intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đa nhân cách

Chia sẻ: Kljlkk Mlkjkjh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

172
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đa nhân cách .Đa nhân cách là sự thể hiện 2 hay nhiều nhân cách khác hẳn nhau trong cùng một người. Thế nào là đa nhân cách? Trong hệ thống phân loại DSM-IV đa nhân cách không được xếp vào nhóm rối loạn về nhân cách mà xếp vào nhóm I (rối loạn trí nhớ). Tuy nhiên, do đặc trưng của nó liên quan đến nhân cách con người nên có thể được xếp vào nhân cách lệch lạc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đa nhân cách

  1. Đa nhân cách
  2. Đa nhân cách là sự thể hiện 2 hay nhiều nhân cách khác hẳn nhau trong cùng một người. Thế nào là đa nhân cách? Trong hệ thống phân loại DSM-IV đa nhân cách không được xếp vào nhóm rối loạn về nhân cách mà xếp vào nhóm I (rối loạn trí nhớ). Tuy nhiên, do đặc trưng của nó liên quan đến nhân cách con người nên có thể được xếp vào nhân cách lệch lạc. Đa nhân cách là sự thể hiện 2 hay nhiều nhân cách khác hẳn nhau trong cùng một người. Mỗi một nhân cách ở đây có một bộ khung trí nhớ, hành vi, cách suy nghĩ, và cảm xúc riêng biệt. Vào một thời điểm nhất định, thì một nhân cách chiếm lĩnh ý thức và tương tác với môi trường. Thông thường, một nhân cách cơ sở sẽ xuất hiện thường xuyên hơn những nhân cách khác.
  3. Sự chuyển từ dạng nhân cách này sang nhân cách khác thường diễn ra bất ngờ, dưới ảnh hưởng của những sự kiện gây stress. Tuy vậy, thôi miên cũng có thể đem lại sự chuyển này. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 97% số bệnh nhân đa nhân cách bị lạm dụng thể xác (thường là tình dục) từ thưở ấu thơ (Ross, 1991; 1990; 1986; Dell và Eisenhower, 1990). Lý giải nguyên nhân bệnh đa nhân cách Quan điểm phân tâm cho rằng bệnh đa nhân cách xuất hiện là do sự có mặt của một cơ chế tâm lý cơ bản nhất - sự dồn nén thái quá: con người thoát khỏi sự lo hãi bằng cách ngăn cản sự nhớ lại những kỷ niệm, suy nghĩ hay kích thích buồn từ trong vô thức. Mọi người đều sử dụng cơ chế dồn nén ở một mức độ nhất định nhưng những người bị bệnh đa nhân cách lại dồn nén ký ức của họ mãnh liệt một cách thái quá đến mức huỷ hoại một số những chức năng tâm lý bình thường. Ở những người bị bệnh đa nhân cách sự dồn nén diễn ra trong suốt một quãng đời. Các nhà phân tâm cho rằng kiểu ứng phó này của họ xuất phát từ việc trải nghiệm
  4. sự đau khổ quá mức từ thưở thơ ấu, thường là do sự lạm dụng của cha mẹ. Những đứa trẻ này trở nên sợ hãi trước một thế giới nguy hiểm, vì thế chúng dựng lên và sống trong những biểu tượng mà ở đó chúng được hoá thân thành những người hoàn toàn khác, những người trông có vẻ an toàn hơn. Sự hoá thân này mạnh mẽ hơn sự mơ tưởng vì chúng đã hành động thực sự như những người mà chúng hoá thân vào. Những đứa trẻ bị lạm dụng cũng trở nên sợ những tác nhân kích thích mà chúng tin rằng những cái đó sẽ làm chúng liên tưởng đến sự trừng phạt thái quá. Họ đấu tranh để là những người "tốt", "có ích" và dồn nén trước những tác nhân mà họ coi là "xấu", là "nguy hiểm". Khi những tác nhân "xấu" phá vỡ suy nghĩ của họ thì ngay lập tức những đứa trẻ này cảm thấy ranh giới của sự từ bỏ và phủ nhận chính mình và khi đó chúng chuyển một cách vô thức tất cả những suy nghĩ, những tình cảm vốn không được chúng chấp nhận trước kia vào một nhân cách khác. Trong tình huống này, nhân cách cơ bản của họ bị che đậy đi và những tiểu nhân cách khác được tô màu thêm. Quan điểm hành vi tin rằng đa nhân cách là một kiểu phản ứng đáp lại mà điều kiện hoá chức năng (operant conditioning) đòi hỏi. Những người trải qua sự kiện kinh khủng có thể tìm thấy sự khuây khoả tạm thời sau đó khi tinh thần của họ trôi dạt vào những đối tượng khác. Với một số người, sự quên lãng tạm thời này đã làm
  5. giảm được nỗi lo hãi và vì thế càng làm tăng sự quên lãng tương tự trong tương lai. Tóm lại, những hành động lãng quên của họ đã được củng cố và họ thấy rằng sự lãng quên này giúp họ tránh được nỗi lo hãi. Trị liệu bệnh đa nhân cách Những người bị bệnh đa nhân cách hiếm khi lấy lại được bản thân một cách tự phát. Họ phải trải qua thời gian trị liệu thì mới có thể thay đổi được tình hình. Các nhà trị liệu giúp họ bằng cách: - Giúp họ nhận ra tình trạng rối loạn của mình một cách đầy đủ nhất: phương pháp thôi miên hoặc phương pháp quay video về bộ mặt của những nhân cách khác trong con người họ, sau đó cho họ xem lại thường được sử dụng trong giai đoạn điều trị này. - Tìm ra những kẽ hở trong trí nhớ của họ: giúp bệnh nhân tìm lại được những mẩu trí nhớ đã mất về quá khứ. Thông thường phương pháp phân tâm được sử dụng tương đối có hiệu quả.
  6. - Thống thất các tiểu nhân cách thành một nhân cách: nhiều cách tiếp cận được áp dụng trong giai đoạn này như phân tâm, nhận thức, và cả dùng thuốc nữa. Sau khi đã thống nhất xong thì quá trình trị liệu vẫn tiếp tục để cung cấp cho bệnh nhân những kỹ năng xã hội và cách ứng phó để có thể vượt qua sự lẫn lộn tương tự.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2