intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn chữ cho con sao cho đúng?

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

95
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bắt trẻ rèn chữ khi từ khi quá nhỏ sẽ không tốt cho xương của trẻ, thậm chí trẻ sợ viết chữ. Cha mẹ hãy dạy con theo lứa tuổi phát triển của bé. Nhiều cha mẹ mong muốn con mình khi bắt đầu vào lớp 1 đã có thể viết thành thạo và chữ phải đẹp, muốn con mình không bị chậm so với bạn bè. Do đó, đã có nhiều bậc cha mẹ ép các bé phải rèn chữ từ lúc còn bé mới 3 – 5 tuổi. Trước tuổi đến trường ( 6 tuổi) khả năng vận động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn chữ cho con sao cho đúng?

  1. Rèn chữ cho con sao cho đúng? Bắt trẻ rèn chữ khi từ khi quá nhỏ sẽ không tốt cho xương của trẻ, thậm chí trẻ sợ viết chữ. Cha mẹ hãy dạy con theo lứa tuổi phát triển của bé. Nhiều cha mẹ mong muốn con mình khi bắt đầu vào lớp 1 đã có thể viết thành thạo và chữ phải đẹp, muốn con mình không bị chậm so với bạn bè. Do đó, đã có nhiều bậc cha mẹ ép các bé phải rèn chữ từ lúc còn bé mới 3 – 5 tuổi.
  2. Trước tuổi đến trường ( 6 tuổi) khả năng vận động tinh ( là những vận động tinh tế như cầm bút, đồ vật, sử dụng kéo…) của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện. Được rèn chữ sớm có thể đem đến lợi thế cho mốt số trẻ, tuy nhiên, bắt trẻ rèn chữ quá sớm là rất phi khoa học. Ở lứa tuổi này, khả năng tập trung của trẻ chưa cao. Tất cả những việc diễn ra xung quanh đều có thể khiến trẻ bị phân tán tư tưởng. Trong khi đó, tập viết chữ đòi hỏi sự tập trung, chú ý cao độ với những yêu cầu vượt quá khả năng của trẻ như cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế. Do đó, cố bắt ép trẻ gò chữ chẳng có tác dụng gì. Ngược lại, nó có thể gây ra hàng loạt những sự cố ngoài ý muốn của người lớn. Do tính hiếu động, hoạt bát, trẻ dễ nản lòng với những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo như viết chữ. Càng bắt trẻ ngồi gò chữ, trẻ càng dễ chán và sợ các giờ học viết chữ hơn. Hậu quả, không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý, gây hại cho khả năng học tập của trẻ về sau mà có thể gây ra những biến dạng về mặt sinh học đối với cơ thể trẻ.
  3. Đang trong độ tuổi ham chơi hơn ham học, khi bị bắt phải ngồi vào bàn tập biết, các bé sẽ hình thành tâm lý chống đối, làm qua quýt cho xong. Đó là nền tảng hoàn toàn không thuận lợi cho sự phát triển tích cách sau này của trẻ. Tập viết chữ sớm chưa hẳn sau này trẻ sẽ học giỏi, viết được chữ đẹp. Đó là kết quả của cả một quá trình chứ không phải chuyện tranh thủ vài tháng, một vài năm trước khi trẻ đến trường mà đạt được. Ngoài ra, ở độ tuổi này, xương các bé còn rất non. Việc ngồi gò theo những nét chữ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, rất dễ gây vẹo cột sống, vẹo xương ngón tay… Không ít bậc phụ huynh lo lắng nếu không rèn trước, sau này đi học kém bạn kém bè, không theo kịp thì khổ con, xấu mình. Lo lắng ấy không sai nhưng bạn cần có một chiến lược đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của bé. Trước khi vào lớp một, trẻ chỉ cần được làm quen với cách cầm bút và sự khéo léo trong việc sử dụng các vật có trong tay. Quá trình này nên được hiểu là để chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước khi bước vào đi học.
  4. Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể xây dựng và nuôi dưỡng hứng thú học tập cho trẻ bằng cách lợi dụng những trò chơi phù hợp với lứa tuổi như tô màu, vẽ hình đơn giản…Khi bé đã quen với việc cầm bút, bạn có thể cho trẻ tập viết chữ cái hoa hoặc chữ thường với khổ chữ lớn nhằm mục đích chính là giúp bé nhận mặt chữ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2