intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn và vấn đề hướng nghiệp, khởi nghiệp trong thời đại số (Điển cứu các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh)

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn và vấn đề hướng nghiệp, khởi nghiệp trong thời đại số (Điển cứu các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh)" nghiên cứu và phân tích thực trạng hướng nghiệp, khởi nghiệp của sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn tại một số trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại số. Bài viết gợi ý giải pháp hướng nghiệp, khởi nghiệp cho sinh viên trong thời đại số, nhất là sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn và vấn đề hướng nghiệp, khởi nghiệp trong thời đại số (Điển cứu các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh)

  1. ĐÀO VĨNH HỢP Đào Vĩnh Hợp SINH VIÊN CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN VÀ VẤN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ (Điển cứu các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh) Đào Vĩnh Hợp(*) Tóm tắt Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì vấn đề hướng nghiệp, khởi nghiệp trong thời đại số trở thành xu thế phát triển tất yếu. Trên cơ sở lý luận, chính sách, bài viết nghiên cứu và phân tích thực trạng hướng nghiệp, khởi nghiệp của sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn tại một số trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại số. Bài viết gợi ý giải pháp hướng nghiệp, khởi nghiệp cho sinh viên trong thời đại số, nhất là sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn. Từ khóa: Hướng nghiệp, khởi nghiệp, khoa học xã hội nhân văn, sinh viên. SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES MAJORS AND ISSUES OF CAREER GUIDANCE AND ENTREPRENEURSHIP IN THE DIGITAL AGE Abstract: In the current context of extensive international integration and robust development of science and technology, career guidance and entrepreneurship in the digital age have become an inevitable trend. Based on theoretical foundations and policies, the study analyzed the current situation of career guidance and entrepreneurship for students majoring in social sciences and humanities from universities in Ho Chi Minh City in the digital age, and offered solutions for career guidance and entrepreneurship for students, particularly social sciences and humanities majors. Keywords: Career guidance, entrepreneurship, social sciences and humanities, student. (*) TS., Trường Đại học Sài Gòn. 211
  2. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Hướng nghiệp, khởi nghiệp Từ điển tiếng Việt định nghĩa “Hướng nghiệp” là: 1/ Thi hành những biện pháp nhằm bảo đảm sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành nghề và loại hình lao động; 2/ Giúp đỡ lựa chọn hợp lí ngành nghề (Viện ngôn ngữ, 2003, tr.475. Còn “Khởi nghiệp” có nghĩa là bắt đầu sự nghiệp (Viện ngôn ngữ, 2003, tr.512). Theo Bùi Thế Duy thì: “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) (start – up): nghĩa là khởi nghiệp từ những ý tưởng mới, những mô hình mới, những kết quả khoa học công nghệ mới, sau đó nhanh chóng phát triển thành doanh nghiệp để cạnh tranh toàn cầu và được đầu tư nhanh chóng (Phòng Tin học và Thông tin KHCN, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh, 2019). Khởi nghiệp, hướng nghiệp hiện trở thành chủ đề nổi bật của giới trẻ Việt Nam, trước nhất là đối với sinh viên. 1.2. Sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn cùng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp Khối các ngành khoa học xã hội và nhân văn về cơ bản bao gồm những ngành có truyền thống lâu đời như: Văn, Sử, Triết và nhiều ngành mới mang tính ứng dụng, thực tiễn cao như: Báo chí, Du lịch, Xã hội học, Việt Nam học, ngoại ngữ… Nhìn chung, trong thời đại CMCN 4.0 hiện nay, sinh viên ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn với các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước (Cổng thông tin điện tử TP.HCM, 2020). Thành phố giữ vai trò hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Quyết định số 2076/QĐ-TTg, ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” với mục tiêu phát triển TP.HCM trở thành một vùng đô thị lớn phát triển năng động và bền vững; có vai trò, vị thế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và hướng tới quốc tế. Đồng thời, TP.HCM trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và y tế chất lượng cao trong khu vực Đông Nam Á (Thủ tướng Chính phủ, 2017, tr.1,14,15). Văn kiện Đại hội XIII coi trọng giáo dục, đào tạo để phát triển con người đáp ứng yêu cầu mới của đất nước, mục tiêu công tác giáo dục phải: “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, tr.136). Quyết định số 1665/QĐ - TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; Kế hoạch triển khai Đề án này của ngành Giáo dục ban hành theo Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30/03/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 212
  3. ĐÀO VĨNH HỢP Đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018),... chính là căn cứ pháp lý để TP.HCM tiến hành các chương trình hướng nghiệp, khởi nghiệp cho sinh viên. 1.3. Chuyển đổi số Chuyển đổi số (digital transformation) là quá trình sử dụng dữ liệu và các công nghệ số để thay đổi phương thức phát triển, thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống và cách làm việc của con người và tổ chức. Trên thế giới, thuật ngữ chuyển đổi số được nhắc đến nhiều vào từ năm 2015 và phổ biến từ năm 2017. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2021, tr.21). Chuyển đổi số trong giáo dục đại học đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần đào tạo nên những toàn cầu trong thời đại mới. Đến nay, chuyển đổi số đã được triển khai ở hệ thống cơ sở giáo dục đại học. 2. THỰC TRẠNG KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Ưu thế của sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh trong vấn đề khởi nghiệp Học khoa học xã hội và nhân văn ra sẽ làm được gì? Làm ở đâu? Làm như thế nào?... Đó là loạt những câu hỏi chung của đa số sinh viên khi sẽ và đang theo học ngành khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy triển vọng nghề nghiệp, cơ hội việc làm đối với sinh viên các ngành xã hội nhân văn là rất lớn. Rất nhiều sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn ra trường đã thành công ở những lĩnh vực khác nhau. Đó có thể là những công việc theo đúng chuyên ngành, cũng có khi là những ngành nghề khác nhưng kiến thức về xã hội và nhân văn được trang bị luôn là nền tảng vững chắc, là hành trang xây đắp sự nghiệp lâu dài. Các trường đại học có đào tạo các ngành khoa học xã hội đã trang bị cho sinh viên nền tảng phương pháp luận, kĩ năng phân tích vấn đề và một tổng thể kiến thức văn hoá cơ sở tốt. Do đó, sinh viên khoa học xã hội nhân văn có thể khởi nghiệp ngay từ chính chuyên môn của mình. Ưu thế của sinh viên ngành xã hội và nhân văn là được đào tạo những kiến thức nền tảng tốt do đó sinh viên ra trường có nhiều lựa chọn. Sinh viên những ngành xã hội nhân văn như văn học, ngôn học, triết học, tâm lý, du lịch, ngoại ngữ... sau khi ra trường, với kiến thức vững vàng về chuyên ngành mình 213
  4. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM đã học cộng với kiến thức và kỹ năng, tâm hồn và tình cảm phong phú... sẽ có nhiều lợi thế để phát huy thế mạnh của riêng mình khi khởi nghiệp. Mặt khác, các ngành xã hội và nhân văn còn giúp phát triển tư duy logic, tính phản biện trong tư duy, cách thức giao tiếp và thiết lập những mối quan hệ... Đây là những điều vô cùng quan trọng bổ trợ rất nhiều cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên. Các doanh nghiệp đều rất cần những nhân viên có những kiến thức, kỹ năng như vậy. Chẳng hạn sinh viên ngành du lịch có thể khởi nghiệp từ công ty quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, sinh viên ngành báo chí và truyền thông trưởng thành từ các công ty truyền thông; sinh viên ngành ngoại ngữ có thể khởi nghiệp từ chính các trung tâm ngoại ngữ; sinh viên ngành tâm lý thì hoàn toàn có thể thành công với các phòng tư vấn, trị liệu tâm lý... Cùng với đó, một số nghiệp vụ về mặt marketing, lễ tân ngoại giao… học được tại trường cũng giúp sinh viên trong vấn đề xây dựng nhân lực, giao tiếp, quảng bá hình ảnh công ty, sự kiện và cá nhân trong môi trường truyền thông hiện nay. 2.2. Hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp gắn với sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn trong thời đại số Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm định hướng khởi nghiệp cho các bạn trẻ, nhất là sinh viên. Nhiều chương trình, không gian khởi nghiệp được Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh, Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức. Các chương trình này mang lại hiệu quả thiết thực cao, giúp sinh viên có thể thành công trên con đường khởi nghiệp. Riêng tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), ĐHQG-HCM: Trường thành lập Trung tâm Văn hóa USSH-Jonathan KS Choi (Trung tâm về giao lưu văn hóa, khởi nghiệp sáng tạo) vào ngày 07/8/2020. Đây được kỳ vọng là nơi đào tạo khởi nghiệp và các hoạt động liên quan đổi mới sáng tạo, kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Trung tâm Văn hóa USSH-Jonathan KS Choi sẽ liên kết với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Sunwah tại TP. Hồ Chí Minh và các trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam nhằm kết nối các nhà lãnh đạo trẻ, trao đổi ý tưởng, mở rộng mạng lưới và ươm mầm các sáng tạo vì sự phát triển của xã hội. Các hoạt động của trung tâm gồm: đào tạo khởi nghiệp và các hoạt động liên quan đến đổi mới sáng tạo; hợp tác và nghiên cứu quốc tế; hội thảo, tọa đàm khoa học; các hoạt động giao lưu văn hóa và các sự kiện văn hóa. Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV nhấn mạnh: “Việc thành lập trung tâm cũng sẽ giúp Trường ĐH KHXH&NV thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp xã hội, cùng các hoạt động giao lưu văn hoá sinh viên quốc tế”. (Phòng TT&QHDN, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, 2020). Đặc biệt, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM cũng đã thành lập “Công ty dịch vụ khoa học và du lịch Văn Khoa” là một doanh nghiệp định hướng phục vụ xã 214
  5. ĐÀO VĨNH HỢP hội. Đây cũng là môi trường để sinh viên của trường tương tác và trải nghiệm các hoạt động khởi nghiệp liên quan ngành nghề của mình. Trường có câu lạc bộ “Nhân văn khởi nghiệp - Sáng tạo xã hội”. Gần đây, trường tổ chức cuộc thi “Người Nhân văn khởi nghiệp” năm 2019, 2022 và 2023. Đây là cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp dành cho các bạn sinh viên, nhằm kiến tạo môi trường phát triển khả năng khởi nghiệp của sinh viên; kết hợp kiến thức trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với các lĩnh vực khác trong việc tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận với các nhà đầu tư, triển khai ý tưởng vào thực tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội (Ban tổ chức người nhân văn khởi nghiệp, 2022). Ngoài ra, cũng có nhiều chương trình, buổi Talkshow khởi nghiệp cho sinh viên được tổ chức. Điển hình như năm 2023, học viện Kỹ năng VTALK kết hợp cùng Trường ĐH KHXH&NV, CLB Nhân văn khởi nghiệp - Sáng tạo xã hội tổ chức thành công buổi Talkshow với chủ đề “Người Nhân văn khởi nghiệp cùng với Trí tuệ nhân tạo USI - AI”. 2.3. Một số gương điển hình của sinh viên khoa học xã hội và nhân văn thành công trong lĩnh vực kinh tế Theo số liệu thống kê, tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, nhiều cựu sinh viên của ngành khoa học xã hội và nhân văn khởi nghiệp thành công trong các lĩnh vực kinh tế đa dạng khác nhau. Nhân kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM (1957-2017), trường đã tôn vinh 60 cựu sinh viên tiêu biểu giai đoạn 1957-2017, trong đó có 09 doanh nhân thành công trong hoạt động kinh tế (Cổng thông tin điện tử Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, 2018), bao gồm: 1. Đoàn Hữu Đức - Ngữ văn Anh, Trường ĐH Tổng hợp - Sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty TNHH Tư vấn Việt Nam (Vietnam Consulting Group - VCG); 2. Nguyễn Văn Cường - Khoa Đông Phương học, Trường ĐH KHXH&NV - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Địa ốc Hưng Thịnh; 3. Trần Văn Liêng - Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐH Tổng hợp - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty cổ phần Cacao Việt Nam (Vina Cacao); 4. Phạm Phú Quốc - Quản trị kinh doanh Trường ĐH KHXH&NV (Chương trình liên kết quốc tế) - Tổng giám đốc Công ty đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC); 5. Đinh Quang Hùng - Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Bao bì Tín Thành; 6. Võ Thành Tân - Khoa Lịch sử, Trường ĐH Tổng hợp - Tổng Giám đốc doanh nghiệp sách Thành Nghĩa; 7. Trần Văn Tấn - Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty cổ phần Vĩnh Phúc; 8. Nguyễn Phi Vân - Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐH Tổng hợp - Chuyên gia trong lĩnh 215
  6. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM vực nhượng quyền, là thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á; 9. Lư Nguyễn Xuân Vũ - Khoa Nhân học, Trường ĐH KHXH&NV - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu N.P.T. Đối với nhiều trường đại học khác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tỉ lệ sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn sau ra trường lựa chọn và thành công với con đường khởi tạo kinh doanh cũng chiếm tỉ lệ cao. Điển hình như trường Đại học Sài Gòn, theo thống kê chia theo tình trạng việc làm và khu vực làm việc của sinh viên ra trường trong các năm, thì tổng số sinh viên ra trường làm việc trong khu vực Nhà nước chiếm tỉ lệ khá thấp, trong khi đó các sinh viên làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, liên doanh nước ngoài hay tự tạo việc làm lại chiếm tỉ lệ khá cao. Trong tổng số 105 sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh của trường năm 2021, tỉ lệ sinh viên có việc làm chiếm 98.1%, trong đó chỉ có 10 sinh viên làm việc tại khu vực Nhà nước, 43 sinh viên làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, 22 sinh viên làm việc trong lĩnh vực liên doanh nước ngoài. Bên cạnh đó, trong tổng số 56 sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học của trường năm 2021, tỉ lệ sinh viên có việc làm chiếm 91.8%, trong đó chỉ có 6 sinh viên làm việc tại khu vực Nhà nước, 40 sinh viên làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, 8 sinh viên làm việc trong lĩnh vực liên doanh nước ngoài (Trường ĐH Sài Gòn, 2022). Trên đây là những số liệu tiêu biểu cho thấy không chỉ sinh viên các ngành kinh tế, quản trị doanh nghiệp, thương mại, dịch vụ... mới có thể khởi nghiệp, mà sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng đã và sẽ khởi nghiệp thành công sau khi ra trường, đặc biệt là trên rất nhiều lĩnh vực kinh tế đa dạng của bối cảnh chuyển mình phát triển chung Thành phố. 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TRONG THỜI ĐẠI SỐ Để hướng nghiệp, khởi nghiệp cho sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn trong thời đại số đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với quyết tâm cao của nhiều đối tượng liên quan: sinh viên, nhà trường, nhà tuyển dụng. 3.1. Đối với sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Mỗi sinh viên cần phải trang bị những kỹ năng, thái độ, kiến thức thật tốt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên cũng cần chú ý bồi dưỡng những kỹ năng mềm cho bản thân như: kỹ năng giao tiếp, kỹ 216
  7. ĐÀO VĨNH HỢP năng làm việc nhóm, kỹ năng xây dựng thương hiệu bản thân, kỹ năng phỏng vấn xin việc... Để làm được điều đó, sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động học tập và chủ động trong các phương pháp học tập mới như thuyết trình, làm việc nhóm; tham gia các hoạt động đoàn, hội để tích lũy các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống; tham gia các công tác xã hội là hết sức bổ ích giúp nâng cao tinh thần cộng đồng, nhận định rõ nét và định hướng đúng đắn giá trị bản thân; có thể tìm kiếm các công việc bán thời gian phù hợp với sinh viên để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc hỗ trợ tích cực cho công việc tương lai theo ngành nghề nhất định… Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi sinh viên phải biết xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho cuộc đời mình, niềm đam mê, tính cách, giá trị của bản thân mình; tìm cho mình một người thầy, quản trị tốt, trang bị tốt những kỹ năng nghề nghiệp. Muốn thành công, muốn phát triển sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, mỗi sinh viên phải phát triển bản thân trước. Không ngừng học hỏi là điều vô cùng quan trọng, học từ những điều nhỏ nhất, chẳng hạn như những kỹ năng giao tiếp, cư xử hàng ngày, kỹ năng thực hành xã hội… Sinh viên cần thật tự tin từ chính thế mạnh, chuyên môn mình đang đeo đuổi, học tập. Đặc biệt mỗi sinh viên cần vạch ra kế hoạch lập trình cho bản thân, tăng cường khả năng nhận thức và làm chủ bản thân, tự tin, hiểu và vận dụng tối đa những giá trị của bản thân, chủ động cần thiết. Biết xác định và phấn đấu hết mình vì mục tiêu của mình, Đồng thời, cũng cần có tư duy sáng tạo, nhận thức đổi mới… để đón lấy những cơ hội từ cuộc sống. Cuối cùng, trong bối cảnh CMCN 4.0, để hướng nghiệp, khởi nghiệp, sinh viên còn cần nắm bắt xu hướng khởi nghiệp của thế giới, tự trang bị cho mình hành trang kiến thức về pháp luật, đặc biệt là luật sở hữu trí tuệ, luật lao động. Sinh viên cần phải học cả những cách thức của hoạt động kinh doanh như biết làm chủ cảm xúc, học hỏi từ những doanh nhân thành công lẫn những người thất bại. 3.2. Đối với các trường, khoa có đào tạo ngành khoa học xã hội và nhân văn Nhà trường có vai trò rất quan trọng trong giáo dục, định hướng và cung cấp tri thức nhằm đào tạo đội ngũ sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được các yếu tố như: giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững về tay nghề, Đồng thời, thông thạo về các kỹ năng để thích ứng với nhu cầu đa dạng của thị trường lao động trong thời kỳ 4.0. Trước nhất, giáo viên là người trực tiếp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, Qua đó, nhằm truyền đạt cho thế hệ trẻ hệ thống tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo lao động nghề nghiệp, cùng các giá trị tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại... với mục tiêu đào tạo những thế hệ nối tiếp có ích cho xã hội, đất nước. Do đó, giáo viên 217
  8. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM cần nâng cao công tác tư vấn nghề nghiệp, giúp sinh viên nhận thức đúng hơn nghề nghiệp, từ đó theo đuổi đam mê, cảm thấy yêu, coi trọng ngành nghề và không ngừng quảng bá ngành nghề đến với xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học và học theo hướng tích cực nhằm phát huy năng lực tự học của sinh viên, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn, Đồng thời, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Tăng cường việc học tập trong nhóm có hiệu quả, đổi mới quan hệ giữa giảng viên với sinh viên theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập chuyên môn, cần bồi dưỡng cho sinh viên những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học liên ngành, cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Các trường đại học, cơ quan quản lý giáo dục cần tổ chức, đào tạo và học tập kỹ năng mềm cho sinh viên, đưa môn học này vào chương trình chính thức như là những học phần bắt buộc đối với sinh viên. Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá vai trò, ý nghĩa của hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên. Nhà trường cần tạo điều kiện, hỗ trợ, khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên... Qua đó, giúp sinh viên rèn luyện thể chất, tinh thần, Đồng thời, có nhiều nhận thức phức hợp cùng các kỹ năng sau khi ra trường. Như vậy, trước yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, các trường đại học cần phải đón đầu việc đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy làm sao để chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát huy năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo, khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật của người học. Các khoa khoa học xã hội và nhân văn cần thường xuyên tổ chức các chuỗi hoạt động hỗ trợ như các cuộc thi, các hội nghị, hội thảo chuyên ngành; thực tập, thực tế, tham quan các cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất; xây dựng các câu lạc bộ khởi nghiệp… nhằm giúp sinh viên tiếp cận với thực tiễn và có tinh thần khởi nghiệp ngay khi đang theo học tại trường. 3.3. Đối với các nhà tuyển dụng - doanh nghiệp Để sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tham gia tốt vào hoạt động khởi nghiệp, bên cạnh sự định hướng, giáo dục của các trường đại học và sự vận động tự thân của sinh viên, thiết nghĩ các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức ngày hội việc làm, các buổi giao lưu gặp gỡ giữa sinh viên và doanh nghiệp đề nhà trường, sinh viên nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Qua đó, nhằm tạo ra 218
  9. ĐÀO VĨNH HỢP những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của sinh viên đối với hoạt động khởi tạo doanh nghiệp. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận lao động tại nguồn và “đặt hàng” đào tạo. Riêng các trường, khoa có đào tạo các ngành khoa học xã hội nhân văn cần thường xuyên mời các nhà khoa học đầu ngành tại các trường đại học có uy tín trong nước và trên thế giới, các chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu,… tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thực hành khởi nghiệp. Điều này góp phần tăng cường khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn của sinh viên, cập nhật liên tục các kiến thức mới và phương thức tiếp cận tốt nhất cho sinh viên. Đồng thời, qua đó, sinh viên có cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp từ các doanh nhân thành đạt hoặc tham quan mô hình khởi nghiệp thành công. Cuộc CMCN 4.0, chuyển đổi số đặc biệt là sự bùng nổ của những tiến bộ khoa học đã đem lại nhiều thuận lợi cho hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp. Việc sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, facebook, zalo và các ứng dụng khác giúp cho công tác giáo dục, truyền thông nhằm quảng bá vai trò, ý nghĩa của hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp cho sinh viên và thế hệ trẻ ngày càng lan tỏa hiệu quả hơn. ĐHQG - HCM và các trường thành viên cần tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, trường đại học khác để thường xuyên tổ chức những chuỗi hoạt động như: các cuộc thi, các hội thảo, hội nghị; tham quan thực tế tiếp cận các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất; xây dựng các câu lạc bộ hướng nghiệp, khởi nghiệp,… nhằm để thúc đẩy hướng nghiệp, khởi nghiệp, xứng tầm là một hệ thống đại học trong top đầu châu Á và là hạt nhân góp phần đưa TP.HCM trở thành trung tâm khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á. 4. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, CMCN 4.0 và thế giới số đã, đang và sẽ đặt ra giáo dục Việt Nam yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện để bắt kịp các xu hướng phát triển chung của thời đại.TP.HCM hiện đang là trung tâm kinh tế - văn hóa phát triển hàng đầu của cả nước. Vấn đề hướng nghiệp, khởi nghiệp cho sinh viên trong thời đại số, nhất là sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn trở thành chủ đề mang tính cấp thiết của Thành phố và cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của toàn xã hội. Với những nhận định và gợi ý đề xuất từ bài viết, hy vọng rằng sẽ mang tính chất tham khảo về hướng nghiệp, khởi nghiệp cho sinh viên trong thời đại số, nhất là sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn. Qua đó chẳng những góp phần thực hiện chương trình nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn Thành phố, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục Việt Nam trong tiến trình hội nhập giáo dục quốc tế. Đồng thời, 219
  10. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM còn góp phần để Thành phố hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - giáo dục, xứng tầm với vị thế trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính, dịch vụ của cả nước, trung tâm khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban tổ chức người nhân văn khởi nghiệp. (2022). Cuộc thi “người nhân văn khởi nghiệp” đã quay trở lại. từ https://hcmussh.edu.vn (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM), truy cập ngày 22/10/2023. Bộ Thông tin và Truyền thông. (2021). Cẩm nang Chuyển đổi số. NXB.Thông tin và Truyền thông. Cổng thông tin điện tử TP.HCM. (2020). Từ http://www.hochiminhcity.gov.vn, Truy cập ngày 02/10/2023. Cổng thông tin điện tử Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. (2018). “60 cựu sinh viên tiêu biểu Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM giai đoạn 1957-2017”, từ http://hcmussh.edu.vn, Truy cập ngày 02/10/2023. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật. Huyền My. (2023). Sinh viên Nhân văn Khởi nghiệp với Trí tuệ nhân tạo. Từ https://vlr.vn Tạp chí Vietnam Logistics Review - Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, truy cập ngày 16/10/2023. Phòng Tin học và Thông tin khoa học công nghệ. (2019). Thanh niên với Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hiểu thế nào cho đúng? Từ https://skhcn.bacninh.gov.vn (Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh) , truy cập ngày 29/10/2023. Phòng TT&QHDN, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. (2020). từ http://hcmussh.edu.vn (Cổng thông tin điện tử Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM), truy cập ngày 16/10/2023. Thủ tướng Chính phủ. (2017). “Về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, từ http://vanban.chinhphu.vn (Cổng thông tin điện tử Chính phủ), truy cập ngày 27/10/2023. Trường ĐH Sài Gòn. (2022). Báo cáo tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2021. Từ https://sgu.edu.vn/ (Cổng thông tin điện tử Trường ĐH Sài Gòn), Truy cập ngày 02/10/2023. Viện ngôn ngữ. (2003). Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng & Trung tâm từ điển học. 220
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1