SẮC MÀU CUỘC SỐNG - Bức ảnh gia đình
lượt xem 13
download
SẮC MÀU CUỘC SỐNG Bức ảnh gia đình Trong nhiều năm qua, gia đình chúng tôi hay có một thói quen vừa xấu vừa tốt. Thói quen tốt là ở chỗ chúng tôi thường nhét phim vào máy ảnh, chụp bất kỳ kiểu gì chúng tôi thích. Nhưng xấu ở chỗ khi chụp hết cuộn phim, chúng tôi bỏ nó vào tủ chứ không đi rửa. Mấy hôm trước, Susan cầm vài cuộn đi rửa. Chẳng ai biết rửa sẽ ra những hình gì vì chụp cũng lâu rồi. Chúng tôi hồi hộp như chơi xổ số vậy. Trong những bức ảnh rửa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SẮC MÀU CUỘC SỐNG - Bức ảnh gia đình
- SẮC MÀU CUỘC SỐNG Bức ảnh gia đình Trong nhiều năm qua, gia đình chúng tôi hay có một thói quen vừa xấu vừa tốt. Thói quen tốt là ở chỗ chúng tôi thường nhét phim vào máy ảnh, chụp bất kỳ kiểu gì chúng tôi thích. Nhưng xấu ở chỗ khi chụp hết cuộn phim, chúng tôi bỏ nó vào tủ chứ không đi rửa. Mấy hôm trước, Susan cầm vài cuộn đi rửa. Chẳng ai biết rửa sẽ ra những hình gì vì chụp cũng lâu rồi. Chúng tôi hồi hộp như chơi xổ số vậy. Trong những bức ảnh rửa ra, rất nhiều ảnh, từ ảnh trong bếp đến bọn trẻ c on chơi ngoài sân. Nhưng tất cả những bức ảnh đều giống nhau ở chỗ: không ảnh nào có Susan. Tại sao? Susan luôn là người chụp ảnh. Khi xem những bức ảnh, tôi nhớ lại câu chuyện của anh bạn Dan kể tôi nghe năm ngoái. Dan làm việc ở một công ty lớn với hai chi nhánh ở hai đầu thành phố nên rất bận. Như bất kỳ một ông trưởng phòng nào khác, Dan có rất rất nhiều việc phải làm: Hai ngày phải họp một lần, phải làm thêm vào cuối tuần... Dan kể chuyện, có lần cô giáo của đứa con gái anh gửi giấy mời họp tới cho anh. Tất nhiên, anh quá bận và vợ anh lo mọi chuyện họp hành cho con cái. Nhưng cô giáo nói rằng cô muốn gặp anh, chứ không phải vợ anh. Do đó, Dan buộc phải thu xếp công việc, tới trường gặp cô. Cô giáo đưa cho Dan
- một bức vẽ: - Tôi muốn anh xem bức tranh con gái anh vẽ gia đình. Dan xem bức tranh rồi hỏi: - Thế tôi đâu? - Đó là lí do tôi mời anh đến đây - Cô giáo nói - Tôi đã hỏi con gái anh là bố cháu đâu. Cô bé nói anh chẳng bao giờ ở nhà, nên cô bé không vẽ anh trong bức tranh. Một cú đấm cũng không làm Dan đau như lúc ấy. Từ lúc đó, Dan đã thay đổi lịch làm việc của mình, quan tâm đến gia đình hơn để vừa là một doanh nhân giỏi, vừa là một người cha tốt. Còn bạn, bạn có ở trong bức ảnh của gia đình không? Hay bạn quá bận rộn hoặc thờ ơ? Cùng nhau vượt qua bão tố Một công ty nọ tổ chức thi tuyển nhân viên. Câu hỏi cuối cùng trong phần thi viết khiến hầu hết thí sinh ngạc nhiên. Câu hỏi như sau: Bạn đang lái xe hơi đi trong một đêm bão tố cấp 12. Xe bạn chạy qua một quãng đường vắng và bạn phát hiện thấy có 3 người đứng trên ven đường vẫy tay xin đi nhờ xe. Họ gồm một bà cụ đang bị bệnh nặng, một bác sĩ giỏi dư sức cứu tính mạng của bạn nếu bạn mắc bệnh hiểm nghèo, và người thứ ba là cô gái bạn yêu.
- Họ mong bạn cứu giúp họ, bạn rât muốn nhưng rất tiếc xe bạn chỉ có thể chở thêm được một người. Bạn sẽ chọn chở người nào? Hãy giải thích lý do của sự chọn lựa ấy. Tới đây, chắc bạn sẽ hiểu rằng đây là một câu hỏi đánh giá nhân cách của bạn bởi mỗi sự lựa chọn đều phản ánh quan điểm của bạn về sinh mạng con người. Bạn có thể đưa bà cụ lên xe. Mặc dù bà cụ có thể (và có lẽ là sẽ như thế) không đủ sức qua được cho tới khi bạn gặp một bệnh viện, nhưng dù sao thì cứu người vẫn là trên hết. Còn một tia hy vọng le lói vẫn phải làm. Nhưng đứng từ góc độ hơn thiệt, bạn sẽ chọn ông bác sĩ. Bạn cứu ông ta để ông ta cứu bạn - một hành động thiết thực có tính chất đầu tư cho tương lai. Việc chở bà cụ nói cho cùng chỉ để lương tâm của bạn khỏi bị cắn rứt. Có thể bạn sẽ tự vấn: Tại sao lại không chở ng ười yêu của bạn? Bà lão đã già, các bạn còn trẻ, tương lai ở phía trước. Bác sĩ giỏi trong thiên hạ cũng không phải là quá hiếm. Trong cuộc đời cơ hội gặp được người bạn đời như ý hầu như là duy nhất. Bỏ qua cơ hội cứu được người bạn yêu cũng có nghĩa là phần đời còn lại của bạn không chắc đã trôi qua trong hạnh phúc. Trong số hơn 200 ứng viên tham gia cuộc thi tuyển, chỉ có một người duy nhất có câu trả lời được ban giám khảo nhất trí lựa chọn, cho dù thí sinh này không đưa ra lời giải thích nào cho phương án của mình. Vậy thí sinh này đã trả lời ra sao? Phương án của thí sinh này là: “Đưa chìa khóa xe cho bác sĩ. Ông ta sẽ chở bà cụ tới bệnh viện. Tôi sẽ cùng người bạn gái của tôi lội bộ vượt qua bão tố”. Sự hào phóng đích thực
- Khi cơn bão ập đến khu thị trấn nhỏ ở gần nhà tôi, rất nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Ngay sau đó, các báo địa phương đều đăng tải những câu chuyện thương tâm về một số gia đình chịu hậu quả nặng nề nhất từ cơn bão. Ngày chủ nhật nọ, một bức ảnh đập vào mắt tôi. Một phụ nữ trẻ đang đứng trước căn nhà lưu động đã bị bão phá huỷ, vẻ đau khổ hằn trên gương mặt chị. Một cậu bé chừng bảy, tám tuổi gì đó đứng cạnh, ánh mắt cúi xuống. Nắm chặt váy người mẹ là một bé gái nhìn chằm chằm vào máy ảnh, đôi mắt em mở rộng đầy lo lắng và hoảng sợ. Bài báo kèm theo bức ảnh đó rất gần gũi với từng thành viên trong gia đình tôi. Bằng sự cảm thông sâu sắc, tôi nhận thấy gia đình họ có nhiều điểm tương đồng với gia đình mình. Đây sẽ là dịp phù hợp để dạy các con tôi về việc cần phải giúp đỡ những n gười kém may mắn hơn chúng. Tôi buộc bức ảnh của gia đình đó lên chiếc tủ lạnh trong nhà và bắt đầu giải thích về cảnh ngộ của họ với hai đứa con sinh đôi lên bảy là Brad và Brett và cô con gái ba tuổi Meghan. “Chúng ta thì có quá nhiều trong khi những người nghèo khổ này thì chẳng có gì”, tôi nói. “Chúng ta sẽ chia sẻ với họ những gì ta có”. Tôi lấy trên gác mái xuống ba chiếc hộp lớn và đặt trên sàn nhà phòng khách. Meghan đứng nhìn nghiêm nghị khi các anh và mẹ chất đầy một hộp các loại hàng hoá đóng hộp, các loại thực phẩm không bị hỏng, xà phòng và nhiều vật dụng tắm giặt đủ loại khác. Lúc tôi phân loại quần áo của cả nhà, tôi khuyến khích các con xem qua đống đồ chơi của chúng để đem tặng nhữn g thứ chúng không thích nữa, Meghan im lặng quan sát khi các anh chất đống những đồ chơi đã bỏ xó từ lâu. “Mẹ sẽ giúp con tìm thứ gì đó cho cô bạn gái đó khi mẹ làm xong việc này”, tôi nói. Hai con trai tôi bỏ tất cả số đồ chơi chúng đã chọn để cho đi vào một chiếc hộp trong khi tôi bỏ đống quần áo vào hộp thứ ba. Lúc đó bé Meghan bước tới, ôm sát ngực Lucy, con búp bê nhồi bằng giẻ rách nó rất yêu quý đã rách mòn, phai màu. Con bé đứng trước hộp đựng đồ chơi, áp sát khuôn mặt tròn bé bỏng vào mặt Lucy, hôn con búp bê lần cuối sau đó nhẹ nhàng đặt nó lên trên các món đồ chơi khác. “Ồ, con yêu. Con không phải đem tặng Lucy đâu. Con yêu nó thế cơ mà”. Meghan nghiêm nghị gật
- đầu, đôi mắt ầng ậc nước. “Lucy làm cho con vui mẹ à, thế nên có thể nó cũng sẽ khiến cô bé kia được hạnh phúc”. Nghẹn ứ trong cổ họng, tôi lặng nhìn Meghan một lúc lâu, tự hỏi làm sao tôi có thể dạy các con trai tôi bài học như con bé đã dạy cho tôi. Vì tôi chợt nhận ra ai cũng có thể cho đi những thứ họ không còn cần tới nữa. Sự hào phóng thực sự phải là có thể cho đi những gì bạn yêu thích nhất. Lòng nhân từ chân thực là khi một đứa trẻ lên ba đem tài sản quý giá của nó dù chỉ là một con búp bê đã sờn cũ tặng cho một cô bé không quen với hy vọng con búp bê sẽ đem lại cho cô bé đó nhiều niềm vui như đã từng đem lại cho nó. Tôi đã muốn dạy bảo con nhưng rốt cuộc lại được chính con dạy lại.Hai đứa anh trai đứng nhìn, miệng há to kinh ngạc khi thấy cô em gái đặt con búp bê yêu thích nhất vào trong hộp. Không nói lời nào, Brad đứng lên, bước vào phòng, sau đó trở ra, mang theo một nhân vật siêu nhân nó rất thích. Thoáng chút ngần ngại, Brad cầm lấy món đồ chơi, nhìn sang Meghan rồi đặt nó vào hộp, cạnh chỗ Lucy. Một nụ cười chậm rãi rộng mở trên khuôn mặt Brett, sau đó nó đứng dậy, hai mắt lấp lánh khi tìm ra một vài chiếc ô tô làm bằng hộp diêm vốn là niềm tự hào của nó. Tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy hai cậu con trai cũng đã nhận ra ý nghĩa trong cử chỉ của bé Meghan. Nén vào lòng những giọt nước mắt xúc động, tôi giang tay ôm chặt cả ba đứa. Bắt chước đứa con bé bỏng, tôi bỏ chiếc áo khoác màu nâu đã cũ có cổ tay áo bị sờn khỏi thùng quần áo và thay vào đó là chiếc áo khoác màu xanh vừa mua tuần trước. Tôi hy vọng người phụ nữ trong bức ảnh cũng sẽ thích nó như tôi. Cho đi những gì ta không cần nữa thật dễ dàng nhưng phải tự nguyện rời bỏ những gì ta yêu thích thì thật vô cùng khó khăn, phải không nào? Tuy nhiên tinh thần đích thực của hành động cho đi ấy chính là đem tặng với cả trái tim từ chính bạn. Niềm tin mãnh liệt
- Gia đình tôi thật bình thường, bố mẹ là nhân viên, hai đứa con - một gái, một trai và một cái hàng rào trắng trước nhà. Gia đình tôi vẫn sống những ngày bình ổn như thế cho đến một ngày tháng Giêng. Đó là vào buổi sáng chủ nhật, tôi chuẩn bị bắt đầu công việc “bảo mẫu ” cho thằng em của mình khi bố mẹ đi làm. Tôi đóng cửa lại thì bất ngờ nghe tiếng mẹ chạy lên cầu thang. Mở cửa, tôi thấy những giọt nước mắt lăn trên gương mặt hoảng loạn của mẹ. Bố tôi đang ở dưới nhà, ngồi trên ghế, thân hình gầy guộc của ông được thằng em trai của tôi đỡ lên. Ba hầu như không nói được gì hết, chỉ là những tiếng thều thào yếu ớt, đôi mắt ba gần như không mở nổi và ba thở một cách nặng nhọc. Mẹ đưa tôi ra ngoài để “đợi cấp cứu đến”. Tôi nghĩ chắc cuộc đời tôi thay đổi thật rồi, chuyện gì đã xảy ra? Tôi sẽ làm sao đây nếu không có bố? Tại sao lai là bố? Tại sao lại là tôi? Sao tôi lại không thường xuyên nói với bố là tôi yêu ông ấy nhiều lắm. Tôi nghe tiếng còi báo từ xa, và rồi xe cứu thương cũng đã đến. Tôi chạy ra và thúc họ nhanh lên. Đội cứu thương vội chạy đến chỗ bố tôi, sau một hồi khám, họ chuyển ba đến bệnh viện. Mỗi phút ở bệnh viện trôi qua như cả năm với tôi. Cuối cùng thì bác sĩ cũng ra. Ông ấy nói chuyện với chúng tôi về bệnh tình của bố, tôi chẳng hiểu những thuật ngữ y học mà ông ấy nói, nhưng tôi nghe loáng thoáng được hai từ “trụy tim”. Bố của tôi, bị trụy tim ư? Làm sao chuyện này có thể xảy ra chứ. Bố nằm bệnh viện trong hai ngày. Suốt hai đêm đó, tôi cầu nguyện với Chúa và thương lượng với Ngài, tôi thề là nếu Ngài không bắt bố đi, tôi sẽ không bao giờ cầu xin bất cứ điều gì nữa cả, sẽ không bao giờ, tôi thề sẽ đánh đổi những gì tôi có chỉ để xin lại bố tôi thôi. Tôi mong có lại cái gia đình bình thường nghèo nàn của mình.
- Sau hai ngày, bác sĩ nói chuyện với chúng tôi, tôi cố hết sức để tập trung vào từng từ ông ấy nói. Và “hoàn toàn bình phục”. Tôi vỡ òa khóc vì sung sướng. Lời cầu nguyện của tôi đã được Chúa lắng nghe, tôi lại có bố. Kể từ đó, tôi nhận ra rằng không có điều gì là chắc chắn cả. Giờ đây, khi bố mẹ tôi nói gì, tôi đều lằng nghe. Khi cả nhà tôi cùng ngồi lại với nhau ăn tối, chúng tôi cùng chia sẽ những câu chuyện với nhau. Giờ ăn tối không chỉ là lúc để làm đầy cái bao tử mà còn là lúc làm đầy những cái đầu và trái tim với những kỷ niệm mà chúng tôi sẽ nhớ mãi. Và rồi tôi có một niềm tin mãnh liệt rằng bạn sẽ không bao giờ nhận ra những gì bạn có cho đến khi bạn gần như đánh mất nó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SẮC MÀU CUỘC SỐNG - Quẳng gánh lo đi và vui sống
7 p | 240 | 84
-
Tuổi trẻ và lựa chọn mục tiêu cuộc đời
6 p | 153 | 47
-
SẮC MÀU CUỘC SỐNG - Chiếc hộp tình yêu
8 p | 185 | 42
-
Mặt trời trên đầu, nụ cười trên môi, trái tim hùng mạnh
4 p | 112 | 34
-
SẮC MÀU CUỘC SỐNG Hạnh Phúc Của Lòng Biết Ơn
8 p | 161 | 28
-
Xương rồng
4 p | 162 | 27
-
SẮC MÀU CUỘC SỐNG - Không chịu buông tay
6 p | 107 | 25
-
SẮC MÀU CUỘC SỐNG - Hoa hồng tặng Mẹ ngày Giáng Sinh
6 p | 113 | 23
-
Câu chuyện của cây bút chì
2 p | 137 | 19
-
SẮC MÀU CUỘC SỐNG - Tôi đã bắt đầu biết… nói dối
6 p | 115 | 17
-
SẮC MÀU CUỘC SỐNG - Lá gan kỳ diệu
6 p | 120 | 16
-
SẮC MÀU CUỘC SỐNG - Chiếc dù màu đỏ
5 p | 124 | 15
-
SẮC MÀU CUỘC SỐNG - Bài văn bị điểm không
6 p | 128 | 12
-
LÀM CHỦ CƠ THỂ - NGUỒN NĂNG LƯỢNG CUỘC SỐNG
3 p | 104 | 10
-
Chiếc túi màu nâu
3 p | 96 | 10
-
Đừng để cuộc sống “đầu độc” bạn
3 p | 98 | 10
-
Bài thuyết giảng
3 p | 115 | 8
-
SỐNG TRONG THẾ GIỚI LUÔN BIẾN ĐỘNG
2 p | 102 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn