởng đơn vị tổng hợp kết quả hoạt động của đơn vị gửi báo cáo về phòng KHCN (theo mẫu) để phòng tổng hợp báo cáo cho Hội đồng Thi đua khen thưởng (TĐKT) Trường cho công tác đánh giá thi đua hàng năm. - 19 -
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn