Sinh khó
lượt xem 7
download
Danh từ sinh khó dùng để mô tả những cuộc chuyển dạ bất thường hoặc khó khăn, là một chẩn đoán bao trùm lên những hoàn cảnh khác nhau về những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ. Không thể đánh giá chính xác tỷ lệ sinh khó trong chuyển dạ được, bởi vì sự chẩn đoán phụ thuộc vào kết quả của cuộc sinh nhưng sinh khó chiếm 80% những chỉ định mổ lấy thai. Nguyên nhân sinh khó có thể do mẹ, động lực của cơn co tử cung, do thai nhi. Thực tế khi xác...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sinh khó
- Sinh khó Danh từ sinh khó dùng để mô tả những cuộc chuyển dạ bất thường hoặc khó khăn, là một chẩn đoán bao trùm lên những hoàn cảnh khác nhau về những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ. Không thể đánh giá chính xác tỷ lệ sinh khó trong chuyển dạ được, bởi vì sự chẩn đoán phụ thuộc vào kết quả của cuộc sinh nhưng sinh khó chiếm 80% những chỉ định mổ lấy thai. Nguyên nhân sinh khó có thể do mẹ, động lực của cơn co tử cung, do thai nhi. Thực tế khi xác định sinh khó tùy thuộc vào nguyên nhân gây sinh khó, khả năng tay nghề của thầy thuốc và kinh nghiệm lâm sàng mà có hướng xử trí hợp lý cho sản phụ sinh ngả âm đạo hay sinh mổ. Sinh khó do cơn gò tử cung tăng Cơn gò tử cung trong chuyển dạ không do sản phụ điều khiển, bình thường cơn gò tử cung diễn tiến nhịp nhàng, lúc co, lúc nghỉ. Nhịp độ của những cơn gò cũng thay đổi qua từng giai đoạn của chuyển dạ. Hiệu quả của cơn gò đưa đến sự xóa mở cổ tử cung mà cuối cùng là sự tống xuất thai nhi.
- Khi cơn gò tăng do chướng ngại vật cản lối ra của thai nhi, thai to, chuyển dạ kéo dài, dùng thuốc tăng gò không đúng kỹ thuật, làm ảnh hưởng đến chuyển dạ; khi cơn gò dồn dập làm thai xổ quá nhanh, đưa đến rách cổ tử cung, rách âm đạo, có thể vỡ tử cung. Thai nhi dễ bị suy, tổn thương não. Sau sinh dễ băng huyết. Vấn đề chẩn đoán nguyên nhân rất quan trọng, phải xác định do nguyên nhân cơ học hay không, như khung chậu hẹp, u tiền đạo, ngôi bất thường, nếu có phải mổ lấy thai. Sau khi loại bỏ nguyên nhân cơ học sẽ điều trị bằng thuốc giảm gò tử cung. Nếu điều trị thuốc không kết quả thì mổ lấy thai để tránh suy thai.
- Ảnh minh họa Sinh khó do cơn gò tử cung giảm Biểu hiện cơn gò thưa và cường độ các cơn gò yếu, trương lực cơ tử cung giảm. Nguyên nhân ở sản phụ cơ địa yếu, suy nhược, thiếu máu, suy tim, lao hay sử dụng thuốc an thần, mất nước, mệt, đói. Nguyên nhân thứ phát gặp như: đa thai, đa ối, có kèm u xơ tử cung, chuyển dạ kéo dài. Khi cơn gò tử cung giảm làm cho sự xóa mở cổ tử cung chậm, suy thai, nhiễm trùng ối. Điều trị tùy theo nguyên nhân, nếu cơn gò giảm do đa ối, nên tia ối cho ra bớt ối. Sau khi tử cung trở về dung tích bình thường, tử cung sẽ co bóp đều và hiệu quả. Trường hợp do suy nhược, thể trạng sản phụ kém, cần hồi sức và cho thuốc oxytocin tăng cường co bóp tử cung. Tùy hoàn cảnh và nguyên nhân mà chúng ta có cách xử trí hiệu quả, một khi không kết quả nên mổ lấy thai, để tránh suy thai và băng huyết sau sinh. Sinh khó do khung chậu
- Khung chậu là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong sản khoa, vì ngôi thai từ trong tử cung muốn sinh ra được theo ngả âm đạo phải chui lọt qua được lòng khung chậu. Một khung chậu có đường kính giới hạn, hẹp hay khung chậu biến dạng là nguyên nhân của sinh khó, nhiều khi phải xử trí bằng mổ lấy thai. Vì vậy, đánh giá khung chậu bằng cách đo đạc, ước lượng kích thước của khung chậu là sự cần thiết để tiên lượng cuộc sinh. Khung chậu ở sản phụ được cấu tạo bởi 4 xương và chia làm hai phần đại khung ở trên và tiểu khung ở dưới, trong sản khoa phần tiểu khung đóng vai trò quan trọng hơn vì thai nhi chui qua phần tiểu khung. Do vậy, sinh khó do khung chậu thường đề cập đến phần tiểu khung. Trong sinh khó gây ra bởi khung chậu, có thể là nguyên nhân một phần của khung chậu hẹp hay toàn bộ khung chậu hẹp. Nguyên nhân khung chậu hẹp hay biến dạng có thể do bẩm sinh hoặc do hậu quả của một quá trình phát triển bị rối loạn do yếu tố dinh dưỡng, còi xương, nhuyễn xương, bệnh ở cột sống, bệnh ở xương chậu, trật khớp háng. Ảnh hưởng của khung chậu hẹp lên thai kỳ như: thay đổi vị thế tử
- cung, làm ngôi thai bất thường vào giai đoạn chuyển dạ gây chuyển dạ kéo dài, cơn gò bất thường, vỡ tử cung và suy thai. Tùy theo mối tương quan trọng lượng thai, đường kính khung chậu của người mẹ và ngôi thai mà bác sĩ chuyên khoa đánh giá, tiên lượng để quyết định cho sinh ngả âm đạo hay phải mổ lấy thai, với kết quả sau cùng an toàn mẹ và con. Sinh khó do phần mềm của mẹ Các phần mềm của mẹ có thể gây sinh khó gồm: âm hộ và tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung, tử cung. Âm hộ và tầng sinh môn gây ra sinh khó là do đề kháng bất thường của màng trinh, tầng sinh môn quá rắn chắc ở sản phụ con so lớn tuổi. Trong trường hợp này không có chỉ định mổ lấy thai, mà khi giai đoạn xổ thai ta có thể cắt rộng tầng sinh môn cả hai, bên trái và bên phải. Âm hộ có khối u, nếu là u sùi mồng gà bắt buộc chỉ định mổ lấy thai, còn các loại u khác có thể sinh ngả âm đạo. Sinh khó do âm đạo thường gặp âm đạo có sẹo vách ngăn, u âm đạo hay âm đạo hẹp do sẹo hay bẩm sinh. Tùy từng
- nguyên nhân mà bác sĩ chuyên khoa có hướng xử trí thích hợp sinh ngả âm đạo trong các trường hợp sẹo vách ngăn, cắt vách ngăn, u nhỏ có thể bóc u. Chỉ định mổ lấy thai đối với trường hợp âm đạo hẹp, u lớn. Sinh khó do cổ tử cung rất thường gặp trong sản khoa, xuất hiện sau các bất thường của các cơn gò tử cung, cổ tử cung cứng phù nề, ngoài ra cổ tử cung có sẹo, dính hay u cổ tử cung, tùy thuộc vào nguyên nhân mà chúng ta có cách giải quyết tốt. Sinh khó do tử cung, gặp trong tử cung đôi, tử cung có sẹo mổ bóc nhân xơ, sẹo mổ lấy thai cũ. Trong các nguyên nhân tùy thuộc vào tình trạng thai kỳ này, ước lượng cân thai, ngôi thai mà bác sĩ chuyên khoa đánh giá cần phải mổ hay là cho sinh ngả âm đạo. Sinh khó do thai to Sự sinh một thai to thường khó khăn và nguy hiểm cho cả thai nhi lẫn người mẹ trong lúc chuyển dạ và xổ thai. Sinh khó do thai to có thể do thai to toàn phần hoặc to từng phần của cơ thể như trong trường hợp não úng thủy, bụng to, bụng cóc, thai phù toàn thân. Thai to toàn phần khi thai nhi
- cân nặng từ 4kg trở lên khi tới ngày sinh, sự to lớn này bao gồm toàn thể thai nhi. Sinh khó trong thai to có tính cách tương đối vì tùy mức độ mất cân xứng giữa thai nhi to và khung chậu của mẹ. Thai nhi to thường đường kính mỏm vai lớn hơn 12cm và sự sinh khó thường do vai thai nhi. Xử trí, trong những trường hợp biết chắc chắn thai to, hoặc trường hợp ngôi thai bất thường như: ngôi mặt, ngôi trán hay ngôi ngang thì có chỉ định mổ lấy thai, không nên để suy thai, nhiễm trùng ối rồi mới mổ. Những trường hợp thai nhi to từng phần, tùy thuộc vào điều kiện, khả năng sống được của thai nhi, tương xứng thai mà bác sĩ chuyên khoa có cách xử trí thích hợp. Tóm lại: sinh khó là một chương trong bệnh lý sản thường gặp nhất. Quá trình chuyển dạ sinh là giai đoạn sau cùng của sự mang thai sau 9 tháng 10 ngày ở người mẹ. Việc đánh giá của từng trường hợp, đòi hỏi bác sĩ sản khoa có sự quyết đoán chính xác và xử trí kịp thời để có kết quả mong muốn mẹ khỏe con khỏe. BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 122 trẻ sơ sinh thiếu máu tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2016
7 p | 18 | 6
-
Trật khớp háng bẩm sinh : Khó trị nếu phát hiện trễ
3 p | 140 | 5
-
Khó thở do tim và không do tim
11 p | 143 | 4
-
KHÓ SINH, LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH?
3 p | 65 | 3
-
Hướng dẫn của Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ 2023 về điều trị nhiễm vi khuẩn gram âm kháng kháng sinh
9 p | 4 | 2
-
Xây dựng quy trình định lượng delphinidin chlorid từ cao khô Vaccinium angustifolium
13 p | 6 | 2
-
Các yếu tố tiên lượng biến chứng tràn khí màng phổi trong sinh thiết khối u phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính tại Bệnh viện Tp. Thủ Đức
8 p | 3 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến viêm phổi sơ sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
7 p | 10 | 2
-
Đặc điểm trực khuẩn gram âm kháng thuốc khó điều trị gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
7 p | 4 | 1
-
Thực trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ổ bụng và một số khó khăn trong quá trình điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
8 p | 2 | 1
-
Khảo sát đặc điểm bộ mẫu huyết thanh đông khô chứa thông số K+ VÀ Ca++ ứng dụng cho chương trình ngoại kiểm hóa sinh
6 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc bà mẹ chuyển dạ đẻ khó (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
74 p | 10 | 1
-
Đánh giá mức độ khó khi bộc lộ cửa sổ tròn trong phẫu thuật cấy ốc tai điện tử với một số cấu trúc giải phẫu tai giữa
6 p | 7 | 1
-
Thách thức trong chẩn đoán các nhóm bệnh lý loạn sinh tủy (MDS), tân sinh tăng sinh tủy (MPN) và loạn sinh tủy kèm tân sinh tăng sinh tủy (MDS/MPN)
12 p | 4 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc bà mẹ chuyển dạ đẻ khó (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
73 p | 0 | 0
-
Nghiên cứu biến chứng và phân loại nhổ khó răng khôn hàm dưới ở sinh viên Học viện Quân y năm thứ 3, năm học 2022-2023
5 p | 1 | 0
-
Đánh giá hiệu quả can thiệp điều dưỡng làm giảm tình trạng khát và khô miệng ở người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa bằng nước muối sinh lý lạnh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
6 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn