intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng tự nhiên nghèo tại tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của bài viết trình bày kết quả quá trình sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng tự nhiên nghèo tại tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng tự nhiên nghèo tại tỉnh Thanh Hóa

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO TẠI TỈNH THANH HÓA Thiều Văn Lực1, Trịnh Quang Tuấn1 TÓM TẮT Kết quả đánh giá sinh trưởng của 11 loài cây bản địa: Lim xanh (Erythrophleum fordii Olive), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Vàng tâm (Manglietia conifera), Săng lẻ (Lagerstroemiatomentsa Presl), Giổi găng (Paramichelia baillonii), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), Dẻ thơm (Castanea sativa), Sấu (Dracontomelum mangiferum), Chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana Wall), Trám trắng (Canarium album Raeusch) trồng sau 2 năm trong 6 mô hình thử nghiệm. Kết quả cho thấy tất cả các loài cây đều có tỷ lệ sống từ 82% trở lên và không có cây xấu. (i) mô hình tại huyện Quan Sơn, cây Lát hoa có D0 và H vn tăng lên cao nhất là 6,85 mm và 62,51 cm, tiếp đến là Vàng tâm (6,38 mm và 51,84 cm) và Sến mật thấp nhất là 5,52 mm và 48,21 cm; (ii) mô hình tại huyện Lang Chánh, D0 và Hvn lớn nhất là 6,53 mm và 60,45 cm (Lát hoa), 6,09 mm và 50,66 cm (Vàng tâm) và Giổi găng nhỏ nhất (5,48 mm và 52,57 cm); (iii) mô hình tại huyện Như Xuân, cây Lim xanh có D0 và Hvn lớn nhất là 6,93 mm và 65,45 cm), tiếp theo là Săng lẻ (5,48 mm và 52,57 cm), thấp nhất là Trám trắng (2,98 mm và 20,47 cm); (iv) mô hình tại huyện Cẩm Thủy, cây Lát hoa lớn nhất (6,46 mm và 68,82 cm), tiếp theo là Giổi xanh (6,23 mm và 58,86 cm) và thấp nhất là Lim xanh (5,26 mm và 54,74 cm); (v) mô hình tại huyện Thạch Thành, cây Sấu có D0 và Hvn tăng lớn nhất là 5,96 mm và 62,53 cm, tiếp theo là 5,66 mm và 56,74 cm (Giổi xanh), thấp nhất là 4,08 mm và 42,26 cm (Lim xanh); (vi) mô hình tại huyện Như Thanh, cây Lim xanh có giá trị D0 và Hvn lớn nhất là 7,28 mm và 66,24 cm, tiếp đến là cây Sấu (5,87 mm và 63,32 cm) và thấp nhất là Dẻ thơm (3,43 mm và 22,48 cm). Kết quả đánh giá ban đầu cho thấy 11 loài cây trồng đều sinh trưởng khá ổn định, có sự khác nhau nhưng có thể nói đây là các loài cây triển vọng cho trồng bổ sung làm giàu rừng tại khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Cây bản địa, rừng tự nhiên nghèo, sinh trưởng, Thanh Hóa. 1. MỞ ĐẦU‡‡ cấp dữ liệu về sinh trưởng của các loài cây bản địa trồng dưới tán rừng sau 2 năm, làm cơ sở nhân rộng ra Thanh Hóa có diện tích rừng sản xuất là các khu vực khác trên địa bàn. 402.015,42 ha, chiếm 62,1% diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh (647.677,14 ha), trong đó có 45.809,18 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ha là rừng phục hồi sau khoanh nuôi trên địa bàn 11 2.1. Vật liệu nghiên cứu huyện miền núi. Tuy nhiên, diện tích rừng phục hồi có 11 loài cây bảnđịa 2 tuổi: Lim xanh chất lượng kém, thành phần loài cây chủ yếu là các (Erythrophleum fordii Olive), Lát hoa (Chukrasia loài cây mọc nhanh, ưa sáng, kém giá trị như: Hu đay, tabularis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Vàng tâm Ba soi, Ba bét, Thành ngạnh, Ba gạc, Ngát, Sung... (Manglietia conifera), Săng lẻ (Lagerstroemia Một trong các mục tiêu trong thời gian tới là tác động tomentosa Presl), Giổi găng (Paramichelia baillonii), làm giàu rừng, tăng sinh khối, rút ngắn chu kỳ kinh Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), Dẻ thơm doanh và nâng cao giá trị của rừng, tăng thu nhập cho (Castanea sativa), Sấu (Dracontomelum người làm nghề rừng tại 11 huyện miền núi tỉnh mangiferum), Chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana Thanh Hóa. Trong thời gian từ 2018 đến 2020, tiến Wall), Trám trắng (Canarium album Raeusch) trồng hành xây dựng 6 mô hình trồng cây bản địa dưới tán, dưới tán rừng phục hồi sau khoanh nuôi tái sinh mỗi mô hình có diện tích 3 ha và trồng 5 loài cây. Bài (KNTS) tại 6 mô hình ở: Quan Sơn, Lang Chánh, Như báo này trình bày kết quả đánh giá sinh trưởng của Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Như Thanh. Mật độ các loài cây này trồng dưới tán rừng tự nhiên phục hồi trồng 600 cây/ha, mỗi mô hình trồng 5 loài cây. Cây tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã cung giống gieo ươm trong vườn ươm 12 - 18 tháng tuổi, cây khỏe mạnh không sâu, bệnh. Số lượng và cơ cấu cây 1 trồng mô hình ở các huyện được tổng hợp ở bảng 1. Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 113
  2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Bảng 1. Số lượng và cơ cấu cây trồng bố trí trên các mô hình Quan Lang Như Cẩm Thạch TT Loài cây Tổng Như Thanh Sơn Chánh Xuân Thủy Thành 1 Lát hoa 1.080 270 270 270 270 2 Lim xanh 1.080 270 270 270 270 3 Sến mật 960 480 480 4 Vàng tâm 960 480 480 5 Săng lẻ 960 480 480 6 Sấu 960 480 480 7 Giổi xanh 960 90 90 300 300 90 90 8 Dẻ 960 480 480 9 Chẹo tía 960 480 480 10 Giổi găng 960 480 480 11 Trám trắng 960 480 480 Tổng 10.800 1.800 1.800 1.800 1.800 1.800 1.800 chính xác đến 0,1 m và độ tàn che được xác định Vị trí xây dựng mô hình: bằng phần mềm Gap Light Analysis Mobile App. - Mô hình tại huyện Quan Sơn: Lô 70, Khoảnh 4, - Thu thập cây bản địa trồng dưới tán gồm các Tiểu khu 181, hộ gia đình ông Vi Văn Sáng (Bản Xầy, chỉ tiêu: đường kính gốc (Do) được xác định bằng xã Trung Hạ). thước Palme với độ chính xác đến 0,1 cm; chiều cao - Mô hình tại huyện Lang Chánh: Lô 155, vút ngọn (Hvn) được xác định bằng sào có chia vạch Khoảnh 1, Tiểu khu 410, hộ gia đình ông Vi Xuân Xá đến cm; chất lượng cây được đánh giá theo 3 loại cây (Bản Hắc, xã Trí Nang). tốt, trung bình và cây xấu. Tỷ lệ sống của cây bản địa thông qua số lượng cây đo đếm trong từng lô trồng - Mô hình tại huyện Như Xuân: Lô 189, Khoảnh theo từng loài tại các mô hình. 8, Tiểu khu 579, hộ gia đình ông Hoàng Văn Thái (Thôn Ná Cà 2, xã Thanh Quân). - Đất được thu mẫu theo phương pháp hỗn hợp từ 3- 6 điểm khác nhau có độ sâu 0 - 85 cm, trong 1 - Mô hình tại huyện Cẩm Thủy: Lô 2, Khoảnh 6a, OTC. Các chỉ tiêu phân tích theo TCVN, cụ thể như Tiểu khu 352, hộ gia đình ông Bùi Quốc Doanh sau: (Thôn Chiềng Chanh, xã Cẩm Thành). Phương pháp phân TT Chỉ tiêu - Mô hình tại huyện Thạch Thành: Lô 9, Khoảnh tích theo TCVN 2, Tiểu khu 339, hộ gia đình ông Bùi Thanh Giang 1 pHKCl TCVN 5979 : 2007 (Thôn Tân Lý, xã Thành Tâm). 2 Dung trọng TCVN 8729 : 2012 - Mô hình tại huyện Như Thanh: Lô 61, Khoảnh 3 Tỷ trọng TCVN 4195 : 2012 1, Tiểu khu 653, hộ gia đình ông Đậu Hữu Việt (Thôn Thành phần cấp hạt 4 TCVN 8567:2010 Hợp Tiến, xã Thanh Tân). cơ giới 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2010 và phần mềm SPSS 16 (Nguyễn Hải Tuất, - Lập ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời xác định các Nguyễn Trọng Bình, 2005). chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao, diện tích OTC là 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 500 m2 (20 x 25 m), mỗi mô hình diện tích 3 ha, số OTC là 2 ô/mô hình x 6 mô hình = 12 OTC. Trên mỗi 3.1. Một số đặc điểm khu vực xây dựng mô hình OTC đo đếm các chỉ tiêu: chu vi thân tại vị trí 1,3 m 3.1.1. Một số đặc điểm tầng cây cao khu vực vực (D1,3) cho tất cả các cây gỗ có chu vi thân > 19 cm nghiên cứu bằng thước dây 2 m, độ chính xác 0,1 cm; chiều cao Kết quả sinh trưởng tầng cây cao ở các khu vực vút ngọn (Hvn) bằng thước đo cao Blumleiss, độ xây dựng mô hình được trình bày ở bảng 2. 114 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020
  3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Bảng 2. Một số đặc điểm tầng cây cao ở khu vực Điạ điểm xây D1,3 (cm) Hvn (m) Dt (m) Mật độ Độ tàn TT dựng mô hình X S% X S% X S% cây/ha che 1 Cẩm Thủy 21,54 17 12,84 14 3,68 18 370 0,3-0,4 2 Lang Chánh 15,83 13 12,44 11 3,22 14 380 0,4-0,5 3 Như Thanh 14,16 10 9,65 9 2,50 12 510 0,3-0,5 4 Như Xuân 19,93 12 11,89 8 3,30 10 450 0,3-0,5 5 Quan Sơn 15,49 26 10,59 15 2,97 17 200 0,2-0,4 6 Thạch Thành 17,23 11 10,48 8 2,59 9 660 0,4 -0,6 Ghi chú: X là giá trị trung bình (D1,3 và Hvn); S là hệ số biến động. Bảng 2 cho thấy đường kính D1,3 ở các khu vực Quan Sơn, các loài cây chủ yếu thuộc gỗ nhóm 5 đến biến động từ 14,16 cm - 21,54 cm; Hvn từ 9,65 - 12,84 nhóm 8. Độ tàn che từ 0,2 đến 0,6. Cao nhất là mô m, mật độ từ 200 đến 660 cây/ha. Trong đó, mô hình hình rừng Thạch Thành nhưng tỷ lệ cây Chẹo tía rừng ở Cẩm Thủy có D1,3 và Hvn là lớn nhất (21,54 chiếm chủ yếu trong công thức tổ thành. Thấp nhất cm; 12,84 m), thấp nhất là mô hình rừng ở Như là mô hình rừng Quan Sơn với độ tàn che từ 0,2-0,4. Thanh có D1,3 =14,16 cm, Hvn = 9,65 m. Các cây trong 3.1.2. Một số đặc điểm của đất ở khu vực nghiên mô hình phân bố không đều, tạo nhiều lỗ trống như cứu Bảng 3. Một số đặc điểm của đất ở khu vực Độ xốp Thành phần cơ giới cấp hạt Huyện D (g/cm ) 3 d (g/cm )3 (%) (%) < 0,02 mm > 0,02 mm Cẩm Thủy 1,21 2,72 55,56 25,45 74,55 Như Thanh 1,21 2,64 52,36 33,72 66,28 Thạch Thành 1,11 2,70 59,1 33,17 66,83 Quan Sơn 1,02 2,77 63,13 33,24 66,76 Lang Chánh 1,12 2,67 57,6 34,26 65,74 Như Xuân 1,01 2,70 62,32 25,25 74,75 3 3 g/cm ), Cẩm Thủy (2,72 g/cm ) đều nằm trong Bảng 3 cho thấy: khoảng > 2,70 g/cm3 thuộc loại đất giàu sắt Fe2O3, - Dung trọng đất tại khu vực nghiên cứu dao đất ít mùn. Mẫu đất ở khu vực Như Thanh (2,64 động từ 1,01 - 1,21 g/cm3 . Theo thang đánh giá về g/cm3) Lang Chánh (2,67 g/cm3), nằm trong khoảng dung trọng đất của Katrinski, khu vực nghiên cứu có 2,50 - 2,66 g/cm3 thuộc loại đất có lượng mùn trung dung trọng đất ở mức thấp và thuộc tầng điển hình bình đến khá. cho đất trồng trọt (0,9 -1,09 g/cm3) là khu vực Như - Độ xốp đất ở các khu vực nghiên cứu là khác Xuân (1,01 g/cm3 ), Quan Sơn (1,02 g/cm3). Dung nhau, độ xốp đất tại Quan Sơn cao nhất là 63,13%, trọng đất ở các khu vực còn lại: Lang Chánh (1,12 Như Xuân là 62,32%, Thạch Thành là 59,1%, Lang g/cm3), Thạch Thành (1,11 g/cm3), Như Thanh Chánh là 57,6%, Cẩm Thủy là 55,56%, Như Thanh là (1,21 g/cm3), Cẩm Thủy (1,21 g/cm3) đều ở mức 52,36%. Dựa vào thang đánh giá về độ xốp của trung bình, tầng đất hơi chặt. Chú ý, biện pháp làm Katrinski cho thấy: Độ xốp đất ở các khu vực: Như đất khi xây dựng mô hình. Xuân, Lang Chánh, Quan Sơn, Thạch Thành, Cẩm - Tỷ trọng: Theo thang đánh giá về tỷ trọng đất Thủy được xếp vào cùng một cấp độ xốp 55 - 65% của Katrinski của kết quả phân tích các mẫu đất cho thuộc loại đất canh tác. Độ xốp tại khu vực Như thấy: Các mẫu đất tại khu vực: Như Xuân (2,70 Thanh nằm trong cấp độ xốp 50 - 55% thuộc loại đất g/cm3), Quan Sơn (2,77 g/cm3), Thạch Thành (2,70 đạt yêu cầu với tầng canh tác. N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 115
  4. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - Thành phần cơ giới: Cấp hạt đất > 0,02 mm ở vực Lang Chánh, Quan Sơn, Thạch Thành, Như các khu vực: Như Xuân chiếm 74,75%, Lang Chánh Thanh là đất thịt trung bình. chiếm 65,74%, Quan Sơn chiếm 66,76%, Thạch Thành 3.2. Sinh trưởng của cây Lim xanh dưới tán rừng chiếm 66,83%, Như Thanh chiếm 66,28%, Cẩm Thủy phục hồi sau khoanh nuôi tái sinh chiếm 74,55%. Theo bảng phân loại thành phần cơ Kết quả đánh giá sinh trưởng của cây Lim xanh giới đất được cải biên theo Hội Khoa học đất Việt dưới tán rừng phục hồi sau khoanh nuôi tái sinh Nam (Đất Việt Nam, 2000): Đất ở các khu vực Như (KNTS) tại 4 huyện xây dựng mô hình được tổng hợp Xuân và Cẩm Thủy thuộc loại đất thịt nhẹ, các khu ở bảng 4. Bảng 4. Sinh trưởng của cây Lim xanh 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại các mô hình Chỉ tiêu sinh trưởng Tình hình sinh trưởng cây Tỷ lệ Lim xanh Số cây TT Huyện sống /ha Do (mm) Hvn (cm) (%) Tốt (%) TB (%) Xấu (%) Do ΔDo H vn ΔHvn 1 Như Xuân 90 6,93 3,46 65,45 32,72 95 94 06 0 2 Cẩm Thủy 90 5,26 2,63 54,74 27,37 92 80 20 0 3 Thạch Thành 90 4,08 2,04 42,26 21,13 90 75 25 0 4 Như Thanh 90 7,28 3,64 66,24 33,12 96 90 10 0 Cây Lim xanh trồng ở mô hình tại 4 huyện: Như trạng thái rừng ở các khu vực nghiên cứu thì Lim xanh Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Như Thanh có tỷ lệ trồng ở Như Thanh có Do, Hvn là tăng cao nhất (Do = sống cao, đạt trung bình từ 90 - 96%. Cây sinh trưởng loại 7,28 mm và ΔDo = 3,64 mm/năm; Hvn = 66,24 cm, tốt đạt 75 - 94%, cây sinh trưởng trung bình từ 6 - 25%, ΔHvn = 33,12 cm/năm) và dưới tán rừng tại Thạch không có cây xấu. Sinh trưởng về đường kính gốc (D0) Thành có giá trị sinh trưởng tăng thấp nhất (Do = trung bình tăng từ 4,08 - 7,28 mm, chiều cao vút ngọn 4,08 mm và ΔDo = 2,04 cm/năm; Hvn = 42,26 cm, tăng từ 42,26 - 66,24 cm, tương ứng với tăng trưởng ΔHvn = 21,13 cm/năm). trung bình năm về D0 tăng từ 2,04 - 3,64 mm/năm, từ 3.3. Sinh trưởng của cây Lát hoa dưới tán rừng 21,13 - 33,12 cm/năm về chiều cao. Kiểm tra sự sai phục hồi sau KNTS khác về sinh trưởng của Lim xanh 2 tuổi dưới tán rừng cho thấy xác suất F (Sig.) =0,00 nhỏ hơn 0,05, chứng Kết quả đánh giá sinh trưởng của loài cây Lát tỏ sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Lim hoa trồng dưới tán rừng phục hồi sau KNTS tại các xanh dưới tán rừng là có sự sai khác rõ rệt. Trong các mô hình được tổng hợp ở bảng 5. Bảng 5. Sinh trưởng của cây Lát hoa 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại các mô hình Tình hình sinh trưởng Số Chỉ tiêu sinh trưởng Tỷ lệ cây Lát hoa TT Huyện cây/ sống Do (mm) Hvn (cm) Tốt Xấu ha (%) TB (%) Do ΔDo Hvn ΔHvn (%) (%) 1 Quan Sơn 90 6,85 3,42 62,51 31,25 92 90 10 0 2 Lang Chánh 90 6,53 3,26 60,45 30,22 90 92 08 0 3 Như Xuân 90 3,58 2,29 48,27 24,13 87 75 25 0 4 Cẩm Thủy 90 6,46 3,23 68,82 34,41 88 89 11 0 Cây Lát hoa trồng ở mô hình tại 4 huyện: Quan Sinh trưởng về đường kính gốc (D0) của Lát hoa Sơn, Lang Chánh, Như Xuân, Cẩm Thủy có tỷ lệ sau 2 năm trung bình tăng từ 3,58 -6,85 mm, chiều cao sống cao, đạt trung bình từ 88 - 92%, cao nhất là mô vút ngọn dao động từ 48,27 - 68,82 cm, tương ứng với hình ở Lang Chánh (92%), thấp nhất là 87% tại Như tăng trưởng trung bình năm về đường kính gốc Lát Xuân. Cây sinh trưởng loại tốt đạt 75-92% (cao nhất là hoa từ 2,29 - 3,42 mm/năm, từ 24,13 - 34,41 cm/năm 92% tại Lang Chánh, thấp nhất là mô hình tại Như về chiều cao. Sinh trưởng cao nhất về Do và Hvn của Xuân 75%), cây sinh trưởng trung bình từ 08-25%, Lát hoa là 6,85 mm và 65,51 cm; giá trị thấp nhất là không có cây xấu. 3,58 mm và 48,27 cm tại mô hình ở Như Xuân. Kiểm 116 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020
  5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ tra sự sai khác về sinh trưởng của Lát hoa 2 tuổi dưới 3.4. Sinh trưởng của cây Sến mật dưới tán rừng tán rừng cho thấy xác suất F (Sig.) =0,00 nhỏ hơn 0,05, phục hồi sau KNTS chứng tỏ sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Kết quả đánh giá sinh trưởng của loài cây Sến Lát hoa dưới tán rừng ở 4 khu vực là có sự sai khác mật trồng dưới tán rừng phục hồi sau KNTS tại 2 mô khá rõ rệt. hình được tổng hợp ở bảng 6. Bảng 6. Sinh trưởng của cây Sến mật 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại mô hình Tình hình sinh trưởng Chỉ tiêu sinh trưởng Tỷ lệ Số cây cây Sến mật TT Huyện sống /ha Do (mm) Hvn (cm) Tốt Xấu (%) TB (%) Do ΔDo Hvn ΔHvn (%) (%) 1 Quan Sơn 160 5,52 2,76 48,21 24,10 95 94 6 0 2 Lang Chánh 160 5,76 2,88 52,64 26,32 89 91 9 0 Cây Sến mật trồng ở mô hình tại 2 huyện: Quan (Quan Sơn) - 5,76 mm (Lang Chánh), chiều cao vút Sơn, Lang Chánh có tỷ lệ sống đạt trung bình từ 89- ngọn dao động từ 48,21 cm (Quan Sơn) - 52,64 cm 95%. Tỷ lệ cây sinh trưởng tốt dao động từ 91-94%, cây (Lang Chánh). Có thể đánh giá, sau 2 năm trồng Sến sinh trưởng trung bình từ 6-9%, không có cây xấu. mật khá phù hợp với 2 địa điểm xây dựng mô hình Kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng của Sến mật 2 Quan Sơn và Lang Chánh. tuổi dưới tán rừng về đường kính gốc cho thấy xác 3.5. Sinh trưởng của cây Vàng tâm dưới tán rừng suất F (Sig.) lớn hơn 0,05, chứng tỏ sinh trưởng về phục hồi sau KNTS đường kính gốc của Sến mật giữa 2 mô hình không Sinh trưởng của Vàng tâm trồng dưới tán rừng có sự sai khác rõ rệt. Tuy nhiên, chiều cao vút ngọn phục hồi sau KNTS tại các mô hình sau 2 năm được của loài thì có sự sai khác rõ rệt vì giá trị Sig (F) = tổng hợp ở bảng 7. 0,00 nhỏ hơn 0,05. Kết quả cho thấy sinh trưởng về đường kính gốc (D0) tăng trung bình từ 5,52 mm Bảng 7. Sinh trưởng của cây Vàng tâm 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại mô hình Tình hình sinh trưởng Vàng Số Chỉ tiêu sinh trưởng Tỷ lệ tâm TT Huyện cây/ sống Do (mm) Hvn (cm) Tốt ha (%) TB (%) Xấu (%) Do ΔDo H vn ΔHvn (%) 1 Quan Sơn 160 6,38 3,19 51,84 25,92 88 92 8 0 2 Lang Chánh 160 6,09 3,04 50,66 25,33 86 94 6 0 Cây Vàng tâm trồng ở mô hình tại 2 huyện: Chánh) - 51,84 cm (Quan Sơn). Kiểm tra sự sai khác Quan Sơn, Lang Chánh có tỷ lệ sống đạt trung bình về sinh trưởng của Vàng tâm 2 tuổi dưới tán rừng cho từ 86 - 88%. Cây loại tốt đạt 92 - 94%; cây sinh trưởng thấy xác suất F (Sig.) =0,072 lớn hơn 0,05, chứng tỏ trung bình từ 6 - 8%, không có cây sinh trưởng xấu. sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Vàng Sinh trưởng về đường kính gốc (D ) trung bình tăng tâm dưới tán rừng là có sự sai không rõ rệt. 0 từ 6,09 mm (Lang Chánh) - 6,38 mm (Quan Sơn), 3.6. Sinh trưởng của cây Giổi găng dưới tán rừng chiều cao vút ngọn dao động từ 50,66 cm (Lang phục hồi sau KNTS Bảng 8. Sinh trưởng của cây Giổi găng 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại mô hình Tình hình sinh trưởng Giổi Chỉ tiêu sinh trưởng Tỷ lệ găng TT Huyện N/ha sống Do (mm) Hvn (cm) Tốt (%) TB (%) Xấu (%) Do ΔDo Hvn ΔHvn (%) 1 Quan Sơn 160 5,64 2,82 53,44 26,72 85 90 10 0 2 Lang Chánh 160 5,48 2,74 52,57 26,28 89 87 13 0 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 117
  6. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Sinh trưởng của cây Giổi găng trồng dưới tán (Lang Chánh) - 2,82 mm/năm (Quan Sơn), từ 26,28 rừng phục hồi sau KNTS các mô hình sau 2 năm trồng cm/năm (Lang Chánh) - 26,72 cm/năm (Quan Sơn) được tổng hợp ở bảng 8. về chiều cao. Kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng của Giổi găng 2 tuổi trồng dưới tán rừng cho thấy xác suất Cây Giổi găng trồng ở mô hình 2 huyện: Quan Sơn, F (Sig.) =0,00 nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ sinh trưởng về Lang Chánh có tỷ lệ sống trung bình từ 85 - 89%. Cây đường kính và chiều cao của Giổi găng dưới tán rừng sinh trưởng loại tốt đạt 87-90%, cây loại trung bình dao là có sự sai khác khá rõ rệt. động 10 - 13%, không có cây sinh trưởng xấu. Sinh trưởng về đường kính gốc (D0) trung bình tăng từ 5,48 3.7. Sinh trưởng của cây Giổi xanh dưới tán rừng mm (Lang Chánh) - 5,64 mm (Quan Sơn), chiều cao tự nhiên phục hồi sau KNTS vút ngọn dao động từ 52,57 cm (Lang Chánh) - 53,44 Kết quả đánh giá sinh trưởng của loài cây Giổi cm (Quan Sơn). Tương ứng với tăng trưởng trung xanh trồng dưới tán rừng phục hồi sau KNTS tại các bình năm về đường kính gốc Giổi găng tăng từ 2,74 mô hình sau 2 năm trồng được tổng hợp ở bảng 9. Bảng 9. Sinh trưởng của cây Giổi xanh 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại mô hình Tình hình sinh trưởng Chỉ tiêu sinh trưởng Tỷ lệ Số cây Giổi xanh TT Huyện sống /ha Do (mm) Hvn (cm) Tốt Xấu (%) TB (%) Do ΔDo H vn ΔHvn (%) (%) 1 Quan Sơn 30 5,84 2,92 53,64 26,82 88 90 10 0 2 Lang Chánh 30 5,58 2,79 52,57 26,28 89 88 12 0 3 Cẩm Thủy 30 6,23 3,11 58,86 29,43 94 92 8 0 4 Như Xuân 30 3,98 1,99 41,32 20,66 81 80 14 6 5 Như Thanh 30 4,04 2,02 40,25 20,12 83 82 15 3 6 Thạch Thành 30 5,66 2,83 56,74 28,37 92 91 9 0 Cây Giổi xanh trồng ở mô hình tại 6 huyện: 40,25 - 58,86 cm, cao nhất là 58,86 cm (Cẩm Thủy), Quan Sơn, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Thạch Thành, tiếp theo là 56,74 cm (Thạch Thành), 53,64 cm Như Xuân, Như Thanh có tỷ lệ sống cao dao động từ (Quan Sơn) và thấp nhất là 40,25 cm (Như Thanh). 81-94%, cao nhất là 94% (Cẩm Thủy), tiếp theo là 92% Kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng của Giổi xanh (Thạch Thành), thấp nhất là 81% (Như Xuân). Cây trồng dưới tán rừng tại 6 mô hình có xác suất F (Sig.) loại tốt đạt 80 - 92%, thấp nhất là 82% (Như Thanh) và =0,00 nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ sinh trưởng về đường cao nhất là 92% (Cẩm Thủy), cây sinh trưởng trung kính và chiều cao của Giổi xanh dưới tán rừng là có bình từ 8-15%, 4 mô hình không có cây sinh trưởng sự sai khác rõ rệt. xấu (Quan Sơn, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Thạch 3.8. Sinh trưởng của cây Săng lẻ dưới tán rừng Thành). Sinh trưởng về đường kính gốc (D0) trung phục hồi sau KNTS bình tăng từ 3,98 - 6,23 mm, cao nhất là 6,23 mm Kết quả đánh giá sinh trưởng của Săng lẻ trồng (Cẩm Thủy), tiếp theo là 5,84 mm (Quan Sơn), tiếp dưới tán rừng phục hồi sau KNTS tại 2 mô hình được đến là 5,66 mm (Thạch Thành), 5,58 mm (Lang tổng hợp ở bảng 10. Chánh), 4,04 mm (Như Thanh) và thấp nhất là 3,98 mm (Như Xuân). Chiều cao vút ngọn dao động từ Bảng 10. Sinh trưởng của cây Săng lẻ 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại mô hình Chỉ tiêu sinh trưởng Tỷ lệ Tình hình sinh trưởng Săng lẻ Số cây TT Huyện Do (mm) Hvn (cm) sống Tốt /ha TB (%) Xấu (%) Do ΔDo Hvn ΔHvn (%) (%) 1 Cẩm Thủy 160 5,64 2,82 53,44 26,72 90 93 7 0 2 Như Xuân 160 5,48 2,74 52,57 26,28 87 90 10 0 Cây Săng Lẻ trồng ở mô hình tại 2 huyện: Cẩm Xuân) - 90% (Cẩm Thủy). Tỷ lệ cây loại tốt từ 90% (Như Thủy, Như Xuân có tỷ lệ sống trung bình từ 87% (Như Xuân) - 93% (Cẩm Thủy), cây sinh trưởng trung bình từ 118 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020
  7. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 7% (Cẩm Thủy) - 10% (Như Xuân). Sinh trưởng về Và có thể bước đầu cho thấy Săng lẻ thích hợp với 2 đường kính gốc (D0) trung bình tăng từ 5,48 mm (Như mô hình Cẩm Thủy và Như Xuân. Xuân) - 5,64 mm (Cẩm Thủy), chiều cao vút ngọn dao 3.9. Sinh trưởng của cây Dẻ thơm dưới tán rừng động từ 52,57 cm (Như Xuân) - 53,44 cm (Cẩm Thủy). phục hồi sau KNTS Kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng của Săng lẻ 2 tuổi Sinh trưởng của loài cây Dẻ thơm trồng dưới tán dưới tán rừng cho thấy xác suất F (Sig.) = 0,00 nhỏ rừng phục hồi sau KNTS tại 2 mô hình Thạch Thành hơn 0,05, chứng tỏ sinh trưởng về đường kính và chiều và Như Thanh được tổng hợp ở bảng 11. cao của Săng lẻ dưới tán rừng là có sự sai khác rõ rệt. Bảng 11. Sinh trưởng của cây Dẻ thơm 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại mô hình Tình hình sinh trưởng Chỉ tiêu sinh trưởng Tỷ lệ Số cây cây Dẻ thơm TT Huyện sống /ha Do (mm) Hvn (cm) Tốt Xấu (%) TB (%) Do ΔDo Hvn ΔHvn (%) (%) 1 Thạch Thành 160 5,77 2,88 50,36 25,18 88 92 8 0 2 Như Thanh 160 3,43 1,72 22,48 11,24 82 65 35 0 Cây Dẻ thơm trồng ở mô hình tại 2 huyện: Thạch rừng cho thấy xác suất F (Sig.) =0,00 nhỏ hơn 0,05, Thành và Như Thanh có tỷ lệ sống từ 82% (Như Thanh) - chứng tỏ sinh trưởng về đường kính và chiều cao của 88% (Thạch Thành), số lượng cây loại tốt đạt 92% (Thạch Dẻ thơm dưới tán rừng là có sự sai khác rõ rệt. Thành) và 65% (Như Thanh). Căn cứ quy định nghiệm 3.10. Sinh trưởng của cây Sấu dưới tán rừng thu trồng rừng thì mô hình Như Thanh chưa đạt yêu phục hồi sau KNTS cầu. Sinh trưởng về đường kính gốc (D0) của Dẻ thơm Cây Sấu trồng dưới tán rừng phục hồi sau KNTS 2 tuổi tăng trung bình tại Như Thanh là 3,43 mm, tại tại 2 mô hình tại Thạch Thành, Như Thanh được Thạch Thành 5,77 mm; chiều cao vút ngọn tại Như tổng hợp ở bảng 12. Thanh 22,48 cm, tại Thạch Thành 50,36 cm. Kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng của Dẻ thơm 2 tuổi dưới tán Bảng 12. Sinh trưởng của cây Sấu 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại mô hình Tình hình sinh trưởng Chỉ tiêu sinh trưởng Tỷ lệ cây Sấu TT Huyện N/ha sống Do (mm) Hvn (cm) Tốt Xấu (%) TB (%) Do ΔDo Hvn ΔHvn (%) (%) 1 Như Thanh 160 5,87 2,93 63,32 31,66 92 94 6 0 2 Thạch Thành 160 5,96 2,98 62,53 31,26 94 91 9 0 Cây Sấu trồng ở mô hình tại 2 huyện: Như 63,32 cm (Như Thanh). Kết quả kiểm tra sự sai khác Thanh, Thạch Thành có tỷ lệ sống trung bình từ 92% về sinh trưởng của Sấu 2 tuổi dưới tán rừng cho thấy (Như Thanh) - 94% (Thạch Thành). Số lượng cây loại xác suất F (Sig.) =0,11 lớn hơn 0,05, chứng tỏ sinh tốt đạt 91% (Thạch Thành) - 94% (Như Thanh), trưởng về đường kính và chiều cao của Sấu dưới tán không có cây sinh trưởng xấu. Sinh trưởng về đường rừng là không có sự sai khác rõ rệt. kính gốc (D0) của Sấu 2 tuổi trung bình tăng từ 5,87 3.11. Sinh trưởng của cây Chẹo tía dưới tán rừng mm (Như Thanh) - 5,96 mm (Thạch Thành). Chiều phục hồi sau KNTS cao vút ngọn dao động từ 62,53 cm (Thạch Thành) - Bảng 13. Sinh trưởng của cây Chẹo tía 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại mô hình Chỉ tiêu sinh trưởng Tỷ lệ Chất lượng cây TT Huyện N/ha Do (mm) Hvn (cm) sống Tốt Xấu TB (%) Do ΔDo Hvn ΔHvn (%) (%) (%) 1 Thạch Thành 160 4,84 2,42 42,68 21,34 86 88 12 0 2 Như Thanh 160 4,70 2,35 40,55 20,27 89 90 10 0 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 119
  8. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Sinh trưởng của loài cây Chẹo tía sau 2 năm dao động từ 40,55 cm (Như Thanh) - 42,68 cm (Thạch trồng dưới tán rừng phục hồi sau KNTS tại 2 mô hình Thành). Kết quả kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng Thạch Thành và Như Thanh được tổng hợp ở bảng của Chẹo tía 2 năm tuổi dưới tán rừng có xác suất F 13. (Sig.) =0,00 nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Chẹo tía dưới tán rừng là Cây Chẹo tía trồng ở mô hình 2 huyện: Như có sự sai khác rõ rệt. Thanh, Thạch Thành có tỷ lệ sống trung bình từ 86% (Thạch Thành) - 89% (Như Thanh). Số lượng cây loại 3.12. Sinh trưởng của cây Trám trắng dưới tán tốt đạt 88% (Thạch Thành) - 90% (Như Thanh), rừng tự nhiên phục hồi sau KNTS không có cây loại xấu. Sinh trưởng về đường kính gốc Sinh trưởng của Trám trắng trồng 2 năm tuổi dưới (D0) của Chẹo tía 2 tuổi trung bình từ 4,70 mm (Như tán rừng tự nhiên phục hồi sau KNTS tại 2 mô hình Thanh) - 4,84 mm (Thạch Thành), chiều cao vút ngọn được tổng hợp ở bảng 14. Bảng 14. Sinh trưởng của cây Trám trắng 2 tuổi trồng dưới tán rừng tại mô hình Tình hình sinh trưởng Chỉ tiêu sinh trưởng Tỷ lệ cây Trám trắng TT Huyện N/ha sống Do (mm) Hvn (cm) Tốt Xấu (%) TB (%) Do ΔDo Hvn ΔHvn (%) (%) 1 Như Xuân 160 2,98 1,49 20,47 10,23 83 72 28 0 2 Cẩm Thủy 160 5,54 2,77 42,86 21,43 89 88 12 0 Cây Trám trắng trồng ở mô hình 2 huyện Cẩm (53,44 cm), Vàng tâm (51,84 cm) và thấp nhất là Thủy, Như Xuân có tỷ lệ sống đạt 89% (Cẩm Thủy), 48,21 cm (Sến mật). 83% (Như Xuân). Tỷ lệ cây loại tốt đạt 88% (Cẩm Tại Lang Chánh, sinh trưởng Do và Hvn tăng lớn Thủy), 72% (Như Xuân) không có cây sinh trưởng nhất là 6,53 mm và 60,45 cm (Lát hoa), 6,09 mm và xấu. Sinh trưởng về đường kính gốc (D0) của Trám 50,66 cm (Vàng tâm), Sến mật (5,76 mm và 52,64 trắng 2 tuổi trung bình tại Như Xuân 2,98 mm, Cẩm cm), Giổi xanh (5,58 mm và 52,57 cm) và Giổi găng Thủy 5,54 mm; chiều cao vút ngọn tại Như Xuân là nhỏ nhất (5,48 mm và 52,57 cm). 20,47 cm, Cẩm Thủy là 42,86 cm. Kiểm tra sự sai khác Tại Như Xuân: Lim xanh có Do lớn nhất là 6,93 về sinh trưởng của Trám trắng 2 tuổi dưới tán rừng mm, Hvn (65,45 cm), tiếp theo là Săng lẻ Do= 5,48 cho thấy xác suất F (Sig.) =0,00 nhỏ hơn 0,05, chứng cm và Hvn = 52,57 cm, Lát hoa có Do = 3,58 mm và tỏ sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Trám Hvn 48,27 cm, Giổi xanh có Do =3,98 mm và Hvn = trắng dưới tán rừng là có sự sai khác rõ rệt. Bước đầu 41,32 cm, thấp nhất là Trám trắng có Do= 2,98 mm và đánh giá Trám trắng có thể thích hợp với điều kiện tại Hvn = 20,47 cm. Cẩm Thủy hơn là ở Như Xuân. 4. KẾT LUẬN Tại Cẩm Thủy: Lát hoa có Do= 6,46 mm và Hvn = 68,82 cm, Giổi xanh là 6,23 mm và 58,86 cm, Săng Sau 2 năm bước đầu đánh giá 11 loài cây trồng lẻ là 5,64 mm và 53,44 cm, Trám trắng là 5,54 mm và tại 6 mô hình rừng phục hồi sau khoanh nuôi tái sinh 42,86 cm, thấp nhất là 5,26 mm và 54,74 cm (Lim đều sinh trưởng khá ổn định, tỷ lệ sống từ 82% đến xanh). 95%, không có cây xấu, cây tốt chiếm tỷ lệ cao từ 65% - 94%, có thể nói đây là các loài cây có triển vọng cho Tại Thạch Thành: Sấu có Do và Hvn tăng lớn trồng bổ sung làm giàu rừng ở khu vực nghiên cứu. nhất là 5,96 mm và 62,53 cm, tiếp theo là 5,66 mm và Cụ thể: 56,74 cm (Giổi xanh), Dẻ thơm là 5,77 mm và 50,36 cm, Chẹo tía là 5,48 mm và 42,68 cm, thấp nhất là Tại Quan Sơn: Lát hoa có Do tăng lớn nhất là 4,08 mm và 42,26 cm (Lim xanh). 6,85 mm, tiếp đến là Vàng tâm (6,38 mm), Giổi xanh (5,84 mm), Giổi găng (5,64 mm), thấp nhất là Sến Tại Như Thanh: Lim xanh có Do = 7,28 mm và mật (5,52 mm). Hvn tăng cao nhất là Lát hoa (62,51 Hvn = 66,24 cm, tiếp đến là 5,87 mm và 63,32 cm cm), tiếp đến là Giổi xanh (53,64 cm), Giổi găng (Sấu), Chẹo tía là 4,70 mm và 40,55 cm, Giổi xanh là 120 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020
  9. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4,04 mm và 40,25 cm, thấp nhất Dẻ thơm là 3,43 mm TÀI LIỆU THAM KHẢO và 22,48 cm. 1. Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000. Đất Việt LỜI CẢM ƠN Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2000. Nghiên cứu này là một phần trong kết quả đề tài 2. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. khoa học công nghệ cấp tỉnh “Ứng dụng kỹ thuật lâm Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên sinh tác động, phát triển rừng tự nhiên là rừng sản cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp Hà Nội. xuất có đa cây mục đích, sinh khối nghèo thành rừng 3. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5979: 2007, Tiêu có sinh khối giàu đáp ứng nhu cầu kinh doanh gỗ lớn chuẩn Quốc gia TCVN 5979: 2007 (ISO 10390: 2005) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Trong quá trình triển về chất lượng đất - xác định pH. khai thực hiện nhóm nghiên cứu đã nhận được sự 4. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8729: 2012, Tiêu giúp đỡ, chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở chuẩn Quốc gia TCVN 8729: 2012, phương pháp xác Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, một số chuyên định khối lượng thể tích của đất ở hiện trường. gia Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học 5. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4195: 2012, Tiêu Hồng Đức, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, chuẩn Quốc gia TCVN 4195: 2012, phương pháp xác UBND 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt định khối lượng riêng của đất trong thí nghiệm. là 6 hộ gia đình tham gia xây dựng mô hình đã phối hợp, tạo điều kiện để nhóm nghiên cứu hoàn thành 6. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8567: 2010, Tiêu các nội dung của đề tài, tập thể tác giả xin bày tỏ cảm chuẩn Quốc gia TCVN 8567: 2010 về chất lượng đất - ơn chân thành nhất. phương pháp xác định thành phần cấp hạt. THE GROWTH OF INDIGENOUS TREE SPECIES PLANTED UNDER POOR NATURAL FOREST CANOPY IN THANH HOA PROVINCE Thieu Van Luc, Trinh Quang Tuan Summary The results of growth evaluation of 11 indigenous tree species after two years following 6 planting experimental models: Erythrophleum fordii Olive, Chukrasia tabularis, Madhuca pasquieri, Manglietia conifera, Lagerstroemiatomentsa Presl, Paramichelia baillonii, Michelia mediocris Dandy, Castanea sativa, Dracontomelum mangiferum, Engelhardtia roxburghiana Wall, and Canarium album Raeusch. The present results revealed that all tree species had a survival rate of more than 82% and no bad trees. (i) in Quan Son, the values of D0 and Hvn increase mostly in Chukrasia tabularis (6.85 mm and 62.51 cm), intermediate in Manglietia conifera (6.38 mm and 51.84 cm) and the lowest in Madhuca pasquieri (5.52 mm and 48.21 cm); (ii) in Lang Chanh, the D0 and Hvn values were highest in Chukrasia tabularis (6.53 mm and 60.45 cm), followed by Manglietia conifera (6.09 mm and 50.66 cm) and lowest in Paramichelia baillonii (5.48 mm and 52.57 cm); (iii) in Nhu Xuan, the values of D0 and Hvn were highest in Erythrophleum fordii Olive (6.93 mm and 65.45 cm), average in Lagerstroemiatomentsa Presl (5.48 mm and 52.57 cm) and lowest in Canarium album Raeusch (2.98 mm and 20.47 cm); (iv) in Cam Thuy, the D0 and Hvn values were highest in Chukrasia tabularis (6.46 mm and 68.82 cm) and followed by Michelia mediocris Dandy (6.23 mm and 58.86 cm) and lowest in Erythrophleum fordii Olive (5.26 mm and 54.74 cm); (v) in Thach Thanh, the values of D0 and Hvn were highest increase in Dracontomelum mangiferum (5.96 mm and 62.53 cm), intermediate in Michelia mediocris Dandy (5.66 mm and 56.74 cm) and lowest in Erythrophleum fordii Olive (4.08 mm and 42.26 cm); (vi) in Nhu Thanh, the D 0 and Hvn values were highest in Erythrophleum fordii Olive (7.28 mm and 66.24 cm) and then in Dracontomelum mangiferum (5.87 mm and 63.32 cm) and the lowest in Castanea sativa (3.43 mm and 22.48 cm). The results of initial assessment suggest that 11 plant species are growing relative stably, there are differences, but it can be observed that these are promising afforestation tree species for forest enrichment supplementary planting in the research site. Keywords: Indigenous trees, poor natural forest, growth, Thanh Hoa. Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Minh Thanh Ngày nhận bài: 15/9/2020 Ngày thông qua phản biện: 15/10/2020 Ngày duyệt đăng: 22/10/2020 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 121
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1