Sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra nhận thức làm tiêu chí bổ sung trong đánh giá, xếp loại công chức Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại Cục Thống kê Bắc Giang
lượt xem 5
download
Sáng kiến "Ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra nhận thức làm tiêu chí bổ sung trong đánh giá, xếp loại công chức Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại Cục Thống kê Bắc Giang" có những tiêu chí bổ sung trong nhận thức, đánh giá năng lực công tác và chuyên môn nghiệp vụ để đánh giá, xếp loại đúng thực chất, góp phần nâng cao chất lượng thông tin thống kê.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra nhận thức làm tiêu chí bổ sung trong đánh giá, xếp loại công chức Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại Cục Thống kê Bắc Giang
- Sáng kiến kinh nghiệm - Họ tên tác giả: Đồng Văn Sủng - Cục Thống kê Bắc Giang TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỤC THỐNG KÊ TỈNH BẮC GIANG --------- SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra nhận thức làm tiêu chí bổ sung trong đánh giá, xếp loại công chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tại Cục Thống kê Bắc Giang” Tác giả: Đồng Văn Sủng Chức vụ: Cục trưởng Đơn vị công tác: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang Bắc Giang, tháng 8 năm 2023 2
- Sáng kiến kinh nghiệm - Họ tên tác giả: Đồng Văn Sủng - Cục Thống kê Bắc Giang ĐẶT VẤN ĐỀ Đánh giá, xếp loại chất lượng công chức là một trong những công việc có ý nghĩa quan trọng, là hoạt động mở đầu có vai trò quyết định trong công tác quản lý công chức tại đơn vị; đồng thời, cũng là cơ sở để lựa chọn, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách đối với công chức. Nếu thực hiện một cách khách quan, khoa học, phù hợp, đúng pháp luật sẽ phát huy được tiềm năng của mỗi công chức, ngược lại, khi đánh giá, xếp loại chất lượng công chức không đúng sẽ gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định trong công tác bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Để thực hiện thắng lợi các hoạt động thống kê trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bên cạnh việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ công chức trong đơn vị cần phải thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với công chức; xác định công tác đánh giá, xếp loại chất lượng công chức là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nguồn nhân lực tại đơn vị, là căn cứ để quản lý, sử dụng và áp dụng các chế độ, chính sách khác đối với công chức. Cùng với việc đánh giá, xếp loại theo quy định, cần có những tiêu chí bổ sung trong nhận thức, đánh giá năng lực công tác và chuyên môn nghiệp vụ để đánh giá, xếp loại đúng thực chất, góp phần nâng cao chất lượng thông tin thống kê đó là lý do tôi nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra nhận thức làm tiêu chí bổ sung trong đánh giá, xếp loại công chức “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tại Cục Thống kê Bắc Giang". 1. Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng của ngành Thống kê Bắc Giang 1.1. Thực trạng công tác đánh giá, xếp loại công chức Trong những năm qua, việc đánh giá, xếp loại công chức của ngành Thống kê tỉnh Bắc Giang đã được triển khai nghiêm túc, thực hiện nền nếp, ổn định, từng bước đổi mới, quy trình chặt chẽ, bài bản hơn, bám sát theo đúng quy định, hướng dẫn của cấp trên. Trong đánh giá, xếp loại công chức được thực hiện phân cấp theo chức trách, nhiệm vụ được giao, tạo sự chủ động, nêu cao tinh thần trách nhiệm của 3
- Sáng kiến kinh nghiệm - Họ tên tác giả: Đồng Văn Sủng - Cục Thống kê Bắc Giang tập thể lãnh đạo, cá nhân người đứng đầu trong đánh giá, xếp loại đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của các đơn vị thuộc Cục; gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, cá nhân lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Kết quả đánh giá, xếp loại dựa trên tiến độ, mức độ hoàn thành khối lượng, chất lượng công việc, gắn với sản phẩm cụ thể. Kết quả đánh giá, xếp loại hằng năm đối với công chức, cơ bản đã phản ánh được chất lượng, hiệu quả công tác, ngày càng sát với tình hình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và cá nhân, nhất là người đứng đầu. Công tác đánh giá công chức ngày càng gắn chặt với các khâu trong công tác cán bộ, nhất là trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thực hiện chính sách đối với công chức. Thực hiện đánh giá công chức hằng năm và trước khi thực hiện quy trình công tác cán bộ được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện đảm bảo quy định, có sự thống nhất giữa kết quả đánh giá hằng năm và đánh giá trước khi thực hiện công tác cán bộ. Công tác đánh giá, xếp loại được phân cấp theo quy định; hằng năm, các đơn vị thuộc Cục đã tổ chức đánh giá, xếp loại theo phân cấp, Cục tổ chức đánh giá, xếp loại theo thẩm quyền của Cục. Về trình tự, nội dung, thẩm quyền đánh giá, xếp loại được thực hiện theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thống kê. Kết quả đánh giá báo cáo Tổng cục Thống kê theo quy định. Căn cứ Luật Công chức và Nghị định 90/2020/NĐ-CP, kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - Hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Hoàn thành nhiệm vụ; - Không hoàn thành nhiệm vụ. a) Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: * Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: - Thực hiện tốt các quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 Nghị định 90/2020; 4
- Sáng kiến kinh nghiệm - Họ tên tác giả: Đồng Văn Sủng - Cục Thống kê Bắc Giang - Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức. * Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: - Thực hiện tốt các quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 và Điểm a Khoản 5 Điều 3 Nghị định 90/2020; - Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao; - Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức; - 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. b. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ: * Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ: - Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 Nghị định này; - Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. * Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ: - Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 và Điểm a Khoản 5 Điều 3 Nghị định 90/2020; - Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả; 5
- Sáng kiến kinh nghiệm - Họ tên tác giả: Đồng Văn Sủng - Cục Thống kê Bắc Giang - Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; - 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên. c. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ: * Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ: - Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 Nghị định 90/2020; - Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp. * Công chức lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ: - Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 và Điểm a Khoản 5 Điều 3 Nghị định 90/2020; - Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp; - Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ; - Có ít nhất 70% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên. d. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: * Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: 6
- Sáng kiến kinh nghiệm - Họ tên tác giả: Đồng Văn Sủng - Cục Thống kê Bắc Giang - Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền; - Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả; - Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. * Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ: - Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền; - Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả; - Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ; - Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. 1.2. Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, trong những năm qua, công tác đánh giá, xếp loại công chức còn có một số hạn chế, tồn tại, cụ thể như sau: Việc đánh giá công chức giữa các đơn vị chưa đồng đều, nội dung đánh giá còn chung chung, vẫn còn tình trạng người đứng đầu một số đơn vị chưa quyết liệt, nể nang, chưa đánh giá đúng thực chất, vẫn còn mang tính cào bằng. Kết quả của xếp loại công chức chưa rõ nét, chưa phản ánh đúng thực tế chất lượng công chức. Vì vậy, chưa khơi dậy được tính tự giác, động lực làm việc của công chức có năng lực. Việc đánh giá, xếp loại công chức đã đầy đủ nội dung, tiêu chí, trong đó tiêu chí về nghiệp vụ thống kê (thông qua hình thức chấm điểm thi đua) là tiêu 7
- Sáng kiến kinh nghiệm - Họ tên tác giả: Đồng Văn Sủng - Cục Thống kê Bắc Giang chí đầu tiên và quan trọng, tiêu chí này đã đánh giá được trình độ, năng lực của công chức, song tiêu chí đánh giá này chỉ phản ánh được một phần năng lực, trình độ thực tế của công chức, kết quả chấm điểm của một số bộ phận còn chưa chặt chẽ, thiếu tính chính xác, phiến diện… chưa phản ánh hết được trình độ, năng lực, kỹ năng của người công chức thống kê; Trình độ của công chức quyết định kết quả công việc, để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ công chức cần xem xét đầy đủ các tiêu chí đánh giá trong tính hệ thống. Cách đánh giá phải thật sự khách quan, toàn diện. Một người công chức thống kê ngoài các tiêu chí đánh giá năng lực, trình độ ra còn phải có kỹ năng, muốn có được kỹ năng cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên hơn nữa. 1.3. Nguyên nhân và các giải pháp Lãnh đạo một số đơn vị chưa thật sự chú trọng và quan tâm chỉ đạo, đổi mới công tác đánh giá, xếp loại công chức; chưa bám sát vào các tiêu chí để đánh giá. Một số công chức còn thiếu trách nhiệm trong công tác chấm điểm thi đua, chưa bám sát quy chế chấm điểm thi đua của Ngành và đặc biệt một số công việc có từ 2 công chức cùng làm nên việc định lượng chấm điểm cho từng công chức cũng gặp không ít khó khăn. Để việc đánh giá, xếp loại công chức được đúng người, đúng thực chất. Tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công chức thống kê bằng việc tổ chức “kiểm tra nhận thức”; thực chất đây là việc kiểm tra chất lượng công chức thống kê của ngành Thống kê Bắc Giang. Kết quả này ngoài nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức đây tiêu chí bổ sung tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với công chức “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong ngành Thống kê Bắc Giang. 2. Nội dung sáng kiến 2.1. Cơ sở pháp lý Căn cứ Luật Cán bộ công chức năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 Căn cứ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; 8
- Sáng kiến kinh nghiệm - Họ tên tác giả: Đồng Văn Sủng - Cục Thống kê Bắc Giang Căn cứ Quyết định số 118/QĐ-CTK ngày 31 / 12 /2019 của Cục trưởng Cục Thống kê Bắc Giang về việc Về việc ban hành Quy chế sáng kiến và hoạt động của Hội đồng sáng kiến Cục Thống kê Bắc Giang. 2.2. Nội dung sáng kiến Để thực hiện được việc tổ chức kiểm tra nhận thức tác giả đã xây dựng quy trình thực hiện tại Cục Thống kê Bắc Giang như sau: 2.2.1. Hình thức và đề kiểm tra - Bộ đề kiểm tra được xây dựng trên google forms. Hình thức kiểm tra trực tuyến qua link google forms - Ban lãnh đạo Cục xây dựng bộ đề kiểm tra nhận thức gồm 100 câu hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, Luật và kỹ năng thống kê được trộn thành nhiều đề khác nhau (Mỗi đề gồm 20 câu, mỗi câu 5 điểm). 2.2.2. Tổ chức kiểm tra và quy trình thực hiện cụ thể như sau: - Ban Lãnh đạo cung cấp đề kiểm tra qua đường link google forms - Thông báo công chức đăng nhập đường link để công chức tham gia kiểm tra, cụ thể như sau: Bước 1: Người dự thi bật trình duyệt internet (coc coc, google chrome...) truy cập vào link do Ban Lãnh đạo cục cung cấp: Bước 2: Bấm vào để bắt đầu: Người dự thi đăng nhập bằng gmail sau đó điền các thông tin bắt buộc: Họ tên, đơn vị công tác; Bước 3: Tiếp theo bấm để bắt đầu trả lời các câu hỏi Bước 4: Sau khi trả lời hết các câu hỏi bấm để nộp bài Chú ý: (1) Nếu muốn trả lời lại các câu hỏi trước đó bấm vào sau đó chọn câu hỏi cần trả lợi lại, chọn lại đáp án. (2) Thời gian làm bài 30 phút sau 30 phút người dự thi không làm bài xong hệ thống sẽ tự động nộp bài. - Ban Lãnh đạo tổng hợp kết quả trực tiếp trên google forms. 9
- Sáng kiến kinh nghiệm - Họ tên tác giả: Đồng Văn Sủng - Cục Thống kê Bắc Giang 2.2.3. Đối tượng và điều kiện công chức được kiểm tra Công chức được đơn vị đánh giá đủ điều kiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm công tác. 2.2.4. Thời gian kiểm tra Sau khi các đơn vị đánh giá, xếp loại công chức theo hướng dẫn của Cục Thống kê. 2.2.5. Xếp loại - Dưới 50 điểm: yếu; - Từ 50-70 điểm: trung bình; - Từ 70-80 điểm: khá; - Từ 90-100 điểm: giỏi. 2.2.7. Kết quả xếp loại Đối với công chức được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải đạt điểm kiểm tra từ khá trở lên; 2.3. Kết quả áp dụng Sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra nhận thức làm tiêu chí bổ sung trong đánh giá, xếp loại công chức “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tại Cục Thống kê Bắc Giang” đã đưa vào áp dụng tại Cục Thống kê Bắc Giang. Qua kết quả kiểm tra cho thấy, việc xét đánh giá, xếp loại công chức theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức còn chưa đủ; về vấn đề chấp hành chủ trương, nội quy, quy chế cơ quan, về phẩm chất đạo đức… thì không có vấn đề gì. Song vấn đề chuyên môn mà chỉ căn cứ vào kết quả chấm điểm thi đua của cấp trên đánh giá là chưa đầy đủ, chưa chính xác, một bộ phần công chức có những phần việc chung (2 người làm chung một công việc) nên kết quả chấm cũng không đánh giá được ai làm tốt, ai chưa làm tốt, một bộ phận làm việc vẫn theo một lối mòn truyền thống, chưa hiểu sâu về bản chất, kém sáng tạo…. Để đánh giá được thực chất năng lực từng công chức, qua kết quả kiểm tra sẽ loại trừ đựơc những vấn đề bất cập nêu trên; kiểm tra thực tế về chuyên môn do cá nhân công chức thực hiện sẽ bộc lộ những hạn chế của cá nhân công chức và có khả năng làm việc độc lập được với công việc hay chưa. Từ đó sẽ giúp cho công chức có ý thức tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 10
- Sáng kiến kinh nghiệm - Họ tên tác giả: Đồng Văn Sủng - Cục Thống kê Bắc Giang không còn tình trạng ỉ lại vào người khác, khi làm việc phải nghiên cứu chứ không thực hiện theo một lối mòn sẵn có. 3. Phương hướng áp dụng 3.1. Nghiên cứu cải tiến giải pháp đã áp dụng Hàng năm nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hệ thống ngân hàng câu hỏi cho phù hợp với tình hình thực tế. Nghiên cứu mở rộng đồi tượng có thể đến đánh giá công chức toàn ngành. 3.2. Phổ biến ra các đơn vị trong ngành Hiện nay đã tổ chức hội nghị mời Cục Thống kê Phú Thọ và Cục Thống kê Thái Nguyên để phổ biến sáng kiến và được 2 đơn vị đánh giá cao đang trong quá trình nghiên cứu ứng dụng. Trong thời gian tới, tác giả sẽ đề xuất lãnh đạo Cục Thống kê Bắc Giang tổ chức hội nghị rộng rãi phổ biến sáng kiến đến các đơn vị trong cùng ngành có điều kiện tự nhiên tương đồng với tỉnh Bắc Giang. 3.3 Kiến nghị, đề xuất Trong những năm qua, ngành Thống kê Bắc Giang đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, nhiệm vụ chính trị chủ yếu của Ngành là đảm bảo thông tin được thực hiện tốt với nhiều cố gắng. Để từng bước hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin thống kê. Công tác đánh giá, xếp loại công chức được xem là một trong khâu cực kỳ quan trọng trong công tác cán bộ, tạo động lực cho công chức có triển vọng phát triển. Qua việc tổ chức kiểm tra, đánh giá công chức sẽ góp phần nâng cao trình độ về mọi mặt của công chức, từ cơ sở khoa học, kỹ năng nghề nghiệp. Đây là những thông tin hữu ích giúp Lãnh đạo Cục đánh giá công chức một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn, góp phần nâng cao chất lượng thông tin thống kê trên địa bàn tỉnh Bắc Giang./. Tác giả Sáng kiến 11
- Sáng kiến kinh nghiệm - Họ tên tác giả: Đồng Văn Sủng - Cục Thống kê Bắc Giang Đồng Văn Sủng 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ứng dụng và phát triển công nghệ cao - Tích trữ và chuyển hoá năng lượng hoá học, vật liệu và công nghệ
186 p | 201 | 42
-
Bộ giáo trình Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan nhà nước: Học phần 4 - Rajnesh D. Singh
130 p | 100 | 13
-
Bản tin Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Tháng 10/2019
19 p | 78 | 6
-
Hệ thống đổi mới đang hình thành và vai trò của nhà nước
9 p | 60 | 5
-
Kinh tế tư nhân Việt Nam: Năng suất và thịnh vượng
103 p | 44 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
15 p | 18 | 4
-
Học thuyết đúc kết từ lịch sử: Charter City của Paul Romer và ứng dụng chính sách
13 p | 70 | 2
-
Ấn tượng Khoa học Công nghệ năm 2017
4 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn