YOMEDIA
ADSENSE
Rừng Quốc gia Nam Cát Tiên
303
lượt xem 59
download
lượt xem 59
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đồng Nai có nhiều phong cảnh đẹp làm các bạn say đắm: khu du lịch bửu long, làng bưởi Tân Triều, thác Trị an, Rừng Quốc Gia Nam Cát Tiên.............mời các bạn đến thăm Đồng Nai để tận hưởng những giây phút yên bình của cuộc sống!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rừng Quốc gia Nam Cát Tiên
- Rừng Quốc gia Nam Cát Tiên Nam Cát Tiên là tên gọi một vùng đất nằm gọn trong đoạn uống khúc của sông Đồng Nai, tọa lạc ngay trên ranh giới của cả 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng. Khu rừng cấm Nam Cát Tiên là phần chót và cao nhất của huyện Tân Phú (Đồng Nai) có diện tích 36.000 ha, đại diện cho cả hệ thực vật và động vật Nam bộ. Khu rừng có cảnh thiên nhiên đa dạng: vừa có đồi vừa có bãi ven sông, vừa có các trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng chảy dốc. Vào mùa mưa các dòng suối hiền lành trở thành các dòng thác, nước đổ trắng xóa trên các triền đá lớn. Nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo ra những bãi cát vàng rộng như các bãi tắm tự nhiên. Tục truyền, nơi đây có nàng tiên thường xuống hạ giới để vui đ ùa và tận hưởng dòng nước trong mát, nên được gọi là "Nam Cát Tiên". Giữa dòng sông rộng lớn nổi lên các hòn đảo chạy dài theo con nước. Trên đảo, cây cổ thụ mọc xen với đám cỏ rộng có thể làm nơi cắm trại, đốt lửa đ êm lý tưởng. Dọc ven sông, theo lộ chính về phía tay trái là toàn bộ các kiểu rừng già, hỗn giao của các loại cây quí: gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ... Bên phải của con đường rừng là thác trời, một ghềnh thác kỳ thú nhất của Nam Cát Tiên. Tiếp tục băng rừng, qua các thung lũng sâu sẽ đến Bàu Sấu, nơi chứa nước rộng nhất, nằm ở khu tâm của rừng cấm Nam Cát Tiên. Lòng Bàu Sấu chứa nhiều loại cá, đặc biệt có cả cá sấu nước ngọt. Ven Bàu là nơi tập hợp của các loài chim lớn như công, trĩ, gà lôi, sến, giang, mòng két, le le, cù đen... Nam Cát Tiên không những có cảnh tham quan ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển tiếp của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Nam Cát Tiên có một dạng khí hậu độc đáo. Cùng với
- địa hình có nhiều sông suối bao bọc làm cho khu rừng già vừa được giư õnguyên vẹn vừa trở thành nơi qui tụ hầu hết các kiểu rừng đồng bằng Nam bộ. Đây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp. Rừng có nhiều cây cổ thụ như bằng lăng, gỗ đỏ; hơn 600 loài thực vật, hơn 100 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, hơn 60 loài hoa phong lan... Về động vật có 240 loài chim, có những loài chim quý hiếm như: trĩ lông đỏ, cò quắm xanh, tê giác một sừng, voi... Các nhà khảo cổ học mới phát hiện một đền thờ vật linh thuộc nền văn hóa Phù Nam trên đỉnh ngọn đồi A1 (xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) tại khu vực đầu nguồn sông Đồng Nai. Đó là khu đền thờ được xây gạch thô, bệ, khung diềm cửa, cột trụ bằng đá xanh granit chạm trổ hoa văn, các linga bằng vàng hoặc bằng càng bịt bạc, một linga Yoni cao 2,1m (6.3 ft), đường kính 0,7m (2.1 ft) bằng đá xanh mài bóng, lớn nhất Đông Nam Á cùng hơn một trăm miếng vàng có khắc họa hình ảnh sinh hoạt thời đó: các vũ nữ, chiến binh, voi, bò, hoa sen... Đây là công trình khảo cổ có giá trị văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng lớn để có thể xác định được sự tồn tại, nguồn gốc của một vương quốc đã bị lãng quên hơn 1.300 năm. Khu du lịch Bửu Long hồ Long Ẩn Cách trung tâm thành phố Biên Hòa 6 km (4 miles), khu du lịch Bửu Long được xây dựng quanh một hồ nước nhân tạo do khai thác đá, đó là hồ Long Ẩn. Hồ rộng hàng chục ha. Có thể nói hồ Long Ẩn là một bức tranh thu nhỏ của Vịnh Hạ Long. Vô số vách đá soi bóng trên mặt nước xanh tạo cho hồ vẻ đẹp hấp dẫn trong một cảnh sắc thiên nhiên mỹ lệ: núi cao, hồ rộng, hài hòa với các công trình kiến trúc nghệ thuật mang dấu ấn tôn giáo của nhiều thời đại.
- Đến Bửu Long, du khách sẽ lần lên ốc đảo cao 35 m (105 ft) nằm giữa lòng hồ, nơi quần tụ của hàng chục loài chim quí hiếm, du ngoạn trên mặt hồ bằng tàu thủy, tham quan con rồng đá phun nước khổng lồ, các tiểu cảnh nàng tiên cá, nhà rông... của công viên khủng long khánh thành từ tháng 2 năm 1995. Cạnh hồ là hai ngọn núi thấp, trên núi Bửu Long có ngôi chùa cổ Bửu Phong nổi tiếng nằm thấp thoáng sau cây bồ đề lớn; có hang đá Long Sơn Thạch Động hình dạng giống hàm ếch với nhiều nhũ đá rũ xuống đầy vẻ thuyền bí. Sau khi tham quan hồ, leo núi vãng cảnh chùa, vui thú với các trò chơi trên mặt nước, du khách còn có thể kết hợp về thăm làng bưởi Tân Triều nổi tiếng, tham quan nghề đục đá truyền thống mang dấu ấn nghệ thuật điêu khắc cuối thế kỷ 17 thuộc miền Lưỡng Quảng, Trung Hoa của một cộng đồng nhỏ người Hoa sống gần hồ. (Nguồn: Sách hướng dẫn du lịch Việt Nam) Thác Trị An Ở hạ lưu sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa 50 km (31 miles). Thác Trị An cao 8m (24 ft) rộng 30m (90 ft), có vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Các đảo nhỏ và các tảng đá lớn có hình thù đẹp mắt nằm rải rác giữa làn nước trong vắt chảy suốt ngày đ êm. Bên cạnh dòng thác là nhà máy thủy điện Trị An cung cấp điện cho các tỉnh miền Nam. (Nguồn: Sách hướng dẫn du lịch Việt Nam)
- Làng Gốm Ven Sông Đồng Nai Chạy dài khoảng 10 km (6 miles) ven sông Đồng Nai. Từ Biên Hòa đến cù lao Mỹ Quới, có nhiều làng mạc và các đảo nhỏ thuộc phường Tân Vạn, thành phố Đồng Nai. Hàng trăm lò gạch và gốm sứ, đặc biệt có nhiều xí nghiệp gốm sản xuất qui mô lớn như gốm DONA, xí nghiệp gốm lâu đời và giàu truyền thống với các sản phẩm dùng cho trang trí nội thất, đồ sành sứ, lọ cắm hoa, chậu trồng cây cảnh, đồ trang trí treo tường, tượng người, vật...được thế giới biết đến từ những năm 1920. Đến đây du khách còn có thể viếng thăm những vườn bưởi, những lò ép mía và nấu đường thủ công vừa tìm hiểu cuộc sống của cư dân trên cù lao. Làng Bưởi Tân Triều Cách Biên Hòa 25 km (16 miles). Đến đây dưới bóng mát của vườn cây, du khách có thể thưởng thức nhiều loại bưởi với những hương vị khác nhau. Làng bưởi Tân Triều rất thích hợp cho những buổi tham quan, pinic. Đến đây du khách được hưởng hương vị ngọt ngào, thanh tao của một loại trái cây miền nhiệt đới. Ngọt dịu và hơi chua là bưởi Thanh Trà, ngọt lịm là bưởi đường, ruột hồng và vị ngọt mát dịu là bưởi Xiêm... Thắng cảnh Đá Chồng Định Quán Khu danh thắng này cách thành phố Biên Hòa khoảng 50 km (31 miles). Từ ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) rẽ phải theo quốc lộ 20 hướng Đà Lạt, đến địa phận Định Quán du khách sẽ gặp một quần thể núi đá tạo dáng đẹp đẽ, kỳ
- lạ ven lộ. Đó là danh thắng Đá Chồng một cảnh đẹp nổi tiếng của tỉnh Đồng Nai và cũng là nơi khách nghiên cứu khảo cổ di chỉ văn hóa Óc Eo. Với ba hòn đá nằm chồng lên nhau khá chông chênh ở độ cao 36 m (108 ft) so với mặt đường, hòn Đá Chồng nằm sát quốc lộ 20 về hướng đông bắc như một tượng đ ài kỳ vĩ với gió sương. Hòn dưới cùng lớn gấp hai hòn nằm trên, hòn trên cùng thì nằm chìa ra phần nữa ngoài bên dưới như muốn đổ xuống bất kỳ lúc nào. Hình thù kỳ dị này đã làm ngạc nhiên biết bao du khách. Hòn Dìa nằm về phía tây bắc của quần thể Đá Chồng, là cụm núi có hình dạng rất độc đáo và đẹp mắt. Hòn Dìa có hình chữ nhật không đều, một đầu to, một đầu nhỏ nhưng lại nằm trên một tảng đá nhỏ hơn nhiều lần, ở độ cao 43 m (129 ft) so với mặt đất, cây cối mọc um tùm tạo nên những hang động đầy vẻ kỳ bí. Núi Đá Vôi còn gọi là núi Bạch Tượng, nằm về phía tây nam của khu thắng cảnh Đá Chồng, sau chùa Thiện Chơn 10 m (30 ft). Núi có hình 2 con voi lớn nằm cạnh nhau. Trên đỉnh hòn đá là Voi Đực có tượng Phật Thích Ca khổng lồ nhìn về hướng đông được xây và đặt vào đầu năm 1970. Dưới chân của Voi Đực có hang Bạch Hổ. Hòn đá kế bên gọi là Voi Cái. Từ hang Bạch Hổ con người đã tạo nên một hành lang tam cấp uốn theo núi Đá Voi để du khách có thể lên đỉnh của đá Voi Đực và từ đây du khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra toàn cảnh của khu danh thắng, một cảnh quan thiên nhiên diễm lệ đa dạng đến tuyệt vời. Đan xen giữa những hòn núi đá là những thung lũng mênh mông thăm thẳm xanh mượt, lấp loáng những hồ nước và cả những dòng suối uốn lượn dưới chân đồi. Di tích mộ cổ Hàng Gòn Là một di tích văn hóa đã được xếp hạng, tiêu biểu cho văn hóa cổ đại xuất hiện cách đây khoảng 2.500 năm. Mộ cổ Hàng Gòn do ông Bouchot J. một kỹ sư cầu đường người Pháp phát hiện năm 1927 khi mở đường liên tỉnh số 2 nối Long Khánh và Bà Rịa. Mộ có kiến trúc gồm hai hàng trụ đá bao quanh một hầm mộ. Có 10 trụ đá cao từ 2.5–3m. Hầm mộ có dạng hình hộp kích thứơc 4.2 x 2.7m và cao 1.6m. Nét đặc biệt của ngôi mộ cổ là được ghép bởi những tấm đá hoa cương nặng hàng
- tấn, riêng nắp mộ ước tính khoảng 10 tấn. Có nhiều phiến đá lớn bằng phẳng, xếp cân đối, tinh vi, khoa học, biểu trưng cho nền văn minh của người xưa. Ngôi mộ này là một trong những di tích tiêu biểu cho loại hình “DolMen” ở Đông Nam Á. Từ năm 1992, mộ cổ Hàng Gòn được trùng tu và xây tường bảo vệ, lát gạch quanh hầm mộ để chống xói mòn và trồng nhiều cây cảnh xung quanh. Đây là ngôi mộ cổ nhất và quy mô nhất tại Việt Nam còn được bảo tồn đến ngày nay. Mộ cổ Hàng Gòn nằm ở xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh trên độ cao 250m về phía tây tỉnh lộ 2 (Long Khánh đi Bà Rịa), cách thành phố Biên Hòa 80 km. (Nguồn: Sách hướng dẫn du lịch Việt Nam) Thắng cảnh đình Phú Mỹ Đình Phú Mỹ tọa lạc trên đồi cây dầu cổ thụ, xưa thuộc thôn Phú Mỹ, tổng Thành Tuy, huyện Long Thành, phủ Phước Long, trấn Biên Hòa; nay là xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch). Đình Phú Mỹ được UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh theo Quyết định số 3525/QĐTC.UBND, ngày 10/10/2005. Đình được tạo dựng vào đầu thế kỷ thứ XIX. Ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ nằm ở gò cao ruộng ông Bồn, có quy mô và kiến trúc đơn giản, làm bằng vật liệu thô sơ sẵn có ở địa phương: gỗ, tre, lá... Trải qua những biến động lịch sử, ngôi miếu xuống cấp và được trùng tu, sửa nhiều lần. Năm 1820, ngôi miếu chuyển về hướng rừng già cất thành ngôi đình; Năm 1832, ngôi đình lại chuyển về đồi Cây Dầu. Năm 1998 đình Phú Mỹ được sửa chữa mái tiền, chánh điện và xây thêm một số bục bệ thờ. Đình có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam gồm: tiền đình, chánh điện và Nhà khách nối tiếp nhau. Vật liệu làm đình bằng gỗ căm xe, rất bền có tính năng chịu lực cao, là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo còn bảo lưu được những nét tiêu biểu về kiểu thức của ngôi đình làng Nam bộ.
- Theo phong tục đình Phú Mỹ thờ thành hoàng bổn cảnh vị thần bảo vệ, phù hộ cho làng xã; thờ tiền hiền, hậu hiền những vị có công khai phá, xây dựng và phát triển làng xã. Đình Phú Mỹ còn là nơi bí mật gặp gỡ, trao đổi công tác của cán bộ cách mạng ở hai xã Phú Hội, Phú Mỹ trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đặc biệt khi nghe tin Bác Hồ mất, nhân dân Phú Hội vô cùng thương tiếc đã rước vong linh Bác vào đình thờ phụng dưới hình thức ba bức hoành phi chữ Hán đúc rút từ kinh thi. Nội dung ca ngợi công đức của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc: Hồ nhiên nhi thiên Chí vọng thâm ân Minh hoài hậu đức. Ba từ đầu của ba bức hoành phi ghép lại thành tên Hồ Chí Minh. Đó là trí tuệ sáng tạo độc đáo và khéo léo đến tuyệt vời của người dân nơi đây. Sau ngày miền Nam giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Phú Hội đã rước ảnh Bác vào thờ trong đình và năm 2004 Bộ tư lệnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hiến cúng bức tượng Bác Hồ bằng đồng được đặt thờ trong Chánh điện. Hàng năm nhằm ngày 15, 16 tháng 11 (âm lịch), đình tổ chức cúng Thần và dâng hương tưởng nhớ công ơn Bác Hồ, có đông đảo nhân dân địa phương và các vùng lân cận về dự để gửi gấm những tâm tư, tình cảm, ước vọng của mình với Thần linh, với Bác Hồ kính yêu. Tháng 5/2006, di tích đình Phú Mỹ được tiến hành bảo quản, gia cố bằng nguồn kinh phí của tỉnh Đồng Nai, huyện Nhơn Trạch và xã Phú Hội.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn