intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Siêu âm thường xuyên có tốt cho thai nhi?

Chia sẻ: Ka Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

286
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Siêu âm thường xuyên có tốt cho thai nhi? Nhiều thai phụ có thói quen thích siêu âm trong thời gian mang bầu để có cảm giác yên tâm hơn vì được "gặp" em bé thường xuyên dù bé chưa chào đời. Việc đi siêu âm liên tục trong suốt chín tháng mười ngày liệu có tốt như bạn nghĩ và có nên quá lạm dụng không? Siêu âm là gì? Tác dụng chính của siêu âm là để phát hiện sớm những dị tật, biến chứng nếu có của thai nhi. Sau này, khi nhiều dịch vụ siêu âm phát triển,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Siêu âm thường xuyên có tốt cho thai nhi?

  1. Siêu âm thường xuyên có tốt cho thai nhi? Nhiều thai phụ có thói quen thích siêu âm trong thời gian mang bầu để có cảm giác yên tâm hơn vì được "gặp" em bé thường xuyên dù bé chưa chào đời. Việc đi siêu âm liên tục trong suốt chín tháng mười ngày liệu có tốt như bạn nghĩ và có nên quá lạm dụng không?
  2. Siêu âm là gì? Tác dụng chính của siêu âm là để phát hiện sớm những dị tật, biến chứng nếu có của thai nhi. Sau này, khi nhiều dịch vụ siêu âm phát triển, những bức hình của em bé trong bụng mẹ còn được chụp ra hoặc quay thành video để cha mẹ giữ làm kỷ niệm. Công nghệ cho phép các ông bố bà mẹ được ngắm đứa con tương lai bằng những hình ảnh ba hoặc bốn chiều với độ phân giải cao. Tuy nhiên, bạn chỉ nên siêu âm dưới sự giám sát và cho phép của các bác sĩ, siêu âm để theo dõi sức khỏe của em bé chứ không đơn thuần chỉ với mục đích ngắm nghía hay chụp ảnh. Quá trình siêu âm Quy trình chẩn đoán thông thường sử dụng siêu âm giống như một loại sóng âm với tần số cao. Trước tiên, người ta bôi lên da bụng một công cụ siêu âm dò trên bụng. Sóng âm được tạo ra và phản xạ lại đầu dò như xung điện để cho "ra đời" hình ảnh em bé trên màn hình máy tính. Thông thường, các hình ảnh siêu âm hai chiều rất khó cho mắt thường "nhận dạng" và hình dung được hình ảnh của em bé. Bạn cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ bởi họ đã quen với việc "nhận dạng" hoặc "giải mã" các chi tiết xuất hiện trên màn hình.
  3. Nhiều bà mẹ thích nhìn thấy con nên thường xuyên đi siêu âm trong thai kỳ. Nhưng theo nhận định của giới chuyên khoa, bình thường thì chỉ cần ba lần là đủ để biết bé có vấn đề hay không, đó là vào các tuần lễ từ thứ 12, 22 và 32. Thời điểm cần siêu âm lần đầu là tuần thứ 12. Mục đích là xác minh phôi thai có tốt không, có một thai hay đa thai, ước tính ngày dự sinh. Lần siêu âm này cũng xác minh tình trạng sức khỏe của phôi thai (đo tim thai), kiểm tra xem tử cung giãn nở thế nào (để tính đến chuyện sinh khó). Lần thứ 2 là khi mang thai ở tuần thứ 22. Bác sĩ sẽ kiểm tra sự phát triển của thai nhi, đo độ dài các chi, chiều dài từ đầu đến xương cụt, đường kính của sọ não, bụng, xác định sự hiện diện của các cơ quan. Lần siêu âm thứ 3 (tuần lễ 32 tuần) nhằm phát hiện thêm một số khác thường về hình thái, hình dạng cấu tạo thai nhi do siêu âm lần trước không thấy. Từ lần thứ 2 và thứ 3, bác sĩ khảo sát sự lưu thông máu trong dây rốn, các động mạch trong tử cung, nhất là đối với các bà mẹ có dấu hiệu bệnh lý về tiểu đường, suy thận, huyết áp, kiểm tra tư thế của bào thai, vị trí của các cơ quan nội tạng, xem khối lượng nước ối, kiểm tra dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch... Rủi ro từ việc siêu âm thường xuyên
  4. Mặc dù việc siêu âm từ một đến ba lần trong mỗi kỳ mang thai được cho là vô hại nhưng những ảnh hưởng lâu dài do việc quá lạm dụng siêu âm lên bào thai tới nay thực sự chưa được sáng tỏ. Hiện nay, nhiều thai phụ tỏ ra quá dễ dãi trong việc đi siêu âm thường xuyên. Họ thích thú khi được liên tục nhìn thấy hình ảnh của con mình, được chụp ảnh và được ghi lại lên băng đĩa hoặc đơn giản hơn là thỏa mãn sự tò mò về giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, với những mục đích đơn giản ấy, siêu âm quá nhiều với thời gian lâu lại không thực sự an toàn như bạn nghĩ bởi những ảnh hưởng từ sóng siêu âm. Siêu âm nhiều lần dễ có rủi ro vì bức xạ luôn ảnh hưởng đến cách lơp mô. Ngoài ra, nhiều trung tâm y tế mọc lên ồ ạt, bao gồm cả những cơ sở y tế tư nhân chưa có giấy phép. Vậy thì lấy gì đảm bảo nếu các bác sĩ siêu âm chưa được đào tạo cơ bản và thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị siêu âm, đấy là chưa kể đến vấn đề siêu âm khác nhau từ các bác sĩ khác nhau, gây hoang mang, lo lắng không đáng có cho bà bầu.
  5. Mục đích chính của siêu âm là để theo dõi toàn diện sức khỏe của em bé. Vì thế, nếu bạn được chẩn đoán là không có vấn đề gì về thai nhi thì tốt nhất không nên quá lạm dụng việc siêu âm thường xuyên chỉ nhằm để thỏa mãn các mục đích phù phiếm, nhất là khi mỗi kỳ siêu âm không cách nhau dài ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2