intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rối nhiễu tâm trí - căn bệnh đang bị bỏ quên

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo tổ chức Y tế thế giới, rối nhiễu tâm trí đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật cho con người. Dự báo năm 2020 sẽ có khoảng 1/5 dân số thế giới mắc Trẻ cần tập thể dục và vui chơi nhiều hơn. chứng rối nhiễu tâm trí, trong đó chủ yếu là trẻ em, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ vị thành niên vì nó dẫn đến những hậu quả như nghiện hút, trộm cắp và nghiêm trọng hơn là tự tử…...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rối nhiễu tâm trí - căn bệnh đang bị bỏ quên

  1. Rối nhiễu tâm trí - căn bệnh đang bị bỏ quên Theo tổ chức Y tế thế giới, rối nhiễu tâm trí đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật cho con người. Dự báo năm 2020 sẽ có khoảng 1/5 dân số thế giới mắc Trẻ cần tập thể dục và vui chơi chứng rối nhiễu tâm trí, nhiều hơn. trong đó chủ yếu là trẻ em, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ vị thành niên vì nó dẫn đến những hậu quả như nghiện hút, trộm cắp và nghiêm trọng hơn là tự tử… Khó chẩn đoán bệnh
  2. Theo các chuyên gia y tế, rối nhiễu tâm trí (RNTT) ở trẻ thường không được phát hiện ở giai đoạn đầu vì không có triệu chứng cụ thể. Bệnh chỉ được phát hiện khi thấy trẻ có những biểu hiện mất tập trung, học tập sa sút, chán học. Nếu bệnh nặng hơn, trẻ có thể rơi vào trạng thái trầm cảm, hoảng hốt lo sợ không có căn nguyên cụ thể, xa lánh bạn bè, người thân, có ý nghĩ cực đoan như tự sát. Mặc dù nhận thức rất rõ về hậu quả của chứng RNTT và hành vi nhưng trước năm 2004 nước ta vẫn chưa có những nghiên cứu về RNTT và mô hình can thiệp, điều trị bệnh tâm thần ngay từ giai đoạn đầu. Giáo sư Phạm Song, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế lý giải: "Phòng chống lao, HIV/AIDS còn có tiêu chí xác định nhưng phòng chống RNTT và hành vi thì vô cùng khó khăn, mà khó khăn đầu tiên là chẩn đoán bệnh''. ông Nguyễn Trọng An, Phó vụ trưởng Vụ Trẻ em, Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em Việt Nam cho biết: Qua dự án theo dõi hơn 2.000 trẻ em (2001-2015) tại 5 tỉnh, thành Lào Cai, Hưng Yên, Đà Nẵng, Phú Yên và Bến Tre, chúng tôi thấy nổi lên vấn đề về sức khỏe
  3. tâm thần - RNTT trẻ em. Có 8-22% trẻ em tham gia dự án có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hiện tại, có một đối tượng trẻ em khó can thiệp hỗ trợ được là các cháu làm giúp việc gia đình. ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em đã làm rất quyết liệt tại các bãi đào đãi vàng, vùng khai thác than, khoáng sản... để hạn chế tình trạng sử dụng lao động trẻ em, nhưng với nhóm trẻ giúp việc gia đình thì rất khó khăn. TS. Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đạo tạo phát triển cộng đồng Hà Nội cho biết: hiện nay, người bị RNTT thường không được phát hiện kịp thời, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ đang mang thai hay trong thời gian sau đẻ. ở mức độ nhẹ, RNTT thể hiện ra dưới dạng các triệu chứng rất chung chung như nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, học tập sút kém, cáu giận vô cớ hoặc lo lắng quá mức. Giai đoạn này bệnh thường bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh thực thể khác hoặc bị bỏ qua. Không được phát hiện, vòng xoắn rối nhiễu nặng dần lên, các triệu chứng trên trở nên rõ rệt và thường xuyên hơn tác động rõ rệt đến sinh hoạt, học tập, làm việc... Nếu tiếp tục không
  4. được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, người bệnh có thể rơi vào trạng thái cô đơn, dần xa lánh bạn bè, người thân, hành động hủy hoại thân thể. Đến lúc ấy mới tìm đến bác sĩ tâm thần thì chẩn đoán đã quá rõ ràng nhưng điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều. Sàng lọc phát hiện để trị bệnh Được biết, hiện Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng Hà Nội đã áp dụng phương pháp chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong đó có phòng chống RNTT và hành vi ở trẻ em. Theo TS. Trần Tuấn, muốn chống RNTT thì phải phát hiện ra từ giai đoạn đầu. Hiện nay, Trung tâm đang nghiên cứu một số công cụ phát hiện sớm bệnh này. Việc điều trị bệnh tâm thần ngay từ giai đoạn đầu cũng cần phối hợp toàn diện 3 yếu tố: hoá trị liệu, tâm lý trị liệu và cải thiện môi trường xã hội phù hợp cho đối tượng điều trị. Trung tâm đang nghiên cứu tổng kết về hiệu quả và giá thành của bảng hỏi khoa học (SQD 25) để sớm đưa công cụ này vào hệ thống y tế học đường.
  5. Theo bác sĩ An, phương pháp giải quyết căn bệnh này ở trẻ là sàng lọc phát hiện. ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em, Bộ Y tế đã tổ chức kiểm tra, đánh giá bộ công cụ 25 câu hỏi. Đây là bộ công cụ đã được nghiên cứu và sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, hiện đã được sử dụng thử nghiệm ở VN tại các trường tiểu học, THCS và nhóm học sinh lớp 11 của bậc THPT. Nhận xét của các chuyên gia cho thấy đây là bộ công cụ nhạy, có thể phát hiện tình trạng RNTT ở trẻ. Sau khi phát hiện, các nhà chuyên môn sẽ xem nguyên nhân gây tình trạng rối nhiễu ở đâu, tổ chức can thiệp, tư vấn, tham vấn để loại bỏ nguồn gây bệnh. Ví dụ như trẻ bị bệnh do thường xuyên bị cha mẹ đánh mắng, sỉ nhục thì phải can thiệp về cách ứng xử với con của cha mẹ. Thầy cô giáo cũng phải được học về văn hóa học đường, không thể để tình tr
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2