intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rửa tay ngừa vô số bệnh...

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

120
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để tránh các loại nhiễm trùng thường ngày, không phải là chọn dùng các kháng sinh mới nhất, mạnh nhất… mà là phòng tránh không để nhiễm trùng. Bàn tay làm nên tất cả, nhưng cũng chính vì thế mà bàn tay luôn tiếp xúc với mọi vật, kể cả vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng và chất độc… Ai cũng biết rửa tay mỗi khi tay bị vấy bẩn, nhưng thường đó chỉ là những sự vấy bẩn thấy được; còn những sự vấy bẩn không thấy được như vi khuẩn, siêu vi, nấm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rửa tay ngừa vô số bệnh...

  1. Rửa tay ngừa vô số bệnh... Để tránh các loại nhiễm trùng thường ngày, không phải là chọn dùng các kháng sinh mới nhất, mạnh nhất… mà là phòng tránh không để nhiễm trùng. Bàn tay làm nên tất cả, nhưng cũng chính vì thế mà bàn tay luôn tiếp xúc với mọi vật, kể cả vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng và chất độc… Ai cũng biết rửa tay mỗi khi tay bị vấy bẩn, nhưng thường đó chỉ là những sự vấy bẩn thấy được; còn những sự vấy bẩn không thấy được như vi khuẩn, siêu vi, nấm mốc và trứng sán lãi rất nguy hiểm mà người ta lại bỏ qua! Các nhà y học nhấn mạnh: “Mười vật mang truyền mầm bệnh quan trọng nhất chính là mười
  2. ngón tay của bạn!” (The ten most important carriers of cross infection are your ten fingers!). Do đó, mọi lúc ta phải lưu ý rửa tay cho sạch. NHỮNG MẦM BỆNH CÓ THỂ LÂY TRUYỀN QUA TRUNG GIAN BÀN TAY Bình thường trên da ta luôn có vô số vi sinh vật (VSV) sống bám ở các nếp nhăn và các lỗ chân lông. Mỗi centimet vuông da có thể cưu mang hàng triệu VSV có lợi cho chúng ta. Chúng sống nhờ vào các chất bài tiết của da và chúng cũng biết tiết một số BS rửa tay trước khi khám chất có lợi cho da. Cũng có một số VSV mà bệnh. Khám xong phải rửa tay bình thường không gây hại cho da, nhưng trước khi khám người khác khi da bị tổn thương (trầy sướt, chảy máu) hoặc nhiễm vào môi trường khác thì chúng sẽ gây bệnh. Thí dụ như các Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus), Liên cầu khuẩn (Streptococcus)… nếu tay không được rửa sạch, các vi khuẩn này sẽ bội sinh và có thể nhiễm vào cơ thể khi ta sờ mó vào mũi, miệng, mắt… hoặc nhiễm vào người khác khi có va chạm, nhất là đối với trẻ con.
  3. Nguy hiểm nhất là những mầm bệnh trong phân người và phân, nước tiểu súc vật. Một gram phân người có thể chứa hàng triệu VSV gây bệnh các loại như vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn, phó thương hàn, E. coli, siêu vi khuẩn bại liệt, viêm gan, cúm, kể cả cúm A/H1N1, trứng sán xơ mít, sán lá gan, sán lá ruột, lãi đũa, lãi kim, giun móc, giun tóc, ký sinh trùng kiết lỵ và các vi khuẩn đường ruột khác… Nước tiểu cũng hàm chứa tất cả những vi trùng gây bệnh đường tiểu. Những người nội trợ, những người bán hàng rong, hàng quán mà sau khi đi tiêu tiểu không rửa tay thường lây nhiều bệnh cho thực khách. Một bãi phân chuột, nước tiểu chuột có thể chứa vài trăm ngàn đến cả triệu vi khuẩn bệnh xuất huyết vàng da và các vi trùng khác. Để chuột bọ sống trong nhà không những tay chân mình mẩy ta dính phải phân chuột, nước đái chuột mà còn dính phải những gì dơ bẩn nhất từ cống rãnh, cầu tiêu, hố rác mà chuột bọ lết qua rồi lết lại ở mọi nơi trong nhà. Đã thế mà còn không rửa tay nữa thì trong nhà sẽ hết người này đến người khác thay phiên nhau vào nhà thương… Khi bạn làm gà, làm cá… xong rồi không những phải rửa tay với xà bông mà còn phải rửa xà bông tất cả vật dụng nào bạn đã chạm đến, nhất là dao, thớt, rổ rá và đặc biệt là cái vòi nước hay vật dụng múc nước… Đơn giản hơn, khi tay bạn sờ vào cái nắm cửa, cái điện thoại… mà ai đó bị cảm cúm mới sờ vào là tay của bạn bị “vấy bẩn”!
  4. Móng tay là phụ bộ để bảo vệ các ngón tay, nhưng nếu ta không thường xuyên cắt sát các móng tay thì các kẽ móng tay là nơi ẩn náu của vi trùng và bụi bẩn rất khó rửa sạch. Ngoài việc nấm mốc và vi trùng sẽ phát triển, gây nấm móng, ăn đứt các móng tay, chúng còn có thể lây sang các vùng khác của cơ thể hoặc lây sang cơ thể khác. Nếu các bà các cô thích để móng tay dài thì phải lưu ý làm sạch các móng tay thường xuyên để khỏi bị nấm ăn sứt móng. Những người lao động bằng tay trong các lĩnh vực dễ bị nhiễm trùng: công nhân sở vệ sinh, y tế, nông nghiệp, buôn bán cá thịt… hoặc dễ truyền bệnh cho người khác như y dược, chế biến thực phẩm, nuôi dạy trẻ thì không được để móng tay dài. 2. Cọ lòng bàn tay này với 3. Cọ xát hai lòng bàn 1. Cọ xát hai lòng bàn tay lưng bàn tay kia và ngược tay với các ngón tay xen với nhau kẽ nhau lại
  5. 4. Đặt lưng các ngón tay 5. Bàn tay này nắm ngón 6. Chụm đầu các ngón nắm vào lòng bàn tay kia: cái bàn tay kia: vừa xoay tay này vào lòng bàn tay cọ xát. Đổi bên vừa cọ xát. Đổi bên kia: xoay cọ nhiều lần. Đổi bên CÁCH RỬA TAY Nước sạch (nước máy, nước giếng, nước mưa…) và xà bông là phương tiện ắt có và đủ để rửa sạch tay. Đây cũng là phương tiện cần thiết để làm giảm đi 80% những bệnh đường ruột, đường hô hấp và bệnh phụ khoa… Muốn rửa tay cho thật sạch, sau khi rửa qua với nước, thoa xà bông và kỳ cọ rửa tay (theo các hình, trang 3) rồi xả lại với thật nhiều nước. Tốt nhất là rửa tay dưới vòi nước máy. Rửa tay xong nên để tay tự khô trước gió quạt, hoặc nếu có lau khô thì phải lau với khăn giấy hoặc khăn vải thì khăn phải được giặt sạch mỗi ngày và phơi dưới nắng! Tóm lại, “nội quy” giữ gìn vệ sinh cho mình và cho mọi người chung quanh mình là: - Rửa tay sau khi làm bất cứ việc gì. - Rửa tay trước khi ăn. - Rửa tay trước khi cầm vào thức ăn ăn được.
  6. - Rửa tay trước khi chăm sóc ăn uống cho trẻ con. - Rửa tay trước khi sờ đến các phần có niêm mạc của cơ thể (miệng, mũi, mắt, tai và những chỗ kín của cơ thể)… - Rửa tay sau khi lao động. - Rửa tay sau khi đi tiêu, tiểu. - Rửa tay, chân trước khi đi ngủ… Mầm bệnh đường hô hấp, kể cả virus cúm văng tứ tung thế này! Do đó ngoài mang khẩu trang, kính mắt, còn phải rửa tay thường xuyên DS. PHAN BẢO AN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0