intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trị liệu thoát vị đĩa đệm

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

209
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những bài tập vật lý trị liệu để giảm đau và góp phần điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là một dạng bệnh thường gặp ở cột sống, nguyên nhân thường do các đĩa đệm bị thoái hóa ở tuổi trung niên (30-50 tuổi). Ngày nay thoát vị đĩa đệm còn xảy ra ở lứa tuổi rất trẻ do sinh hoạt lao động, chơi thể thao, sai tư thế khi làm việc, do tai nạn… tạo thuận lợi cho đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép dây thần kinh và tủy sống. Vị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trị liệu thoát vị đĩa đệm

  1. Trị liệu thoát vị đĩa đệm
  2. Những bài tập vật lý trị liệu để giảm đau và góp phần điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là một dạng bệnh thường gặp ở cột sống, nguyên nhân thường do các đĩa đệm bị thoái hóa ở tuổi trung niên (30-50 tuổi). Ngày nay thoát vị đĩa đệm còn xảy ra ở lứa tuổi rất trẻ do sinh hoạt lao động, chơi thể thao, sai tư thế khi làm việc, do tai nạn… tạo thuận lợi cho đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép dây thần kinh và tủy sống. Vị trí thường bị thoát vị đĩa đệm là cột sống cổ và thắt lưng. * Thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ: thường gây mỏi cơ vùng vai, tê và đau một tay hoặc hai tay chạy dọc từ vùng cột sống cổ xuống mặt ngoài bàn tay. * Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng: gây mỏi cơ, tê và đau một chân hoặc hai chân tùy theo đĩa đệm chèn ép một hoặc hai bên chạy dọc từ vùng thắt lưng xuống bờ ngoài bàn chân . Chẩn đoán chính xác dựa vào chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ biết được mức độ chèn ép, từ đó có cách điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật, và một phương pháp không thể thiếu là điều trị bằng vật lý trị liệu. Phẫu thuật ngoại khoa chỉ được chỉ định khi đĩa đệm thoát vị có mảnh vỡ hoặc thoát vị đĩa
  3. đệm gây hội chứng chùm đuôi ngựa (biểu hiện bí đại, tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục); có liệt chi; đau quá mức thuốc giảm đau không hiệu quả; sau khoảng sáu tháng áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả. * Điều trị vật lý trị liệu: các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ cho người bệnh kéo giãn cột sống. Tùy theo trọng lượng người bệnh và tình trạng cấp tính hay mãn tính mà cho kéo giãn ngắt quãng hay liên tục. Các phương pháp điều trị giảm đau bao gồm chiếu thấu nhiệt vi sóng, dùng một số dòng điện giảm đau như dòng giao thoa, dòng ten, siêu âm giảm đau và giảm co cứng cơ, chiếu đèn hồng ngoại. Đặc biệt, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập kéo giãn cột sống để tạo thuận lợi cho đĩa đệm trở về vị trí cũ, các bài tập mạnh cơ lưng, cơ bụng để giữ vững cột sống. Sau khi đĩa đệm trở về vị trí cũ, người bệnh sẽ không còn cảm giác tê, đau nhức hay khó chịu. Người bệnh vẫn có thể lao động nặng nhưng cần chú ý tránh các tư thế xấu, khi khiêng đồ vật nặng phải hạ hai chân (vị trí như đứng tấn), khi nhặt đồ vật rơi xuống đất cần bước một chân trước một chân sau rồi hạ thấp hai đầu gối dùng tay lấy đồ vật, cố gắng giữ lưng luôn ở vị thế thẳng.
  4. Khi chuyển vị thế từ nằm ngửa sang ngồi dậy phải chuyển qua nằm nghiêng rồi chống tay ngồi dậy và ngược lại, không xoay cột sống nhanh và mạnh một cách đột ngột. * Các bài tập kéo giãn cột sống, bài tập mạnh cơ lưng, cơ bụng: bao gồm các động tác sau: - Động tác 1: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối một chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại mỗi bên 15 lần. - Động tác 2: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần. - Động tác 3: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, ấn lưng xuống nệm, giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần. - Động tác 4: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, nâng mông cao khỏi nệm, giữ 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.
  5. - Động tác 5: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống nệm, người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ lại lúc nào thấy hơi khó chịu nghỉ rồi lặp lại 15 lần. - Động tác 6: Người bệnh nằm ngửa, hai chân đạp thành vòng tròn trên không như đạp xe đạp, lúc nào mỏi thì nghỉ rồi lặp lại 15 lần. - Động tác 7: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai tay đặt trên hai đầu gối, hai chân cố gắng co lên, đồng thời hai tay đẩy xuống, gồng cơ giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần. - Động tác 8: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), lưng cong lên như lưng con mèo, giữ lại 10 giây rồi hạ lưng xuống, lặp lại 15 lần. - Động tác 9: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), hạ từ từ hai mông chạm gót chân rồi giữ lại, hai tay cố gắng bò thẳng về phía trước, lúc nào mỏi thì nâng mông lên rồi lặp lại 15 lần. - Động tác 10: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), tay bên phải giơ thẳng về trước kết hợp với chân bên trái duỗi ra sau giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại 15 lần.
  6. Làm 10 động tác thì được tính một đợt, mỗi ngày người bệnh có thể làm từ 2-3 đợt tùy theo tình trạng sức khỏe. Nếu động tác nào gây đau hay khó chịu thì ngưng động tác đó và báo cho chuyên viên vật lý trị liệu. Sau khi hết tê hay đau, người bệnh nên tiếp tục duy trì các bài tập để giúp cột sống vững chắc hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2