intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn luyện hoạt động của bàn tay, ngón tay và tư thế ngồi vẽ, viết

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

115
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rèn luyện hoạt động của bàn tay, ngón tay là và tư thế ngồi vẽ, viết là một trong những kỹ năng rất quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe, hình thành thói quen tốt cho trẻ sau này... 1/ Rèn các vận động tinh của bàn tay - ngón tay Ngay từ lúc 2 – 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu các hoạt động cầm nắm. Bé tập cầm muỗng, cầm lược… để sau này tự phục vụ bản thân. Các hoạt động này thường được bắt đầu rất vụng về song sẽ ngày càng khéo hơn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn luyện hoạt động của bàn tay, ngón tay và tư thế ngồi vẽ, viết

  1. Rèn luyện hoạt động của bàn tay, ngón tay và tư thế ngồi vẽ, viết Rèn luyện hoạt động của bàn tay, ngón tay là và tư thế ngồi vẽ, viết là một trong những kỹ năng rất quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe, hình thành thói quen tốt cho trẻ sau này... 1/ Rèn các vận động tinh của bàn tay - ngón tay Ngay từ lúc 2 – 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu các hoạt động cầm nắm. Bé tập cầm muỗng, cầm lược… để sau này tự phục vụ bản thân. Các hoạt động này thường được bắt đầu rất vụng về song sẽ ngày càng khéo hơn.
  2. Cha mẹ cần cho trẻ các đồ chơi nhỏ như các khối gỗ, những hòn bi để trẻ cầm nắm, nhặt bỏ vào, lấy ra – cho trẻ tập kéo dây kéo, cài nút (chải đầu cho búp bê, mặc và cởi quần áo cho búp bê). Các trò chơi sinh hoạt cũng giúp trẻ luyện hoạt động của bàn tay, ngón tay. Hoạt động tạo hình vẽ, nặn, dán chính là các hoạt động hữu ích giúp đứa trẻ hoàn thiện cơ bàn tay, ngón tay (một số kỹ năng xé, dán, nặn, tô màu, vẽ giúp các cơ nhỏ của ngón tay, các khớp của bàn tay được tinh nhạy hơn, khéo léo hơn). Chính vì thế, cần cho trẻ chơi với giấy bút, màu nước, đất nặn. Lúc đầu, trẻ vẽ rất nguệch ngoạc, thậm chí không ra hình thù gì, song đó chính là giai đoạn tiền chữ viết của trẻ - ta cần giúp cho trẻ vẽ các đường vòng tròn liên tục (tổ chim), các đường thẳng dọc (mưa rơi), các đường nét cơ bản (các nét móc). Có thể cho trẻ vẽ liên tục các vòng tròn, các hình tam giác, hình chữ nhật để trẻ làm quen dần cách sử dụng giấy bút
  3. Lên 5 tuổi bắt đầu cho trẻ tập tô chữ cái và vẽ chữ - (vẽ theo chữ mẫu, không cần theo ô li) như một hoat động rèn luyện bàn tay, ngón tay trong mục đích làm quen chữ viết. Từ các hoạt động đó, sau này vào lớp một trẻ dễ dàng tập viết theo đúng yêu cầu của giáo viên. 2/ Rèn sự phối hợp hoạt động của mắt và tay Chính các hoạt động cầm nắm đồ chơi, đồ vật, hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, dán) hoạt động vẽ chữ, tô chữ của đứa trẻ từ 2 đến 5 tuổi làm cho sự phối hợp hoạt động của các giác quan được hoàn thiện, đặc biệt thị giác, xúc giác, khả năng điều khiển bàn tay, ngón tay dưới sự kiểm tra của thị giác sẽ giúp trẻ hoàn thành công việc ngày càng kheó léo hơn, chính xác hơn. Người lớn cần cho trẻ điều kiện để hoạt động và tăng dần mức độ khó của hoạt động. 3/ Rèn tư thế ngồi , viết, vẽ
  4. Trong khi ngồi vẽ, tô màu, viết, người lớn cần bố trí bàn ghế vừa chiều cao của trẻ, để trẻ không bị cúi gập người, vẹo sang một bên hay ngồi xa bàn quá. Chú ý phải đủ ánh sáng ở bàn vẽ của trẻ. Nếu thiếu ánh sáng trẻ sẽ dễ bị cúi sát người, tạo nên tư thế sai khi ngồi viết sau này. Thường xuyên nhắc nhở, quan sát để trẻ ngồi đúng tư thế (thẳng lưng, mắt cách trang giấy khoảng 30cm; không nghiêng quá về trái hoặc phải). Tất cả những hoạt động trên sẽ giúp trẻ hình thành các kỹ năng cần thiết cho hoạt động viết sau này khi vào lớp một.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2