SAU 30 NĂM ĐỔI MỚI<br />
<br />
Thành phố trẻ vươn mình<br />
Sau 30 năm đổi mới, TP Cần Thơ được nhắc đến là một thành phố trẻ năng<br />
động, thân thiện và đầy tiềm năng. Không chỉ vậy, Cần Thơ còn đóng vai trò<br />
hết sức quan trọng trong việc kết nối và tạo sức lan tỏa để các tỉnh trong vùng<br />
ĐBSCL cùng phát triển. Với vai trò, vị trí đặc biệt, TP Cần Thơ đã và đang đón<br />
nhận nguồn lực, cơ hội mới song cũng phát sinh những khó khăn, mâu thuẫn<br />
cần được nhận diện giải quyết hợp lý.<br />
Những bước đi ấn tượng<br />
Từ sau đổi mới, đặc biệt là giai đoạn 2004-2014 khi trở thành thành phố trực thuộc<br />
Trung ương, TP Cần Thơ đã có những bước tiến ngoạn mục. Bí thư Thành ủy Cần<br />
Thơ Trần Thanh Mẫn, tự hào: Yêu cầu đặt ra đối với thành phố trực thuộc Trung<br />
ương là rất cao trong khi hạ tầng kinh tế-xã hội đầu tư chưa đồng bộ và khủng hoảng<br />
kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến TP Cần Thơ. Song được sự quan tâm của<br />
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP Cần<br />
Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 366/QĐTTg Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW đã mở ra hướng đi<br />
cho thành phố. Cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, sáng tạo của đảng bộ, chính<br />
quyền và nhân dân, Cần Thơ từng bước vượt qua khó khăn, thách thức đưa kinh tế<br />
phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 14,5%. Đời sống<br />
nhân dân không ngừng cải thiện, quốc phòng - an ninh được bảo đảm, công tác xây<br />
dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng<br />
GDP bình quân của TP Cần Thơ giai đoạn 2001-2005 là 13,46%/năm, 2006-2010 là<br />
15,35%/năm và 2011-2015 ước đạt 11,58%/năm. Năng suất lao động tăng nhanh và<br />
hiện tăng gấp 5, 35 lần so với năm 2004. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 10,1% năm<br />
2005 xuống còn 4% trong năm 2014...<br />
Thời gian qua, Cần Thơ luôn quan tâm đến việc cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh<br />
cấp tỉnh (PCI). Năm 2013, PCI của Cần Thơ đứng 9/63 tỉnh, thành cả nước, 4/13<br />
tỉnh ĐBSCL và 2/5 thành phố trực thuộc Trung ương. Đây cũng là năm đầu tiên<br />
thành phố nằm trong danh sách 10 địa phương có chỉ số PCI dẫn đầu cả nước. Tiến<br />
sĩ Dương Thái Công, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ,<br />
nhận định: “Một yếu tố hết sức quan trọng và mang tính quyết định cho những hoạch<br />
định chiến lược phát triển công nghiệp thành phố là tập trung nhiều viện, trường; cơ<br />
quan Trung ương và địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để Cần Thơ đào tạo, bồi<br />
1<br />
<br />
dưỡng nguồn nhân lực thỏa mãn yêu cầu về lượng và chất. “Vườn ươm công nghệ<br />
công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc” chính thức đi vào hoạt động là sự kỳ vọng của<br />
Chính phủ và người dân nhằm đưa kinh tế thành phố lên tầm cao mới thông qua phát<br />
triển công nghiệp”.<br />
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế<br />
quốc tế, TP Cần Thơ đã và đang<br />
đầu tư xây dựng nhiều công trình<br />
hạ tầng quy mô lớn như: cầu Cần<br />
Thơ, sân bay Cần Thơ, hệ thống<br />
cảng, mạng lưới giao thông liên<br />
hoàn... Điều này tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho thành phố nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh trong các lĩnh<br />
vực công nghiệp, thương mại-dịch<br />
vụ và du lịch. Thời điểm này,<br />
ngành công nghiệp trên địa bàn<br />
thành phố phát triển mạnh từ ngành<br />
Để chuyển sang giai đoạn phát triển mới, TP chế biến cho đến xay xát, in ấn,<br />
Cần Thơ cần tập trung tái cấu trúc nền kinh tế. may mặc, đồ uống... Bên cạnh đó,<br />
Trong ảnh: Hoạt động sản xuất của DNTN Cơ Cần Thơ không ngừng đẩy mạnh<br />
khí Sông Hậu.<br />
thành lập khu công nghiệp tập<br />
trung để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. TP Cần Thơ cũng khẳng định được<br />
vị thế là đầu mối giao thương của vùng ĐBSCL. Hiện tại, mạng lưới chợ truyền<br />
thống, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng<br />
của người dân trong và ngoài thành phố...<br />
Và còn nhiều khó khăn, thách thức<br />
Mặc dù có những bước đi ấn tượng và đạt được những thành quả đáng ghi nhận,<br />
song phát triển kinh tế-xã hội của thành phố vẫn tồn tại nhiều bất cập. Tiến sĩ Dương<br />
Thái Công, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, phân tích:<br />
“Một nhược điểm rất lớn là TP Cần Thơ không có khu công nghiệp chuyên biệt mà<br />
làm theo kiểu đa ngành. Thế nên, để xây dựng một nhà máy thì xây dựng hạ tầng,<br />
xử lý môi trường vất vả hoặc làm ô nhiễm môi trường sản xuất của ngành công<br />
nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, phát triển công nghiệp hỗ trợ diễn ra chậm. Đây là<br />
nguyên nhân chủ yếu của tình trạng gia công, lắp ráp vừa phụ thuộc vào nhập khẩu,<br />
vừa làm cho giá trị gia tăng thấp. Mặt khác, tỷ trọng lao động công nghiệp tăng<br />
chậm, dẫn tới hiệu quả và sức cạnh tranh kém”.<br />
<br />
2<br />
<br />
Nhiều ý kiến cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố tuy đạt mức khá cao<br />
nhưng chưa xứng với lợi thế, tiềm năng. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp<br />
còn ít; quy mô DN nhỏ; chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn... TP vạch ra lộ trình<br />
công nghiệp hóa theo hướng ban đầu, chú trọng phát triển những ngành sử dụng<br />
nhiều lao động (gia công quần áo, giày dép, hàng điện tử...). Sau đó, khi đã đáp ứng<br />
các yêu cầu cần thiết thì phải từng bước phát triển sang những ngành có vốn đầu tư<br />
lớn, kỹ thuật cao. Tuy nhiên, hiện nền công nghiệp TP Cần Thơ duy trì giai đoạn<br />
đầu quá lâu. Ngành công nghiệp nặng đến nay vẫn chưa có thành tựu gì đáng chú ý.<br />
Công tác quản lý nhà nước trên các mặt như: quy hoạch, xây dựng, đô thị, cải cách<br />
hành chính... còn nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư nhưng còn<br />
thiếu, yếu và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; hiệu quả, chất lượng tăng trưởng thiếu<br />
tính bền vững; nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế...<br />
Tại Hội thảo “Tổng kết 30 năm đổi mới phát triển kinh tế-xã hội TP Cần Thơ” mới<br />
đây, các chuyên gia kinh tế khẳng định liên kết vùng là bước đi tạo thế và lực mới<br />
cho TP Cần Thơ. Tuy nhiên, thế và lực này chưa được khơi dậy. Mặc dù TP Cần<br />
Thơ và các tỉnh ĐBSCL có nhiều quyết tâm nhưng giải pháp hành chính không thể<br />
mang lại kết quả như mong muốn. Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban<br />
Chỉ đạo Tây Nam Bộ, nhấn mạnh: “TP Cần Thơ đã ký kết Chương trình hợp tác toàn<br />
diện phát triển kinh tế-xã hội với 12 tỉnh vùng ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh. Tuy<br />
nhiên, sự liên kết này còn mang nặng tính chất chính trị hơn là kinh tế, chủ quan hơn<br />
là khách quan và hình thức hơn là thực chất”.<br />
Hướng đến sự phát triển bền vững<br />
Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, cơ cấu kinh tế của thành phố hiện nay không còn<br />
phù hợp nữa. Vì vậy, Cần Thơ phải tái cấu trúc nền kinh tế để tập hợp nguồn lực,<br />
giải quyết các “điểm nghẽn” từ đó khơi dậy tiềm năng, lợi thế. Phó Giáo sư - Tiến sĩ<br />
Võ Thành Danh, Trưởng Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần<br />
Thơ, đề xuất: TP Cần Thơ nên đa dạng hóa nguồn lực đầu tư. Đặc biệt, phát huy<br />
nguồn vốn ngoài ngân sách để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của thành phố.<br />
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chỉ nên ưu tiên tạo cơ sở và tác động lan tỏa cho cả<br />
nền kinh tế. Về thu hút vốn đầu tư FDI, thành phố cần có những chính sách ưu đãi<br />
cho những lĩnh vực, ngành mà thành phố đang cần như công nghiệp phụ trợ chẳng<br />
hạn. Để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, thành phố đẩy nhanh đầu tư kết<br />
cấu hạ tầng giao thông, vận tải, logistic để dễ dàng kết nối với các địa phương trong<br />
vùng và cả nước.<br />
Vùng ĐBSCL cũng như TP Cần Thơ là nơi mà Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước EU<br />
đặc biệt quan tâm. Đây là cơ hội lớn cho các DN thu hút đầu tư, mở rộng thị trường...<br />
3<br />
<br />
Nhưng thách thức cũng không nhỏ vì họ có nguồn lực trong khi nhiều DN vùng<br />
ĐBSCL chưa biết tận dụng lợi thế. “Lợi thế đó là liên kết lại. Liên kết DN nhỏ thành<br />
DN lớn, tạo nội lực cạnh tranh. Khi hội nhập, nếu ai nhanh trí, nắm được thông tin,<br />
làm chủ được thị trường nông thôn thì bên đó thắng. Họ vào khu vực đô thị có thể<br />
nhanh nhưng thâm nhập nông thôn không thể nhanh được. Bởi cần phải có thời gian<br />
để tìm hiểu văn hóa, thị trường nông thôn. Đó là lợi thế của DN Việt Nam nói chung<br />
và TP Cần Thơ nói riêng” - ông Trần Văn Tư, Chủ tịch Hội Khoa học xã hội và<br />
Nhân văn TP Cần Thơ nói. Theo ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban<br />
Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Cần Thơ cần tập trung liên kết, hợp tác với các tỉnh trong<br />
vùng ĐBSCL theo định hướng liên kết vùng. Trong đó, phát huy lợi thế so sánh,<br />
cạnh tranh của thành phố ở vị trí trung tâm. Đồng thời, tạo lập các điều kiện thuận<br />
lợi để hình thành nền tảng kinh tế cơ bản như cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân<br />
lực, chính sách tài khóa, bảo vệ môi trường...<br />
Với tâm thế sẵn sàng bước sang giai đoạn phát triển mới, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy<br />
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, cho biết: Vấn đề<br />
đào tạo nguồn nhân lực được TP Cần Thơ chọn là giải pháp có tính đột phá và cấp<br />
bách. Hiện TP Cần Thơ tập trung nghiên cứu, xây dựng đề án cụ thể hóa chủ trương<br />
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ đó đưa ra nhiệm vụ, giải pháp đào tạo<br />
đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Theo đó, đào tạo nguồn nhân lực chất<br />
lượng cao cho thành phố gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học công<br />
nghệ cao đáp ứng yêu cầu nền kinh tế tri thức; gắn kết hợp lý các khâu đào tạo, sử<br />
dụng và đãi ngộ nhân tài; đẩy mạnh xã hội hóa; tăng cường hợp tác với các viện<br />
trường trong và ngoài nước trong công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề...<br />
Bài, ảnh: MỸ THANH<br />
<br />
4<br />
<br />