Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SÀNG LỌC HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT<br />
VÀ CHỐNG OXY HOÁ CỦA MỘT SỐ CÂY THUỐC HỌ ASTERACEAE<br />
Hoàng Trần Việt Hà*, Phan Cảnh Trình*, Lê Thị Thanh Thảo*, Nguyễn Tú Anh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật và chống oxy hoá của một số cây thuốc họ cúc Asteraceae.<br />
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Các dược liệu nghiên cứu được chiết xuất bằng phương pháp<br />
chưng cất lôi cuốn hơi nước thu tinh dầu và ngâm lạnh với ethanol 96% thu cao chiết. Các cao chiết được tách<br />
phân đoạn với các dung môi (n – hexan, chloroform, ethyl acetat). Khảo sát khả năng kháng vi sinh vật bằng<br />
phương pháp khuếch tán và xác định MIC bằng phương pháp pha loãng trong thạch. Khả năng chống oxy hóa in<br />
vitro được thử nghiệm bằng phản ứng đánh bắt gốc tự do DPPH.<br />
Kết quả: Cao chiết từ bồ công anh (Taraxacum officinale), cúc hoa (Chrysanthemum morifolium), cỏ hôi<br />
(Ageratum conyzoides), vạn thọ (Tagetes erecta) và tinh dầu từ cỏ hôi, hướng dương (Helianthus annuus), ngải<br />
cứu (Artemisia vulgaris) cho tác động kháng vi sinh vật thử nghiệm. Phân đoạn ethyl acetat từ A. conyzoides cho<br />
tác động kháng Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae phân lập từ bệnh phẩm đạt giá trị MIC lần lượt là 1,25<br />
– 10 mg/ml và 5 – 12,5 mg/ml. Kết quả thử nghiệm đánh bắt gốc tự do DPPH cho thấy các cao chiết từ vạn thọ có<br />
IC50 thấp nhất (17,28 µg/ml), gấp 2,5 lần so với vitamin C (7,32 µg/ml).<br />
Kết luận: Đề tài đã xác định được phân đoạn ethyl acetat của cỏ hôi có tác động kháng khuẩn mạnh nhất. Về<br />
khả năng chống oxy hóa, vạn thọ cho thấy có tiềm năng cao cho các nghiên cứu về khả năng này.<br />
Từ khóa: Asteraceae, kháng vi sinh vật, chống oxy hoá.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SCREENING OF MEDICINAL HERBS IN ASTERACEAE FOR ANTIMICROBIAL<br />
AND ANTIOXIDANT ACTIVITIES<br />
Ha Hoang Tran Viet, Trinh Phan Canh, Thao Le Thi Thanh, Tu Anh Nguyen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 475 - 480<br />
Objectives: Evaluation of antimicrobial and antioxidant activity of some Asteraceae plants.<br />
Method: The materials were extracted by steam distillation for the essential oils and by maceration technique<br />
using ethanol 96% for the crude extracts. The crude extracts were fractionated with some solvents (n - hexane,<br />
chloroform, ethyl acetate). Agar diffusion and agar dilution methods were used to determine the antimicrobial<br />
activity. The antioxidant capacity was tested by DPPH radical scavenging assay.<br />
Results: Crude extracts from Taraxacum officinale, Chrysanthemum morifolium, Ageratum conyzoides,<br />
Tagetes erecta và essential oils from A. conyzoides, Helianthus annuus, Artemisia vulgaris have antimicrobial<br />
activity on tested microorganism. Ethyl acetate fraction from A. conyzoides show best effect on clinical strains<br />
(Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae) with MIC at 1.25 – 10 mg/ml and 5 – 12.5 mg/ml, respectively. The<br />
results of the DPPH test showed that T. erecta extract had the lowest IC50 (17.280 µg/ml), 2.5 times higher than<br />
vitamin C (7.321 µg/ml).<br />
Conclusion: The ethyl acetate fraction from A. conyzoides has the strongest antimicrobial activity on Gram<br />
negative clinical strains (E. coli and K. pneumoniae). The crude extract from T. erecta flowers has a high<br />
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: DS. Lê Thị Thanh Thảo<br />
ĐT: 0918.634393<br />
<br />
Chuyên Đề Dƣợc<br />
<br />
Email: thanhthaovn2002@gmail.com<br />
<br />
475<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
<br />
potentials for antioxidant capacity.<br />
Keywords: Asteraceae, antimicrobial, antioxidant.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tình hình đề kháng kháng sinh ngày càng<br />
diễn biến phức tạp với sự phát sinh nhiều chủng<br />
đề kháng, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm tiết<br />
ß-lactamase phổ rộng (ESBL), carbapenemase.<br />
Năm 2016, chủng E. coli mang gen MCR-1 kháng<br />
colistin lần đầu tiên xuất hiện(1). Việc nghiên cứu<br />
kháng sinh mới đang chậm hơn sự phát sinh và<br />
lan rộng của chủng vi khuẩn đề kháng. Hầu hết<br />
các kháng sinh sử dụng hiện tại được phát triển<br />
trước thế kỷ 20, đồng thời việc tìm kiếm thuốc<br />
mới bằng con đường tổng hợp hoá học tiêu tốn<br />
nhiều thời gian và công sức(14).<br />
Thực vật là một nguồn tài nguyên phong<br />
phú cho các cấu trúc hoá học tiềm năng kháng vi<br />
sinh vật gây bệnh. Asteraceae là một họ thực vật<br />
đa dạng thành phần loài, chứa nhiều hợp chất<br />
phenol, flavonoid, terpenoid, tinh dầu,... thường<br />
được nghiên cứu về hiệu quả kháng vi sinh<br />
vật(12). Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành<br />
khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm,<br />
chống oxy hoá củacủa cao chiết từ 9 loài thuộc<br />
họ Asteraceae.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG-PHƢƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Dược liệu nghiên cứu: gồm bồ công anh<br />
(Taraxacum officinale), cúc hoa (Chrysanthemum<br />
morifolium), cỏ hôi (Ageratum conyzoides), cúc tần<br />
(Chrysanthemum coronarium), hướng dương<br />
(Helianthus annuus), mật gấu (Vernonia<br />
amygdalina), ngải cứu (Artemisia vulgaris), vạn thọ<br />
(Tagetes erecta), sơn cúc ba thùy (Wedelia trilobata).<br />
Vi sinh vật thử nghiệm: Staphylococcus areus<br />
ATCC 29213 (MSSA), Staphylococcus areus ATCC<br />
43300 (MRSA), Streptococcus faecalis ATCC 29212<br />
(SF), Escherichia coli ATCC 25922 (EC), Klebsiella<br />
pneumonia ATCC 35657 (KP), Pseudomonas<br />
aeruginosa ATCC 27853 (PA), Candida albicans<br />
ATCC 10231 (CA), Candida glabrata ND31 (CG),<br />
Candida tropicalis PNT20 (CT) và 15 chủng K.<br />
<br />
476<br />
<br />
pneumoniae và 15 chủng E. coli được phân lập từ<br />
bệnh viện Quận 2, TP. Hồ Chí Minh; trong đó<br />
chủng K. pneumoniae K26 và E. coli E68 tiết ESBL.<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
<br />
Chiết xuất<br />
Dược liệu được chiết xuất bằng phương<br />
pháp ngâm lạnh với ethanol 96% trong 24 giờ,<br />
sau đó lọc lấy dịch chiết cho bay hơi dung môi ở<br />
45 – 48°C. Cao chiết được giữ ở 5°C cho các thử<br />
nghiệm sau (không quá một tháng). Các cao<br />
chiết cồn có hoạt tính kháng khuẩn được lắc<br />
phân bố với dung môi có độ phân cực tăng dần:<br />
n - hexan, chloroform, ethyl acetat; sau đó xác<br />
định hoạt tính kháng khuẩn của mỗi phân đoạn.<br />
Dược liệu sau khi rửa sạch, cắt nhỏ, tiến hành<br />
chưng cất lôi cuốn hơi nước thu tinh dầu với<br />
bình chưng cất của TechLab.<br />
Hoạt tính kháng vi sinh vật<br />
Các cao chiết và tinh dầu được sàng lọc sơ bộ<br />
hoạt tính kháng vi sinh vật bằng phương pháp<br />
khuếch tán. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu<br />
(MIC) của cao chiết và tinh dầu bằng phương<br />
pháp pha loãng trong thạch(5,8).<br />
Hoạt tính đánh bắt gốc tự do DPPH<br />
Dung dịch mẹ DPPH có nồng độ 0,25 mg/ml,<br />
bảo quản ở 4°C, tránh ánh sáng. Pha dung dịch<br />
phản ứng gồm: chất thử, 2 ml DPPH mẹ,<br />
methanol vào bình định mức 10 ml để được dãy<br />
nồng độ chất thử từ 0 – 0,5 mg/ml. Dung dịch<br />
phản ứng được ủ ở 37°C trong bóng tối; sau 30<br />
phút, đo độ hấp thu ở bước sóng 517 nm. Phần<br />
trăm đ{nh bắt gốc tự do (scaveging effect) DPPH<br />
của mẫu thử được tính theo công thức sau:<br />
<br />
Thí nghiệm được lặp lại ba lần, tính kết quả<br />
trung bình. Giá trị IC50 của mẫu thử được ghi<br />
nhận từ mối tương quan giữa SC và nồng độ<br />
(µg/ml) mẫu thử tham gia phản ứng(7).<br />
<br />
Chuyên Đề Dƣợc<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
<br />
ảng 3: Hoạt tính kháng vi sinh vật của cao phân<br />
đoạn<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Phân tích sơ bộ thành phần hóa học<br />
Từ việc phân tích thành phần hóa học chúng<br />
tôi nhận thấy trong tất cả các dược liệu nghiên cứu<br />
đều chứa flavonoid, tannin, các hợp chất phenolic.<br />
Sàng lọc các dƣợc liệu tiềm năng kháng vi<br />
sinh vật<br />
Sàng lọc hoạt tính ức chế vi sinh vật trên cao<br />
chiết cồn của 9 dược liệu họ cúc bằng phương<br />
pháp khuếch tán qua giếng, kết quả có 4 loài (cỏ<br />
hôi, cúc tần, vạn thọ và bồ công anh) cho hoạt<br />
tính kháng từ 1 đến 4 chủng thử nghiệm. Không<br />
có cao chiết nào có hoạt tính kháng nấm men.<br />
ảng 1: Hoạt tính kháng vi sinh vật của cao chiết cồn<br />
toàn phần<br />
Đường kính vòng ức chế (mm)<br />
MSSA MRSA SF KP EC PA CA CG<br />
Cỏ hôi<br />
22<br />
20<br />
- 18 11 Ngải cứu<br />
- Cỏ hôi<br />
- Cúc hoa<br />
14<br />
- Hướng dương<br />
- Vạn thọ<br />
21<br />
20<br />
- 16 - 13 Bồ công anh<br />
10<br />
- Cỏ hôi<br />
- Sơn cúc ba<br />
- thùy<br />
<br />
Tên dược liệu<br />
<br />
CT<br />
-<br />
<br />
Sàng lọc hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh<br />
dầu bằng phương pháp đĩa giấy khuếch tán, kết<br />
quả cho thấy tinh dầu cỏ hôi, ngải cứu, hướng<br />
dương có hoạt tính kháng MSSA, trong đó tinh<br />
dầu ngải cứu kháng mạnh với MSSA, có hoạt tính<br />
trên MRSA và ba chủng nấm men Candida.<br />
<br />
Tên<br />
dược<br />
liệu<br />
<br />
Đường kính vòng ức chế (mm)<br />
MSSA MRSA SF KP EC PA CA CG<br />
Cỏ hôi<br />
- 15<br />
8<br />
Ngải cứu<br />
- - 14 15<br />
23<br />
10<br />
Hướng dương 10<br />
- -<br />
<br />
n – hexan<br />
CHCl3<br />
EtOAc<br />
EtOH<br />
n – hexan<br />
CHCl3<br />
Cúc<br />
Hoa<br />
hoa<br />
EtOAc<br />
EtOH<br />
n – hexan<br />
CHCl3<br />
Vạn thọ<br />
Hoa<br />
EtOAc<br />
EtOH<br />
n – hexan<br />
Bồ<br />
Toàn cây<br />
CHCl3<br />
công trên mặt<br />
EtOAc<br />
anh<br />
đất<br />
EtOH<br />
<br />
Cao phân đoạn: Cao có hoạt tính kháng vi sinh<br />
vật ở trên được lắc lần lượt với n – hexan,<br />
chloroform, ethyl acetat, sau đó xác định hoạt tính<br />
kháng vi sinh vật từng phân đoạn. Kết quả cho<br />
thấy các chất có hoạt tính kháng vi sinh vật thường<br />
tập trung ở phân đoạn etyl acetate (Bảng 3).<br />
<br />
Chuyên Đề Dƣợc<br />
<br />
Đường kính vòng ức chế<br />
(mm)<br />
MSSA MRSA KP EC PA<br />
11<br />
11<br />
23<br />
21 15 14 9<br />
10 13<br />
14<br />
11<br />
11 11<br />
10 17<br />
12 18 - 11<br />
11<br />
-<br />
<br />
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các<br />
cao dƣợc liệu tiềm năng<br />
<br />
MIC của cao chiết dược liệu trên các vi sinh<br />
vật tiêu chuẩn<br />
Nồng độ ức chế tối thiểu của các cao chiết và<br />
tinh dầu được thực hiện bằng phương pháp pha<br />
loãng trong thạch. Giá trị MIC của các cao chiết<br />
dược liệu: cỏ hôi, cúc hoa, vạn thọ, bồ công anh<br />
được trình bày trong Bảng 4.<br />
ảng 4: Nồng độ ức chế tối thiểu các cao chiết của<br />
bốn dược liệu nghiên cứu<br />
Dược<br />
liệu<br />
<br />
Cỏ hôi<br />
<br />
CT<br />
10<br />
16<br />
11<br />
<br />
Bộ phận<br />
Phân đoạn<br />
sử dụng<br />
<br />
Toàn cây<br />
Cỏ hôi trên mặt<br />
đất<br />
<br />
ảng 2: Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu<br />
Tinh dầu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cúc hoa<br />
<br />
Vạn thọ<br />
<br />
Bồ công<br />
anh<br />
<br />
Chủng thử nghiệm/ MIC<br />
(mg/ml)<br />
MSSA MRSA KP EC PA<br />
Cao TP<br />
2,5<br />
10<br />
5 25 CHCl3<br />
20<br />
20<br />
- - Phần trên<br />
mặt đất<br />
EtOAc<br />
2,5<br />
5<br />
2,5 10 EtOH<br />
20<br />
10 - - - Cao TP<br />
30<br />
Hoa<br />
CHCl3<br />
15<br />
- - - - EtOAc<br />
15<br />
Cao TP<br />
0,78<br />
3,13 1,25 - 2,5<br />
n – hexan<br />
1,56<br />
5 - Hoa<br />
CHCl3<br />
1,56<br />
5 - EtOAc<br />
3,13<br />
6,25 2,5 - 5<br />
*<br />
- - 20<br />
Phần trên Cao TP<br />
mặt đất<br />
- - EtOAc<br />
10<br />
Cao TP: cao chiết toàn phần với Ethanol 96%<br />
Bộ phận<br />
Phân đoạn<br />
sử dụng<br />
<br />
477<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
<br />
Trên các chủng vi sinh vật tiêu chuẩn, kết<br />
quả cho thấy có 4 loại dược liệu (bồ công anh,<br />
cúc hoa, cỏ hôi, vạn thọ) và 3 loại tinh dầu (cỏ<br />
hôi, hoa hướng dương, ngải cứu) cho hoạt tính<br />
kháng vi sinh vật. Các kết quả MIC đều thấp hơn<br />
so với các nghiên cứu của Yeasmin và cs. (2016),<br />
Odeleye và cs. (2014), Jain và cs. (2012). Nguyên<br />
nhân có thể do sự khác biệt về nơi thu hái, cách<br />
xử lý dược liệu, dung môi và kỹ thuật chiết tách.<br />
Khảo sát giá trị MIC của các cao chiết nhận<br />
thấy cao toàn phần từ hoa vạn thọ cho hoạt tính<br />
mạnh nhất trên MSSA, MRSA, K. pneumoniae,<br />
đặc biệt là P. aeruginosa ở MIC 2,5 mg/ml.<br />
ảng 5: Nồng độ ức chế tối thiểu của tinh dầu<br />
Chủng thử nghiệm/ MIC (mg/ml)<br />
MSSA MRSA<br />
CA<br />
CG<br />
CT<br />
Cỏ hôi<br />
3,75<br />
7,5<br />
10<br />
Ngải cứu<br />
2,50<br />
6,25<br />
6,25<br />
5<br />
5<br />
Hướng dương 3,75<br />
10<br />
Tinh dầu<br />
<br />
Tinh dầu từ A. conyzoides, A. vulgaris, và H.<br />
annuus có hoạt tính kháng cả vi khuẩn (MSSA,<br />
MRSA) và vi nấm (C. albicans, C. glabrata, C.<br />
tropicalis). Đặc biệt, tinh dầu A. vulgaris có tác<br />
động trên MRSA và cả ba chủng Candida. Điều<br />
này cho thấy tiềm năng của tinh dầu A.<br />
vulgaris trong tìm kiếm chất có hoạt tính<br />
kháng nấm của nó.<br />
Hoạt tính kháng khuẩn trên các chủng lâm<br />
sàng<br />
Các cao toàn phần và phân đoạn có tác dụng<br />
kháng khuẩn trên E. coli và K. pneumoniae tiêu<br />
chuẩn được thử nghiệm trên 15 chủng E. coli và<br />
15 chủng K. pneumonia phân lập từ mẫu bệnh<br />
phẩm tại Bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí<br />
Minh, Việt Nam.<br />
Kết quả cho thấy rằng chỉ có phân đoạn ethyl<br />
acetat từ cỏ hôi có hoạt tính kháng khuẩn đối với<br />
các chủng lâm sàng được thử nghiệm. Giá trị<br />
MIC của phân đoạn này xác định bằng phương<br />
pháp pha loãng trong thạch trên các chủng có<br />
đường kính vòng ức chế nhỏ nhất và lớn nhất để<br />
tìm ra khoảng dao động MIC, đồng thời thực<br />
hiện trên 2 chủng vi khuẩn sinh ESBL là K26 và<br />
<br />
478<br />
<br />
E68. Đường kính vòng ức chế và nồng độ ức chế<br />
tối thiểu (MIC) thể hiện trong Bảng 6 và Bảng 7.<br />
ảng 6: Đường kính vòng ức chế trên các chủng vi<br />
khuẩn lâm sàng của phân đoạn ethyl acetat từ A.<br />
conyzoides<br />
Chủng<br />
<br />
Đường kính vòng<br />
ức chế (mm)<br />
<br />
Chủng<br />
<br />
E3<br />
E7<br />
E25<br />
E27<br />
E36<br />
E38<br />
E39<br />
E42<br />
E51<br />
E63<br />
E68<br />
E72<br />
E77<br />
E84<br />
E94<br />
<br />
10,83<br />
11,43<br />
12,17<br />
14,47<br />
13,33<br />
13,67<br />
14,47<br />
22,37<br />
21,40<br />
20,37<br />
15,43<br />
23,27<br />
13,43<br />
14,97<br />
22,37<br />
<br />
K14<br />
K15<br />
K16<br />
K17<br />
K18<br />
K19<br />
K20<br />
K21<br />
K22<br />
K23<br />
K25<br />
K26<br />
K27<br />
K28<br />
K29<br />
<br />
Đường kính<br />
vòng ức chế<br />
(mm)<br />
11,93<br />
11,67<br />
14,2<br />
19,73<br />
9,33<br />
11,23<br />
11,37<br />
12,10<br />
13,27<br />
11,83<br />
13,23<br />
19,27<br />
10,03<br />
12,37<br />
17,67<br />
<br />
E: Escherichia coli; K: Klebsiella pneumoniae; chủng E68,<br />
K26 có khả năng sinh ESBL<br />
<br />
ảng 7. MIC trên chủng vi khuẩn lâm sàng của phân<br />
đoạn ethyl acetat từ A. conyzoides<br />
Chủng vi<br />
khuẩn<br />
E72<br />
E3<br />
E68<br />
<br />
MIC (mg/ml)<br />
5,00<br />
12,50<br />
6,25<br />
<br />
Chủng vi<br />
khuẩn<br />
K17<br />
K18<br />
K26<br />
<br />
MIC (mg/ml)<br />
1,25<br />
10,00<br />
2,50<br />
<br />
Kết quả định tính sơ bộ thành phần hóa học<br />
cho thấy, 2 cao chiết này có lượng flavonoid, các<br />
hợp chất phenolic và tannin nhiều nhất. Đ}y là<br />
nhóm các hoạt chất đã được ghi nhận thường có<br />
tác dụng kháng khuẩn ở thực vật(9). Các đặc tính<br />
kháng khuẩn của flavonoid được cho là xuất<br />
phát từ khả năng hình thành phức hợp với màng<br />
vi khuẩn và các protein ngoại bào. Còn tanin có<br />
khả năng kết tủa protein làm mất hoạt tính<br />
enzym, các protein vận chuyển, tổn hại thành tế<br />
bào và bất hoạt tính chất bám dính của vi<br />
khuẩn(13). Việc chứa nhiều các hợp chất này có<br />
thể là nguyên nhân dẫn đến khả năng kháng<br />
khuẩn tốt của cao chiết vạn thọ và cỏ hôi.<br />
<br />
Chuyên Đề Dƣợc<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
Khả năng đánh bắt gốc tự do DPPH<br />
Khả năng đ{nh bắt gốc tự do DPPH của 9<br />
cao chiết được liệt kê trong Bảng 8. Giá trị IC50<br />
đại diện cho nồng độ của chất thử đ{nh bắt được<br />
50% gốc tự do DPPH. Riêng đối với tinh dầu, giá<br />
trị IC50 quá lớn (3000 – 6000 µg/ml), nằm ngoài<br />
khoảng tuyến tính nên chúng tôi không trình<br />
bày trong kết quả này.<br />
ảng 8: Giá trị IC50 của cao chiết dược liệu, sử dụng<br />
Vitamin C làm chất đối chiếu<br />
Dược liệu<br />
Cỏ hôi<br />
Ngải cứu<br />
Cúc tần<br />
Cúc hoa<br />
Hướng dương<br />
Vạn thọ<br />
Bồ công anh<br />
Mật gấu<br />
Sơn cúc ba thùy<br />
Vitamin C<br />
<br />
IC50 (µg/ml)<br />
173,234<br />
116,748<br />
113,870<br />
162,424<br />
131,830<br />
17,280<br />
125,576<br />
255,627<br />
166,479<br />
7,321<br />
<br />
% so với VitC<br />
2366,26<br />
1594,70<br />
1555,39<br />
2218,60<br />
1800,71<br />
236,03<br />
1715,28<br />
3491,70<br />
2273,99<br />
100,00<br />
<br />
Cả 9 cao cồn toàn phần và tinh dầu khảo sát<br />
đều có khả năng đ{nh bắt gốc tự do DPPH. Tuy<br />
nhiên, khả năng đ{nh bắt của tinh dầu yếu hơn<br />
rất nhiều so với của cao chiết. Trong 9 loại cao<br />
chiết, cao chiết từ hoa vạn thọ có giá trị IC50 thấp<br />
nhất, giá trị này chỉ cao gấp 2,5 lần giá trị IC50 của<br />
vitamin C. Kết quả này do trong hoa vạn thọ<br />
chứa nhiều hợp chất phenolic(10). Nikkon và cs.<br />
(2009) đã chứng minh hoa vạn thọ có chứa<br />
quercetagetin, glucoside của quercetagetin,<br />
phenolics, axit syringic, methyl – 3,5 – dihydroxy<br />
– 4 – methoxy benzoat, quercetin, thienyl và<br />
ethyl gallate(10). Quercetin và ethyl gallate là<br />
những hợp chất cho tác dụng chống oxy hóa<br />
mạnh ở cả in vitro lẫn in vivo(2,3,6). Việc chứa nhiều<br />
hợp chất có tác dụng đ{nh bắt gốc tự do mạnh<br />
cho thấy khả năng ứng dụng của hoa vạn thọ<br />
vào điều trị các bệnh gây ra do gốc tự do như<br />
ung thư, đ{i tháo đường, tim mạch,< Tuy nhiên<br />
khả năng này cần được đ{nh giá chính xác hơn<br />
bằng các thử nghiệm in vivo.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định<br />
được cao chiết từ bốn dược liệu có hoạt tính<br />
<br />
Chuyên Đề Dƣợc<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
kháng vi sinh vật bao gồm bồ công anh, cúc hoa,<br />
cỏ hôi và vạn thọ có tính kháng khuẩn. Trong đó,<br />
vạn thọ có khả năng kháng khuẩn cao nhất trên<br />
các chủng tiêu chuẩn. Tinh dầu cỏ hôi, hướng<br />
dương và ngải cứu có tác dụng kháng MSSA,<br />
MRSA và vi nấm (C. albicans, C. glabrata, C.<br />
tropicalis). Trong đó, tinh dầu ngải cứu cho tác<br />
dụng kháng cao nhất.<br />
Phân tách và xác định phân đoạn có hoạt<br />
tính kháng khuẩn, kháng nấm cao nhất của từng<br />
loại cao chiết chúng tôi nhận thấy phân đoạn<br />
ethyl acetat kháng khuẩn mạnh nhất và mạnh<br />
hơn cao toàn phần đối với trường hợp bồ công<br />
anh, cúc hoa, cỏ hôi. Ngược lại, đối với vạn thọ,<br />
cao toàn phần có tác động kháng khuẩn mạnh<br />
hơn tất cả các phân đoạn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Xác định hoạt tính kháng khuẩn của cao<br />
chiết và phân đoạn trên vi khuẩn phân lập bệnh<br />
viện: chỉ có phân đoạn ethyl acetat của cao chiết<br />
cỏ hôi có tác động kháng trên các chủng E. coli và<br />
K. pneumoniae lâm sàng, đặc biệt có hai chủng<br />
sinh ESBL.<br />
Tất cả các cao chiết đều có khả năng chống<br />
oxy hóa. Trong số đó, cao vạn thọ cho hoạt tính<br />
chống oxy hóa cao nhất, và chỉ cao gấp 2,5 lần so<br />
với vitamin C.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Abbasi J (2016). Infectious disease expert sees threat from<br />
colistin-resistant superbug. JAMA. 316(8): 806-807.<br />
Bentz AB (2009). A review of quercetin: Chemistry, antioxidant<br />
properties, and bioavailability. Journal of young investigators.<br />
19(10).<br />
Hoang LS and Phuc AN (2013). Phytochemical composition, in<br />
vitro antioxidant and anticancer activities of quercetin from<br />
methanol extract of Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. tuber.<br />
Journal of Medicinal Plants Research. 7(46): 3360-3366.<br />
Jain R, Katare N, Kumar V, Samanta AK, Goswami S, and<br />
Shrotri CK (2012). In vitro anti bacterial potential of different<br />
extracts of Tagetes erecta and Tagetes patula. Journal of Natural<br />
Sciences Research. 2(5): 84 - 90.<br />
Jorgensen JH and Turnidge JD (2015). M07-A10: Methods for<br />
dilution antimicrobial susceptibility tests for bacteria that grow<br />
aerobically. In: Microbiology Standards, 10th edition, pp. 1-110.<br />
Clinical and Laboratory Standards Institute.<br />
Kalaivani T, Rajasekaran C, and Mathew L (2011). Free radical<br />
scavenging, cytotoxic, and hemolytic activities of an active<br />
antioxidant compound ethyl gallate from leaves of Acacia<br />
<br />
479<br />
<br />