Rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường THPT
lượt xem 4
download
Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra cái mới, có giá trị nhằm giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Bài viết này tập trung phân tích về sáng tạo, năng lực sáng tạo và phương hướng để rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường THPT
- RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT LÊ THỊ CẨM TÚ - LÊ VĂN GIÁO Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế LÊ PHƯỚC LƯỢNG Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt: Bài viết này tập trung phân tích về sáng tạo, năng lực sáng tạo và phương hướng để rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường THPT. Từ khóa: sáng tạo, năng lực sáng tạo, rèn luyện, dạy học Vật lý 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Điều này đã được nêu trong chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2010 đến 2020. Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra cái mới, có giá trị nhằm giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Trong hoạt động sáng tạo thì chủ thể sáng tạo giữ vai trò trung tâm, trong chủ thể sáng tạo yếu tố cốt lõi là năng lực sáng tạo. Chính vì vậy việc rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong quá trình dạy học là việc làm rất cần thiết. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực tự giác tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo và hình thành quan điểm đạo đức. 2. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC SÁNG TẠO 2.1. Khái niệm năng lực Có thể hiểu năng lực theo nhiều cách khác nhau: [1] - Thứ nhất, năng lực là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý phức tạp bao gồm cả những đặc điểm tâm lý và đặc điểm giải phẫu sinh lý (chủ yếu là đặc điểm của hệ thần kinh) đặc trưng cho mỗi cá nhân. Ứng với mỗi loại hành động các thuộc tính trên kết hợp thành một hệ thống trong sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau tạo điều kiện thuận lợi cho phép hành động được tiến hành. - Thứ hai, nói đến năng lực là nói đến khả năng có thể thực hiện được và thực hiện tốt một hành động cụ thể nào đó của chủ thể. Để hành động có kết quả tốt chủ thể phải có những hiểu biết về kiến thức, về phương thức hành động và có sự nỗ lực, tập trung để hành động kết thúc nhanh, có hiệu quả. - Thứ ba, cơ sở để hình thành phát triển năng lực là hành động; kiến thức và trạng thái tâm lý phù hợp như sự hứng thú, ý chí,… - Thứ tư, năng lực được biểu hiện ở các mức độ khác nhau thông qua chất lượng của hành động và sự nhạy bén làm chủ tình huống để thực hiện tốt hành động ở một lĩnh vực nào đó trong các tình huống khác nhau. Bản chất của năng lực là khả năng chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với các thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 172-176
- RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH... 173 huống) nhất định. Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thu lượng tri thức rời rạc [2]. 2.2. Năng lực sáng tạo Năng lực sáng tạo là khả năng thực hiện những điều chưa biết, tạo ra những cái mới, đồng thời cũng là khả năng giải quyết được các tình huống học tập, vận dụng linh hoạt vào các hoàn cảnh cụ thể dựa trên những kiến thức đã biết. Năng lực sáng tạo không phải là yếu tố bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh. Năng lực sáng tạo của mỗi học sinh gắn liền với kỹ năng, kỹ xảo và vốn hiểu biết của em. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là việc làm cần thiết của mỗi giáo viên. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể của hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức. 3. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC SÁNG TẠO [3] - Giáo viên đưa ra một bài tập hay câu hỏi mà dự đoán là học sinh có thể bị nhầm lẫn do không nắm chắc vấn đề nhưng học sinh vẫn biết trả lời nhanh, chính xác câu hỏi của giáo viên, biết phát hiện vấn đề mấu chốt, tìm ra ẩn ý trong những câu hỏi, bài tập đó. - Khi giáo viên đưa ra một bài tập mới, hoặc một câu hỏi mới chưa từng gặp, học sinh có thể tự phân tích, tự giải quyết đúng, phát hiện ra vấn đề cốt lõi và giải quyết đúng. - Biết kết hợp các thao tác tư duy và các phương pháp phán đoán, đưa ra kết luận chính xác ngắn gọn nhất. - Khi học xong một bài hay một chương, bằng các thao tác tư duy và các phương phán đoán, học sinh biết tự phân tích, so sánh với các bài học trước để khái quát hóa, đưa ra mối liên hệ giữa các bài các chương đã học. - Đối với một bài toán hoặc một vấn đề khó, học sinh không chỉ giải quyết bằng một cách mà có thể đưa ra rất nhiều cách giải khác hoặc có thể trình bày thêm nhiều phương án giải quyết khác nhau. - Từ những kiến thức lý thuyết đã học, học sinh biết vận dụng để giải thích và áp dụng vào các vấn đề trong thực tiễn và ngược lại học sinh biết vận dụng tri thức thu thập từ thực tế giải quyết vấn đề khoa học. - Học sinh mạnh dạn đề xuất những cái mới không theo những quy tắc đã có, biết cách biện hộ, bảo vệ luận điểm mà mình đưa ra và bác bỏ quan điểm không đúng. - Học sinh biết học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau, học từ thầy giáo, học từ bạn, biết kết hợp các phương tiện thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại trong khi tự học. Biết vận dụng và cải tiến những điều học được để hoàn thiện tri thức. - Học sinh tự nhận thấy những điểm yếu kém, lỗ trống kiến thức của mình và tìm ra được phương pháp học tập thích hợp để khắc phục chúng. - Học sinh có năng lực tưởng tượng – liên tưởng. 4. RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Quá trình dạy học không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp học sinh nhận thức được một số kiến thức kỹ năng cụ thể, mà phải bằng cách dạy nào để các em phát huy tính sáng tạo và
- 174 LÊ THỊ CẨM TÚ và cs. nhân cách của người lao động mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn phải bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sáng tạo ngay từ khi còn học ở phổ thông để tạo ra một thế hệ tương lai có đầy đủ phẩm chất trí tuệ sáng tạo, có khả năng thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học vật lý, người giáo viên có thể bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua các hoạt động sau: 4.1. Lựa chọn một logic nội dung thích hợp và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp để chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức của học sinh Vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Các tri thức vật lý là kết quả sự khái quát hóa các hiện tượng và quý trình diễn ra trong thực tiễn đời sống, vì vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên phải kết hợp với thí nghiệm, phần mềm mô phỏng, sử dụng các PPDH trực quan để chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên còn phải thiết kế, tổ chức, điều khiển các họat động của học sinh để đạt được mục tiêu cụ thể ở mỗi bài, chương, phần học cụ thể tạo điều kiện để cho mọi học sinh phát huy tính tích cực sáng tạo theo khả năng của mình. 4.2. Tạo động cơ hứng thú thông qua các tình huống có vấn đề nhằm phát huy cao độ tính tự lực sáng tạo của học sinh Từ lâu các nhà sư phạm đã quan tâm đến vai trò hứng thú nhận thức trong quá trình học tập. ACômenky xem tạo hứng thú là một trong những con đường chủ yếu “làm cho học tập trong nhà trường trở thành nguồn vui”. K.Đ.Usinski xem hứng thú là một cơ chế bên trong bảo đảm học tập có hiệu quả. Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà cả đối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân cách của học sinh. Nếu học sinh được độc lập quan sát, so sánh, khái quát hóa các hiện tượng thì các em hiểu sâu sắc và hứng thú bộc lộ rõ rệt [3]. Theo Phan Trọng Ngọ [4] bản chất của phương pháp dạy học (PPDH) bằng tình huống là thông qua những tình huống, người học có được khả năng thích ứng tốt nhất với mội trường xã hội đầy biến động. Người giáo viên có thể xây dựng tình huống có vấn đề, phát triển thành bài toán nhận thức để đưa học sinh vào trạng thái hào hứng, sẵn sàng đem hết sức mình để giải quyết vấn đề. 4.3. Rèn cho học sinh các phương pháp tư duy hiệu quả Vật lý là một môn học có rất nhiều khả năng phát triển năng lực nhận thức cho học sinh, chính vì vậy trong quá trình dạy học của mình, người giáo viên làm phát triển ở học sinh những năng lực nhận thức như tri giác, biểu tượng, trí nhớ tư duy, hứng thú nhận thức, khả năng sáng tạo và rèn luyện cho học sinh một số thao tác tư duy quan trọng sau: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa và phương pháp hình thành những phán đoán mới. - Những hành động được dùng phổ biến trong quá trình nhận thức vật lý của học sinh ở trường phổ thông: + Quan sát, nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng; + Phân tích một hiện tượng phức tạp ra thành những hiện tượng đơn giản; + Xác định những giai đoạn diễn biến của hiện tượng; + Tìm các dấu hiệu giống nhau của các sự vật, hiện tượng; + Bố trí một thí nghiệm để tạo ra một hiện tượng trong những điều kiện xác định;
- RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH... 175 + Tìm những tính chất chung của nhiều sự vật, hiện tượng; + Tìm mối quan hệ khách quan, phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng; + Tìm mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng; + Mô hình hoá những sự kiện thực tế quan sát được dưới dạng những khái niệm, những mô hình lý tưởng để sử dụng chúng làm công cụ của tư duy; + Tìm mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng vật lý, biểu diễn bằng công cụ toán học; + Dự đoán diễn biến của một hiện tượng trong những điều kiện thực tế xác định; + Giải thích một hiện tượng thực tế, xây dựng một giả thuyết, từ giả thuyết, suy ra một hệ quả; + Lập phương án thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết (hệ quả); + Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế của những khái niệm, định luật vật lý; + Diễn đạt bằng lời những kết quả thu được qua hành động; + Đánh giá kết quả hành động; + Tìm phương pháp chungđể giải quyết một loại vấn đề. 4.4. Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp để rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh Không có PPDH nào là vạn năng, là tối ưu để có thể chỉ sử dụng một phương pháp đó trong dạy học. Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế. Cho nên nhất thiết phải phối hợp nhiều PPDH thì mới đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng các PPDH đó như thế nào để đạt hiệu quả cao tùy thuộc vào nghệ thuật của người giáo viên. PPDH phức hợp là phương pháp được tạo nên bằng sự phối hợp biện chứng một số PPDH riêng lẽ nhằm tạo hiệu ứng tích hợp, cộng hưởng các mặt tích cực của hệ thống các PPDH khác nhau nhằm nâng cao chất lượng, khả năng chiếm lĩnh kiến thức của học sinh lên nhiều lần. 4.5. Sử dụng bài tập vật lý sáng tạo như một phương tiện hiệu quả để phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Trong dạy học vật lý, người ta còn xây dựng những loại bài tập riêng với mục đích rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh và được gọi là bài tập sáng tạo. Trong loại bài tập sáng tạo này, ngoài việc phải vận dụng một số kiến thức đã học, học sinh bắt buộc phải có những ý kiến độc lập mới mẻ, không thể suy ra một cách lôgic từ những kiến thức đã học. 4.6. Kiểm tra đánh giá động viên kịp thời và đánh giá cao những biểu hiện sáng tạo của học sinh Để rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh cần chú ý các yêu cầu sau: - Coi trọng kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức cơ bản; - Chú trọng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn coi đó là thể hiện của sự phát triển tiềm lực trí tuệ của học sinh; - Tăng yêu cầu kiểm tra về thí nghiệm về năng lực tự học, óc sáng kiến, dám đổi mới của học sinh. 5. KẾT LUẬN Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra cái mới, có giá trị nhằm giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Trong hoạt động sáng tạo thì chủ thể sáng tạo giữ vai trò trung tâm, trong chủ thể sáng tạo yếu tố cốt lõi là năng lực sáng tạo. Năng lực sáng tạo là khả năng thực
- 176 LÊ THỊ CẨM TÚ và cs. hiện những điều chưa biết, tạo ra những cái mới, đồng thời cũng là khả năng giải quyết được các tình huống học tập, vận dụng linh hoạt vào các hoàn cảnh cụ thể dựa trên những kiến thức đã biết. Tóm lại, trong quá trình dạy học của mình, người giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Vật lý nói riêng phải luôn quan tâm và chú trọng đến việc bồi dưỡng và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Ánh Tuyết (2013). Nâng cao năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Đinh Quang Báo (2013). Đề xuất mục tiêu và chuẩn chương trình giáo dục phổ thông sau 2105, Hội thảo một số vấn đề chung về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, Hà Nội. [3] Trần Thị Thanh Tâm (2008). Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương Oxi- lưu huỳnh, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, TP Hồ Chí Minh. [4] Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Title: TRAINING AND IMPROVING CREATIVE ABILITY FOR STUDENTS IN TEACHING PHYSICS IN HIGH SCHOOL Abstract: This article focuses on analyzing of creativeness, creative ability and direction for training and improving creative ability for students in teaching Physics in high school Keywords: creativeness, creative ability, training, teaching Physics ThS. LÊ THỊ CẨM TÚ Khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Nghiên cứu sinh, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0986 452 122, Email: camtu211@gmail.com PGS. TS. LÊ VĂN GIÁO Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0914 145 090, Email: levangiao@yahoo.com PGS. TS. LÊ PHƯỚC LƯỢNG Phòng Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Nha Trang ĐT: 0913 472 888, Email: lephuocluong@yahoo.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dạy học phát triển năng lực khám phá tự nhiên trong môn Khoa học tự nhiên
9 p | 122 | 11
-
Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa vô cơ lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực
7 p | 158 | 11
-
Nghiên cứu thiết kế bài giảng E-learning nhằm hỗ trợ lớp học đảo ngược thông qua “chương 5: Nhóm halogen”để phát triển năng lực cho học sinh lớp 10
7 p | 65 | 8
-
Rèn luyện khả năng thu thập, xử lí và phân tích số liệu trong nghiên cứu khoa học cho sinh viên đại học ngành Y thông qua môn học Xác suất Thống kê
5 p | 39 | 7
-
Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học toán phần lượng giác ở trường trung học phổ thông
4 p | 65 | 6
-
Một số biện pháp phát triển tư duy hàm thông qua dạy học nội dung phương trình, bất phương trình lớp 8
10 p | 35 | 5
-
Rèn luyện các hoạt động trí tuệ chung cho học sinh thông qua tìm lời giải và khai thác bài toán chứng minh hình học trung học cơ sở
8 p | 81 | 4
-
Thực trạng và một số biện pháp phát triển năng lực giải toán cho sinh viên năm thứ nhất ngành đại học sư phạm Toán
7 p | 12 | 4
-
Phát triển năng lực tư duy khái quát hóa cho học sinh thông qua bài tập hóa học hữu cơ ở trường trung học phổ thông
10 p | 56 | 4
-
Thiết kế câu hỏi rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học phần Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11
12 p | 48 | 3
-
Tổ chức thực hành rèn luyện nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo định hướng phát triển năng lực và nghề nghiệp ứng dụng
10 p | 25 | 3
-
Hình thành kĩ năng thiết kế kế hoạch bài học cho sinh viên sư phạm Hóa học ở trường Đại học Sư phạm
8 p | 64 | 2
-
Một số biện pháp sử dụng kênh hình để hình thành phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua dạy học phần Phi kim lớp 10
6 p | 31 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Dạy học Địa lí theo hướng phát triển năng lực người học năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 17 | 2
-
Rèn luyện kỹ năng sử dụng thuật ngữ sinh học cho lưu học sinh Lào ngành Sư phạm Sinh trường Đại học Tây Bắc
10 p | 33 | 2
-
Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học số học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
5 p | 95 | 1
-
Biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm địa lí trường Đại học Tây Bắc
9 p | 57 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn