intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn luyện tư duy cho trẻ

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

99
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có một số bậc cha mẹ hay phàn nàn: con tôi nhanh nhẹn, thông minh, học không đến nỗi nào, vậy mà trong cuộc sống cháu hết sức thụ động ở mọi tình huống, chẳng chịu suy nghĩ để tìm cách giải quyết vấn đề…. Đây là điều vẫn thường xảy ra, vì không phải đứa trẻ thông minh là có tư day tốt. Bởi lẽ người thông minh thường tìm ra câu giải đáp nhanh, trong khi đứa trẻ khác bị chê là chậm chạp thì lại suy nghĩ kỹ càng, chính chắn. Đòi hỏi một đứa trẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn luyện tư duy cho trẻ

  1. Rèn luyện tư duy cho trẻ Có một số bậc cha mẹ hay phàn nàn: con tôi nhanh nhẹn, thông minh, học không đến nỗi nào, vậy mà trong cuộc sống cháu hết sức thụ động ở mọi tình huống, chẳng chịu suy nghĩ để tìm cách giải quyết vấn đề…. Đây là điều vẫn thường xảy ra, vì không phải đứa trẻ thông minh là có tư day tốt. Bởi lẽ người thông minh thường tìm ra câu giải đáp nhanh, trong khi đứa trẻ khác bị chê là chậm chạp thì lại suy nghĩ kỹ càng, chính chắn. Đòi hỏi một đứa trẻ phải suy nghĩ là một việc khó, nhưng suy nghĩ chính xác và có phê phán lại khó hơn nhiều. Vì các em cần phải biết
  2. ứng dụng những gì đã học vào cuộc sống. Nhiệm vụ của cha mẹ là phải biết hướng dẫn cho con làm được như vậy, nhưng lâu nay chúng ta ít để ý đến vấn đề này. Vậy nên giáo dục như thế nào để lyện cho con thói quen biết suy nghĩ? Tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ từ khi còn nhỏ? Khi trẻ lên 3-4 tuổi, các bậc cha mẹ nên tập cho con mình biết cách tư duy. Trong những lần kể chuyện cho con nghe, bạn cần đặt ra những tình huống đơn giản nhất. Ví dụ mẹ thỏ đưa thỏ đi chơi, nếu thỏ con bị lạc thì cần phải làm thế nào và trả lời luôn, lúc đó thỏ con phải nhờ người khác đưa về hoặc tìm cách báo cho mẹ biết để mẹ đến đón… Những lần khác, bạn lại đặt con mình và vị trí thỏ con và để con phải động não xem mình phải làm gì, con bạn sẽ áp dụng câu chuyện kể, qua nhiều lần như thế các cháu sẽ tạo một phản xạ trong óc nếu có tình huống tương tự xảy ra. Cô bạn tôi có con trai mới lên 7 tuổi, một lần cô đưa con đi học vẽ và dặn con chiều về đợi mẹ sẽ đón. Chiều ấy, có việc bận đột xuất, cô không tới đúng giờ được. Cháu đã tự đi về và gọi điện đến cơ quan báo cho mẹ biết: “Mẹ ơi! Con chỉ đi
  3. trên vỉa hè thôi. Qua ngã tư con nhờ chú công an dẫn qua đường đấy ạ.”. Để cháu có được tư duy như thế, cô bạn tôi đã luôn đặt ra câu hỏi cho con: “nếu mẹ không đến đón con được thì con làm gì?”, “Qua đường con phải đi như thế nào?”… Cách làm của bạn tôi đã giúp con mình luôn nhanh nhẹn và tự tin vào chính bản thân mình. chắc chắn khi lớn lên, cháu sẽ đương đầu đựơc với mọi khó khăn trong cuộc sống sau này. Luyện cho trẻ độc lập suy nghĩ: Ở một số gia đình và ngay cả tại các trường học, nhiều em vẫn có thói quen ít suy nghĩ độc lập, thường nói dựa và đồng ý một chiều theo suy nghĩ của người khác. Trước một vấn đề, nếu một em đứng lên pháh biểu ý kiến của mình, em sau đứng lên lại nói gần như ý kiến của bạn. Các em chưa tập mổ xẻ vấn đề trên cơ sở tranh luận. Về vấn đề này, cô chủ nhiệm lớp con trai tôi có một cách xử lý rất hay. Một lần bạn Minh bị bạn nghi là lấy tiền của mình vì trong giờ chơi, chỉ có mỗi mình Minh ngồi trong lớp. Cô giáo mở cuộc điều tra bằng cách cho người mất lục soát tất cả các cặp của các bạn, nhưng không tìm ra thủ phạm. Thấy vậy,
  4. cô giáo liền cho cả lớp suy nghĩ xem tại sao không tìm thấy. Cả lớp tranh luận rất hăng, mỗi em một ý và có em đưa ra ý kiến hay là người kêu mất tự giấu tiền của mình đi? Cô giáo cho lớp trưởng kiểm tra, kết quả đúng như vậy và chính cậu học sinh ấy đã phải nhận rằng mình làm như thế cốt để hạ nhục bạn ngồi bên cạnh. Qua câu chuyện này, cho thấy nếu cho trẻ suy nghĩ độc lập, cùng nhau tranh luận, biết lật ngược vấn đề các em sẽ rút ra nhiều điều mới mẽ thú vị và bất ngờ. Trong việc giáo dục phát triển tư duy, người ta thường nhắc đến phương pháp PMT – một phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong các trường học ở Mỹ. Đó chính là cách cho học sinh phân tích, nhìn nhận một sự việc tìm ra những điều thuận lợi và những điều bất lợi qua sự việc đó rồi chọn một biện pháp tối ưu để giải quyết. Theo một thí nghiệm dựa trên phương pháp này, cô giáo đã hỏi 30 học sinh lên 10 tuổi: - Các em có thích được tiền lương để đi học không? - Có ạ! – Cả lớp đồng thanh trả lời.
  5. Cô giáo cho học sinh suy nghĩ xem nếu được tiền lương các em sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi đi học. Kết quả sau đó có 29 em đã thay đổi ý kiến vì đưa ra những điều bất cập như cha mẹ sẽ không cho tiền tiêu vặt và nhà trường sẽ tăng mức đóng góp hàng ngày lên… Như vậy là nhờ sự suy nghĩ kỹ càng, các em đã tìm được câu trả lời thích hợp nhất. Tóm lại, việc rèn luyện thói quen suy nghĩ giúp não các em phát triển là một việc làm vô cùng cần thiết. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ cũng như thầy giáo phải bồi dưỡng những kiến thức cơ bản cho các em, từ đó mới có cơ sở để trẻ tư duy. Đây chính là một tiêu chuẩn không thể thiếu, tạo đà cho các em thành đạt trong cuộc sống sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2