intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rất dễ bị thoát vị đĩa đệm

Chia sẻ: Inconsolable_1 Inconsolable_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay… khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rất dễ bị thoát vị đĩa đệm

  1. Rất dễ bị thoát vị đĩa đệm
  2. Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ - gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay… khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn. Gặp nhiều ở lứa tuổi lao động PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, Chủ nhiện khoa Phẫu thuật cột sống, bệnh viện Việt Đức cho biết: Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến. Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 20 - 55 tuổi. Ngoài nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên, do bị tai nạn, thì bị thoát vị đĩa đệm phần nhiều là do tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách. “Hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng. Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm… Đã có nhiều bệnh nhân phải nằm viện điều trị dài ngày chỉ vì hành động bất cẩn đó”, TS Thạch cảnh báo. GS.TS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam cũng cho rằng: Những trường hợp bị chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm do bê vác nặng sai tư thế không phải là hiếm. Không chỉ bê vác nặng, mà nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi
  3. gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp… Theo PGS Thạch, thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Hiểu nôm na là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Cột sống của chúng ta do nhiều đốt ghép lại. Giữa các đốt sống lại được ngăn với nhau bởi những đĩa đệm. Cấu trúc này cho phép các đốt sống chuyển động tương đối với nhau, giúp cơ thể có khả năng cúi, ưỡn, xoay, nghiêng. Nhưng khả năng này sẽ bị mất khi đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường. Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh có biểu hiện đau vùng gáy, vai. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay. Giảm cơ lực tay. Các hiện tượng đau, nhức, tê tăng lên hay giảm xuống theo cử động cổ tay... Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng thì gây đau vùng thắt lưng: cảm giác đau tăng khi nằm nghiêng, ho và đại tiện. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt. Hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp… Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu trên, phần lớn người bệnh vẫn cố chịu đựng mà ít chịu đến viện sớm. Vì thế, đa phần bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đều tới viện khi không thể chịu được tình trạng đau nhức hơn, thường ở giai đoạn muộn 3 và 4, nên khó có thể điều trị nội khoa hoặc tái tạo nhân nhầy được mà phải điều trị bằng ngoại khoa. Mổ thoát vị đĩa đệm bằng kỹ thuật ít xâm lấn
  4. Theo BS Thạch, mổ hở có thể giải quyết tốt tình trạng thoát vị đĩa đệm tuy nhiên, nó lại có thể để lại những biến chứng đáng ngại cho người bệnh. Sau mổ, người bệnh có thể bị nhiễm trùng, đau, nặng hơn, có thể gây biến chứng liệt, thậm chí tử vong. “Không chỉ có thể gây biến chứng ở giai đoạn hậu phẫu, mà các biến chứng muộn như viêm vùng mổ, tăng sinh mô xơ sợi, dính rễ thần kinh... có thể xuất hiện. Hơn nữa, cơn đau rất hay tái phát. Có những bệnh nhân sau 3 hoặc 6 tháng đã tái phát các cơn đau...”, BS Thạch nói. Điều đáng mừng là hiện nay, người bệnh có thể được mổ thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, đã được viện Việt Đức triển khai thành công. “Sau khi rạch một đường nhỏ 1cm, bác sĩ sẽ đưa hai ống cáp quang vào làm tăng sáng và nhân rộng hình ảnh vùng mổ, giúp phẫu thuật viên tránh làm tổn thương khu vực xung quanh, lấy nhân thoát vị một cách dễ dàng vẫn giúp bệnh nhân giữ được độ vững cột sống, tránh được khả năng tái phát hơn hẳn so với mổ thông thường”. Đặc biệt, sau mổ, thời gian nằm hậu phẫu được rút ngắn, sau hai ngày mổ bệnh nhân có thể đi lại bình thường, còn sau một tuần là được xuất viện. Một tháng sau có thể đi làm trở lại và đến 6 tháng thì hồi phục hoàn toàn. Hiện đã có trên 100 bệnh nhân được mổ bằng phương pháp này trong 1 năm qua và không thấy tai biến. Để phòng căn bệnh này, mọi người cần chú ý đến tư thế ngồi, lao động, bê vác… để tránh gây tổn thương cho cột sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0