intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sản xuất trái cây: Mỏi mòn chờ “nhạc trưởng”

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

96
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có quá nhiều khuyến cáo, nhiều cuộc họp bàn định hướng phát triển rau quả Việt Nam, đặc biệt là ngành trái cây, nhưng đến nay ngành này vẫn còn loay hoay với sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và lạc hậu. TS. Nguyễn Minh Châu, viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam từng cho rằng ngành trái cây Việt Nam thiếu một “nhạc trưởng”. Ông Huỳnh Quang Đấu, phó chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, hạn chế của ngành sản xuất rau quả Việt Nam là nguồn cung ứng manh mún, hệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sản xuất trái cây: Mỏi mòn chờ “nhạc trưởng”

  1. Sản xuất trái cây: Mỏi mòn chờ “nhạc trưởng” Có quá nhiều khuyến cáo, nhiều cuộc họp bàn định hướng phát triển rau quả Việt Nam, đặc biệt là ngành trái cây, nhưng đến nay ngành này vẫn còn loay hoay với sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và lạc hậu. TS. Nguyễn Minh Châu, viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam từng cho rằng ngành trái cây Việt Nam thiếu một “nhạc trưởng”. Ông Huỳnh Quang Đấu, phó chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, hạn chế của ngành sản xuất rau quả Việt Nam là nguồn cung ứng manh mún, hệ thống kho lạnh và quản lý chất lượng bị hạn chế, an toàn vệ sinh thực phẩm (ruồi đục trái, dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng kim loại nặng…), chưa đủ khả năng đáp ứng đơn hàng lớn, thương hiệu, bao bì không bảo đảm… Thời gian qua, việc phát triển cây ăn trái thiếu định hướng lâu dài, ngành chức năng và nông dân chưa gắn kết hay giao cho đơn vị trực tiếp cấp bộ phát triển trái cây vùng phối hợp với từng địa phương. Nông dân
  2. trồng tự phát, tự do chọn cây trồng, chất lượng giống chưa đảm bảo, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường. Dù Thủ tướng ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau quả, trà an toàn, tuy nhiên nhiều địa phương do ngân sách khó khăn nên chưa đầu tư hoặc ít hỗ trợ. Có địa phương xây dựng dự án, phê duyệt kế hoạch nhưng không có kinh phí triển khai. Lực lượng quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát chưa đủ mạnh, phân công trách nhiệm chồng chéo… Bên cạnh đó là thiếu “nhạc trưởng”, tức là chưa có đơn vị quản lý, phối hợp từng địa phương triển khai cho được kế hoạch đề ra. Ông Đoàn Xuân Hòa, phó cục trưởng Cục chế biến thương mại nông lâm sản và nghề muối nhìn nhận, chất lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam thiếu ổn định, một số lô hàng từng bị nhà nhập khẩu khiếu nại như vấn đề thuốc BVTV đối với thanh long tươi xuất qua Đan Mạch, Anh, Đài Loan…Hàm lượng nitrat đối với sản phẩm dứa chế biến, hàm lượng kim loại nặng đối với vải đóng hộp, hàm lượng acid lactic trong vải, dứa đóng hộp, vật lạ trong rau đông lạnh xuất đi Nhật… Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ… từng không cho nhập rau quả tươi từ Việt Nam do ruồi đục trái. Nhiều năm trước Nhật nhập trái sơ ri (Gò Công - Tiền Giang) đông lạnh số lượng lớn nhưng nay chấm dứt cũng vì ruồi đục trái. Nhìn chung từ trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, chế biến, ngành rau quả Việt Nam còn lạc hậu dẫn đến chất lượng thấp, mẫu mã không đẹp, không đồng đều, tỷ lệ hàng hóa ít. Muốn nâng cao kim ngạch xuất khẩu rau quả nhất thiết phải có vùng nguyên liệu lớn, bắt đầu từ việc quy hoạch vùng sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến, bảo quản, liên kết 4 nhà... Theo ông Nguyễn Văn Nga (Trung tâm khuyến nông quốc gia), năng suất cây ăn trái của Việt Nam vào loại thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, bình quân
  3. năng suất cam, bưởi chỉ bằng 55 - 60% so với Thái Lan, Ấn Độ. Năng suất dứa chỉ bằng 56% so với Thái Lan, 35% so với Philippines, năng suất chuối chỉ bằng 60% so với Trung Quốc, Ấn Độ… Hướng tới là mở thị trường tiêu thụ sản phẩm rau quả an toàn, giúp người sản xuất theo tiêu chuẩn GAP tăng thu nhập, giúp người tiêu dùng hình thành ý thức tiêu thụ rau quả an toàn. Cải tiến VietGAP đơn giản, dễ thực hiện cho đa số người dân… TS. Nguyễn Hữu Đạt, giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 cho biết, trái thanh long Việt Nam mở màn cho hai thị trường khó tính nhất là Nhật và Mỹ, là tiên đề cho các loại trái cây tiếp theo vào thị trường này. Trái thanh long Việt Nam trước đây có ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới gần như độc tôn nhưng nay đã có nhiều nơi trồng thanh long như Mỹ, Nhật, Đài Loan, Israel,… Thái Lan cũng đã trồng thanh long và nộp đơn cho thanh long Thái vào M ỹ. Hiện tại, ngoài thanh long, nhóm trái cây thứ hai được phép xuất vào Mỹ là chôm chôm, nhãn, vải. Chôm chôm đã xuất được sang Mỹ với số lượng tăng, đầu tháng 12/2011 đã xuất được 20 container. Nhóm trái cây thứ ba đang tiến hành các thủ tục xuất qua Mỹ là xoài, vú sữa, dự kiến xuất sang Mỹ trong năm 2013.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2