Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
SÀNG LỌC VÀ ĐỊNH DANH KHÁNG THỂ BẤT THƯỜNG <br />
TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA TRUYỀN MÁU NHIỀU LẦN <br />
Lâm Trần Hòa Chương*, Lê Phương Duyên*, Lê Thị Tâm*, Nguyễn Thị Như Nguyện*, <br />
Đoàn Thị Tuyết Thu*, Phan Nguyễn Thanh Vân* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Kháng thể bất thường có thể là nguyên nhân gây ra các phản ứng truyền máu. Do đó các bệnh nhân truyền <br />
máu nhiều lần như Thalassemia cần phải khảo sát kháng thể bất thường để bảo đảm an toàn truyền máu. <br />
Mục tiêu: Khảo sát kháng thể bất thường và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân Thalassemia tại Bệnh viện <br />
Truyền máu Huyết học từ tháng 01/2010‐10/2010. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 269 bệnh nhân Thalasesemia được sàng lọc và định danh kháng <br />
thể bất thường bằng kỹ thuật card gel và ống nghiệm. <br />
Kết quả: tỷ lệ kháng thể miễn dịch là 6,3%; kháng thể định danh được chủ yếu là hệ nhóm máu Rhesus <br />
(47,06%) trong đó chủ yếu là Anti‐E (29,42%). Các yếu tố như số lần truyền máu, số túi máu truyền mỗi lần có <br />
liên quan đến tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thường. <br />
Kết luận: khảo sát kháng thể bất thường là cần thiết để bảo đảm an toàn truyền máu. <br />
Từ khóa: kháng thể bất thường, kỹ thuật sàng lọc kháng thể, kỹ thuật định danh kháng thể. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
STUDY OF IRREGULAR ANTIBODY IN THALASSEMIA PATIENTS AT BLOOD TRANSFUSION <br />
AND HEMATOLOGY HOSPITAL HO CHI MINH CITY. <br />
Lam Tran Hoa Chuong, Le Phuong Duyen, Le Thi Tam, Nguyen Thi Nhu Nguyen, <br />
Doan Thi Tuyet Thu, Phan Nguyen Thanh Van <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 64 ‐ 67 <br />
Irregular antibodies may cause transfusion reactions. Therefore, the multiple transfused patients such as <br />
thalassemia patients should be screened for irregular antibody to ensure safe transfusion. <br />
Objective: detection of abnormal antibody in Thalassemia patients at the blood Transfusion Hematology <br />
hospital Ho Chi Minh city. <br />
Subjects and methods: we do screening and identifying antibody in 269 Thalassemia patients by card gel <br />
and tube method. <br />
Results: the rate of alloantibody detected is 6.3%; The most significant antibody is founded within the <br />
Rhesus blood group (47.06%) with Anti‐E (29.42%). The number of units transfused has been founded <br />
proportionally correlated with a high rate of antibody occurence. <br />
Conclusion: study of irregular antibody is necessary for transfusion safety. <br />
Keywords: irregular antibody, screening antibody test, identification antibody test. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
Đối với vấn đề thực hành truyền máu hiện <br />
nay tại Việt Nam, các thầy thuốc vẫn cho rằng <br />
<br />
* Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. HCM <br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Lâm Trần Hòa Chương ĐT: 0908128035 <br />
<br />
64<br />
<br />
Email: lthchuong79@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
chỉ cần truyền máu cùng nhóm với bệnh nhân <br />
trong hệ nhóm máu ABO là đủ mà không để ý <br />
đến các hệ thống nhóm máu khác, đặc biệt là các <br />
hệ nhóm máu như Rh, hệ Duffy, hệ Kidd … từ <br />
đó, đã có những tai biến truyền máu xảy ra do <br />
tính sinh miễn dịch tạo kháng thể ở người nhận <br />
máu chống hồng cầu truyền vào, thường hay <br />
gặp ở nhóm bệnh nhân truyền máu nhiều lần <br />
điển hình như trong bệnh lý thalassemia. Vì vậy, <br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này được thực <br />
hiện với mục tiêu: “Khảo sát tỷ lệ kháng thể bất <br />
thường và các yếu tố liên quan ở nhóm bệnh <br />
nhân Thalassemia truyền máu nhiều lần tại <br />
Bệnh viện Truyền máu Huyết học từ tháng <br />
01/2010 – 10/2010”. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Nghiên cứu mô tả tiến cứu. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Tất cả bệnh nhân Thalassemia điều trị tại <br />
bệnh viện Truyền máu ‐ Huyết học Thành phố <br />
Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 01/2010 <br />
đến tháng 09/2010 và đã được truyền máu nhiều <br />
lần (> 5 lần). <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu <br />
Tiêu chuẩn nhận vào mẫu nghiên cứu: <br />
‐ Bệnh nhân Thalassemia điều trị tại bệnh <br />
viện Truyền máu ‐ Huyết học Thành phố Hồ <br />
Chí Minh trong thời gian từ tháng 01/2010 đến <br />
tháng 09/2010, bệnh nhân có nhu cầu truyền <br />
máu và đã được truyền máu nhiều lần (> 5 lần). <br />
Tiêu chuẩn loại trừ: <br />
‐ Các bệnh nhân Thalassemia không đồng ý <br />
tham gia nghiên cứu. <br />
‐ Các bệnh nhân Thalassemia được truyền <br />
máu ≤ 5 lần. <br />
‐ Các bệnh nhân có kết quả Coombs trực tiếp <br />
dương tính. <br />
<br />
Vật liệu nghiên cứu <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Đối với mỗi bệnh nhân cần lấy 4ml máu tĩnh <br />
mạch như sau: <br />
‐ 1 mL máu lấy trong ống xét nghiệm có <br />
chống đông EDTA để lấy hồng cầu. <br />
‐ 3 mL máu không có chống đông để lấy <br />
huyết thanh. <br />
<br />
Thuốc thử <br />
‐ Huyết thanh kháng Globulin đa giá C3d‐<br />
IgG (hãng CSL, Úc). <br />
‐ Huyết thanh kháng hệ ABO, hệ Rh, hệ <br />
MNSs, hệ Kidd, hệ Duffy gồm có 16 kháng thể: <br />
A, B, A/B, D, C, E, c, e, M, N, S, s, Jka, Jkb, Fya, <br />
Fyb; (hãng CSL). <br />
‐ Dung dịch ScanLiss (hãng BioRad, Mỹ). <br />
‐ Dàn hồng cầu mẫu gồm 3 hồng cầu mẫu O <br />
sử dụng để sàng lọc kháng thể (hãng BioRad). <br />
‐ Dàn hồng cầu mẫu gồm 10 hồng cầu mẫu <br />
O sử dụng để định danh KTBT (hãng BioRad). <br />
<br />
Các kỹ thuật sử dụng <br />
‐ Kỹ thuật sàng lọc kháng thể để phát hiện <br />
các kháng thể lưu hành trong huyết thanh bằng <br />
phương pháp trong ống nghiệm và Card gel. <br />
‐ Kỹ thuật định danh KTBT bằng ống <br />
nghiệm và Card gel. <br />
<br />
Phương pháp phân tích số liệu <br />
‐ Số liệu được xử lý, phân tích bằng phần <br />
mềm thống kê SPSS.PC for Window 10.5. <br />
‐ Thống kê mô tả về các đặc điểm của đối <br />
tượng nghiên cứu. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Tỉ lệ xuất hiện kháng thể miễn dịch <br />
Bảng 1: Tỷ lệ xuất hiện kháng thể miễn dịch <br />
Số trường hợp<br />
269<br />
<br />
Sàng lọc (+)<br />
17<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
6,3<br />
<br />
Nhận xét: Có 17/269 trường hợp có xét <br />
nghiệm sàng lọc KTBT dương tính (6,31%) trong <br />
nhóm nghiên cứu, các trường hợp này đều <br />
hướng đến kháng thể miễn dịch; sau đó chúng <br />
tôi tiếp tục tiến hành định danh KT đối với các <br />
trường hợp này. <br />
<br />
Mẫu xét nghiệm <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học <br />
<br />
65<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Bảng 2: Kháng thể miễn dịch được định danh trong <br />
nhóm nghiên cứu <br />
Hệ nhóm máu<br />
Rhesus<br />
MNSs<br />
Duffy<br />
Kidd<br />
Tổng số<br />
<br />
Tên KT<br />
C<br />
E<br />
c<br />
e<br />
M<br />
Fyb<br />
Jka<br />
<br />
Số trường hợp<br />
01<br />
05<br />
01<br />
01<br />
02<br />
04<br />
03<br />
17<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
5,88<br />
29,42<br />
5,88<br />
5,88<br />
11,76<br />
23,53<br />
17,65<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: tỷ lệ kháng thể miễn dịch gặp cao <br />
nhất ở hệ nhóm máu Rhesus chiếm 47,06% (8/17 <br />
trường hợp), trong đó chủ yếu là Anti‐E 29,42%. <br />
<br />
Khảo sát các yếu tố gây xuất hiện kháng <br />
thể bất thường ở nhóm nghiên cứu <br />
Tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thường có liên <br />
quan đến giới tính ở nhóm nghiên cứu: <br />
Bảng 3: Tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thường liên <br />
quan đến giới tính <br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng số<br />
<br />
KTBT<br />
Tổng số<br />
Có hiện diện Không hiện diện<br />
13 (11,7%)<br />
98 (88,3%)<br />
111 (100%)<br />
137 (86,7%)<br />
158 (100%)<br />
21 (13,3%)<br />
34 (12,6%)<br />
235 (87,4%)<br />
269 (100%)<br />
<br />
Nhận xét: tỷ lệ xuất hiện KTBT cao hơn ở nữ <br />
13,3% (21/158). <br />
<br />
Tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thường có liên <br />
quan đến số lần truyền máu ở nhóm nghiên <br />
cứu <br />
Bảng 4: Tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thường liên <br />
quan đến số lần truyền máu <br />
Số lần truyền máu<br />
<br />
KTBT (+)<br />
<br />
P<br />
<br />
10-20 lần<br />
21-30 lần<br />
31-40 lần<br />
>40 lần<br />
Tổng số<br />
<br />
1 (5,8%)<br />
2 (11,7%)<br />
5 (29,5%)<br />
9 (53%)<br />
17 (100%)<br />
<br />