TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
9. Kroon BK, Horenblas S, Nieweg OE.<br />
(2005). Contemporary management of penile<br />
<br />
squamous cell carcinoma, Journal of surgical<br />
oncology, 89, 43 - 50.<br />
<br />
Summary<br />
THE USE OF MOHS MICROGRAPHIC, RADICAL SURGERY FOR<br />
PENILE SQUAMOUS CELL CARCINOMA<br />
The objective of this study was to assess the results of Mohs micrographic and radical surgery<br />
for penile squamous cell carcinomas. Methods: 55 penile squamous cell carcinoma patients<br />
whose tumors included 2(3.6%) Tis, 13(23.6%) T1, 31(56.4%) T2, 7(12.7%) T3, 2(3.6%) T4 underwent the Mohs Micrographic, Radical Surgical procedure. Results: There was no recurrent penile<br />
squamous cell carcinoma observed after ... months of postoperation. Three patients died of<br />
visceral metastasis, another patient died of multiple organ failure. 65.5% of patients urinated<br />
normally, 34.5% of patients had difficulty in urinating. 25.5% of patients could make sexual<br />
intercourse as usual, 29.1% of patients had some difficulty in performing sexual intercourse,<br />
36.4% of patients experienced completed impotent, 9.1% of patients lost their sex drive. In<br />
conclusions, Mohs micrographic surgery is a good method in removing penile squamous cell<br />
carcinoma but preserved the function of the penis in a majority of patients..<br />
Keywords: penile squamous cell carcinoma<br />
<br />
RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NHỮNG NGƯỜI SỬ DỤNG<br />
CHẤT DẠNG AMPHETAMINE ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ<br />
TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN<br />
Trần Thị Hồng Thu1, Trần Hữu Bình2<br />
1<br />
<br />
Bệnh viện Tâm thần Mai Hương, 2Trường Đại học Y Hà Nội<br />
<br />
Rối loạn tâm thần rất thường gặp ở những người sử dụng chất dạng amphetamine. Nghiên cứu nhằm<br />
mô tả đặc điểm lâm sàng các rối loạn tâm thần ở những người sử dụng chất dạng amphetamine điều trị nội<br />
trú tại Viện sức khoẻ Tâm thần - bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy bệnh nhân chủ yếu là nam giới<br />
(91%), nhóm tuổi sử dụng phổ biến là 20 – 29 (70,5%). Triệu chứng loạn thần chủ yếu là hoang tưởng<br />
(68,2%), trong đó hoang tưởng bị hại 90%, hoang tưởng bị theo dõi 83,3%. Ảo giác hay gặp nhất là ảo thanh<br />
(56,8%), ngoài ra còn có ảo thị (22,5%) và ảo xúc (5%). Tình trạng căng thẳng do hoang tưởng có thể dẫn<br />
tới kích động bạo lực bao gồm cả khuynh hướng giết người và tự sát.<br />
Từ khóa: rối loạn tâm thần, chất dạng amphetamine <br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chất dạng amphetamine (ATS) là một<br />
nhóm chất ma túy tổng hợp có tác dụng kích<br />
thích mạnh hệ thần kinh trung ương. Các chất<br />
phổ biến nhất của nhóm này là amphetamine,<br />
118<br />
<br />
methamphetamine và MDMA (ecstasy, thuốc<br />
lắc) [1].<br />
Loạn thần do sử dụng ATS là hậu quả tác<br />
động trực tiếp và kéo dài của ATS lên não.<br />
Loạn thần xuất hiện không những do nồng độ<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
ATS cao trong cơ thể mà ngay cả khi người<br />
bệnh đã ngừng sử dụng ATS [2]. Loạn thần<br />
do sử dụng ATS có thể liên quan với các hành<br />
vi bạo lực, đặc biệt là trong giai đoạn bị nhiễm<br />
độc, là yếu tố dẫn đến tình trạng gia tăng tội<br />
phạm hình sự, tăng nguy cơ tự sát hoặc tự<br />
gây thương tích, tăng tỷ lệ nhập viện [3].<br />
Hoang tưởng và ảo thanh là hai triệu chứng<br />
phổ biến nhất của loạn thần do sử dụng<br />
ATS [4].<br />
Tại viện Sức khỏe Tâm thần Bạch Mai các<br />
trường hợp rối loạn tâm thần do sử dụng ATS<br />
đến khám và điều trị ngày càng tăng. Năm<br />
2010 chỉ có 26/306 số lượt người bệnh vào<br />
điều trị rối loạn tâm thần do ma túy có sử dụng<br />
ATS (chiếm 8,5%); năm 2011, tỷ lệ này là<br />
59/348 (chiếm 17%). Để làm sáng tỏ đặc điểm<br />
lâm sàng các rối loạn tâm thần do sử dụng<br />
ATS, đề tài “Đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm<br />
thần ở những người sử dụng ATS điều trị nội<br />
trú tại viện Sức khỏe tâm thần được thực hiện<br />
với mục tiêu:<br />
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm<br />
thần ở những người sử dụng ATS điều trị nội<br />
trú tại Viện sức khoẻ Tâm thần bệnh viện<br />
Bạch Mai.<br />
2. Nhận xét kết quả điều trị những bệnh<br />
nhân trên.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 44 bệnh<br />
nhân được chẩn đoán xác đinh là rối loạn<br />
tâm thần liên quan sử dụng các chất dạng<br />
amphetamine theo ICD - 10 [5], điều trị nội trú<br />
tại viện Sức khỏe Tâm thần, bệnh viện Bạch<br />
Địa chỉ liên hệ: Trần Thị Hồng Thu, bệnh viên Tâm thần<br />
Mai Hương<br />
Email: drthu91@yahoo.com<br />
Ngày nhận: 06/01/2013<br />
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
Mai từ tháng 8/2011 đến tháng 8/2012.<br />
2. Phương pháp<br />
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả<br />
cắt ngang.<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả bệnh nhân<br />
điều trị nội trú tại viện Sức khỏe Tâm thần<br />
Bạch Mai, được chẩn đoán xác đinh là rối loạn<br />
tâm thần liên quan sử dụng các chất dạng<br />
amphetamine theo ICD - 10.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân sử dụng<br />
chất ma túy (heroin, ATS) trong thời gian điều<br />
trị. Bệnh nhân có tổn thương thực tổn não, có<br />
tiền sử mắc bệnh tâm thần trước khi sử dụng<br />
các chất dạng amphetamine, đang mắc các<br />
bệnh cơ thể nặng: tim mạch, suy gan, suy<br />
thận, tâm phế mạn, bệnh cấp tính, nhiễm HIV/<br />
AIDS, phụ nữ có thai.<br />
3. Phương pháp thu thập thông tin<br />
+ Công cụ nghiên cứu: Bệnh án nghiên<br />
cứu chuyên biệt dùng để nghiên cứu đặc điểm<br />
triệu chứng loạn thần. Bộ câu hỏi dành cho<br />
bệnh nhân và cho người nhà bệnh nhân.<br />
Thang đánh giá rối loạn tâm thần BPRS của<br />
Overall J.E., Gorham D.R. và cộng sự (1962,<br />
1988). Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tâm<br />
thần do sử dụng chất kích thích theo ICD - 10<br />
[5]. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai chất<br />
kích thích theo ICD - 10.<br />
+ Kỹ thuật thu thập thông tin: Phỏng vấn<br />
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Khám<br />
lâm sàng, xét nghiệm cơ bản. Làm trắc<br />
nghiệm đánh giá tiến triển các rối loạn tâm<br />
thần theo thang BPRS, đồng thời đánh giá<br />
hiệu quả điều trị theo mức độ thuyên giảm<br />
triệu chứng lâm sàng theo thang CGI.<br />
- Các chỉ số, biến số nghiên cứu: Các chỉ<br />
số độc lập (tuổi, nghề nghiệp, học vấn...). Thời<br />
gian sử dụng ATS, địa điểm sử dụng ATS. Chỉ<br />
số về các triệu chứng rối loạn tâm thần do<br />
119<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
ATS. Chỉ số về triệu chứng hoang tưởng, ảo<br />
giác theo từng ngày điều trị.<br />
- Xử lý số liệu: phương pháp thống kê y<br />
học, ứng dụng phần mềm SPSS 16.0.<br />
4. Đạo đức nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu theo phương pháp mô<br />
tả. Mọi chỉ định trong các liệu pháp điều trị<br />
hoàn toàn do các bác sĩ quyết định theo tình<br />
trạng bệnh nhân.<br />
Đối tượng nghiên cứu và người nhà đã<br />
được thông báo về mục đích của nghiên cứu,<br />
tự nguyện tham gia và không được sử dụng<br />
bất cứ dịch vụ bất hợp pháp nào trong quá trình<br />
nghiên cứu (heroin, chất gây nghiện khác).<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
<br />
Nghiên cứu 44 bệnh nhân sử dụng ATS<br />
điều trị nội trú tại viện Sức khỏe Tâm thần:<br />
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 25,7 ±<br />
5,3. Tỷ lệ nam (84%) gặp nhiều hơn nữ<br />
(16%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Số<br />
bệnh nhân giảm dần theo với lứa tuổi. Học<br />
vấn trung học cơ sở và phổ thông trung học<br />
chiếm chủ yếu (25%; 64,6%). Thời gian sử<br />
dụng ATS trung bình 2,2 ± 0,3 năm, ít nhất 4<br />
tháng, dài nhất 7 năm. Tình trạng sử dụng từ<br />
hai loại ma túy trở lên cùng một lần hoặc các<br />
lần khác nhau tương đối phổ biến: 38,6% sử<br />
dụng với rượu, 20,5% sử dụng với heroin,<br />
15,9% cùng với cần sa, 13,6% với ketamin. Đa<br />
số là bệnh nhân nhập viện lần đầu 40/44 (91%).<br />
2. Đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
Đặc điểm chung của nghiên cứu<br />
<br />
2.1. Đặc điểm rối loạn tâm thần<br />
<br />
Bảng 1. Rối loạn hoạt động<br />
Rối loạn hoạt động<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
- Không<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
- Giảm hoạt động<br />
<br />
10<br />
<br />
22,7<br />
<br />
- Tăng hoạt động<br />
<br />
11<br />
<br />
25,0<br />
<br />
- Kích động<br />
<br />
22<br />
<br />
50,0<br />
<br />
- Chán ăn<br />
<br />
43<br />
<br />
97<br />
<br />
- Khó ngủ<br />
<br />
15<br />
<br />
34,1<br />
<br />
- Mất ngủ<br />
<br />
29<br />
<br />
65,9<br />
<br />
- Giảm ham muốn tình dục<br />
<br />
25<br />
<br />
56,8<br />
<br />
- Tăng ham muốn<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
Rối loạn hoạt động ý chí<br />
<br />
Rối loạn hoạt động bản năng<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy, người bệnh có tình trạng kích động (50%), tăng hoạt động (25%). Trong các<br />
rối loạn hoạt động bản năng, chán ăn chiếm tỷ lệ cao (97%), mất ngủ (65,9%), tăng ham muốn<br />
tình dục 2,3%.<br />
<br />
120<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Biểu đồ 1. Các triệu chứng dương tính theo thang BPRS<br />
Biểu đồ 1 cho thấy các triệu chứng dương tính ở bệnh nhân nghiên cứu biểu hiện rầm rộ, cấp<br />
tính. Các triệu chứng lời nói không thích hợp chiếm tỷ lệ cao (54,5%), ảo giác mức độ trung bình<br />
(25%), ảo giác mức độ nặng (47,8%), hoang tưởng bị theo dõi 43,2% ở mức độ trung bình và<br />
36,4% mức độ nặng. Tình trạng kích động đi kèm với hoang tưởng ảo giác làm cho bệnh cảnh<br />
lâm sàng càng thêm phức tạp, dễ liên quan đến vấn đề an ninh xã hội [6].<br />
<br />
34,2%<br />
29,5%<br />
<br />
29,5%<br />
<br />
29,5%<br />
<br />
25%<br />
<br />
29,5%<br />
Nhẹ, rất nhẹ<br />
<br />
25%<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
18,7%<br />
<br />
Nặng, rất nặng<br />
<br />
2,3%<br />
<br />
2,3%<br />
0<br />
Lười vệ sinh cá nhân Cảm xúc cùn mòn<br />
<br />
Thu rút cảm xúc<br />
<br />
Chậm chạp tâm thần <br />
vận động<br />
<br />
Biểu đồ 2. Các triệu chứng âm tính theo thang BPRS<br />
Trái ngược với mức độ nặng của triệu chứng dương tính, biểu đồ 2 cho thấy phần lớn các<br />
triệu chứng âm tính ở mức độ từ nhẹ, rất nhẹ (29,5 -– 34,2%) đến trung bình (18,7% - 25%), chỉ<br />
có 2,3% có chậm chạp tâm thần vận động và lười vệ sinh cá nhân mức độ nặng.<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
121<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
2.2. Đặc điểm hội chứng cai ATS<br />
Triệu chứng cai ATS<br />
95,5%<br />
79,5%<br />
<br />
77,3%<br />
<br />
61,4%<br />
<br />
34%<br />
<br />
4,5%<br />
Bồn <br />
chồn, cáu gắt<br />
<br />
Mệt mỏi<br />
<br />
Ngủ nhiều<br />
<br />
2,3%<br />
Thèm ăn<br />
<br />
Mất ngủ<br />
<br />
Ác mộng<br />
<br />
Trầm cảm<br />
<br />
Biểu đồ 3. Các triệu chứng cai ATS theo DSM - IV<br />
Biểu đồ 3 cho thấy triệu chứng cai cũng gặp hầu hết ở các bệnh nhân nhóm nghiên cứu, phổ<br />
biến là cáu gắt (77,7%), mệt mỏi (79,5%), mất ngủ (95,5%). Đặc biệt có tỷ lệ các biểu hiện trầm<br />
cảm khá cao (61,4%).<br />
Bảng 3. Tiến triển các hội chứng tâm thần chủ yếu trong quá trình điều trị<br />
Tên hội chứng và mức độ<br />
<br />
Khi vào viện<br />
<br />
Khi vào viện<br />
<br />
n1<br />
<br />
%<br />
<br />
n2<br />
<br />
- Nhẹ<br />
<br />
4<br />
<br />
9,1<br />
<br />
0<br />
<br />
- Vừa<br />
<br />
5<br />
<br />
11,4<br />
<br />
7<br />
<br />
- Nặng<br />
<br />
6<br />
<br />
13,6<br />
<br />
0<br />
<br />
- Nhẹ<br />
<br />
16<br />
<br />
36,4<br />
<br />
19<br />
<br />
43,2<br />
<br />
- Vừa<br />
<br />
21<br />
<br />
47,7<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
- Nặng<br />
<br />
5<br />
<br />
11,4<br />
<br />
0<br />
<br />
- Nhẹ<br />
<br />
3<br />
<br />
6,8<br />
<br />
5<br />
<br />
11,4<br />
<br />
- Vừa<br />
<br />
15<br />
<br />
34,1<br />
<br />
2<br />
<br />
4,5<br />
<br />
- Nặng<br />
<br />
9<br />
<br />
20,5<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
- Nhẹ<br />
<br />
11<br />
<br />
25,0<br />
<br />
6<br />
<br />
13,6<br />
<br />
- Vừa<br />
<br />
24<br />
<br />
54,5<br />
<br />
2,4,5<br />
<br />
- Nặng<br />
<br />
3<br />
<br />
6,8<br />
<br />
0<br />
<br />
p<br />
<br />
%<br />
<br />
Hội chứng trầm cảm<br />
<br />
15,9<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Hội chứng kích thích suy nhược<br />
0,05<br />
<br />
Hội chứng paranoid<br />
0,05<br />
<br />
Hội chứng cai<br />
<br />
122<br />
<br />
0,05<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />