intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh thiết và cố định bệnh phẩm

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Sinh thiết và cố định bệnh phẩm" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định, các nguyên tắc, một số dung dịch cố định thông dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh thiết và cố định bệnh phẩm

  1. SINH THIẾT VÀ CỐ ĐỊNH BỆNH PHẨM I. ĐẠI CƢƠNG Sinh thiết và cố định bệnh phẩm là quy trình nhằm mục đích lấy một mẫu mô từ khối u hoặc nghi ngờ u để có chẩn đoán chính xác bằng mô bệnh học. Có 2 yêu cầu cơ bản là lấy trúng và lấy đủ. Cố định bệnh phẩm nhằm mục đích giết chết tế bào hoặc mô nhưng vẫn bảo quản chúng trong tình trạng gần như lúc sống. II. CHỈ ĐỊNH. Theo chỉ định của Bác sĩ lâm sàng: - Tất cả các khối u - Các tổn thương nghi ngờ u - Một số trường hợp viêm cần có xét nghiệm mô bệnh học III. CÁC NGUYÊN TẮC - Lấy trúng: Lấy bệnh phẩm trúng là lấy đúng vùng tổn thương. Trong trường hợp sinh thiết, nếu điều kiện cho phép nên lấy nhiều mảnh ở nhiều vị trí. Với các bệnh phẩm phẫu thuật cần lấy cả vùng lành và vùng bệnh trên cùng một mảnh bệnh phẩm. - Lấy đủ: Chủ yếu là đủ thành phần, đủ lượng mô tối thiểu cần thiết cho việc chẩn đoán. - Mọi bệnh phẩm phải được cố định ngay sau khi lấy. - Không được làm giập nát bệnh phẩm (Khi pha không dùng kẹp có mấu, lưỡi dao pha phải sắc, mỏng và dài, cắt một chiều và bệnh phẩm phải đặt trên một miếng gỗ hoặc plastic) - Bệnh phẩm không được cắt quá dày: Thường cắt từ 3 - 5 m. Với những bệnh phẩm mềm (não, chất nạo ...) có thể cố định vài giờ sau đó pha lại. Trong trường hợp chuyển đúc bằng máy, bệnh phẩm không được cắt dày hơn chiều cao của lòng khuôn nhựa (cassette). - Không để một mặt bệnh phẩm dính vào thành lọ: Cần cho thuốc cố định vào lọ trước rồi mới cho bệnh phẩm vào và lắc mấy vòng. Nếu có điều kiện bệnh phẩm vừa cố định vừa được lắc càng tốt. - Đủ dung dịch cố định cần thiết. - Dung dịch cố định phải đúng nồng độ: Không được đặc hoặc loãng quá đều làm cho bệnh phẩm giòn hoặc chưa được cố định tốt. - Thể tích dung dịch cố định phải gấp ít nhất 10 lần thể tích bệnh phẩm. 619
  2. Thời gian cố định thích hợp: Tuỳ thuộc vào loại và độ dày của bệnh phẩm, vận tốc xuyên thấm, nồng độ dung dịch cố định. VD: Với các bệnh phẩm sinh thiết có thể cố định 3 giờ là được. Chú ý với những trường hợp cố định đặc biệt: + Glycogen: Cố định bằng dung dịch Gendre. + Mỡ: Cố định bằng dung dịch formol 10 , cắt lạnh và nhuộm Soudan. Chú ý: Không có loại dung dịch cố định đa năng. Vì vậy khi tiến hành nghiên cứu cần tìm hiểu cố định bằng dung dịch cố định nào. MỘT SỐ DUNG DỊCH CỐ ĐỊNH TH NG DỤNG *Dung dịch formol có đệm trung tính 10 : - Formaldehyde 37 - 40% 100 ml - Nước cất 2 lần 900 ml - Sodium phosphate monobasic (NaH2PO4) 4 gr - Sodium phosphate dibasic anhydrous (khan) Na2HPO4(khan)6,5 gr *Dung dịch formol 10 : - Formaldehyde 37 - 40% 10 ml - Nước cất 2 lần 90 ml *Dung dịch cố định Bouin - Dung dịch nước bão hoà acid picric 75 ml - Formaldehyde 37 - 40% 20 ml - Acid acetic lạnh, nguyên chất 5 ml *Dung dịch cố định Gendre: - Cồn 95 bão hoà acid picric 80 ml - Formaldehyde 37 - 40% 15 ml - Acid acetic lạnh, nguyên chất 5 ml 620
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2