intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rượu Bàu Đá và nhạc võ Tây Sơn

Chia sẻ: Ngô Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuân 1991, có lần đến nhà thơ Quách Tấn tại Bến Chợ – Nha Trang tôi có nghe tác giả.Nhà Tây Sơn nói về huyền thoại 99 ngọn núi của vùng Tây Sơn (bao gồm cả huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định và huyện An Khê, tỉnh Gia Lai). Tôi hỏi: những huyền thoại ấy, ông nghe từ đâu? Nhà thơ trả lời: từ dân gian. Quách Tấn sinh ra và lớn lên từ đất Tây Sơn (thời đó đã bị triều Nguyễn đổi tên là huyện Bình Khê), thuở lên mười, ông đã bắt đầu nghe kể chuyện Tây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rượu Bàu Đá và nhạc võ Tây Sơn

  1. Rượu Bàu Đá và nhạc võ Tây Sơn Xuân 1991, có lần đến nhà thơ Quách Tấn tại Bến Chợ – Nha Trang tôi có nghe tác giả.Nhà Tây Sơn nói về huyền thoại 99 ngọn núi của vùng Tây Sơn (bao gồm cả huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định và huyện An Khê, tỉnh Gia Lai). Tôi hỏi: những huyền thoại ấy, ông nghe từ đâu? Nhà thơ trả lời: từ dân gian. Quách Tấn sinh ra và lớn lên từ đất Tây Sơn (thời đó đã bị triều Nguyễn đổi tên là huyện Bình Khê), thuở lên mười, ông đã bắt đầu nghe kể chuyện Tây Sơn với vô số huyền thoại. Cũng phải thôi, kể từ năm 1802 sau khi tiêu diệt xong nhà Tây Sơn, triều Nguyễn đã tận diệt tất cả các di tích còn sót lại, kể cả đồng tiền Tây Sơn cũng bị nấu chảy. Cái còn lại của Tây Sơn nằm trong đáy lòng của người dân ở đây. Thị trấn Phú Phong – huyện lỵ Tây Sơn – nằm về phía tây cách thành phố Qui Nhơn gần 50 cây số. Một khoảng cách tròm trèm với cự ly marathon mà trước đây có một nhà báo đề nghị một cuộc đua marathon Qui Nhơn – Tây Sơn “về nguồn” hàng năm vào dịp xuân về. Thị trấn Phú Phong có con sông Côn chảy qua, “dòng sông xanh thẳm tự bao giờ” như một sợi chỉ xuyên qua các vùng đất lịch sử. Con sông chảy qua làng Kiên Mỹ (nơi sinh ra ba anh em Tây Sơn) xuống đến chợ An Thái. Đây là đoạn sông mà trước đây, Nguyễn Nhạc – anh cả của gia đình – có thời gian đi buôn trầu từ Thượng Đạo xuống vừa làm kế sinh nhai, vừa có cơ hội giao du với hào kiệt quanh vùng. Người ta gọi vùng đất này là “Tây Sơn tiềm long lục” (con rồng ẩn đất Tây Sơn).Quê hương ba vua là miền Trung du cửa ngõ của Tây Nguyên bao la, trên đường đi xuống vùng ven biển phì nhiêu. Ban đầu tổ tiên của nhà Tây Sơn thuộc ấp Tây Sơn Thượng Đạo (nay thuộc huyện An Khê – tỉnh Gia Lai). Đến đời Hồ Phi Phúc lấy vợ là Nguyễn Thị Đông chuyển về quê vợ ở làng Phú Lạc (Tây Sơn Hạ Đạo) nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Sau thời gian sống ở Phú Lạc, Hồ Phi Phúc chuyển sang làng Kiên Mỹ (cùng xã) rồi sinh ba anh em Tây Sơn ở đây. Thấy giáo Hiến vừa dạy văn
  2. vừa dạy võ cho anh em Tây Sơn đã từng nung chí khởi nghĩa cho học trò bằng các câu thơ: “Thượng du lắm kẻ anh hùng Các em về đó, vẫy vùng tốt hơn Nghĩa kỳ dựng tại Tây Sơn Tận trung báo quốc rửa hờn cho dân” Muốn thăm lại di tích Tây Sơn, du khách có thể đến thị trấn Phú Phong, qua một cây cầu nhỏ bắc ngang sông Côn. Trên nền nhà cũ của anh em Tây Sơn là bảo tàng Quang Trung được xây dựng từ năm 1979 trưng bày hàng trăm hiện vật thời Tây Sơn. Bên cạnh bảo tàng Quang Trung là ba di tích còn lại bởi lòng dân là Đình Kiên Mỹ, cây me, giếng nước. Theo dân ở đây, đó là những di tích còn lại của nhà Tây Sơn sau 205 năm. Dân ở đây có câu “Học chợ Đình, cột đình Kiên Mỹ”. Đình Kiên Mỹ nổi tiếng khắp vùng với những cột đình cao, to sau khi triều đại Tây Sơn suy tàn, dân làng ở đây góp sức góp
  3. của lập nên ngôi đình để bí mật thờ cúng ba vua Tây Sơn. Hàng năm, vào dịp rằm thàng mười một âm lịch, nhân dịp Tết cơm mới, dân làng chỉ dám mật cáo, chứ không dám đọc văn tế trong lễ cúng. Ba mẫu hai sào ruộng đất do gia đình Tây Sơn khai phá, về sau bị nhà Nguyễn sung công được dân làng cày cấy, thu hoạch dùng cho việc cúng tế ở đình. Trải qua bao thăng trầm, bom đạn chiến tranh vẫn không diệt được ngôi đình và ngày nay nó được tôn tạo đẹp hơn để vào dịp Tết Đống Đa hàng năm cả tỉnh mở hội ở đây vào mồng năm Tết. Bên cạnh đền Kiên Mỹ là cây me xum xuê tàn lá. Đây là cây cổ thụ có chu vi 4,5m, bóng rợp mát cả góc vườn, cạnh cây me là giếng nước nhỏ xây bằng đá ong, đường kính gần một mét, thành giếng chỉ cao 0,8m, do dân làng xây thêm sau này. Nước giếng trong vắt, vẫn còn dùng được. Ai đến thăm bảo tàng Quang Trung đều muốn ngồi lại nơi đây, dưới bóng mát của tàng me và soi mình trên mặt giếng. Đến bảo tàng Quang Trung, không thể quên cái thú xem biểu diễn võ Bình Định. Trước hết là dàn nhạc võ Tây Sơn 12 trống được biểu diễn bởi cô Nguyễn Thị Thuận – quê quán chính làng Kiên Mỹ – do cha mình (một nghệ sĩ giỏi nhạc cổ truyền) truyền dạy. “Mười hai trống xếp hàng hai Đôi tay vỗ nhịp đường dài hành quân”
  4. Cô Thuận đã dùng các bộ phận của tay từ nắm tay, cổ tay đến bàn tay, cùi chỏ cho những bài luyện: chỉnh tề, hùng dũng ở điệu “xuất quân”, khoan thai, êm đềm trong tẩu khúc “hành quân”, giục giã, gấp rút vào điệu “công thành”, phấn chấn, hò reo vào khúc chiến thắng “khải hoàn”. Đệm phụ cho chiến trận Quang Trung còn có kèn xô na, não bạc, sanh tiền, mõ. Ở trình độ cao hơn, người biểu diễn có thể đánh đến 17 trống một lần, dùng thêm cả hai gót chân. Khi trống trận dồn dập, trên sân cỏ diễn ra những màn múa võ, những pha song đấu vun vút. Những bài võ được biểu diễn chắt lọc từ 35 lò võ nổi tiếng của Bình Định. Một du khách người Pháp xem biểu diễn đã phát biểu: “Nếu tôi là nghĩa binh, nghe tiếng trống trận Quang Trung, tôi sẵn sàng xả thân”. Cuối cùng là chuyện ăn uống. Tây Sơn nổi tiếng với món chim mía Phú Phong. Đó là loại chim nhỏ như chim sẻ thường tập trung ở các ruộng mía bạt ngàn ở huyện Tây Sơn. Người đi săn có thể dùng lưới đánh chim mía bắt được hàng chục, có khi hàng trăm con.
  5. Bắt về, người ta vặt lông, mổ bụng nhồi vào đó gia vị: hành, ớt, lá chanh, muối tiêu… rồi xỏ que đem nướng. Những hàng chim vàng ruộm sắp lớp trên chiếc đĩa có lớp xà lách xanh trông rất ngon mắt. Nhưng, đừng quên dùng với một thứ rượu vốn nổi tiếng ở đây. Đó là rượu Bàu Đá. Rượu gạo được cất nước nhất từ các vùng giáp ranh giữa Tây Sơn và An Nhơn. Rượu trắng trong vắt, khi rót ra ly có sủi những bọt tăm như mắt cá. Nồng độ tới 600, uống tới đâu biết tới đó. Rượu mạnh nhưng bạn đừng lo, ngủ một đêm tới sáng, khoẻ ru, không nhức đầu. Nhấm một chút rượu Bàu Đá, khà một tiếng, nhai một miếng chim mía giòn rụm thật là hết ý. Bạn có thể mơ tưởng đến một xuân chiến thắng Đống Đa qua 2 câu thơ của Nguyễn Trọng Từ: “Trời xuân khí lạnh như dao cắt Gióxuân thổi máu đỏ chiến bào”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0