intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ROCÉPHINE (Kỳ 2)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

PHỔ KHÁNG KHUẨN Ceftriaxone là một céphalosporine bán tổng hợp dạng tiêm, có phổ kháng khuẩn rất rộng, có tác dụng diệt khuẩn do ngăn cản sự tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn : ceftriaxone rất bền vững với beta lactamase, kể cả pénicillinase và céphalosporinase. Ceftriaxone có tác dụng trên hầu hết các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. - Loài vi khuẩn nhạy cảm cố định : Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Gonococcus, Meningococcus, Proteus mirabilis, Streptococus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Colibacillus, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicilline, Salmonella, Shigella, Proteus indole dương tính, Citrobacter, Vibrio,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ROCÉPHINE (Kỳ 2)

  1. ROCÉPHINE (Kỳ 2) PHỔ KHÁNG KHUẨN Ceftriaxone là một céphalosporine bán tổng hợp dạng tiêm, có phổ kháng khuẩn rất rộng, có tác dụng diệt khuẩn do ngăn cản sự tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn : ceftriaxone rất bền vững với beta lactamase, kể cả pénicillinase và céphalosporinase. Ceftriaxone có tác dụng trên hầu hết các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. - Loài vi khuẩn nhạy cảm cố định : Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Gonococcus, Meningococcus, Proteus mirabilis, Streptococus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Colibacillus, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicilline, Salmonella, Shigella, Proteus indole dương tính, Citrobacter, Vibrio, Enterobacter aerogenes, Enterobacter cloacae, Peptococcus, Peptostreptococcus, Brucella, Yersinia pestis.
  2. - Loài vi khuẩn không cố định : Staphylococcus epidermis, Bactoroides fragilis, Clostridium perfringens, Pseudomonas aeruginosa, Chlamydia trachomatis. - Loài đề kháng : Streptococcus faecalis, Acinetobacter, Staphylococcus aureus kháng methicilline, Listeria monocytogenes. DƯỢC ĐỘNG HỌC Đặc điểm của ceftriaxone là thời gian bán hủy dài khoảng 8 giờ ở người lành mạnh. AUC (diện tích dưới đường cong) sau khi tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp giống nhau. Điều này có nghĩa là độ khả dụng sinh học của ceftriaxone tiêm bắp là 100%. Khi tiêm tĩnh mạch ceftriaxone khuếch tán nhanh chóng vào dịch gian bào và tính diệt khuẩn tại nơi này kéo dài trong suốt 24 giờ. - Thải trừ : Thời gian bán hủy ở người lớn lành mạnh khoảng 8 giờ. Ở trẻ sơ sinh dưới 8 ngày tuổi và người già trên 75 tuổi, thời gian bán hủy tăng gấp đôi. Ở người lớn, khoảng 50-60% ceftriaxone được đào thải qua thận dưới dạng không chuyển hóa ; 40 - 50% còn lại đào thải qua mật và bị vi khuẩn đường ruột biến đổi thành dạng không tác dụng. Ở trẻ sơ sinh, 70% ceftriaxone được đào thải qua thận. Ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thận hay gan, dược động học ceftriaxone chỉ bị ảnh hưởng rất ít và thời gian bán hủy tăng ít. Nếu suy giảm chức
  3. năng thận, việc đào thải qua mật tăng lên, ngược lại, nếu suy giảm chức năng gan, việc đào thải qua thận sẽ tăng lên. - Gắn kết với protéine : Ceftriaxone được gắn kết thuận nghịch với albumine, sự gắn kết giảm khi nồng độ tăng. Thí dụ : Nồng độ thuốc trong huyết tương < 100 mg/l ; tỷ lệ gắn kết là 95%. Nồng độ thuốc trong huyết tương 300 mg/l ; tỷ lệ gắn kết là 85%. Do lượng albumine thấp, tỷ lệ ceftriaxone tự do trong dịch gian bào cao hơn ở trong huyết tương. Khuếch tán vào dịch não tủy : ceftriaxone khuếch tán tốt vào não đang bị viêm nhiễm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Độ khuếch tán vào dịch não tủy là 17% so với nồng độ trong huyết tương và như vậy cao gấp 4 lần ở não không nhiễm trùng. Nồng độ Rocéphine trong DNT sau 24 giờ > 1,4 mg/l khi tiêm tĩnh mạch với liều 50-100 mg/kg. Nồng độ Rocéphine trong DNT sau khi dùng liều 50 mg/kg thể trọng, sẽ cao hơn rất nhiều lần MIC của hầu hết vi khuẩn gây viêm màng não trong vòng 2 đến 24 giờ. CHỈ ĐỊNH
  4. 1/ Điều trị nội trú : Các nhiễm trùng nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với Rocéphine. Thí dụ : nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường mật và đường tiêu hóa), nhiễm trùng xương, khớp, da và mô mềm, nhiễm trùng vết thương. Dự phòng nhiễm trùng trước, trong và sau mổ. Nhiễm trùng ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Nhiễm trùng thận và đường tiểu. Nhiễm trùng hô hấp, nhất là viêm phổi và nhiễm trùng tai, mũi, họng. Nhiễm trùng đường sinh dục, kể cả bệnh lậu. 2/ Điều trị ngoại trú : Tiếp tục điều trị sau khi xuất viện. Các thể nặng nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đặc biệt ở người có nguy cơ (lớn tuổi, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, hút thuốc, suy hô hấp...), đáng chú ý là : Bệnh phổi do vi khuẩn Pneumococcus, thường dự đoán là trực khuẩn Gram âm.
  5. Cơn bộc phát của viêm phế quản mãn, thường do bội nhiễm. Nhiễm trùng đường tiểu nặng và/hoặc do các chủng kháng thuốc. Viêm đài bể thận cấp. Nhiễm trùng đường tiểu dưới, kèm hội chứng nhiễm khuẩn. Cơn bộc phát của viêm tuyến tiền liệt mạn tính. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Quá mẫn với céphalosporine. Không dùng dạng tiêm bắp có chứa lidocaine cho người mẫn cảm với lidocaine và trẻ dưới 30 tháng tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2