Bài giảng Hình thái giải phẫu học thực vật - Chương 3: Cơ quan sinh dưỡng (Rễ)
lượt xem 12
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Cơ quan sinh dưỡng rễ, các dạng biến dạng của rễ,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hình thái giải phẫu học thực vật - Chương 3: Cơ quan sinh dưỡng (Rễ)
- HÌNH THÁI GIẢI PHẪU HỌC THỰC VẬT CHƯƠNG 3. CƠ QUAN SINH DƯỠNG Tiết 9 – 10: 2.1. RỄ 1
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG MỤC TIÊU Nêu được định nghĩa rễ Phân tích được hình thái cấu tạo giải phẫu rễ Nêu được các kiểu cấu tạo chuyển tiếp từ rễ lên thân Nêu được các dạng biến dạng của rễ Rèn luyện thao tác tư duy qua phân tích, so sánh cấu tạo, hình thái giữa cây 2 lá mầm và cây một lá mầm Vận dụng vào giảng dạy phần SH 6
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH 1. Tóm tắt các kiến thức về hình thái và cấu tạo rễ trong một sơ đồ. 2. Chứng minh rễ là cơ quan có cấu tạo thích nghi cao với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng, neo giữ cây vào đất và dự trữ chất hữu cơ. 3. So sánh cấu tạo sơ cấp và cấu tạo thứ cấp của rễ. 4. So sánh cấu tạo của rễ cây một lá mầm và rễ cây hai lá mầm.
- 2. Cơ quan sinh dưỡng 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa Rễ là một bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây, thường mọc dưới đất. Chức năng chủ yếu của rễ là hút nước, các ion khoáng. Rễ néo chặt cây vào đất. Một số rễ còn làm chức năng dự trữ chất dinh dưỡng cho cây. Rễ có thể mang chồi nhưng không bao giờ mang lá.
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ Cấu tạo của rễ rất đa dạng, phù hợp với các chức năng sinh lý, thích nghi với các môi trường sống khác nhau nơi cây sinh trưởng và phát triển.
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ Rễ thường có hình trụ, đầu hơi nhọn, phân nhánh mang nhiều rễ con, lông hút, làm tăng diện tích tiếp xúc với môi trường.
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ Trong cấu tạo của một rễ gồm nhiều miền khác nhau.
- 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ 2.1.2.1. Các kiểu rễ Có hai kiểu rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm.
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ 2.1.2.1. Các kiểu rễ 2.1.2.1.1. Rễ cọc (rễ trụ) Rễ cọc đặc trưng cho các cây thuộc lớp hai lá mầm, gồm rễ chính và các rễ bên. Rễ chính phát triển từ rễ mầm trong phôi, đâm thẳng xuống đất. Rễ chính còn gọi là rễ cấp 1, phân nhánh thành những rễ bên gọi là rễ cấp 2, từ rễ cấp 2 lại phân thành rễ cấp 3. Sự hình thành các rễ bên theo thứ tự hướng ngọn nghĩa là rễ non nhất phát sinh ở gần đỉnh ngọn, đẩy các rễ già về phía gốc rễ. Tất cả những rễ trên tạo thành hệ rễ trụ.
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ 2.1.2.1. Các kiểu rễ 2.1.2.1.1. Rễ cọc (rễ trụ) Một số cây có rễ cọc
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ 2.1.2.1. Các kiểu rễ 2.1.2.1.1. Rễ cọc (rễ trụ) Những cây gỗ sống lâu năm, có rễ chính rất lớn với nhiều rễ bên (rễ cấp 2,3,4…) đâm sâu và lan rộng xuống đất. Chúng có khả năng sinh trưởng thứ cấp, đảm nhận chức năng dẫn truyền, dự trữ và chống đỡ cho cây.
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ 2.1.2.1. Các kiểu rễ 2.1.2.1.1. Rễ cọc (rễ trụ) 2.1.2.1.2. Rễ chùm Rễ chùm đặc trưng cho các cây trong lớp một lá mầm.
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ 2.1.2.1. Các kiểu rễ 2.1.2.1.1. Rễ cọc (rễ trụ) 2.1.2.1.2. Rễ chùm Rễ chùm không có rễ chính, gồm nhiều rễ con có hình dạng, kích thước tương đối đồng đều, không có khả năng sinh trưởng thứ cấp, cùng phát sinh từ gốc thân sau khi rễ mầm chết sớm. Tất cả tạo thành hệ rễ chùm. Những cây có rễ chùm tuy không có một rễ chính đâm sâu xuống đất nhưng lại có rất nhiều rễ con mọc lan trên tầng trên của đất, giúp cây vừa bám chặt vào đất, vừa hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ 2.1.2.1. Các kiểu rễ 2.1.2.1.1. Rễ cọc (rễ trụ) 2.1.2.1.2. Rễ chùm MỘT SỐ CÂY CÓ RỄ CHÙM
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ 2.1.2.1. Các kiểu rễ 2.1.2.2. Các miền của rễ Rễ cây gồm có 4 miền, mỗi miền đảm nhận các chức năng sinh lý khác nhau.
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG Các miền của rễ Chức năng chính của từng miền 1. Miền trưởng thành Dẫn truyền 2. Miền hút Hấp thụ nước và ion khoáng 3. Miền sinh trưởng Làm cho rễ dài ra 4. Miền chóp rễ Che chở cho đầu rễ
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ 2.1.2.1. Các kiểu rễ 2.1.2.2. Các miền của rễ 2.1.2.2.1. Miền chóp rễ Miền chóp rễ có màu sẫm hơn các miền khác, gồm các tế bào có vách ngoài hóa nhầy che chở cho mô phân sinh tận cùng của rễ khỏi bị hư hại và xây xát khi rễ cây đâm vào đất. Thực vật thủy sinh (bèo tấm, bèo tây) có bao đầu rễ thay cho chóp rễ chính thức.
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ 2.1.2.1. Các kiểu rễ 2.1.2.2. Các miền của rễ 2.1.2.2.2. Miền sinh trưởng Nằm ngay trên chóp rễ, là nhóm tế bào mô phân sinh, phân chia liên tục làm cho rễ dài ra. Khi miền sinh trưởng bị gãy thì rễ không dài ra nữa, tại đó mọc ra nhiều rễ con. Có thể làm thí nghiệm dùng mực đánh dấu rễ mầm để xác định vị trí miền sinh trưởng. Sau một thời gian ngắn, nơi nào khoảng cách giữa hai vạch mực xa nhau thì đó là miền sinh trưởng.
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ 2.1.2.1. Các kiểu rễ 2.1.2.2. Các miền của rễ 2.1.2.2.3. Miền hút (miền hấp thụ, miền lông hút) Miền hút là miền quan trọng nhất của rễ, có chức năng hút nước và các ion khoáng, miền hút có độ dài không đổi đối với mỗi loài. Miền hút mang nhiều lông hút, sống và hoạt động trong một thời gian nhất định, sau đó già, chết rồi rụng đi. Miền hút ngày càng chuyển dần về phía chóp rễ làm cho các lông hút mới xuất hiện được tiếp xúc với vùng đất mới.
- CƠ QUAN SINH DƯỠNG 2.1. Rễ 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Hình thái rễ 2.1.2.1. Các kiểu rễ 2.1.2.2. Các miền của rễ 2.1.2.2.4. Miền trưởng thành (miền bần, miền phân nhánh) Miền trưởng thành có lớp tế bào biểu bì bao ngoài hóa bần, trong trụ có các mạch dẫn làm chức năng dẫn truyền.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hình thái giải phẩu học thực vật
176 p | 745 | 163
-
Bài giảng Hình thái giải phẩu thực vật
200 p | 314 | 96
-
THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC (PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) part 1
14 p | 397 | 91
-
Bài giảng Hình thái giải phẫu thực vật - GV. Đỗ Văn Tuân
59 p | 284 | 89
-
Giáo trình Hình thái giải phẩu học thực vật part 1
18 p | 371 | 74
-
Hình thái giải phẫu thực vật - Rễ cây - ĐH Y Dược Huế
44 p | 547 | 73
-
Giáo trình Hình thái giải phẩu học thực vật part 2
18 p | 184 | 51
-
Giáo trình Hình thái giải phẩu học thực vật part 4
18 p | 223 | 51
-
Giáo trình Hình thái giải phẩu học thực vật part 6
18 p | 200 | 47
-
Giáo trình Hình thái giải phẩu học thực vật part 5
18 p | 185 | 47
-
Giáo trình Hình thái giải phẩu học thực vật part 7
18 p | 204 | 39
-
Giáo trình Hình thái giải phẩu học thực vật part 10
14 p | 200 | 35
-
Giáo trình Hình thái giải phẩu học thực vật part 9
18 p | 137 | 28
-
Bài giảng Hình thái, giải phẫu thực vật học - ĐH Phạm Văn Đồng
133 p | 147 | 20
-
Bài giảng Hình thái giải phẫu học thực vật - Chương 3: Cơ quan sinh dưỡng (Thân cây)
42 p | 113 | 10
-
Bài giảng Hình thái giải phẫu học thực vật - Chương 1: Tế bào thực vật
38 p | 75 | 4
-
Bài giảng Hình thái giải phẫu học thực vật - Chương 2: Mô thực vật
6 p | 67 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn