intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn luyện nghệ thuất giao tiếp

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

355
lượt xem
181
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy nói những ngôn từ tích cực TTO - Hãy bắt đầu bằng những câu nói khẳng định khả năng giao tiếp của bạn: Tôi hiểu tầm quan trọng của nghệ thuật giao tiếp. • Tôi luôn chuyển tải những cảm tưởng, suy nghĩ của mình đến người khác thông qua lời nói, cách cư xử và những việc làm hàng ngày. • Tôi là người có khả năng giao tiếp tốt. Tôi có thể làm cho người khác hiểu được những điều tôi muốn nói vào bất cứ lúc nào tôi cần. • Tôi luôn chia sẻ những ngôn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn luyện nghệ thuất giao tiếp

  1. Rèn luyện nghệ thuất giao tiếp Hãy nói những ngôn từ tích cực TTO - Hãy bắt đầu bằng những câu nói khẳng định khả năng giao tiếp của bạn: Tôi hiểu tầm quan trọng của nghệ thuật giao tiếp. • Tôi luôn chuyển tải những cảm tưởng, suy nghĩ của mình đến người khác thông qua lời nói, cách cư xử và những việc làm hàng ngày. • Tôi là người có khả năng giao tiếp tốt. Tôi có thể làm cho người khác hiểu được những điều tôi muốn nói vào bất cứ lúc nào tôi cần. • Tôi luôn chia sẻ những ngôn từ tích cực có tác dụng mang lại niềm hy vọng, tình yêu và thành công cho người khác. Hãy tin mình sẽ làm được
  2. Nếu nói chuyện huyên thuyên mà không hề chú ý xem những người xung quanh có lắng nghe hay không, cũng như chẳng màng đến thái độ phản ứng của người khác thì buổi nói chuyện đó sẽ chẳng mấy hiệu quả. Như vậy là bạn không tôn trọng người nghe và cũng tự làm mình thiệt thòi, hay làm giảm giá trị của mình. Đó là vì khi nói, chúng ta thường có khuynh hướng chứng tỏ mình bằng những kiến thức đã biết; còn khi lắng nghe, chúng ta sẽ tiếp nhận thêm những kiến thức bổ ích từ người khác. Và nếu chúng ta không chịu lắng nghe mà chỉ nói, người khác sẽ có những cảm xúc thiếu thiện cảm về chúng ta. Cách đây gần 20 năm, tôi quyết định tham gia một khóa học về giao tiếp với mong muốn mình sẽ nói chuyện tự tin hơn và lôi cuốn hơn. Tôi luôn tự nhủ là phải vượt lên sự rụt rè của bản thân. Giờ đây, tôi đã có thể tự tin nói chuyện trước hàng ngàn khán giả. Những kiến thức cơ bản về giao tiếp mà tôi đã học hỏi, đúc kết và vận dụng được, đó là: khi nói chuyện, hãy luôn nhìn vào người khác bằng một ánh mắt thân thiện, gần gũi; đồng thời, bộc lộ những gì mà mình muốn nói với một tâm trạng thật thoải mái; và để chuyển tải được hết những ý tưởng của mình, tôi
  3. phải thể hiện những cảm xúc cũng như sự nhiệt thành của mình đúng tâm trạng, đúng lúc, đúng hoàn cảnh của người nghe... Để có thể thuyết phục khách hàng trong khi giao tiếp, cô bạn Beverly của tôi đã theo học một lớp chuyên về những kỹ năng giao tiếp. Sau những buổi học trên lớp, cô thực hành ngay những kỹ năng vừa học được với người thân trong gia đình. Trong các cuộc trò chuyện, Beverly chú tâm lắng nghe để hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Tình cảm gia đình từ đó trở nên gần gũi hơn. Bản thân cô cũng hết sức ngạc nhiên trước hiệu quả của khóa học này. Beverly tiếp tục áp dụng những kỹ năng đó khi nói chuyện với bè bạn, đồng nghiệp... Chính những điều tưởng chừng đơn giản ấy đã giúp cho khả năng giao tiếp của cô tiến bộ rõ rệt, hơn cả những gì cô mong đợi. Giờ đây, không những doanh thu bán hàng của cô tăng lên đáng kể, mà ngay cả tình cảm trong gia đình cũng trở nên ấm áp, bền chặt hơn. Dù trong lĩnh vực kinh doanh, nghề nghiệp hay các mối quan hệ giao tế trong xã hội, bạn cũng cần biết cách cân bằng giữa hai kỹ năng nghe và nói. Nếu một trong hai quá nhiều, bạn nói nhiều hơn nghe hoặc ngược
  4. lại, thì đều làm giảm hiệu quả của giao tiếp. Bất cứ ai cũng cần học cách nói chuyện thật thuyết phục, có thiện cảm và có duyên, đồng thời cũng biết cách lắng nghe chân tình - đó chính là một trong những bí quyết dẫn bạn tới thành công! Từ bây giờ, khi nói chuyện với bất kỳ ai, bạn thử chú ý: Có phải mình đang thao thao bất tuyệt, không cho người khác có cơ hội xen vào một lời nào hay không? Khi đến lượt người khác nói, bạn chỉ mải nghĩ tới những việc mình sẽ nói tiếp theo nên không thực sự lắng nghe những gì mà họ đang nói? Nếu bạn không chăm chú lắng nghe, thì điều đó có nghĩa là bạn đang bỏ lỡ những thông tin cần thiết hoặc đôi khi hết sức quan trọng từ người khác. Bạn có thể thực hành nghệ thuật giao tiếp bằng cách chú ý lắng nghe nhiều hơn khi người khác đang nói. Nếu thấy chỗ nào còn mơ hồ, chưa thông suốt, bạn đừng ngại đặt những câu hỏi nhằm làm sáng tỏ vấn đề, ví dụ như: “Khi anh nói [... ], có phải ý của anh là [...] hay không?”, hay
  5. là “Có phải anh nói rằng anh [...]?”. Khi bạn biết chú ý nghe và có những biểu hiện hưởng ứng lại một cách tích cực với người khác lúc họ đang nói, đó cũng là lúc bạn đang làm cho mối quan hệ với họ trở nên tốt đẹp hơn. Hãy đọc và suy ngẫm “Những người không hiểu được sự im lặng của người khác, thì cũng chẳng hiểu được những gì họ nói.” - Elbert Hubbard “Để thấu hiểu được một sự thật, cần có hai người - một người để nói và một người để lắng nghe.” - Henry David Thoreau “Nói những gì mà bạn nghĩ, cũng quan trọng như là nghĩ những gì mà bạn nói.” - Khuyết danh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2