TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI TRONG HỘI CHỨNG THẬN HƯ<br />
Lê Văn An<br />
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế <br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rối loạn điện giải trong hội chứng thận hư (HCTH) là thường gặp và luôn ở <br />
mức rối loạn cao. Rối loạn nước và điện giải trong hội chứng thận hư ngày càng <br />
được hiểu rõ hơn và có thể gây nên nhiều biểu hiện phức tạp trong điều trị cũng như <br />
tham gia vào các biến chứng khác. Rối loạn nước và điện giải là hậu quả của mất <br />
protein qua nước tiểu, đồng thời vừa do rối loạn hệ thống nội tiết. Vì vậy, trong hội <br />
chứng thận hư tình trạng phù trên lâm sàng càng nhiều thì khả năng rối loạn điện <br />
giải càng cao.<br />
Song việc quan tâm đến tình trạng rối loạn điện giải trong điều trị hội chứng <br />
thận hư chưa được đề cập nhiều, trong khi đó, vấn đề rối loạn là ngày càng được <br />
khẳng định rõ ràng. Xuất phát từ vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề <br />
tài này nhằm mục đích:<br />
Tìm hiểu sự thay đổi điện giải và mối liên quan giữa rối loạn điện giải và các <br />
biểu hiện lâm sàng ở hội chứng thận hư. <br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng:<br />
Chúng tôi chọn ngẫu nhiên những bệnh nhân HCTH, nhập viện tại khoa nội <br />
thận từ tháng 2/1999 đến tháng 2 năm 2001. Tuổi từ 16 trở lên được chẩn đoán <br />
HCTH dựa theo tiêu chuẩn của Đặng Văn Chung [1]. <br />
Tiêu chuẩn loại trừ: loại bỏ những bệnh nhân HCTH có kèm theo một trong <br />
các bệnh như: rối loạn nội: suy giáp, đái đường...; suy thận; suy gan; sử dụng hormon <br />
ngừa thai và các trường hợp sử dụng prednisolon hay thuốc ức chế miễn dịch trước <br />
khi vào viện.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Theo phương pháp mô tả và thực nghiệm, chúng tôi tiến hành như sau:<br />
Lập hồ sơ theo dõi và thăm khám có chủ định ngay từ đầu với tất cả những <br />
bệnh nhân được chọn.<br />
Đo trọng lượng cơ thể trên cùng một loại cân. <br />
Tính thể tích nước tiểu trong ngày, đơn vị tính là ml. <br />
Định lượng protid máu theo phương pháp Biuret.<br />
Xét nghiệm điện giải đồ theo phương pháp điện cực chọn lọc.<br />
<br />
-5<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Với cách chọn bệnh như trên nghiên cứu của chúng tôi gồm:<br />
40 bệnh nhân: 25 nam và 15 nữ, <br />
Tuổi trung bình 27,13 9,5 tuổi nhỏ nhất là16, lớn nhất là 65, <br />
Nam giới thường gặp nhiều hơn nữ giới, tỷ lệ 2:1.<br />
3.1. Cân nặng.<br />
Bảng 1: Kết quả cân nặng của nhóm nghiên cứu<br />
Tăng cân (kg) 10<br />
Số lượng 10 25 5<br />
tỷ lệ % 25 62,5 12,5<br />
Tăng 5 10 kg có 25 bệnh nhân chiếm 62,5% (p