Rễ
lượt xem 10
download
Tham khảo tài liệu 'rễ', tài liệu phổ thông, sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rễ
- Rễ Ở thực vật có mạch, rễ là một cơ quan của thực vật thông thường nằm dưới mặt đất (khi so sánh với thân). Tuy nhiên, nó vẫn có ngoại lệ, chẳng hạn ở một số loài có rễ khí (nghĩa là nó mọc trên mặt đất) hoặc thông khí (nghĩa là mọc trên mặt đất hoặc trên mặt nước). Mặt khác, thân có dưới mặt đất cũng không phải là ngoại lệ (xem thân rễ). Vì thế, tốt nhất có lẽ nên định nghĩa rễ như là một bộ phận của thực vật mà không có lá, và vì thế cũng thiếu các mấu. Ở đây cũng có các khác biệt quan
- trọng nội bộ giữa thân và rễ. Hai chức năng chính của rễ là: 1. Hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng vô cơ. 2. Giữ cho cây ổn định và bám chặt vào đất. Rễ cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp cytokinin, một dạng hoóc môn tăng trưởng của thực vật, một trong các nhu cầu để phát triển các chồi và cành cây. ]Phân loại Một dạng rễ chùm
- Rễ gồm có hai loại: rễ cọc và rễ chùm. Rễ cọc có rễ cái to khỏe, đâm xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa. Rễ chùm gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường mọc toả ra từ gốc thân thành một chùm. Cấu trúc Rễ có 4 miền: Miền trưởng thành (dẫn truyền), miền hút (hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan), miền sinh trưởng (làm cho rễ dài ra), miền chóp rễ (che chở cho đầu rễ). Miền hút gồm có 2 phân chính: Vỏ biểu bì và trụ giữa. Vỏ biểu bì gồm có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. Phía trong thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch libe có chức
- năng vận chuyển các chất, mạch gỗ và mạch libe ở rễ sắp xếp theo kiểu phóng xạ để phù hợp với chức năng hút nước, hút khoáng của rễ. Ruột chứa các chất dự trữ. Chóp rễ là phần giúp rễ đâu sâu vào lòng đất. Mặt đất rất cứng so với rễ, vì vậy để có thể đâm sâu vào lòng đất, chóp rễ có nhiệm vụ che chở bảo vệ các mô phân sinh của rễ khỏi bị hư hỏng và xây xát khi đâm vào đất. Xung quanh chóp rễ có các tế bào hóa nhầy hoặc tế bào tiết ra chất nhầy để giảm bớt sự ma sát của đất. Sự hóa nhầy này giúp cho các tế bào ngoài cùng của rễ không bị bong ra.
- Cấu trúc lát cắt của rễ cây, bao gồm các bó mạch libe và gỗ sắp xếp theo kiểu phóng xạ Miền sinh trưởng gồm các tế bào có khả năng phân chia thành tế bào con, giúp rễ dài được ra. Sự hút nước và muối khoáng của rễ Cây cần nước và các loại muối khoáng Tất cả các cây đều cần nước. Cây không chỉ cần nước mà còn cần các loại muối khoáng, trong đó cần nhiều:muối đạm, muối lân, muối kali. Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau đối với từng loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây. Sự hút nước và muối khoáng của rễ Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút.
- Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây. Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau,... có ảnh hướng tới sự hút nước và muối khoáng của cây. Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 3: Cơ quan dinh dưỡng (Rễ cây)
35 p | 303 | 71
-
Sự thích nghi của bộ rể với chức năng hút khoáng
4 p | 181 | 28
-
Nghiên cứu cảm ứng và nuôi cấy rễ tơ cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge)
8 p | 105 | 8
-
Ảnh hưởng của than hoạt tính lên khả năng định hướng rễ ở cây hồng môn và cây cúc nuôi cấy in vitro
12 p | 78 | 6
-
Ảnh hưởng của cắt rễ và cắt lá đến sinh trưởng, năng suất củ mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall)
6 p | 67 | 4
-
Nghiên cứu chuyển gen tạo rễ tơ cây xáo tam phân (Paramignya trimera) thông qua Agrobacterium rhizogenes K599
6 p | 64 | 4
-
So sánh hình thái và cấu trúc giải phẫu của rễ tơ chuyển gen và rễ bất định ở cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)
8 p | 34 | 3
-
Đánh giá hoạt tính sinh học và cảm ứng tạo rễ tơ cây bụp giấm (Hibiscus sabdariffa L.)
9 p | 63 | 3
-
Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật và môi trường nuôi cấy đến khả năng tạo rễ cà rốt trong nuôi cấy in vitro
6 p | 64 | 3
-
Sự hình thành và tăng trưởng của rễ bất định từ nuôi cấy in vitro của cây đương quy nhật bản (Angelica Acutiloba Kitagawa)
11 p | 64 | 3
-
Sự phân bố và xâm nhiễm của nấm rễ nội sinh (vesicular arbuscular mycorrhiza vam) trong mẫu rễ và đất trồng bắp tại một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
7 p | 96 | 3
-
Nghiên cứu nuôi cấy rễ cây bán tự mốc (Hemigraphis Glaucescens C. B. Clarke) làm nguồn nguyên liệu thu nhận Betuline
7 p | 82 | 2
-
Nghiên cứu sự tăng trưởng trong môi trường lỏng của rễ tơ cây dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don) được cảm ứng bằng Agrobacterium rhizogenes
8 p | 40 | 2
-
Nghiên cứu tạo rễ tơ ở cây thổ nhân sâm Việt Nam (Talinum paniculatum Gaertn.)
9 p | 83 | 2
-
Tạo rễ bất định trực tiếp từ mô lá cây ngũ gia bì chân chim (Schefflera octophylla (lour). harms) nuôi cấy in vitro
13 p | 28 | 2
-
Assessment model for water quality progression of Gia, Re, and Da Do River for drinking water purpose in Hai Phong city
14 p | 6 | 2
-
Khảo sát khả năng sinh các hợp chất bay hơi (VOCs) hỗ trợ tăng trưởng cây trồng và kháng nấm Aspergillus flavus từ các chủng Bacillus rễ cây đậu phộng
7 p | 3 | 1
-
Khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng lên sự tạo chồi và tạo rễ cây tre Tứ Quý (Bambuseae sp.) trong điều kiện in vitro
7 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn