intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rèn tính tự lập cho bé

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

123
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tự lập sẽ giúp bé nhận thức được hành vi của mình và có sự lựa chọn đúng đắn – là mầm để hoàn thiện nhân cách của bé sau này.Để khuyến khích tinh thần tự lập ở bé, bạn có thể tham khảo một số điểm sau từ Kidsbehaviour.Giao trách nhiệm cho bé

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rèn tính tự lập cho bé

  1. Rèn tính tự lập cho bé Tự lập sẽ giúp bé nhận thức được hành vi của mình và có sự lựa chọn đúng đắn – là mầm để hoàn thiện nhân cách của bé sau này. Để khuyến khích tinh thần tự lập ở bé, bạn có thể tham khảo một số điểm sau từ Kidsbehaviour. Giao trách nhiệm cho bé Bé sẽ học được tính tự lập qua những công việc hàng ngày. Tùy vào giai đoạn phát triển của bé, bạn có thể để bé tham gia một số việc cụ thể. Thông thường, với bé 3-6 tuổi, bạn có thể để bé tự thu dọn đồ chơi, xếp sách báo, gập quần áo, giúp bạn làm nội trợ… Giao trách nhiệm sẽ khiến bé gần gũi với cha mẹ và cảm thấy bản thân mình có ích.
  2. Ảnh: GettyImages Hướng dẫn bé ra quyết định Để khuyến khích bé tự nhận biết và thực hiện hành vi tốt, bạn nên dạy bé quyết định và lựa chọn. Quyết định là cách thức bé phản ứng trước một số hành vi và lựa chọn hành vi có lợi hơn cả. Cha mẹ nên hình thành cho bé ý thức tự lập ngay từ bây giờ. Bắt đầu với những lựa chọn nhỏ, chẳng hạn: “Hôm nay con muốn mặc áo màu xanh hay màu hồng?” hoặc “Con muốn ăn sáng bằng bún hay phở?” Đây là những lựa chọn được coi là đơn giản, không ảnh hưởng nhiều đến sự
  3. phát triển của bé. Tuy nhiên, cách này lại buộc bé phải “động não” cân nhắc xem bé thực sự muốn gì. Nếu bé lười hoặc ngại đưa ra ý kiến và trả lời “Con ăn gì cũng được”, bạn nên phân tích và hướng dẫn bé cùng lựa chọn, chẳng hạn: “Mẹ thấy lâu rồi con không ăn phở, con nghĩ sao nếu hôm nay hai mẹ con mình ăn phở, mà con muốn ăn loại nào, phở bò hay phở gà?” Nếu bé tiếp tục trả lời kiểu như: “Thế nào cũng được mẹ ạ”, bạn nên kiên trì động viên bé: “Con cố nghĩ xem món nào sẽ ngon hơn?” và để bé đưa ra ý kiến cuối cùng. Dần dần, khi nhận thức của bé đã hoàn thiện hơn, bạn có thể gợi ý để bé biết cách chọn lựa những vấn đề phức tạp hơn. Ví dụ: “Con muốn uống nước ngọt hay nước cam mẹ tự làm?” Sau đó, bạn nên giải thích và giúp bé chọn nước cam, hạn chế nước ngọt vì “Điều này tốt cho sức khỏe của con”. Lúc này, quyết định của bé không chỉ đơn thuần là sở thích của bản thân mà chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức của bé với hành vi mang lại nhiều lợi ích hơn.
  4. Để cho bé tự do Bé sẽ không thể tự mình rửa tay, thu dọn đồ chơi nếu bạn liên tục ở bên cạnh phàn nàn, nhắc nhở. Tốt nhất, bạn nên ngồi quan sát và giúp bé sửa sai nếu cần thiết, với những lỗi nhỏ, bạn có thể bỏ qua. Liên tục để mắt xem bé có biểu hiện tiến bộ không. Nếu bạn lơ là, bé rất dễ tái lỗi trong những lần sau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên khuyến khích khi bé có hành vi tốt, động viên chứ không nên chê bai, trách mắng khi bé hư. Bạn nên tránh những từ như: “Con thì làm được gì, làm đâu hỏng đấy”. Nói như vậy, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự ti và không muốn tiếp tục cố gắng nữa. Lặp lại các thói quen Các thói quen tốt trong đời sống nên lặp lại hàng ngày để bé ghi nhớ tốt, theo trình tự rõ ràng. Cụ thể: bé phải rửa tay trước khi ăn, đánh răng
  5. buối sáng và buổi tối… Không nên vì bất cứ lý do nào mà “châm chước”, bỏ qua cho bé. Nếu bạn gieo cho bé thói quen tốt, chắc chắn bé sẽ gặt hái được nhiều hành vi tốt. Bước đầu, có thể chưa quen, bạn nên ở bên cạnh khuyến khích, hướng dẫn bé. Sau này, bạn chỉ cần nhắc bé đến giờ đánh răng, đi ngủ và để bé tự thực hiện, bạn chỉ cẩn để ý và kiểm tra kết quả như bé đánh răng đã sạch chưa là đủ… Phương Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0