Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SIÊU ÂM PHÁT HIỆN DỊ VẬT TĂM TRE TRONG MÔ MỀM. <br />
BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP <br />
Lê Thanh Toàn*, Trần Thị Hồng Diễm**, Nguyễn Thị Nhạn** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Hiện nay bệnh nhân có dị vật trong mô mềm ngày một phổ biến. Dị vật được chia thành hai nhóm: dị vật <br />
cản quang và dị vật không cản quang. X‐quang có thể phát hiện, xác định vị trí dị vật cản quang nhưng với dị <br />
vật không cản quang thì X‐quang hầu như không có hiệu quả. Siêu âm đặc biệt hữu ích trong những trường hợp <br />
này. Siêu âm có chi phí thấp, không gây nhiễm xạ, lặp lại được nhiều lần, có thể sử dụng trong phẫu thuật. <br />
Chúng tôi trình bày 2 ca dị vật tăm tre thuộc nhóm dị vật không cản quang, khu trú trong mô mềm đã được xác <br />
định bằng siêu âm trước phẫu thuật và sau đó bệnh nhân đã được phẫu thuật loại bỏ dị vật. <br />
Từ khóa: dị vật, tăm tre, siêu âm <br />
<br />
SUMMARY <br />
THE ULTRASOUND FINDINGS BAMBOO STICK IN SOFTE TISSUE REPORTED TWO CASES <br />
Le Thanh Toan, Tran Thi Hong Diem, Nguyen Thi Nhan <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 625 ‐ 628 <br />
Today patients with foreign bodies inside soft tissues are common. Radio‐opaque foreign bodies can easily be <br />
located with radiography but radio‐lucent foreign bodies cannot be located with X‐ray. Ultrasonography, being <br />
easily available, cost‐effective and radiation‐hazard free, can be done repeatedly. The presenting article describes <br />
two patients with a radio‐lucent foreign bodies, deep inside soft tissue, were located with the help of <br />
ultrasonography and were removed. <br />
Keywords: foreign body, bamboo stick, ultrasonography. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Dị vật trong mô mềm là vật nằm dưới da <br />
trong mô liên kết dưới da, trong mô cơ mà bình <br />
thường không có vật này tại những vùng đó. Dị <br />
vật trong mô mềm thường là do bệnh nhân bị tai <br />
nạn, bệnh nhân tâm thần tự làm tổn thương bản <br />
thân. Các loại dị vật thường gặp là những mảnh <br />
kim loại, tăm tre, gai của một số loại cây,… Có <br />
thể chia dị vật thành hai nhóm là dị vật cản <br />
quang và dị vật không cản quang. Những dị vật <br />
cản quang, X‐quang thường phát hiện và xác <br />
định được vị trí. Đối với dị vật không cản quang, <br />
X‐quang hầu như không có tác dụng. CT‐san và <br />
MRI có giá thành cao, không phải ở đâu cũng <br />
được trang bị và đôi khi các thông tin có được <br />
cũng nghèo nàn. <br />
<br />
Chụp X‐quang và CT‐scan có yếu tố phóng <br />
xạ không tốt cho trẻ em và phụ nữ có thai. Trong <br />
khi đó siêu âm với đầu dò Linear 7,5Mhz độ <br />
phân giải cao có thể cho hình ảnh rõ nét về dị <br />
vật, giúp xác định vị trí dị vật với chi phí thấp, <br />
giá rẻ, không nhiễm xạ, có thể thực hiện ngay <br />
trong lúc mổ đã đem tới nhiều thông tin hữu ích <br />
cho phẫu thuật viên. <br />
<br />
TRÌNH BÀY BỆNH ÁN 1 <br />
Bệnh nhân Nguyễn Thị Th. Sinh năm 1976, <br />
tới khám siêu âm ngày 09‐02‐2009 với lý do <br />
sưng đau vùng vai phải. Bệnh nhân khai khoảng <br />
tháng 10 năm 2008, con bệnh nhân làm rơi tăm <br />
ra nệm ngủ. Khi đi nằm, bệnh nhân không biết <br />
đã nằm đè lên những cây tăm tre, ngay lúc đó <br />
phát hiện vùng vai phải đau nhiều. Bệnh nhân <br />
<br />
* Học Viện Quân Y, ** Khoa Siêu âm – Thăm dò chức năng, BV Chợ Rẫy, <br />
Tác giả liên lạc: ThS.BSCKII Lê Thanh Toàn ; ĐT:0913735345, Email: ck2hvqylethanh@gmail.com <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
625<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
đi khám tại bệnh viện quận, được cho uống <br />
thuốc kháng sinh và giảm đau. Sau đó đau có <br />
giảm, gần đây bệnh nhân thấy vùng vai phải <br />
sưng, nóng, đau trở lại đã tới bệnh viện Chợ <br />
Rẫy. Khám siêu âm vùng vai phải với đầu dò <br />
Linear 7,5Mhz chúng tôi phát hiện một hình ảnh <br />
bất thường có dạng echo dày, d# 3x35mm, nằm <br />
khu trú trong mô cơ và mô liên kết dưới da <br />
(Hình 1), chúng tôi nghĩ tới dị vật tăm tre trong <br />
mô mềm vùng vai phải. <br />
Bệnh nhân được nhập viện ngày 10‐02‐2009, <br />
số nhập viện 09010672. <br />
Chụp phim x‐quang phổi thẳng không thấy <br />
hình ảnh bất thường tại vùng vai phải. <br />
Ngày 12‐02 bệnh nhân được phẫu thuật, lấy <br />
được một cây tăm tre từ vùng vai phải của bệnh <br />
nhân (Hình 2). <br />
<br />
TRÌNH BÀY BỆNH ÁN <br />
Bệnh nhân Nguyễn Đức Th. giới nam, sinh <br />
năm 1949, vào viện ngày 1/1/2012, số nhập <br />
viện 212000084. Lý do và viện đau thượng vị. <br />
Bệnh sử: bệnh nhân đau vùng thượng vị <br />
khoảng 3 tháng, đau âm ỉ, không có chu kỳ, <br />
không có cơn. Khoảng 3 tuần gần đây bệnh <br />
nhân thấy da vùng thượng vị có một khối u. <br />
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét dạ dày <br />
và nhập khoa Nội tiêu hóa. <br />
Khám siêu âm ngày 3/1, chúng tôi phát hiện <br />
hình ảnh bất thường, dạng một echo dày, d# <br />
3x55 mm, không có bóng lưng, cố định, một đầu <br />
nằm trong thành bụng vùng thượng vị và một <br />
đầu nằm trong vách dạ dày. Chúng tôi nghĩ tới <br />
dị vật tăm tre (Hình 3). <br />
Khám nội soi dạ dày tá tràng cùng ngày: <br />
Không phát hiện dị vật trong lòng dạ dày. <br />
Chụp X‐quang bụng đứng không sửa soạn <br />
không phát hiện dị vật <br />
Chụp CT‐scaner cùng ngày trên phim phát <br />
hiện một hình ảnh bất thường, nghĩ là dị vật tăm <br />
tre một đầu ở thành bụng, một đầu trong vách <br />
dạ dày. <br />
Bệnh nhân được phẫu thuật, phẫu thuật <br />
viên đã phát hiện dị vật tăm tre (Hình 4) <br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1‐Hình siêu âm vùng vai phải: phát hiện dị vật. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3‐Hình siêu âm vùng thượng vị: phát hiện dị <br />
vật trong thành bụng <br />
<br />
Hình 2‐Cây tăm tre dài khoảng 35mm được lấy ra từ <br />
vùng vai phải bệnh nhân Th. <br />
<br />
626<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm. <br />
Nghiên cứu của Anderson(1) cho thấy dị vật <br />
thường là gỗ, kính, mảnh kim loại X‐quang phát <br />
hiện dị vật kim loại 100%, nhưng dị vật là mảnh <br />
gỗ chỉ 15%. <br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4‐Hình ảnh tăm tre trong phẫu trường <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Chúng ta thường gặp dị vật đường hô hấp, <br />
tiêu hóa, tai mũi họng, mắt…và có nhiều báo cáo <br />
về vấn đề này(3,4,7,9). Dị vật trong mô mềm ít gặp, <br />
chúng tôi thấy có một vài báo cáo của các tác giả <br />
nước ngoài(5,6,8), không thấy báo cáo của các tác <br />
giả trong nước. Vì thế chúng tôi báo cáo hai <br />
trường hợp dị vật trong mô mềm. <br />
Khi nghi ngờ bệnh nhân có dị vật, bác sĩ <br />
thường cho chụp X‐quang. Tuy nhiên X‐quang <br />
chỉ phát hiện được các dị vật cản quang như là <br />
kim loại. Các dị vật không cản quang như tre, <br />
gỗ, gai, kính, nhựa…X‐quang không phát hiện <br />
được dị vật một cách thường xuyên. Vì thế CT‐<br />
scan và MRI là cần thiết trong việc tìm kiếm dị <br />
vật không cản quang. Nhưng khám nghiệm này <br />
có giá thành cao, không phải cơ sở y tế nào cũng <br />
được trang bị. Phẫu thuật loại bỏ dị vật luôn gây <br />
khó khăn cho phẫu thuật viên. Đối với những dị <br />
vật có đầu sắc và nhọn, thường có sự di chuyển <br />
trong mô, vì vậy khi phẫu thuật viên tìm kiếm <br />
có thể làm tổn thương gân, cơ và trong một số <br />
trường hợp không tìm thấy dị vật. <br />
Siêu âm với đầu dò Linear 7,5 Mhz cho hình <br />
ảnh vùng nông rõ ràng, độ phân giải cao. Vì thế <br />
có thể phát hiện và xác định vị trí dị vật chính <br />
xác với độ nhậy trên 95%(6) trong nghiên cứu của <br />
Little với việc phát hiện dị vật gỗ, kính, nhựa <br />
thực hiện tại phòng thí nghiệm. Trong nghiên <br />
cứu tại phòng thí nghiệm của Failla(2), siêu âm có <br />
thể phát hiện những dị vật phần mềm có kích <br />
<br />
Hai ca dị vật tăm tre được báo cáo, chúng tôi <br />
tiến hành siêu âm với đầu dò 7,5 Mhz cho thấy <br />
hình ảnh bất thường echo dày, với kích thước <br />
khoảng 3x35 mm và 3x55, cố định, không bóng <br />
lưng. Chụp X‐quang thông thường không phát <br />
hiện được dị vật. Một ca được chụp CT‐scan <br />
phát hiện có dị vật với kích thước và vị trí tương <br />
tự như kết quả siêu âm. Điều đó cho thấy, siêu <br />
âm phần mềm với đầu dò có tần số cao có khả <br />
năng phát hiện và xác định vị trí dị vật một cách <br />
chính xác. <br />
Về sự cố, tai nạn khiến dị vật xâm nhập vào <br />
mô mềm trường hợp thứ nhất bệnh nhân tự xác <br />
nhận được khi nằm xuống gặp phải tăm tre rớt <br />
trên giường. Trường hợp thứ hai bệnh nhân <br />
không xác nhận được sự cố, theo giả thuyết của <br />
chúng tôi bệnh nhân nuốt phải tăm tre. Khi tăm <br />
tre di chuyển đã đi ra khỏi dạ dày và xuyên vào <br />
phần mềm thành bụng. Báo cáo của Phạm Ngọc <br />
Thanh và Trần Thị Kim Quy(9) nghiên cứu về dị <br />
vật đường tiêu hóa trên cho thấy bệnh nhân <br />
phát hiện sự cố và đi cấp cứu, các loại dị vật bao <br />
gồm xương vịt 31,9% xương cá 29,8% xương gà <br />
12,8% răng giả 12,8% xương heo 10,6% và tăm <br />
tre 2,1%. <br />
Hai ca dị vật tăm tre trong mô mềm của <br />
chúng tôi đã được phẫu thuật và loại bỏ được dị <br />
vật. Hiện nay, một số hãng sản xuất máy siêu <br />
âm đã sản xuất đầu dò sử dụng trong phẫu <br />
thuật. Có thể thực hiện siêu âm trong quá trình <br />
mổ, giúp phẫu thuật viên nhiều hơn trong việc <br />
xác định vị trí dị vật, nhằm giảm thiểu các tổn <br />
thương mô trong quá trình tìm kiếm dị vật. <br />
Việc khám siêu âm để phát hiện dị vật <br />
không cản quang (tăm tre) trong mô mềm đồng <br />
thời giúp xác định vị trí dị vật một cách chính <br />
xác có chi phí thấp, hiệu quả, không gây nhiễm <br />
xạ, có thể thực hiện ở nhiều đơn vị y tế khác <br />
nhau. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
627<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
628<br />
<br />
Anderson MA, Newmeyer WL, Kingore ES, (1982) “Diagnosis <br />
and treatment of retained foreign bodies in the hand”, Am J Su <br />
144:63. <br />
Failla JM, Van HMT, Vanderschueren G (1995), “Detection of <br />
at 0,5mm thick thorn using ultrasound‐A case report”, J Hand <br />
Sur 20:456‐457. <br />
Chang JJ, Yen CL (2004) “Endoscopic retrieval of multiple <br />
fragmented gastric bamboo chopsticks by using a flexible <br />
overtube”, Word Journal of Gastroenterology, Vol 10 (5): 769‐<br />
770. <br />
Lee JA, Lee HY, (2002) “A case of retained Wooden foreign <br />
body in orbit”, K orean J Ophthalmol, Vol 16: 114‐118. <br />
Kasem P, Joydeep M, Rashid, Nazmul Hasan, (2007) “Foreign <br />
<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
body (Bamboo splinter of broom stick) in soft tissue” The <br />
Journal of Teachers Association RMC Rajshahi, 2007, volum 20 <br />
(1): 67‐70. <br />
Little CM (1986), “The ultrasonic detection of soft tissue <br />
foreign bodies”, Invest Radiol 21:275‐277. <br />
Nakata H, Egashira K, Nakamura K, Hayashi K, Mori M, <br />
(1992) “Bamboo foreign bodies in lung parenchyma: CT <br />
features”, Clin Imaging Vol 16(2): 117‐20. <br />
Pai VS, (1997) “Wooden foreign bodies in the hand”, NZ Med <br />
J, Vol 110: 215‐216. <br />
Phạm Ngọc Danh, Trần Thị Kim Quy (2011) “Đặc điểm lâm <br />
sàng và kết quả lấy dị vật đường tiêu hóa trên bằng nội soi ống <br />
mềm tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi”, số 3, trang 93‐<br />
100. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 <br />
<br />