intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn luyện kỹ năng tự học - chìa khóa để học tập có hiệu quả

Chia sẻ: Kim Tuyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

1.917
lượt xem
1.118
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu này nhằm góp phần giúp cho sinh viên ĐH xây dựng kỹ năng học tập có hiệu quả. Sau khi tham khảo tài liệu này, sinh viên có khả năng: Phát biểu được về tầm quan trọng của việc xây dựng kỹ năng học tập có hiệu quả. Mô tả và giải thích được những nội dung của việc lập kế hoạch học tập, phương pháp học SQ3R. Kể được một số chiến thuật, phương pháp và kỹ thuật để xây dựng kỹ năng học tập có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn luyện kỹ năng tự học - chìa khóa để học tập có hiệu quả

  1. “Rèn luyện kỹ năng tự học - chìa khóa để học tập có hiệu quả” PhẦN I: TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG TỰ HỌC Mục tiêu học tập Tài liệu này nhằm góp phần giúp cho sinh viên ĐH xây dựng kỹ năng học tập có hiệu quả. Sau khi tham khảo tài liệu này, SV có khả năng: Phát biểu được về tầm quan trọng của việc xây dựng kỹ năng học tập có hiệu quả. Mô tả và giải thích được những nội dung của việc lập kế hoạch học tập, phương pháp học “ SQ3R”. Kể được một số chiến thuật, phương pháp và kỹ thuật để xây dựng kỹ năng học tập có hiệu quả. I/ Mở Đầu Nhiều sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt, nhưng thật ra, học ở ĐH khác với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có hiệu quả ở ĐH là một điều quan trọng mà có khi chưa được chú ý đúng mức. Hệ quả của phương pháp học không tốt là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng và bất mãn. Học đối với SV là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên thời gian học tập vô cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn hãy tạo và phát triển nơi mình một kĩ năng học tập có hiệu quả. Những chiến thuật, phương pháp và kĩ thuật học tập cơ bản được mô tả trong tài liệu náy đã được đúc kết từ kinh nghiệm học tập của những SV giỏi, xuất sắc để giúp các bạn SV tiếp thu bài vở tốt hơn, đạt thành tích học tập cao hơn và nói chung học tập có hiệu quả hơn. II/ Kỹ năng học tập có hiệu quả 1/ Kế hoạch học tập: a/ Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết: Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu
  2. cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra. b/ Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian: Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có hiệu quả hơn người khác. SV có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê tất cả công việc cho từng ngày ( ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếm tiền, đi chơi, tham gia công tác đoàn thể, xã hội, thể thao…) sau đó, nếu bạn thấy còn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để tự học thì bạn hãy kiểm điểm lại xem tại sao mình phí thời gian như vậy. c/ Học ở đâu: Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn cho việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho việc lựa chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập của bạn. d/ Khi nào nên học tập: Nói chung chỉ nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng thời gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là không học trong vòng 30 phút sau khi ăn, và trước khi đi ngủ,không học ngốn vào giờ chót trước khi đến lớp. e/ Học cho giờ lý thuyết: Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu, cần đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được. f/ Học cho giờ cần phát biểu, trả bài ( chẳng hạn giờ Ngoại ngữ): Bạn nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học này để luyện tập kỹ năng phát biểu với các học viên khác ( nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng phát biểu. g/ Sửa đổi kế hoạch học tập. Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Thật sự kế hoạch chỉ là cách bạn dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào, cho nên một khi kế hoạch không hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là giúp bạn có thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn phải ý thức một sự thật đơn giản là tuân theo đúng kế hoạch học tập đã định là một chuyện rất khó làm, trong khi vỡ kế hoạch là một việc dễ làm nhất trên thế gian này.
  3. 2/ Các chiến thuật học tập có hiệu quả. a/ Phát triển kỹ năng tư duy: Mọi người đều có kỹ năng tư duy, nhưng không phải ai cũng dùng nó một cách có hiệu quả. Kỹ năng tư duy có hiệu quả khó đạt được ngay nhưng có thể phát triển dần dần. Người có tư duy tốt sẽ thấy được lối ra trong khi người tư duy kém chỉ thấy toàn ngõ cụt. Vì thế, nếu bạn không phải là người có tư duy tốt, hãy tạo cho mình thói quen tự đặt câu hỏi trong lúc đọc. Bạn cũng có thể trao đổi với các học viên khác mà bạn cho là những người có tư duy tốt, hỏi họ xem, lúc họ thắc mắc một vấn đề, hay có một sáng kiến gì đó thì họ làm gì. Dần dần bạn sẽ thu nhập được những kinh nghiệm quý giá để giúp mình có tư duy tốt hơn. b/ Liên hệ việc học hiện tại với những mục tiêu lâu dài. Có sinh viên thích học chỉ để học và có những sinh viên nghĩ là việc học sẽ có ích cho những mục tiêu lâu dài hơn. Do đó cần hiểu ngững điều mình học (một bài) lồng ghép vào bối cảnh rộng hơn (một chương một môn học…) như thế nào. c/ Học tập một cách tích cực. Đừng học thụ động mà hãy biến việc học tập thành một quá trình tích cực. Sử lý tất cả những điều đọc được, nghe được bằng ngôn từ của chính mình để có ý nghĩa hơn. d/ Xác định cách thức học phù hợp nhất với mình. Có nhiều cách phân loại cách thức học ( learning styles ) : + Nhìn, nghe, cảm nhận cơ và sờ ( Dunn) + Tưởng tượng, phân tích, lô gích và hành động (Kolb và Mc Carthy) + Cần xác định cách thức nào phù hợp nhất với mình và sử dụng nó càng nhiều càng tốt trong lúc học tập để tiếp thu bài. e/ Tập kiên nhẫn: Học tập là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư thời gian, không nóng vội được và tiến bộ cũng phải từng bước. f/ Sử dụng nhiều phương pháp học tập: Để học thuộc bài chỉ cần đọc lại nhiều lần, tuy nhiên có nhiều cách để lập lại: xem lại phần ghi chép và lập phiếu, làm bài tập, học nhóm … Phương pháp học tùy theo người học, và cũng tùy theo môn học. g/ Sử dụng phương pháp học SQ3R (survey,question,read, recite, review).
  4. SQ3R là viết tắt của các từ tiếng Anh “survey, question, read,recite,review” (quan sát, hỏi, đọc, trả bài và ôn tập). Việc đọc sách giáo khoa không giống như đọc một cuốn tiểu thuyết, từ chương đầu đến chương cuối mà cần phải hiểu và ghi nhớ các thông tin. SQ3R không phải là một phương pháp đọc sách giáo khoa nhanh hơn, mà là một chiến thuật học tập để tiếp thu bài nhanh hơn, sâu rộng hơn, để sau đó giúp giảm thời gian xem lại bài trước khi thi, nhờ chúng ta đã đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc học tập trước đó. + Survey - Quan sát tổng thể: Là nhìn tổng thể về vấn đề mà bạn sặp đọc trước khi đi vào chi tiết, cũng giống như bạn xem bản đồ trước khi lên đường. Nếu bạn chưa từng biết nơi bạn cần đến, thì việc xem bản đồ là điều không thể thiếu. Bước này chỉ mất khoảng 5-10 phút nhưng rất quan trọng vì nó giúp bạn tập trung vào chương đang đọc: o Đọc tựa đề giúp não bạn bắt đầu tập trung vào chủ đề của chương đó. o Đọc phần giới thiệu hay tóm tắt, giúp bạn thấy được chương đó phù hợp với mục tiêu của tác giả như thế nào đồng thời cho bạn một cái nhìn tổng quát về những điểm chính. o Xem các tiêu đề nhỏ giúp hình thành một khung sườn gắn các ý chi tiết cả chương. o Quan sát các biểu đồ, bản đồ, hình vẽ và những hỗ trợ về hình ảnh khác. + Question - Đặt câu hỏi: Những vấn đề quan trọng mà bạn cần phải học thường chính là câu trả lời cho những câu hỏi. Câu hỏi nên tập trung vào nội dung học( Cái gì, tại sao, bằng cách nào, người nào, khi nào và ở đâu). Trong quá trình đọc hay học, bạn nên tự đặt cho mình nhiều câu hỏi và sau đó tự trả lời. Làm như vậy bạn sẽ tiếp thu tài liệu hơn và nhớ các chi tiết dễ dàng hơn, vì quá trình này sẽ để lại một dấu ân sâu sắc hơn trong ký ức của bạn. Đừng ngại ghi lại những câu hỏi lên lề sách, tập chép hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thuận tiện. + Read - Đọc : Đọc không phải là lướt mắt qua cuốn sách, mà phải chủ động để có thể trả lời các câu hỏi bạn tự đặt ra, hay thầy cô, tác giả nêu ra. Nên chú ý các từ in nghiêng hoặc in đậm vì tác giả muốn nhấn mạnh những điều này. Khi đọc không được bỏ qua các bảng, đồ thị, hình ảnh minh họa, vì đôi khi chúng có thể diễn đạt một ý nào đó còn rõ ràng hơn cả đoạn văn. Thường các ý chính được minh họa bằng nhiều thí dụ. Khi đọc bạn hãy cố gắng tách các chi tiết ra khỏi ý chính vì tuy các chi tiết có thể giúp hiểu ý chính hơn nhưng khó có thể nhớ hết được.
  5. + Recite - Trả bài : đôi khi bạn cần ngưng đọc để nhớ lại những tiêu đề chính, những khái niệm quan trọng cần nắm trong các dòng chữ in nghiêng hay in đậm, ý nghĩa của những hình minh họa. Cố gắng tự xây dựng lại nội dung chính của đoạn bạn vừa đọc bằng ngôn từ và tư duy của riêng mình. Liên hệ những điều mình vừa đọc với những điều đã biết. Để thực hiện bước này, bạn có thể lấy tay che phần trả lời cho câu hỏi mình tự đặt ra và trả lời thuộc lòng. Nếu không trả lời được thì đọc lại một lần nữa đoạn chứa câu trả lời. Nếu bạn lặp đi lặp lại điều này trong lúc đọc thì bạn sẽ nhớ tốt hơn. + Review - Ôn tập : ôn tập giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư duy của mình và đưa vào bộ nhớ. Chúng ta nhớ là nhờ đọc đi đọc lại nhiều lần và trả lời đi trả lời lại nhiều lần. Đọc lại là một bước quan trọng ở giai đoạn này. Đọc lại để đánh giá xem mình đã đựợc gì sau quá trình học tập. Trong lúc ôn tập nên xem lại những điều ghi chép để làm sáng tỏ những điểm bị bỏ xót hay chưa hiểu. Thời điểm tốt nhất để ôn tập bài là ngay sau khi học, không nên chờ đến trước ngày thi mới ôn lại. Ôn lại trước ngày thi là lần ôn tập sau cùng. Nếu bạn phân bố thời gian tốt nhất thì đây được xem là bước hoàn chỉnh kiến thức của mình đối với tài liệu học tập. Làm thế nào để bắt đầu áp dụng SQ3R ? Cần phải lên kế hoạch và bắt đầu sớm vì phương pháp SQ3R đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị bài. Đọc bài trước khi nghe giảng sẽ biến bài giảng thành một buổi ôn tập và cho phép hiểu bài sâu hơn, đồng thời sẽ xác định những điều khó hiểu để hỏi giáo viên trong lớp hoặc sau đó. h/Khi nào nên và không nên dùng phương pháp SQ3R ? Phương pháp này ít hiệu quả Nếu bạn đang đọc một cuốn sách giáo khoa tập trung vào việc giải quyết vấn đề (ví dụ như sách toán), hay sách học ngoại ngữ. Còn đối với sách ngoại ngữ thì vấn đề sẽ là từ vựng, cấu trúc câu và các thì sử dụng chứ không phải nội dung của phần đang đọc. Phương pháp SQ3R đặc biệt hữu ích với các lại sách cung cấp thật nhiều thông tin và bạn cần phải nắm vững vấn đề sâu (Ví dụ như sinh học, tâm lý, xã hội học). Hàng ngàn sinh viên đã theo các bước học tập của phương pháp SQ3R và đạt thành tích cao với ít stress hơn.
  6. 3/ Một số kỹ thuật học tập có hiệu quả : + Đọc đi đọc lại : Đọc lại những gì đã ghi chép sau buổi học hay trước khi đi ngủ sẽ giúp nhớ bài tốt hơn. Sau 9 tuần, những sinh viên xem lại bài trong ngày còn nhớ 75% bài, những sinh viên không làm điều đó không nhớ đến 50% sau một ngày và ít hơn 25% sau 9 tuần. Có thể đọc một tài liệu nhiều lần, mỗi lần với một mục tiêu khác. Do đó, trước mỗi lần đọc, bạn nên xác định mục tiêu của lần đọc đó là gì và đọc theo đúng mục tiêu đó. + Nắm ý chính: Nắm được ý chính của tác giả trong mỗi đoạn văn và hiểu nó theo cách riêng của mình là điều cốt lõi của việc học có hiệu quả. Bạn nên tạo thói quen tìm ra ý chính cuả đoạn để dần dần tóm lược được cả quyển sách. + Trích lược những chi tiết quan trọng : Thông thường mỗi ý chính trong một bài đều có liên quan đến một chi tiết quan trọng. Nhận diện được càng nhiều chi tiết quan trọng thì càng chuẩn bị tốt cho thi cử vì đã liên hệ được các ý tưởng và kiến thức nền tảng. Xác định càng nhiều liên hệ giữa các chi tiết và các ý, giữa các ý với nhau thì học tập đạt hiệu quả càng cao hơn. + Đừng đọc to : Đọc to không giúp nhớ bài tốt hơn. Bạn không nên đọc to lên vì mấp máy môi khiến việc đọc bị chậm lại và kém hiệu quả. Muốn bỏ thói quen đó thì nên bỏ ngón tay đè lên môi. Bạn nên cố gắng tập đọc nhanh hơn và nhớ nhiều hơn. Sau một thời gian bạn sẽ ngạc nhiên vì làm được điều đó dễ dàng hơn. Rèn luyện khả năng đọc nhanh, đọc sâu là vô cùng cần thiết, và hãy duy trì khả năng này suốt đời. + Ghi chép như thế nào: Không thể ghi kại tất cả những gì thầy giáo nói vì tốc độ nói là 150-200 chữ trong một phút mà khả năng ghi chép tối đa là 25 chữ trong một phút. Cho nên chỉ có thể ghi lại những ý chính và bổ sung sau. Ghi chép là một khả năng cần được học và rèn luyện mà đa số mọi học sinh đề không có. Phương pháp ghi chép được coi là Modified outlie : Đặt tựa đề riêng co đề mục.
  7. Ghi lùi sang phải từng chi tiết liên quan với đề mục. Dùng những chấm riêng cho từng dòng. Xuống dòng cho mỗi chi tiết Chừa chỗ trống nhiều. Chừa lề trái rộng 1/3 chiều ngang tờ giấy. + Kỹ thuật ghi nhanh : Dùng từ viết tắt. Không viết nguyên âm. Dùng chữ bắt đầu một từ. Dùng ký hiệu quy ước. Tạo những từ viết tắt riêng cho mình nhưng tránh thay đổi. + Ghi chép ở đâu. Bạn cần lưu trữ những điều ghi chép sao cho hợp lý và dễ học. Nên nhớ rằng ngay cả bạn cũng không thể đọc được những gì bạn ghi chép thì ghi thật vô ích. Tốt nhất là nên lưu trữ trong một tập, gồm nhiều trang giấy rời, có ngăn cách giữa các môn học. Nên tạo cho mình thói quen ghi vào tập ghi chép này. Nếu bạn quên không mang theo tập này thì ít ra cũng phải có một tập giấy rời để sẵn và nhanh chóng gắn tờ giấy đó vào vào tập ghi chép đó. Cố gắng bảo quản tập giấy này vì nó rất dễ sờn rách. + Đánh dấu trong sách : Bạn nên dùng bút dạ quang thay vì gạch chân các đoạn, vì kinh nghiệm cho thấy những đoạn được đánh dấu bằng bút dạ quang dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, không nên đọc rồi tô những đoạn quan trọng vì nó ít có hiệu quả. + Ghi chép cái gì . Tìm hiểu, đặt câu hỏi và lắng nghe. Ghi chép chính xác và xúc tích là điều cần thiết. Bạn nên tập thói quen ghi chép như đã mô tả trong phương pháp SQ3R. Ví dụ : Như khi bạn nghe giảng, nên hình thành các câu hỏi trong đầu. Công việc của bạn là phải chú ý tập trung vào các điểu chính của bài, chép lại và sắp xếp chúng theo ngôn từ của mình. Nếu bạn thực hiện tốt bước này, việc ôn bài sẽ đơn giản và hiệu quả. + Sắp xếp những điều ghi chép. Tất cả những gì được ghi chép cần được sắp xếp theo từng mục trên thẻ. Bạn có thể phân loại, xếp các thẻ theo nhu cầu của mình.Điều quan trọng là ghi chính xác tiêu đề để tham khảo trên phần đầu của thẻ. Dùng thẻ này để học,ôn bài, tổ chức thông tin cho các bài báo cáo đều rất tốt. Nếu có máy tính thì nên sắp xếp
  8. theo tập tin. Một khi đã sắp xếp được các dữ liệu này thì việc tìm kiếm sửa đổi thật là đơn giản. Nếu bạn có máy in thì có thể in bài ra dưới nhiều hình thức. III kết luận Một số phương pháp, chiến lược và kỹ thuật học tập đã được trình bày ở trên để giúp các bạn sinh viên nâng cao hiệu quả học tập gồm: - Kiểm soát thời gian học bằng kế hoạch học tập - Sử dụng phương pháp SQ3R để tiếp thu bài tốt hơn,có kỹ thuật đọc nhanh hơn, ghi chép nhanh và lưu giữ thông tin ghi chép… Tuy nhiên, kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết tâm của bản thân muốn tiến bộ và học tập tốt. Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh thì có hướng dẫn bao nhiêu cũng vô ích. Bạn chính là người chịu trách nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu quả có thể giúp bạn làm việc này tốt hơn. Cuối cùng xin có lời nhắn nhủ với các vinh viên là : Hãy học một cách thông minh, đừng học một cách khổ sở. PhẦN II: KỸ NĂNG TỰ ĐÀO TẠO TRONG TỰ HỌC TIẾNG ANH I. Bảy Kinh nghiệm tự học tiếng anh Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông. 1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã. 2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng
  9. hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh. Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe. 3. Học cách ghi nhớ Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này. 4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc. 5. Hãy nối mạng Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat. Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp. 6. Học từ vựng một cách có hệ thống Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng
  10. liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn: Chủ đề: shopping, holidays, money vv… Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv… Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv… Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv… Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv… Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv….. 7. Bạn hãy phấn khích lên Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt. II. Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh để thi lấy chứng chỉ : TOEFL, IELTS Nghe, nói, đọc, viết, dịch là những kỹ năng mà học viên phải luyện tập thật sự thì mới mong có thể đạt được đến một trình độ khả dĩ. Có rất nhiều cách để học và tùy từng người, từng giai đoạn mà phương pháp đó có thích hợp hay không. Nếu chúng ta đưa ra những câu hỏi chung chung, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời tương tự. Kết quả là “đẽo cày giữa đường” - không đi đến đâu.
  11. Theo kinh nghiệm của tôi, chúng ta có thể áp dụng một số điểm cần chú ý sau, cùng với sự kiên trì luyện tập hàng ngày, bạn sẽ tiến bộ và đạt được kết quả mong muốn. 1. Chọn một người hướng dẫn chuẩn. 2. Từ vựng: là gốc gác để phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch… về sau. Nên phải học kỹ ngay từ đầu. + Luyện viết: tập viết nhiều dòng hàng ngày (ít nhất mỗi từ 5 dòng) để nhớ chính tả. + Luyện âm: vừa viết tập - vừa phát âm những từ đang viết và nghĩ về ý nghĩa, ngữ cảnh trong bài của từ đó. Lưu ý đến phần luyện âm, phải chuẩn. Nếu sai, chúng ta sẽ không nói chuẩn và nghe chuẩn trong tương lai. + Đặt câu: tập đặt câu, càng nhiều càng tốt với những từ mới theo những ngữ cảnh tương tự trong bài. Nhờ người hướng dẫn chỉnh sửa luôn. Đừng sợ sai. Nếu chúng ta đặt câu nhiều và được sửa chữa, vốn từ chúng ta mới phát triển và không sợ bị quên. (Từ sống - không chết: Trong đó từ được ví như hạt giống và văn cảnh như môi trường sống - đất và nước). 3. Ngữ pháp: - Có vở ngữ pháp riêng và ghi chú những hiện tượng ngữ pháp theo sơ đồ dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ và lâu quên. - Tự đặt câu theo những cấu trúc ngữ pháp và y/c Gv hướng dẫn sửa. - Tham khảo và làm bài tập ngữ pháp trong Practical Grammar (trình độ sơ - trung cấp; luyện thi đại học …); trong University Grammar, TOEFL, IELTS … (trình độ nâng cao). 4. Luyện đọc: Đọc những đoạn tin, bài đọc ngắn hàng ngày. Đọc to, rõ. Ngừng nghỉ đúng nhịp. Trong giai đoạn đầu, không cần đọc nhanh. Hãy tăng tốc độ dần dần. Nhưng sau khi đã ở trình độ trung, cao cấp thì bắt buộc phải chú ý đến trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu. Trong một câu cần chú ý đến những điểm nhấn trọng âm chính. Đọc chuẩn sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc nghe chuẩn theo băng hoặc đối thoại trực tiếp sau này. Hãy kiên nhẫn luyện tập vì luyện tập tạo nên sự hoàn thiện (Practice makes perfect!)
  12. - Luyện đọc hiểu: Tôi sẽ đề cập sau. 5. Luyện nghe: Hãy tưởng tượng ta đang nghe một bản tin tiếng Việt 2 phút trên radio. Sau đó, hãy ghi lại những nội dung chính của bản tin đó. Nếu bạn ghi được 70% nội dung chính: Bạn là người tuyệt vời. Còn nếu không, thì khi nghe tiếng Anh cũng vậy. Đừng buồn nếu bạn không nghe được nhiều. Bạn phải luyện tập thôi và đây là một số kinh nghiệm chia sẻ với bạn. Giai đoạn 1: Sơ cấp - Trung cấp B1: + Nghe cả đoạn: 3 lần để nắm nội dung chính. B2: + Nghe từng câu một. Chú ý đến những điểm nhấn trọng âm, ngữ điệu. Nói lại theo băng, đĩa đến khi nào thấy nhuyễn thì thôi. B3: + Nghe lại cả đoạn. Nói lại bằng tiếng Anh nội dung chính của đoạn vừa nghe. Giai đoạn 2: Trung cấp (intermediate) trở lên. B1: Nghe và chép chính tả. Đồng thời nhắc lại theo đúng trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu. B2: Nghe và ghi lại nội dung chính của cả bài. Giai đoạn 3: Nghe và nói lại nội dung chính của cả đoạn, bài. Giai đoạn 4: Dành cho chuyên nghiệp. Tập dịch Cabin. Có nghĩa là băng, người nói tiếng Anh và mình dịch tiếng Việt và ngược lại. Lúc đầu chậm và sau nhanh dần. III. Kỹ năng học tiếng Anh hiệu quả Học ngoại ngữ nói chung và riêng về tiếng Anh, trước hết chúng ta nên hiểu điều này: 1. Ngôn ngữ là lời nói chớ không phải là chữ viết Vì vậy việc đầu tiên, chúng ta cần chú ý tập nghe để hiểu và đồng thời là nói được một số câu hết sức thông dụng và đơn giản.
  13. - Phải luyện nghe làm sao để đạt tới kỹ năng người nước ngoài nói là ta có thể hiểu được, tức là phải biết phát âm, nhấn giọng hay lên xuống những mục tiêu cần thiết trong câu, như vậy chúng ta mới có thể hiểu và nghe được. 2. Ngôn ngữ còn là một tập hợp của thói quen: - Cần phải rèn luyện, bắt chước và học thuộc những câu đối thoại trong sách, đồng thời tập đọc lớn tiếng những câu mẫu cho tới khi tạo được phản ứng máy móc qua bộ óc của chúng ta một cách tinh nhuệ như chúng ta đang nói tiếng mẹ đẻ vậy. * Điều kiện để học ngoại ngữ thuận tiện: Muốn học thật tốt môn tiếng Anh, chúng ta cần có những yêu cầu sau đây: a/ Băng nghe - phim ảnh (nếu có), nhiều sách để tham khảo (1.) Băng nghe: - Nên chọn những băng có giọng đọc chuẩn, chính xác, rõ ràng và hay. Đừng tưởng băng nào cũng giống nhau. Nếu có thể bạn nên nghe qua, chon lọc trước khi mua. - Có loại băng nghe chậm, có loại băng nghe nhanh. Dù sao bạn cũng nên “làm quen” cả hai loại băng. Bước đầu bạn nghe băng chậm trước, một khi đã quen rồi đã thành thạo rồi, hãy nghe băng nhanh. Bằng cách nào, miễn bạn nghe được, hiểu được là tốt. (2.) Phim ảnh: Trước tiên, để cho dễ hiểu, dễ tiếp thu, bạn hãy chọn những cuộn film tiếng Anh gồm những mẫu chuyện nhỏ, đơn giản có nhiều từ vựng thông thường giúp bạn dễ hiểu. Dần dần bạn sẽ sử dụng những bộ film có vốn từ phức tạp hơn đại trà hơn. (3.) Sách tham khảo: Có khá nhiều sách nhằm cung cấp cho yêu cầu học tiếng Anh.
  14. Bạn nên cẩn trọng khôn ngoan trong việc chọn sách. - Tìm đọc những sách của tác giả nào viết hay. Nên biết mình mua thể loại nào, cần cung ứng cho bạn điều gì. Đành rằng cần nhiều sách để tham khảo nhưng không phải bạ sách nào dạy tiếng Anh là mua, của bất cứ tác giả nào cũng không cần chắt lọc. - Có một số học viên, hễ mỗi lần ra phố gặp dạng sách viết về tiếng Anh là mua, bất kỳ là của ai. Có những quyển sách họ chưa có dịp đọc tới một lần. Vì vậy thưa bạn, làm như thế hoá ra bạn đã quá phí phạm không đúng chỗ. Bạn nên chắt lọc khi mua sách viết về ngoại ngữ, nhằm yêu cầu quyển sách ấy sẽ mang lại lợi ích cho bạn. b/ Bài học: cần phải học thuộc từ vựng song song với các câu mẫu. Muốn thành thạo Anh ngữ bạn không thể thiếu những yêu cầu này là nên học từ vựng song song với câu mẫu. Hay nói một cách khác: trong câu mẫu có lồng từ vựng. Và như vậy để hiểu được câu, bạn phải thuộc từ vựng trước đã. c/ Thời gian học tiếng Anh phải như thế nào? - Nếu bạn hiếm hoi thời gian trong ngày, bạn có thể rút bớt thời gian dành cho môn rèn luyện tiếng Anh. Nhưng ngày nào bạn cũng phải có thời gian học liên tục. Vì nếu một ngày bạn quên học, vốn tiếng Anh trong đầu bạn sẽ không nhạy nữa. Học tiếng Anh cũng giống như chiếc xe cần bôi dầu mỡ hàng ngày, nếu không nó sẽ trở nên rỉ sét và khó khởi động. Cũng vì lẽ này, một số giảng viên dạy môn ngoại ngữ mệt hơn các môn dạy khác khi truyền thụ kiến thức cho học viên, song đó là điều rất có lợi cho giảng viên, bằng qui cách giảng dạy, đại đa số giảng viên đã ôn lại kiến thức về ngoại ngữ của họ. VI. Các bước luyện kỹ năng trong tiếng Anh 1.Luyện từ Cái lớn bắt đầu từ cái nhỏ. Muốn nói cả câu chuẩn thì phải nói từng từ chuẩn. Sẽ có người cười khẩy, từ thì làm sao mà sai được. Vừa rồi, có người bạn của tôi đi học một lớp luyện nói, ông thầy có cho cả lớp đọc một câu rất đơn giản, ví dụ "ecological thinking and ecology protection should go together". Bạn tôi chắc
  15. mẩm làm sao mình có thể đọc sai một câu nói đơn giản đến nhường vậy. Nhưng nhầm to, vẫn sai như thường, các bạn tự phát hiện cái sai dễ mắc ở đây là gì nhé. Khi luyện từ cần chú ý các điểm sau: a. Phát âm: (hay âm đọc, không tính trọng âm) tiếng Anh là thứ tiếng không có quy tắc, nhưng cái không có quy tắc của nó cũng lại có quy tắc, mà cái sự quy tắc ấy cũng lại chẳng có quy tắc gì. Để phát âm đúng từng từ, ta vừa phải học thuộc, vừa phải liên tục tư duy để phát hiện và ghi nhớ các quy tắc ẩn dấu của nó. Một vốn từ vựng được coi là tối thiểu đủ dùng là 5000, thì công việc của các bạn không phải là nhỏ đâu, tôi nghĩ rằng bạn sẽ phải nhớ tối thiểu cả ngàn trường hợp khác nhau. Từ những cái bất quy tắc thông thường như doubt (dawt), debt (det) cho đến những thứ quái thai như bury ('be:ri) thì ta không có cách nào khác là học vẹt. b. Trọng âm: cái này mới gọi là khoai. Sai về phát âm thì còn châm trước được, vì tiếng Anh địa phương thường không đáp ứng được nhu cầu này, chẳng hạn tiếng Anh-Latin, họ đọc chả khác gì tiếng Tây Ban Nha. Nhưng trọng âm thì phải tuyệt đối chú ý. Bạn có thể phát âm sai, thậm chí sai toét, nhưng nếu đúng trọng âm thì người nghe vẫn nắm bắt ngon. Chắc là mọi người đều biết, tiếng Anh cũng như một số ngôn ngữ phương Tây, người ta nghe trọng âm là chính. Nếu nói đúng trọng âm, thì dù có nói nhỏ, hay bị nhiễu (như nghe qua đường điện thoại rè, hay trong lúc ồn ào…) người nghe vẫn có thể đoán ra được ý mình định nói. Một lần nữa, luyện trọng âm từ phải luyện word by word, nghĩa là từng từ một, và với 5000 từ vựng thì công việc của các bạn không phải là nhỏ. Tuy nhiên quy tắc trọng âm thì có đỡ hầm bà làng hơn. Theo tôi, phải mất 3 tháng chú ý rèn luyện hàng ngày, thì bạn mới có thể thay máu, hay ít ra hiệu đính được cách phát âm cho cái vốn từ vựng chắc chắn không phải là nhỏ của các bạn. Một số lỗi trọng âm và phát âm thường gặp: Nào hãy bắt tay vào để kiểm tra vốn từ nói (speaking vocabulary) của mình xem. Hãy khư khư bên mình cuốn từ điển, và check cách đọc của mình với một vài từ phổ thông, rồi nhìn vào phần phiên âm, xem các bạn phát âm và nhấn trọng âm đúng đến cỡ nào. Các bạn đã phát hiện ra chỗ dễ sai của cái câu ví dụ trên kia
  16. chưa? Có rất nhiều điểm có thể sai khi phát âm và nhấn trọng âm, nhưng có những lỗi cơ bản thường mắc như sau: a. Đọc như nhau khi biến trạng thái từ Mọi người khi học nói một cách tự phát thường đọc tính từ, danh từ, động từ (hay biến “thì”) với cùng một kiểu cho nó dễ (chưa nói những người có cơ bản yếu còn không phân biệt được đâu là tính, danh, động). Nhưng chúng thường biến khác so với nhau trong cách viết, và từ đó, phát âm lẫn trọng âm cũng khác nhau. Hãy dùng từ điển để tra các cặp từ sau kể về trọng âm lẫn phát âm: export(n)- export (v); technology-technological; economy-economic; photograph- photography, onservation-conservative.... Nào các bạn đã thấy mình không ổn chưa. Những bạn nào mà không sai những từ này là cũng đã là rất tốt rồi, có cơ bản về phát âm. Bạn nào mà sai nhiều, thì phải rất chú trọng, bạn đã cảm thấy con đường để nói chuẩn (chưa nói là hay) cũng không hề dễ dàng, đấy là một nguyên nhân cơ bản tại sao người Việt nói sai nhiều. Có rất nhiều nguyên tắc để nhớ trọng âm cũng như phát âm, tôi không muốn nói ngay ra đây, vì cũng mất thời gian, nhưng quan trọng là tôi muốn các bạn tự tìm hiểu trong quá trình thay máu vốn từ của mình. b. Thiếu trọng âm phụ Trong một từ dài 3-4 âm tiết trở lên, thường có trên 1 trọng âm. Ngoài trọng âm chính (biểu diễn bởi dấu phảy phía trên đầu, trước trọng âm) còn có trọng âm phụ (biểu diễn bởi dấu phảy phía dưới chân, trước trọng âm). Ví dụ environmental (in,vairơn'mentl). Các bạn cần phải đọc rõ cả trọng âm phụ này, còn các âm còn lại có thể nuốt đi. Quy tắc thông thường đối với trọng âm phụ là luôn đứng cách trọng âm chính một âm (trước hoặc sau). c. Trọng âm nhấn chưa đủ đô Các bạn đã ít sai trọng âm từ vẫn thường mắc lỗi này. Để nói được hay, thì trọng âm chính cần phải có âm lượng gấp 2-2.5 lần âm thường, và có độ dài cũng tương tự, còn đối với trọng âm phụ thì cũng phải 1.5-2 lần. Nhiều khi các âm không phải trọng âm có thể nuốt (đọc rất nhỏ trong cổ họng), nhưng phải nhấn
  17. các trọng âm rất rõ, rất to và dài (chưa nói là còn phải luyến nữa). Tóm lại là phải đủ đô! 2. Luyện ngữ và câu (phrases and sentences) Ngay từ khi bắt đầu thay máu vốn từ vựng, bạn có thể bắt đầu vào luyện nói các ngữ và câu ngay. Tôi gọi Ngữ, hay ngữ nói, ở đây có nghĩa là các cụm từ trong một câu mà khi nói cần phải nói liên tiếp. Ngữ nói có thể giống, có thể khác với Ngữ thông thường trong ngữ pháp. Vì vậy, Ngữ ở đây có thể gọi là nhịp. Trong một câu có thể phân ra nhiều ngữ. (Chú ý đây là khái niệm của riêng tôi đặt ra để tiện gọi, không có tính kinh viện, quy tắc trên thực tế). Ví dụ một câu nói thông thường như như sau: Being informed that the examination result is ready, I want to go to school right now.(3) Nếu các bạn phải đọc chậm rãi, thì thông thường các bạn chỉ giảm tốc độ đọc đi (như kiểu quay chậm), đối với từng từ, từng từ một kiểu: Being… informed… that… the… examination… result… is… ready…, I …want… to… go… to… school… right… now. Nhưng trên thực tế, người ta chỉ giảm tốc độ đọc các từ đơn đi đôi chút, còn lại để đọc chậm rãi, ta nên phân câu ra thành các ngữ có nhịp ngắn 2-4 từ như sau: Being informed/ that the examination result/ is ready, I want /to go to school/ right now. Sau khi đã phân đoạn như vậy, việc đọc chậm sẽ chủ yếu được thực hiện nhờ việc ngắt nghỉ giữa các Ngữ. Vì vậy, muốn đọc chậm rãi bao nhiêu, ta chỉ việc nghỉ dài tương đương bấy nhiêu giữa các ngữ, chứ không hề phải đọc ê a kéo dài từng chữ như thông thường trong tiếng Việt. Câu trên sẽ được nói chậm rãi theo phong cách sau: Being informed……… that the examination result……… is ready,……… I want ........to go to school ........right now. Tại sao phải nghỉ, nói chung là để ta có thời gian nghĩ sẽ nói tiếp cái gì (như các
  18. cụ thường dạy “uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói”). Còn trong tập nói, thì đơn giản là để ta có thời gian chuẩn bị cho việc nói tiếp các ngữ tiếp theo. Việc ngắt nghỉ này giúp ta khoan thai, tránh hấp tấp, tránh việc bị nói dồn dập mà vấp váp, khô khan. Các bạn cứ thử xem, sẽ thấy ngay mình nói chậm khá dễ dàng, và có vẻ khá hay. Hì hì, thực ra nếu các bạn để ý nghe CNN, BBC, sẽ thấy các chính khách (Bill, Bush chẳng hạn) đều nói khá chậm rãi theo phong cách này. Các ông này thường ngắt nghỉ rất hợp lý trong câu nói, có khi nghỉ khá lâu mặc dù tốc độ trong một ngữ cũng không chậm hơn bình thường là mấy. Việc ngắt nghỉ này khiến câu nói trở nên có NGỮ, có nhịp. Một điều chú ý nữa trong câu ví dụ trên, là ngoài ngắt nhịp, thì các trọng âm cũng cần được nhấn mạnh và DÀI hơn các âm khác. Trong số các trọng âm đó, lại có các trọng âm được nhấn bật lên so với các trọng âm khác. Ta gọi đó là các trọng âm câu. Trọng âm câu là trọng âm của các từ quan trọng đa âm tiết hay chính là từ quan trọng đơn âm tiết. Câu trên thông thường sẽ phải nói như sau: Being info...rmed……… that the e..xamina....tion resu..lt……… is re....ady,………… I wa....nt ........to g..o to scho....ol ........right no...w. (độ dài chấm biểu hiện độ dài tương đối) Trong câu trên, các từ quan trọng là examin(a)tion, w(a)nt, sch(oo)l, n(ow), vì nó mang lại thông tin chính cho câu. Việc chọn trọng âm câu thực ra tuỳ theo mỗi người nói và tuỳ vào văn cảnh mà ta nên nhấn vào các âm tiết khác nhau. Việc nhấn trọng âm từ và trọng âm câu đủ đô, là một yếu tố quan trọng giúp ta nói không bị như súng bắn, khiến tốc độ trong một ngữ cũng đã giảm đáng kể. Đây là Điệu để mà tạo thành cái gọi là NGỮ ĐIỆU nói. Nào, giờ là lúc thực hành, các bạn hãy kiếm ngay một trang tiếng Anh nào đó mà bạn cho là phù hợp và cầm sẵn cây bút chì. Trước hết đọc lướt qua rồi dùng bút chì ngắt nhịp câu, đồng thời gạch chân các trọng âm câu. Sau đó là luyện đọc, với các yêu cầu sau: - Thong thả nói chung - To và rõ ràng - Nhấn trọng âm từ (1.5-2 lần dài và to hơn bình thường) - Nhấn trọng âm câu (2-2.5 lần so với bình thường)
  19. - Nghỉ giữa các ngữ (tuỳ vào mỗi người, thông thường là không dưới 1/3-1/2 giây) - Dần dần nuốt các âm tiết không quan trọng như các quán từ (a, an, the); các giới từ (to, in, on, up… trừ khi ta muốn nhấn mạnh các quán từ này); và các âm không phải trọng âm trong từ đa âm tiết. Kỹ thuật nuốt âm là đọc nhỏ và lướt nhanh, gần như không để âm thoát ra khỏi cuống họng. Luyện hát (nhất là những bài hát có lời nhanh thể loại Pop Rock) là một cách rất tốt để luyện nuốt âm, từ đó bổ trợ cho luyện trọng âm (vì khi các âm thường bị nuốt thì những âm còn lại sẽ phải là trọng âm). Tuy nhiên, cũng phải lưu ý, không những nhịp điệu hát khác với nhịp điệu nói, mà đôi khi các âm còn bị thay đổi so với bình thường để phù hợp với bài hát (ví dụ, các quán từ đáng nhẽ phải đọc lướt thì trong bài hát thỉnh thoảng vẫn được nhấn dài để đáp ứng các giai điệu). (4) Tài liệu tham khảo: 1. Hạnh Hương - Phương pháp học Tiếng Anh - NXB tổng hợp Đồng Nai 2. Nguồn Internet
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2