intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh vật và quần xã sinh vật

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

419
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong sinh học và sinh thái học, sinh vật là một cơ thể sống. Cơ thể sống được phân biệt với vật không sống ở các đặc trưng sau: Chuyển động Trao đổi chất Sinh trưởng Sinh sản Phản ứng đối với các kích thích bên ngoài Tuy nhiên, không phải mọi cơ thể sống đều mang đầy đủ các đặc trưng trên. Nhiều sinh vật không có khả năng tự chuyển động và phản ứng trực tiếp đối với môi trường.Một số vi sinh vật không có khả năng tự sinh sản. Các cấp độ tổ chức sinh học Nguyên tử o...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh vật và quần xã sinh vật

  1. Sinh vật Trong sinh học và sinh thái học, sinh vật là một cơ thể sống. Cơ thể sống được phân biệt với vật không sống ở các đặc trưng sau: • Chuyển động • Trao đổi chất • Sinh trưởng • Sinh sản • Phản ứng đối với các kích thích bên ngoài Tuy nhiên, không phải mọi cơ thể sống đều mang đầy đủ các đặc trưng trên. Nhiều sinh vật không có khả năng tự chuyển động và phản ứng trực tiếp đối với môi trường.Một số vi sinh vật không có khả năng tự sinh sản. Các cấp độ tổ chức sinh học • Nguyên tử o Phân tử Đại phân tử Bào quan Tế bào Mô Cơ quan Hệ cơ quan Cơ thể (sinh vật) Các cấp độ tổ chức trên cơ thể • Quần thể o Quần xã Hệ sinh thái Sinh quyển Virus Virus không được coi là những sinh vật điển hình vì chúng không có khả năng tự sinh sản và trao đổi chất. Điều này cũng gây tranh cãi khi một số "vật ký sinh" và "nội cộng sinh" cũng không có khả năng sống độc lập. Dù rằng virus cũng có một số enzyme và phân tử đặc trưng của các sinh vật sống, nhưng chúng không có khả năng sống bên ngoài tế bào vật chủ. Virus phải sử dụng bộ máy trao đổi chất và bộ máy di truyền của sinh vật chủ. Nguồn gốc của virus hiện nay vẫn chưa được khẳng định. Một số nhà khoa học cho rằng, virus có nguồn gốc từ chính các vật chủ của nó. Tuổi thọ
  2. Một trong những thông số cơ bản của sinh vật là tuổi thọ. Một vài loài động vật chỉ sống trong 1 ngày, trong khi một vài loài thực vật lại sống hàng ngàn năm. Quá trình lão hóa là một quá trình quan trọng vì nó quyết định tuổi thọ của mọi sinh vật, vi khuẩn, virus thậm chí là các prion. Quần xã sinh vật Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địa lý hay sinh cảnh nhất định, là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ hữu cơ với nhau (quan hệ vật chủ - con mồi, cạnh tranh cùng loài hay khác loài, quan hệ cộng sinh, quan hệ vật ký sinh - vật chủ) về nguồn thức ăn, điều kiện sống .v.v. Mối quan hệ phức tạp này được thể hiện qua các lưới thức ăn, chuỗi thức ăn. Một quần xã sinh vật thường có lịch sử hình thành lâu dài và hoạt động như một hệ thống mở tương tác với các yếu tố vô sinh của môi trường. Các đặc trưng của quần xã Đặc trưng về thành phần loài • Độ nhiều: Ứng với số lượng cá thể của loài sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Thay đổi theo thời gian ( biến động theo mùa, năm hay do đột xuất) • Độ thường gặp hay chỉ số có mặt: Là tỉ số % số địa điểm lấy mẫu có loài được xét so với tổng số địa điểm lấy mẫu trong vùng nghiên cứu. • Tần số: Là tỉ lệ % số cá thể một loài đối với tòan bộ cá thể của quần xã trong một lần thu mẫu hay trong toàn bộ các lần thu mẫu của quần xã. • Loài ưu thế: là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng. Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã.
  3. Ví dụ: Bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ • Độ ưa thích: Độ ưa thích cho thấy cường độ gắn bó của một loài đối với quần xã và được phân thành các mức độ: + Loài đặc trưng:là loài thường gặp và có độ nhiều cao hơn với các loài khác.Chỉ có mặt ở một quần xã + Loài ưa thích: có mặt ở nhiều quần xã, nhưng ưa thích nhất một quần xã trong số đó. + Loài lạc lõng: ngẫu nhiên có mặt trong quần xã + Loài ngẫu nhiên: có mặt ở nhiều quần xã. Là loài phổ biến có giới hạn sinh thái rộng • Độ đa dạng: Chỉ mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. Ví dụ: Khi di chuyển từ miền địa cực xuống vùng xích đạo thường có sự thay đổi số lượng loài và theo chiều hướng gia tăng. [sửa] Đặc trưng về cấu trúc phân tầng Bất cứ quần xã nào cũng có một cấu trúc đặc trưng ứng với sự phân bố cá thể các loài khác nhau theo chiều ngang và theo chiều thẳng đứng. • Phân tầng theo chiều thẳng đứng:sự phân tầng theo chiều thẳng đứng thể hiện rõ nhất ở các quần xã ở rừng, ở vườn, ở trong nước. Ví dụ: + Rừng nhiệt đới thường có năm tầng, trong đó có 2 - 3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng cỏ và dương xỉ + Vườn cây thường có 4 tầng: Tầng A ( tầng vượt tán, tầng cao nhất): > 10m Tầng B (tầng trung bình): 5 - 10m Tầng C (tầng thấp): 1 - 5m Tầng D (tầng sát mặt đất): 0 - 1m
  4. • Sự phân tầng theo chiều ngang:sự phân tầng theo chiều ngang có thể gặp trong các quần xã ở biển, sông, hồ, vườn nhà.. Ví dụ: + Ở biển: sinh vật nổi vùng khơi có những đặc trưng về thành phần loài và số lượng cá thể các loài nghèo hơn so với vùng ven bờ. Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã sinh vật. • Chuỗi thức ăn : –Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. –Ví dụ : Cây cỏ → Sâu → Chuột. • Lưới thức ăn : –Trong tự nhiên, một loài sinh vật không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. –Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu : sinh vật sản xuất (thực vật), sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt) và sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm...). Đặc trưng về diễn thế sinh thái Hệ sinh thái trẻ → Hệ sinh thái già → Hệ sinh thái cao đỉnh, khi đó cân bằng sinh thái tự nhiên được thiết lập. Con người là nhân tố quan trọng trong diễn thế sinh thái, có thể làm đảo ngược quá trình này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2