YOMEDIA
ADSENSE
Sáng kiến kinh nghiệm: “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh
24
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh sao cho hiệu quả và đạt kết quả cao nhất. Từ việc học ngữ pháp bằng “Work sheet”, tôi mong sao các em học sinh thích thú hơn bộ môn Tiếng Anh, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học sinh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, tiếng Anh được coi là một trong những môn học quan trọng, đặc biệt đối với học sinh cấp 2 nói riêng. Vì sao học tiếng Anh ở cấp THCS lại quan trọng đến vậy? Không những môn Tiếng Anh là một trong những môn học bắt buộc mà việc học tiếng Anh ở cấp THCS còn là sự chuẩn bị cơ bản cho việc học Tiếng Anh ở cấp PTTH, CĐ, ĐH. Học tốt tiếng Anh ngoài việc giúp cho các em có những điểm số tốt, còn trang bị cho các em những tri thức cần thiết để sử dụng cho cuộc sống, nghề nghiệp tương lai sau này, đáp ứng được yêu cầu của xã hội ngày nay. Nhưng trên thực tế, việc học môn Tiếng Anh đối với các em học sinh cấp THCS tương đối vất vả. Qua quan sát, tôi nhận thấy các em cảm thấy khó khăn trong việc thống kê, triển khai kiến thức. Các em cảm thấy khó khăn trong việc nhớ ngữ pháp. Lý do là gì? Các công thức khô khan, khó nhớ, khó thống kê, việc ghi chép dài dòng… Do đó làm cho các em học sinh không hứng thú với việc học ngữ pháp, từ đó không chú tâm vào việc học bộ môn. Để giúp các em trở nên thích thú học ngữ pháp, tôi đã sưu tầm được một số hình ảnh ngữ pháp đã được thống kê, thiết kế sinh động, xúc tích, chính xác, hình ảnh phong phú, nhiều sắc màu phong phú, đẹp mắt, đặc biệt giúp cho học sinh dễ nhớ và ấn tượng vô cùng. Từ những phát hiện thú vị trên, nay tôi xin chia sẻ đề tài: “Work sheet ” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở môn Tiếng Anh cùng các đồng nghiệp. “Work sheet ” là tờ giấy có nhiều hình ảnh đẹp mắt, tổng hợp kiến thức ngữ pháp một cách tổng thể, cô đọng, đầy đủ mà người học khi nhìn thấy sẽ thích thú, ôn tập lại kiến thức một cách dễ dàng nhất, dễ nhớ nhất qua những hình ảnh sinh động được trang trí một cách khoa học. Rất mong các bạn đồng nghiệp quan tâm và chân thành góp ý để tôi càng ngày tiến bộ hơn trong phương pháp dạy và hoàn thiện bản thân. Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 1
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Tôi xin trân trọng ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và chân thành cảm ơn. 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Để học tốt tiếng Anh học sinh phải học thuộc ngữ pháp và từ vựng. Do đó, tôi đã sưu tầm những “Work sheet ” dạy ngữ pháp có hình ảnh đẹp, nhiều màu sắc, được thiết kế giúp cho học sinh dễ nhớ, gây ấn tượng sâu sắc để các em khắc sâu kiến thức, giúp học sinh lưu giữ hình ảnh từ đó thông hiểu và vận dụng ngữ pháp vào các bài tập và bài kiểm tra. Trên cơ sở nghiên cứu, tôi có thể tự thiết kế riêng cho mình những “Work sheet ” khác để phục vụ cho việc dạy của chính bản thân và việc học dễ dàng của học sinh. Từ đó, tôi hy vọng chính những suy nghĩ, tìm tòi từ đề tài này nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh sao cho hiệu quả và đạt kết quả cao nhất. Từ việc học ngữ pháp bằng “Work sheet”, tôi mong sao các em học sinh thích thú hơn bộ môn Tiếng Anh, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học sinh. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Các “Work sheet ” dạy ngữ pháp môn Tiếng Anh dành cho học sinh THCS. Các hiện tượng liên quan đến kiến thức ngữ pháp trong Tiếng Anh THCS. 4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 6A3 năm học 2015 2016, 7a7 năm học 2016 2017 ở trường THCS Nguyễn Trãi, Xã EaNa, Huyện KrôngAna, Tỉnh ĐăkLăk . 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Khi nghiên cứu đề tài này, tôi phối hợp các phương pháp sau: a. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 2
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Thu thập các phần ngữ pháp ở các bài học để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. c. Phương pháp thống kê toán học Quan sát, thống kê; II. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục và đào tạo và một thế hệ tương lai có trí thức, có kỹ năng góp phần to lớn cho công cuộc phát triển kinh – xã hội của đất nước. Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ( bổ sung và phát triển năm 2011) khẳng định Giáo dục và và đào có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển xã hội… đẩy mạnh xã hội học tập, tạo cơ hội và điểu kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.” “Mỗi thầy cô giáo có ít nhất một Sáng kiến Kinh nghiệm” và phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực ” là những cuộc vận động lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm phát tích và tạo tiềm năng sáng tạo của học sinh, tạo sự đổi mới trong giảng dạy, là một yêu cầu thực tế của xã hội hiện nay. 2. THỰC TRẠNG Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 3
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Thuận lợi: Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên bộ môn Tiếng Anh. Cụ thể là đã tổ chức cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn trong những khóa học nâng cao B2, C1,C2 ,… để tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Riêng đối Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana đặc biệt quan tâm và dành nhiều sự ưu ái cho bộ môn này như tổ chức nhiều tiết chuyên đề, nhiều đợt tập huấn có quy mô và chất lượng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của cả giáo viên và học sinh, hướng tới đạt được sự cân bằng giữa các vùng miền trong cả huyện, tránh sự khập khiễng về kiến thức giữa nơi này và nơi khác. Do đó, giáo viên cũng nâng cao ý thức tự luyện và có trách nhiệm cao hơn với việc dạy học, cải thiện hơn nhiều được chất lượng dạy và học. Cơ sở vật chất trường học và đồ dùng phục vụ công tác dạy và học ở một số trường được trang bị Phòng Lab, phòng máy chiếu, bảng thông minh,… đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và nhu cầu giảng dạy của cả giáo viên. Bên cạnh đó, giáo viên đã nhiều lần được tập huấn, cập nhật công nghệ thông tin, từ đó áp dụng CNTT vào phục vụ cho việc dạy học tốt hơn. Khó khăn: *Từ học sinh: Việc học bộ môn tiếng Anh đối với các em học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa hứng thú. Một, môn Tiếng Anh là môn đặc thù. Hai, việc học từ vựng và ngữ pháp đối với học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 6, mặc dù đã học vỡ lòng ở Tiểu học nhưng các em vẫn còn ngỡ ngàng, khó nhọc. Nguyên nhân là ở bậc Tiểu học các em hầu như chỉ học vỡ lòng, hoặc dùng phương pháp thế chứ không đi sâu vào ngữ Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 4
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh pháp. Từ đó, học sinh không thích học và thậm chí có trường hợp học sinh còn bỏ hẳn, không học bộ môn Tiếng Anh.. Những năm gần đây, không biết do khách quan hay chủ quan nhưng nhiều em rất lười học, không có ý thức học tập, dẫn tới thiếu sự chuẩn bị, do đó không nắm được các kiến thức cơ bản, các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập Tiếng Anh. Một số em thiếu sự tìm tòi, sự sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi, lười suy nghĩ, xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động. Các tiết dạy ngữ pháp khô khan, cứng nhắc, thiếu sinh động, thiếu hình ảnh trực quan làm giảm sự chú ý của học trò vốn đang ở lứa tuổi còn ham chơi. Tất cả những nguyên nhân trên dẫn tới sự yếu kém chất lượng học của học sinh THCS. * Từ giáo viên: Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến đối tượng, tâm lý học sinh trong lớp nên thường không phân loại học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng, chưa gây được hứng thú học tập ở các em. Chưa tạo được không khí học tập thân thiện, vui tươi. Các giáo viên bộ môn Tiếng anh chưa phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. Phương pháp dạy học ít đổi mới. Ví dụ như vẫn chưa dùng hình ảnh sinh động trực quan để dạy học từ vựng hay ngữ pháp vì lý do kinh tế, thời gian hay điều kiện,… Phương tiện dạy học ở trường chưa tiện nghi, không đủ tốt để phục vụ việc giảng dạy. Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 5
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Việc in ấn hình ảnh màu sắc cho các em tốn kém đòi hỏi phải có kinh phí nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ cho các em học sinh. Giáo viên chỉ mới in hình ảnh để phục vụ cho cho cả lớp nhìn, còn các em chỉ có hình ảnh trắng đen do thiếu kinh phí. Thậm chí một số lớp các em chỉ được nhìn hình ảnh của “Work sheet ” do giáo viên trình chiếu thôi chứ không có kinh phí để photo phát cho từng học sinh. Cho nên việc lưu giữ các “Work sheet ” giúp các em học tốt vẫn chưa được phổ biến đầy đủ ở các lớp. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh chưa nghiêm túc, chưa khích lệ học sinh trong học tập, thậm chí còn tạo điều kiện cho học sinh chây lười. * Từ phụ huynh học sinh và xã hội: Học sinh là con em nhân dân lao động, nghèo, ít có điều kiện đầu tư việc học cho con cái. Đa số các gia đình ở xã vẫn chưa có máy tính, thậm chí vẫn chưa kết nối mạng Internet làm ảnh hưởng đến việc cập nhật thông tin và tìm tòi tự học của các em. Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng việc học tập của con em họ cho nhà trường. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với Internet với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn các em hơn là hoạt động học cứng nhắc, nhàm chán và nặng lý thuyết... Sự thiếu hiểu biết về Công nghệ thông tin của các em cũng là một rào cản để các em tiếp cận với thông tin, đặc biệt môn Tiếng anh. Phụ huynh vẫn chưa kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc nắm bắt tình hình học tập và phương tiện học tập của con em. 3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP a. Mục tiêu của giải pháp Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 6
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Sau khi dạy ngữ pháp, tôi viết lại những bài học đã dạy và tìm tòi những “Work sheet ” có hình ảnh ngữ pháp đó và photo phát cho cho các em nhằm giúp học sinh được những kiến thức bằng những hình ảnh sinh động, đẹp bắt mắt và giúp các em dễ nhớ và thống kê được được ngữ pháp đã học một cách dễ dàng. Tôi khuyến khích các em tự thiết kế riêng cho mình những hình ảnh sinh động khác với những kiến thức mà các em đã học. Sau đó, tôi lại sưu tầm từ các em và phổ biến cho các bạn khác cùng lớp. Phương pháp này hiệu quả và gây hứng thú cho học sinh trong việc học ngữ pháp, giúp các em không nhàm chán và nhớ lâu. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp trên Bằng cách kích thích sự tò mò, hiếu kì của các em, tôi hướng dẫn tìm tòi thêm những cách trình bày, thiết kế khác nhau với những mẫu mã khác nhau. Từ đó các em tự thiết kế cho chính mình một số mẫu “Work sheet ” xinh đẹp dành riêng cho bản thân. Các em có thể sử dụng chúng bất cứ lúc nào, ở đâu với mục đích dễ nhìn, dễ gặp, dễ nhớ kiến thức một cách chính xác. Giáo viên giúp các em tóm tắt, cách thức trình bày … giúp cho các em biết cách thiết kế các “Work sheet ” hình ảnh sinh động, đẹp mắt, dễ hiểu, dễ nhớ để học cho các em tự tạo sự thích thú, sự quan tâm đối với môn học... Hướng dẫn lại cách viết đúng công thức Tiếng Anh và kiểm tra sản phẩm trước khi để các em sử dụng đại trà. Thường xuyên kiểm tra bài, làm những bài tập đơn giản để động viên, khích lệ tinh thần, khen tặng những tiến bộ qua từng bài tập nhỏ. Chẳng hạn: “Hôm nay em rất tiến bộ, cố gắng thêm”. Ngoài những khen tặng động viên khi các em tự hoàn thành một bài tập hay đã nắm vững một vấn đề nào đó còn phải tìm những điểm tôt khác của các em để khen ngợi. Chẳng hạn, tính cẩn thận, cách trình bày rõ ràng. Khen tặng, khích lệ tinh thần là một nghệ thuật dẫn dụ con người mà từ xưa đến nay các nhà khoa học lừng danh đã làm nên lịch sử cững từ đó. Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 7
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Sau đây, tôi xin trình bày một số “Work sheet ” đã sưu tầm được để phục vụ cho việc dạy ngữ pháp môn tiếng Anh THCS và đã được các em hưởng ứng một cách tích cực, thích thú. * Cho các em viết công thức Tiếng Anh từ dễ đến khó. Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 8
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Ví dụ : Lớp 6 Unit 1 Các lời chào Lớp 6 Unit 1 : Đại từ xưng hô Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 9
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Lớp 6 – unit 2. Mạo từ a/ an Lớp 6, 7,8,9: Thì hiện tại đơn Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 10
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Lớp 6 Unit 3; Lớp 7 Unit 6 : This/ that/ these/ those Lớp 6 Unit 3: Danh từ số nhiều, số ít Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 11
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Lớp 6 Danh từ số nhiều Lớp 6 Unit 4 ; Lớp 7 Unit 4. Cách nói giờ Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 12
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 13
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Lớp 6,7,8,9 Lớp 6 Unit 6; Lớp 7: Unit 4; Lớp 8,9 Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 14
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Lớp 6: Unit 8; Lớp 7: Unit 6; Lớp 8,9 : Thì hiện tại tiếp diễn Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 15
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Lớp 6: Unit 9; Lớp 7: Unit 12; Lớp 8: Would like Would like = ‘d like Would not like = wouldn’t like Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 16
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Lớp 6: Unit 10 : Lớp 7: a/ an / some / any Lớp 6: Unit 10; Lớp 7: Unit 3; Lớp 8: There is/ There are Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 17
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Lớp 6 Unit 11. How much/ How many Nhìn hình học sinh có thể nhớ How much để hỏi những chất lỏng , những cái gì phải cắt, không khí, … Nhìn hình học sinh có thể nhớ How many dùng hỏi với các danh từ chỉ người và vật đếm được. Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 18
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Lớp 6: Unit 12; Lớp 7: Unit 5; Lớp 8: Trạng từ tần suất Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 19
- “Work sheet” dùng trong việc dạy ngữ pháp ở phân môn Tiếng Anh Tranh này giúp học sinh nắm được nghĩa của trạng từ tần suất và vị trí của trạng từ tần suất là nằm sau động từ “be” và trước các động từ thường. Hình ảnh này học sinh có thể nhớ được trạng từ tần suất sử dụng trong câu động từ chia thì hiện tại đơn và các trạng từ tần suất không ảnh hưởng gì tới việc chia động từ ở thì hiện tại đơn đối với chủ ngữ ngôi thứ ba số ít. ( Lỗi học sinh hay phạm phải) Người viết: Phan Thúy Dình Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn