intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

121
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Những chấn thương như ngã ngồi, trượt chân, cố sức nâng vật nặng... có thể gây bệnh. Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc vài tháng, thậm chí vài năm sau đó. Vì thế, phương pháp xác định bệnh hiệu quả nhất là chụp cộng hưởng từ MRI. Nếu chụp phim sẽ khó phát hiện do nhân keo đĩa đệm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống

  1. Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống
  2. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Những chấn thương như ngã ngồi, trượt chân, cố sức nâng vật nặng... có thể gây bệnh. Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc vài tháng, thậm chí vài năm sau đó. Vì thế, phương pháp xác định bệnh hiệu quả nhất là chụp cộng hưởng từ MRI. Nếu chụp phim sẽ khó phát hiện do nhân keo đĩa đệm không cản quang, hoặc chỉ nhận ra qua những dấu hiệu như cột sống lệch trục, hẹp khoảng liên đốt sống. Lưu ý là có thể nhầm thoát vị đĩa đệm với bệnh thoái hóa đốt sống, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống hay u rễ thần kinh. Một số triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống: - Đau lưng: cảm giác đau giảm khi nằm nghiêng và tăng khi ho hoặc đại tiện. - Đau khi gõ hoặc ấn vào khoảng liên đốt. - Đau tự nhiên vùng xung quanh gai sau. Nếu bệnh nặng có thể cảm giác đau lan xuống vùng mông và đùi. - Hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng.
  3. - Không cúi được sâu: khoảng cách giữa ngón tay và mặt đất khi cúi người thả lỏng tay lớn hơn 50 cm. - Giảm vận động chân và giảm cảm giác vùng da chân. Trường hợp nặng có thể bị liệt. Cách điều trị: - Áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, bó bột, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp. - Dùng thuốc giảm đau hoặc tiêm corticoid tại chỗ. - Dùng phương pháp kéo nắn cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ. - Sau giai đoạn cấp, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người…
  4. - Khi có rối loạn vận động trầm trọng hoặc bị ép tủy, đã điều trị phục hồi 3 tháng nhưng không có kết quả, cần cắt là cột sống, cắt thoát vị, nạo đĩa đệm… - Làm giảm áp đĩa đệm bằng laser: dùng kim chọc vào nhân keo dưới sự hướng dẫn của X-quang tăng sáng 3 chiều. Dây dẫn của máy phát laser được luồn qua kim tới nhân. Khi phát tia, nhân keo bị tiêu hủy một phần nên co lại, làm giảm áp lực đè lên các dây thần kinh. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho hầu hết các thoát vị đĩa đệm, trừ những trường hợp quá nặng như khối thoát vị quá lớn, trượt đốt sống...
  5. Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2