RỒNG TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM<br />
Nguyễn Ngọc Thơ<br />
(Đã đăng trên Đặc san Khoa học Xã hội số 42, tháng 1 năm 2012)<br />
<br />
Rồng là một biểu tượng văn hóa có độ phổ biến vào loại cao nhất thế giới. Xét theo<br />
hình thức cấu tạo, rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loài vật khác nhau, song luôn có<br />
hình dáng gần nhất với một loài vật chính. Dân gian phương Đông dùng thuyết “tam<br />
đình cửu tự” (thân 3 khúc: đầu, thân, đuôi, kết hợp từ 9 nét khác nhau của 9 loài vật có<br />
thật gồm “cửu tự” là chín nét giống, gồm: sừng giống nai, đầu giống đà, mắt giống thỏ,<br />
thân giống rắn, bụng giống trai, vảy giống cá, ngón chân giống chim, chân giống hổ, tai<br />
giống bò) để nói lên đặc trưng tổng hợp ấy, và để lý giải vị trí bá chủ vạn vật của rồng.<br />
1. Nguồn gốc Bách Việt của rồng<br />
Nghiên cứu cho thấy rồng Đông Á mang nguồn gốc Bách Việt cổ (cộng đồng cư dân cổ<br />
thuộc ngữ hệ Austro-asiatic cư trú từ hạ lưu Dương Tử đến Bắc Đông Dương, trong đó có<br />
tổ tiên Lạc Việt) trên cơ sở của sự kết hợp rắn, cá sấu và nhiều loại vật khác. Rồng mang<br />
một số đặc trưng quan trọng liên quan đến văn hóa Bách Việt như (1) nguyên mẫu chính từ<br />
rắn hoặc cá sấu, tức các loài động vật phổ biến của phương Nam(1), (2) tính cách thích<br />
nước và sinh sống ở môi trường sông nước; và (3) rồng là sản phẩm tổng hợp của tư duy<br />
âm dương phương Nam. Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn (2000), tên gọi Rồng<br />
vốn xuất hiện trong tiếng Việt và một số ngôn ngữ thuộc tiểu chi Proto Việt-Chứt; từ Thìn<br />
trong thập nhị địa chi là tên gọi do người Hán vay mượn từ ngôn ngữ Bách Việt cổ. Người<br />
Bách Việt, mà cụ thể là Lạc Việt, với truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, tự xem mình<br />
là “con Rồng cháu Tiên”.<br />
Nhiều nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng đồng nhất quan điểm này. Tác giả Văn Nhất Đa<br />
trong chuyên khảo “Đoan ngọ khảo” (1993) gắn nguồn gốc xuất hiện của rồng với tết Đoan<br />
ngọ và tục đua thuyền rồng của cư dân Ngô Việt vùng hạ lưu Dương Tử. Ngày nay, các<br />
vùng đất Nam Trung Hoa, Việt Nam, Đài Loan, Okinawa vẫn còn tục đua thuyền rồng<br />
trong các dịp đón năm mới, tết Đoan ngọ hay lễ hội truyền thống (Trịnh Tiểu Lô 1997).<br />
Tác giả Trung Hoa Nghê Nông Thủy (2010) chứng minh nguồn gốc Bách Việt của tết<br />
Đoan ngọ cùng tục đua thuyền rồng, sau được người Trung Hoa tiếp nhận và gắn thêm<br />
chức năng cứu Khuất Nguyên để giáo dục cội nguồn.<br />
Nhà dân tộc học người Nga D.V. Deopik (1993) từng viết “Rồng là con vật đặc thù<br />
chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó đã đi vào văn hóa Trung Hoa”. Còn<br />
<br />
1<br />
<br />
Rồng có các nguyên mẫu chính gồm rắn, cá sấu, cá, lợn, trâu, ngựa, hổ, chó, tia chớp, cây tùng, sinh thực khí nam<br />
(xem Nguyễn Ngọc Thơ 2007: “Về vấn đề nguyên mẫu của Rồng Trung Hoa”, Tập san KHXH&NV)<br />
<br />
1<br />
<br />
nhà Việt Nam học người Nga N. I. Niculin cũng nhận xét: “Trong văn hoá truyền thống<br />
của người Việt, hình tượng con Rồng – một con vật tưởng tượng – trở thành biểu tượng<br />
quan trọng nhất... Chính người Việt từ ngàn xưa đã biết trồng lúa nước và đánh cá... Hoàn<br />
toàn có cơ sở để cho rằng hình tượng con rồng trong văn hoá Trung Hoa có nguồn gốc từ<br />
phương Nam, từ vùng Đông Nam Á, từ Việt Nam và các quốc gia láng giềng....” (2).<br />
Từ chiếc nôi Bách Việt, rồng lan truyền ra xung quanh, tại mỗi địa phương rồng khoác<br />
lên sắc thái văn hóa của riêng địa phương mình. Chính vì vậy, rồng đã trở nên đa dạng về<br />
chủng loại và hình dáng, tạo nên một “Gia tộc họ rồng” cực kỳ đa dạng về hình thức lẫn<br />
chức năng.<br />
2. Gia tộc họ rồng<br />
Lấy giới tính làm tiêu chí phân loại thì có hai loại rồng đực đuôi có hạt châu hoặc chỉ có<br />
chiếc đuôi đơn thuần và rồng cái đuôi phân nhánh thành hoa văn hoa cỏ.<br />
Thứ hai là tiêu chí nguyên mẫu. Rồng hình thành từ sự kết hợp đa loài, dù vậy vẫn có thể<br />
nhận diện loài vật đặc trưng nhất. Tiêu biểu có rồng rắn, rồng cá sấu, rồng cá, rồng ngựa,<br />
rồng hổ, rồng chó, rồng chim, rồng thuồng luồng (giao long), rồng kỳ đà, rồng cáo…<br />
<br />
Rồng rắn<br />
<br />
Rồng cá<br />
<br />
Rồng ngựa<br />
<br />
Rồng cá sấu<br />
<br />
2<br />
<br />
Xem Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Ngọc Thơ: “Nguồn gốc con rồng nhìn từ văn hóa học”, Tập san KHXH&NV, 2011<br />
<br />
2<br />
<br />
Rồng hổ<br />
<br />
Rồng chó<br />
<br />
Rồng chim<br />
<br />
Giao long<br />
<br />
Rồng cáo<br />
<br />
Rồng thằn lằn<br />
<br />
Rồng kì nhông<br />
<br />
Rồng thú 2<br />
<br />
Rồng kỳ đà<br />
<br />
Rồng lợn<br />
<br />
Rồng thú 3<br />
3<br />
<br />
Còn nếu dựa vào tứ chi của rồng để phân thì có các loại rồng 5 móng, 4 móng, 3 móng;<br />
không chân và rồng có tứ chi là hoa văn cây cỏ. Rồng 5 móng là loại rồng chuẩn, từ đầu<br />
Công nguyên trở đi đã trở thành biểu tượng của vua chúa, thường xuyên bị hoàng gia lũng<br />
đoạn, dân gian bị cấm dùng. Quan lại chỉ được phép dùng rồng 4 móng, có thời kì bị bắt<br />
buộc dùng hình mãng xà (như thời Minh ở Trung Quốc). Rồng không chân thường được<br />
hiểu là thuồng luồng, xuất hiện nhiều trong truyền thuyết dân gian. Rồng có tứ chi phát<br />
triển thành hoa văn hoa cỏ thường được dùng nhiều trong nghệ thuật trang trí kiến trúc hay<br />
hội họa truyền thống.<br />
- Trong truyền thuyết phương Đông, rồng có chín con với hình dáng và sở thích hoàn<br />
toàn khác nhau, bao gồm bị hí, xi vẫn, bồ lao, bệ ngạn, thao thiết, công phúc, nhai xế, toan<br />
ngê, tiêu đồ; bên cạnh là một số linh vật họ rồng khác nữa như tù ngưu, phụ hý, trào phong,<br />
tỳ hưu, hải trãi v.v.3.<br />
<br />
Hình 1: bị hí<br />
<br />
Hình 2: li vẫn<br />
<br />
Hình 3: Bồ lao<br />
<br />
Hình 4: Bệ ngạn<br />
<br />
Hình 5: Thao thiết trên dụng cụ<br />
<br />
Hình 6: Công phúc<br />
<br />
3<br />
<br />
Nguyễn Ngọc Thơ 2003: Rồng Trung Hoa, Luận văn thạc sỹ Văn hóa học hoặc tuoitre.com.vn.<br />
<br />
4<br />
<br />
đồ đồng<br />
<br />
Hình 7: nhai xế<br />
<br />
Hình 8: Toan nghê<br />
<br />
Hình 9: Tiêu đồ<br />
<br />
Hình 1.45: tù ngưu<br />
<br />
hình 1.46: trào phong<br />
<br />
Hình 1.47: phụ hí<br />
<br />
3. Rồng qua các thời kỳ<br />
<br />
Con rồng đã từng là một tô tem trong tín ngưỡng sơ khai của người Việt Nam. Dân Việt<br />
cổ có tục xăm mình, phổ biến trong số ấy là họa tiết rồng (giao long). Theo ghi chép trong<br />
Hoài Nam Tử và Sơn Hải Kinh, rồng được người Việt xưa xăm lên đùi để khi xuống nước<br />
“tránh bị giao long làm hại”. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục<br />
xăm mình. Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là linh vật đứng vào hàng bậc nhất<br />
trong tứ linh “long, lân, quy, phụng”. Hình tượng rồng thời đại Hùng Vương là một linh vật<br />
thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng, đặc biệt là trên trống đồng.<br />
<br />
5<br />
<br />