intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rêm “hòn bi”

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

91
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ung thư tinh hoàn (testicular cancer) thường biểu hiện bằng việc sưng, cứng nhưng không đau của một bên tinh hoàn. Cần nhắc lại là ung thư ở tinh hoàn thường không đau khi sờ vào. Ðây là loại ung thư tương đối hiếm gặp. Nó thường xảy ra ở tuổi mười lăm đến hăm lăm, và thường xảy ra ở các trường hợp tinh hoàn không chịu xuống nằm trong bìu dái (scrotum) mà còn bị kẹt lại ở phía trên ổ bụng, trong ống bẹn, hoặc ở đâu đó (undescended testicle, cryptorchidism). Trong các trường hợp mà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rêm “hòn bi”

  1. Rêm “hòn bi” Ung thư tinh hoàn (testicular cancer) thường biểu hiện bằng việc sưng, cứng nhưng không đau của một bên tinh hoàn. Cần nhắc lại là ung thư ở tinh hoàn thường không đau khi sờ vào. Ðây là loại ung thư tương đối hiếm gặp. Nó thường xảy ra ở tuổi mười lăm đến hăm lăm, và thường xảy ra ở các trường hợp tinh hoàn không chịu xuống nằm trong bìu dái (scrotum) mà còn bị kẹt lại ở phía trên ổ bụng, trong ống bẹn, hoặc ở đâu đó (undescended testicle, cryptorchidism). Trong các trường hợp mà “bi” không xuống bìu, khi sờ vào bìu, ta chỉ thấy có một hòn hoặc không thấy hòn nào cả. Các trường hợp tinh hoàn ẩn (bi không xuống bìu) như kể trên xảy ra ở 30 phần trăm các bé trai sinh non dưới một tuổi và năm phần trăm các bé trai sinh đủ tháng dưới một tuổi. Trong đa số các trường hợp, tinh hoàn sẽ từ từ tuột xuống bìu; khi đến một tuổi, tỉ lệ bị tinh hoàn ẩn chỉ còn một khoảng dưới một phần trăm. Ở những người bị tinh hoàn ẩn, nguy cơ mà tinh hoàn bị ung thư sẽ có thể tăng lên gấp 40 lần - khiến tỉ lệ bị ung thư tinh hoàn trở nên một phần ngàn đến một
  2. phần hai ngàn rưỡi, cũng còn rất thấp. Ngoài việc làm tăng nguy cơ bị ung thư... ” bi”, việc “bi” không chịu xuống bìu cũng có thể làm tăng nguy cơ b ị vô sinh. Ngoài ung thư, có nhiều nguyên nhân khác có thể làm tinh hoàn b ị sưng (và có khi hơi rêm) - Tràn dịch màng tinh hoàn (hydrocele): Là do sự đọng dịch ở trong màng tinh hoàn, thường xảy ra một cách tự nhiên, đôi khi có thể do nhiễm trùng. Nếu là bệnh này, đến bác sĩ phẫu thuật để được rạch lấy dịch ra. - Nang mào tinh hoàn (epididymal cyst) là do sự sưng ứ dịch trong mào tinh (hoàn). Mào tinh là cấu trúc ống phía sau tinh hoàn, nơi để các tinh trùng non lớn lên. Trường hợp này có thể gây ra sốt và tiết dịch ra ở đầu dương vật. Cần phải gặp bác sĩ để được chữa trị thích hợp. - Giãn tĩnh mạch của tinh hoàn (varicocele) sẽ làm cho ta có cảm giác như là có một cái bao đựng mấy con trùng nằm ở trong bìu, thường là bên trái, có thể làm ta cảm thấy hơi rêm rêm. Các triệu chứng này thường rõ và tăng khi đứng và giảm bớt khi nằm xuống. Bệnh này cũng có thể làm cho vô sinh và làm cho tinh hoàn bị teo. Ở các em trai và người trẻ còn cần con, điều trị sẽ trở nên cần thiết nếu tinh hoàn bắt đầu bị teo lại. Có nhiều phương
  3. pháp trị, thường nhất là cột hoặc làm nghẹt phía nguồn của tĩnh mạch, khiến cho tĩnh mạch bị giãn sẽ teo lại, không còn chèn ép tinh hoàn. Ở người lớn tuổi đã đủ con hoặc khi đếm tinh trùng thấy đầy đủ, thường khi bác sĩ chỉ theo dõi bằng cách đếm lại tinh trùng định kỳ (thường là khoảng hai năm một lần) mà không làm gì nếu không có triệu chứng khó chịu hoặc các biến chứng. - Cuống tinh hoàn bị xoắn lại (torsion of the testis) thường xảy ra hơn ở tuổi dậy thì và sẽ gây đau cấp tính, thường là dữ dội (chứ không phải chỉ rêm rêm) và sưng tinh hoàn. Trường hợp này cần phải mổ khẩn cấp, nếu không tinh hoàn sẽ bị hoại tử, vì trong cuống tinh hoàn có mạch máu, và nếu mạch máu bị xoắn, máu sẽ không đến được. - Thoát vị thường là do ruột bị thoát ra khỏi vị trí bình thường của nó do một chỗ yếu ở thành bụng, khi ruột lọt vào bìu dái, nó cũng sẽ làm cho bìu xưng ra và có thể hơi ê ê. Khi ta đổi tư thế hoặc giảm áp lực trong ổ bụng, bìu sẽ xẹp trở lại. Nếu ruột lọt vào bìu (hay vào chỗ nào khác) và b ị kẹt, đó cũng là một trường hợp cần được mổ khẩn cấp, nếu không ruột sẽ bị hoại tử. Nếu trong khi giao hợp hoặc thủ dâm, (vì lý do gì đó mà) tinh hoàn bị “chèn ép” dữ quá, nó có thể hơi rêm rêm một chút trong một thời gian ngắn
  4. rồi trở lại bình thường, và thường là nó sẽ không bị sưng. Ðó là điều không đáng lo ngại lắm, (miễn là đừng đè ép nó thường xuyên và quá đáng). Khám tinh hoàn thường xuyên hàng tháng là một điều nên làm để phát hiện sớm những gì bất thường. Tốt nhất là khám trong khi tắm, khi mà nhiệt độ của nước làm cho bìu giãn ra. Xoay tinh hoàn giữa ngón cái và ngón trỏ, một “hòn bi” bình thường sẽ tròn và chắc (chứ không phải cứng ngắc). Khi đã quen thuộc với kích thước và độ chắc bình thường của nó, ta sẽ dễ phát hiện sớm các thay đổi bất thường. Tóm lại, nếu sờ thấy đủ hai hòn, không bị cứng ngắc, và nếu lại còn thấy rêm rêm, khả năng đó là ung thư tinh hoàn rất là thấp. Nếu chỉ rêm nhẹ một vài ngày mà không sưng, khả năng bị các bệnh khác của tinh hoàn cũng thấp. Còn nếu thấy sưng và đau nhiều hoặc kéo dài, nên đi bác sĩ để xem có bị các bệnh như kể trên hay không. Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2