intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng tạo từ A đến Z (Phần 3)

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

131
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tất cả những gì bạn muốn biết để biến ý tưởng lớn của bạn thành lợi nhuận J: Journal (Nhật ký) Ngay từ khi bạn nảy ra ý tưởng của mình, hãy giữ một cuốn nhật ký nhà sáng chế - thực chất là một cuốn sổ có đánh số trang sao cho sau nay không ai có thể chèn thêm trang vào giữa. Gibbs nói: “Nó như một cuốn nhật ký thông thường. Ngay cả trước khi bạn xin cấp bằng sáng chế, hãy luôn cập nhật nhật ký của bạn. Hãy ghi lại mọi ý tưởng, ghi chú,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng tạo từ A đến Z (Phần 3)

  1. Sáng tạo từ A đến Z (Phần 3) Tất cả những gì bạn muốn biết để biến ý tưởng lớn của bạn thành lợi nhuận J: Journal (Nhật ký) Ngay từ khi bạn nảy ra ý tưởng của mình, hãy giữ một cuốn nhật ký nhà sáng chế - thực chất là một cuốn sổ có đánh số trang sao cho sau nay không ai có thể chèn
  2. thêm trang vào giữa. Gibbs nói: “Nó như một cuốn nhật ký thông thường. Ngay cả trước khi bạn xin cấp bằng sáng chế, hãy luôn cập nhật nhật ký của bạn. Hãy ghi lại mọi ý tưởng, ghi chú, hình vẽ, tất cả những người bạn nói chuyện về sáng kiến này, và những ý tưởng markting của bạn. Hãy thường xuyên ghi ngày tháng cho mọi hoạt động của bạn, hãy để ai đó ký tên và làm chứng vào cuốn sổ. Những trang nhật ký này sẽ đáp ứng yêu cầu làm bằng chứng trước toà về ngày sáng chế.” Nhật ký này cũng sẽ giúp luật sư hay nhân viên cấp bằng sáng chế của bạn khi đến lúc xin bằng sáng chế . Một phương pháp quan trọng, khá dễ dàng và rẻ tiền khác giúp bạn tự bảo vệ trong quá trình phát minh là đệ trình một tài liệu công khai với USPTO - một bản miêu tả chi tiết cùng các hình vẽ của sáng chế, với mức phí 10 đô la. Ông White nói: “Tài liệu này không ‘bảo vệ’ cái gì, nhưng cung cấp bằng chứng không thể chối cãi được về ngày tháng gần đúng hình thành sáng chế của bạn. Nó cũng đồng thời đặt nhà sáng chế vào một ngòi nổ chậm hai năm vì tài liệu này sẽ bị huỷ nếu không được tham khảo để xin cấp bằng sáng chế chính thức trong vòng hai năm kể từ ngày đệ trình.” K: Knock-Offs (Chiến đấu) Như vậy sản phẩm của bạn đã thành công. Bước tiếp theo là gì? Chiến đấu chống lại bọn trộm sáng chế. Gibbs cho biết: Nếu bạn có một cái máy hái ra tiền, thì tất sẽ có ai đó nhòm ngó và muốn lấy của bạn. Và đôi khi họ cũng cướp được sáng chế của bạn khi họ hành động ngoan cố và bạo liệt. Để tự vệ, hãy mua bảo hiểm quyền sở hữu trí tuệ với phí tổn khoảng 1.200 đến 1.500 đô la mỗi năm và sẽ được trả hộ khoảng 250.000 đô la tiền phí luật sư khi cần thiết. Khi có sự vi phạm bản quyền, luật sư của công ty bảo hiểm gõ cửa và nói “ Chúng tôi đã sẵn sàng ra toà.”
  3. L: Licensing vs. Going independent (Cấp phép cho người khác khai thác sản phẩm của mình hay hoạt động độc lập) Có hai điều cơ bản bạn có thể làm với sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế của bạn: khởi sự một doanh nghiệp để sản xuất và phân phối nó, hoặc trao cho các công ty khác quyền xử lý chi tiết sản phẩm của bạn. Vì việc tự khỏi nghiệp đòi hỏi nhiều nỗ lực và chịu nhiều rủi ro hơn, nên lợi nhuận cũng cao hơn. White cho biết: “Nhà kinh doanh không chỉ giữ toàn bộ lợi nhuận từ doanh nghiệp của họ và còn nắm cơ hội bán sản phẩm và thu lơi trong vài năm liền.” Ngược lại, nhà sáng chế trao quyền khai thác sản phẩm của mình cho người khác chỉ nhận được một khoản tiền bản quyền nhỏ (khoảng 5% giá bán - chứ không phải giá bán lẻ - của nhà sản xuất) trong vài năm. Vậy tại sao bạn lại muốn cấp phép sản xuất sản phẩm của mình? Đơn giản là có thể bạn không muốn làm việc và từ chịu rủi ro trong việc sản xuất và bán sản phẩm. Bạn chỉ muốn có một số tiền để có thể tiếp tục sáng chế, và khoản tiền bản quyền được trả do hợp đồng cấp phép sử dụng sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó. Lander khuyên rằng khi đi tìm người để cấp phép sản xuất sản phẩm, hãy đi ngược lại bản năng của bạn: Đừng tiếp cận một nhà sản xuất bẫy chuột với cái bẫy chuột tốt hơn của bạn. Sản phẩm của bạn cạnh tranh với dòng sản phẩm hiện đang sản xuất của họ. Thay vào đó, hãy tìm tới công ty sản xuất bả chuột. Lander giải thích: “Họ đang có chương trình tiếp thị bả chuột, nhưng lại không có bẫy chuột trong dòng sản phẩm hiện tại. Vì thế, không nên lúc nào cũng tìm đến những người đang kinh doanh loại sản phẩm của bạn. mà đôi khi hãy tìm đến một công ty sản xuất hàng hoá bổ sung.” M: Manufacturing (Sản xuất)
  4. Nếu bạn đang muốn cấp giấy phép sản xuất sản phẩm bạn chế tạo ra, thì rất có thể bạn sẽ không phải đụng đến khía cạnh công việc này (mặc dù bạn vẫn cần biết chi phí sản xuất sản phẩm của bạn là bao nhiêu – xem mục X để biết thêm thông tin này). Lander cho biết: “95% bằng sáng chế thuộc về các công ty có các cơ sở sản xuất riêng của mình hoặc muốn tự thực hiện một phần hợp đồng sản xuất sản phẩm để kiểm soát chất lượng sản phẩm.” Nhưng nếu bạn muốn tự phân phối sản phẩm của mình, hãy bắt tay với cộng sự mới của bạn. White nói: “Trong hầu hết các trường hợp, nhà kinh doanh bảo lãnh hoặc cung cấp tiền cho một nhà sản xuất hợp đồng phụ để chế tạo các công cụ sản xuất, đồng thời trả tiền để sản xuất dây chuyền sản xuất sản phẩm, có thể bao gồm cả dây chuyền lắp ráp và đóng gói.” Và Gibbs ví việc tìm nhà sản xuất những thứ đó cho bạn giống như tìm một cây kim trong đống cỏ khô vậy. Hãy bắt đầu bằng cách tìm lời giới thiệu từ những người làm việc trong các lĩnh vực tương tự (chẳng hạn người thiết kết CAD, người sản xuất sản phẩm mẫu) và tìm kiếm trên mạng. N: Networking (Mạng lưới) Hayes –Rines cho rằng: “Hình thành mạng lưới là chìa khoá của thành công. Hãy bắt đầu với nhóm các nhà sáng chế và nhóm nhà sản xuất. Chẳng hạn như sản phẩm của bạn liên quan đến đồ chơi, hãy liên hệ với ngành sản xuất đồ chơi. Cũng giống như khi bạn muốn làm tốt bất kỳ một điều gì khác: nếu bạn thích chơi golf, bạn đọc tạp chí chơi golf, tới các cửa hàng để xem có gì mới không. Sáng chế cũng vậy, bạn hãy liên hệ với nhóm các nhà sáng chế độc lập.” Điều này đặc biệt đúng khi bạn bắt đầu “tập hợp nhóm của mình” – không có nhà sáng chế nào tiến hành công việc đơn độc cả, và trước hết bạn cũng cần đến tham khảo luật sư, nhân viên cấp bằng sáng chế, nhà sản xuất sản phẩm mẫu, nhà sản xuất… O: Originality (Tính mới)
  5. Bước quan trọng đầu tiên sau khi bạn loé lên ý tưởng là phải xác định xem đó có thực sự là ý tưởng mới không. White nói: “Trước tiên, cần hiểu ý tưởng của bạn giải quyết được vấn đề gì. Sau đó kiểm tra toàn bộ thị trường để tìm hiểu các giải pháp đang dùng để giải quyết vấn đề đó. Không nên chỉ tìm kiếm ý tưởng như của bạn; hãy tìm kiếm tất cả các giải pháp khác cạnh tranh với ý tưởng của bạn, từ đó bạn có thể so sánh lợi ích của người tiêu dùng khi dùng giải pháp của bạn so với các lợi ích của giải pháp hiện có. Hãy bắt đầu với việc tìm những từ khoá trên các công cụ tìm kiếm lớn trên Internet. Sau đó hãy tới các cửa hàng có liên quan và hỏi nhân viên cửa hàng xem họ đang có những giải pháp nào để giải quyết vấn đề đó. Cũng nên tìm trong các catalog và hỏi chuyên gia trong lĩnh vực này. Thực tế là khoảng 90% các nhà sáng chế thường tìm thấy “sáng kiến” của họ hay tốt hơn của họ trong số giải pháp có sẵn trên thị trường”. Bước tiếp theo là bắt đầu tìm bằng sáng chế trên thị trường trên Internet và tìm link với các trang web về bằng sáng chế ở nước ngoài. White cho biết : “Việc tìm kiếm này có thể mất từ bốn đến tám giờ đồng hồ. Một nhà sáng chế chỉ dành 15 phút đến nửa giờ để tìm kiếm bằng từ khoá có nghĩa là đang tự lừa dối mình – và công sức xin bằng sáng chế và chi phí tốn vào đó sẽ đổ xuống sông xuống biển nếu Văn phòng cấp bằng sáng chế không công nhận ý tưởng của bạn là mới.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2