PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĂN YÊN<br />
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KINH NGHIỆM<br />
DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH <br />
MÔN TOÁN CẤP THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên : LẠI THẾ ANH<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị: Trường THCS Trần Quốc Toản<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Văn Yên, tháng 10 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Nội dung Trang<br />
<br />
PHẦN I. THÔNG TIN TÁC GIẢ 3<br />
<br />
PHẦN II. NỘI DUNG 3<br />
<br />
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3<br />
<br />
1. Đặc điểm tình hình đơn vị 3<br />
<br />
2. Lí do chọn đề tài 4<br />
<br />
3. Mục đích nghiên cứu 4<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu 5<br />
<br />
5. Cơ sở khoa học 5<br />
<br />
CHƯƠNG II. NỘI DUNG 6<br />
<br />
1.Thực trạng 6<br />
<br />
2. Nội dung 8<br />
<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
PHẦN MỘT<br />
THÔNG TIN TÁC GIẢ KINH NGHIỆM<br />
<br />
Họ và tên: Lại Thế Anh<br />
Ngày, tháng, năm sinh: 07/10/1986<br />
Chức vụ: Giáo viên trường THCS Trần Quốc Toản<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học Toán<br />
Đề nghị xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở<br />
Lĩnh vực áp dụng: Trong giảng dạy bộ môn Toán – phân môn hình học <br />
ở trường THCS<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN HAI<br />
NỘI DUNG KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.<br />
<br />
<br />
2. Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị: <br />
Trường THCS Trần Quốc Toản là một trong những đơn vị trường luôn <br />
đứng ở tốp đầu trong hệ thống các trường THCS huyện Văn Yên. Nhiều năm <br />
qua nhà trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Tỉnh, là một trong <br />
những đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện nhà, đặc biệt năm <br />
2013 qua công tác kiểm định chất lượng nhà trường đã được công nhận đơn vị <br />
đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 (Cấp độ cao nhất).<br />
Năm học 2015 – 2016, nhà trường có:<br />
+ Tổng số cán bộ, giáo viên: 20, trong đó có 2 quản lý.<br />
+ Có một chi bộ Đảng với 17 đảng viên (1 dự bị), cấp ủy gồm 3 đồng chí.<br />
+ 8 lớp, với tổng số học sinh là 302 em.<br />
+ 2 tổ chuyên môn: Tổ khoa học tự nhiên và tổ khoa học xã hội.<br />
+ 100% giáo viên đứng lớp có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và vượt chuẩn: <br />
10 đại học và 8 cao đẳng.<br />
Thuận lợi:<br />
Trường THCS Trần Quốc Toản nằm ở trung tâm thị trấn Mậu A, cũng là <br />
trung tâm của huyện Văn Yên.<br />
Chi bộ Đảng và BGH nhà trường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về <br />
mọi mặt.<br />
<br />
<br />
4<br />
Các tổ chức trong nhà trường có sự phối kết hợp thống nhất trong chỉ <br />
đạo đồng bộ thực hiện.<br />
Các em học sinh yêu thích và hăng say học tập.<br />
Các bậc phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con em <br />
mình.<br />
Đối với môn toán các đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ và còn sử dụng <br />
tốt.<br />
Khó khăn:<br />
Một số em học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn: 9 em trong <br />
diện hộ nghèo, cận nghèo; 20 em trong diện con mồ côi. <br />
Địa bàn trường đóng là trung tâm huyện, gần chợ bến tàu, bến xe nên <br />
học sinh thường phải giao tiếp với nhiều loại đối tượng trong xã hội.<br />
Học sinh khối 6 còn đông 45 em / 1 lớp.<br />
2. Lý do chọn kinh nghiệm:<br />
Con người luôn vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào sản <br />
xuất hoạt động sống để tạo ra vật chất, phát triển kinh tế văn hóa, đem lại <br />
lợi ích to lớn cho đất nước. Nếu chỉ học mà không vận dụng kiến thức đã học <br />
vào hoạt động sống thì kiến thức trở nên vô ích, chỉ là lý thuyết suông. Nếu <br />
như làm việc gì mà không nắm được quy trình để tiến hành thực hành thì khi <br />
thực hiện thao tác thực hành rất vất vả, đôi khi không đem lại kết quả.<br />
Dạy học Toán thực chất là dạy các hoạt động toán học . Học sinh – chủ <br />
thể của hoạt động học cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học <br />
tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo thông qua đó học sinh tự lực khám phá <br />
những điều mình chưa biết hoặc tự mình kiểm nghiệm lại những điều mà <br />
mình được học hoặc tự mình vận dụng những điều đã được học vào thực tiễn <br />
chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn hoặc <br />
bắt chước những công việc mà giáo viên đang làm. Thực hiện theo tinh thần <br />
này ,đòi hỏi giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu học <br />
sinh phải nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, không những làm nhiều hơn <br />
trên giấy mà còn thực hành đo đạc ,tính toán những việc trong thực tế gần gũi <br />
với học sinh, thấy được lợi ích của môn toán trong đời sống thực tiễn.<br />
Tuy nhiên do điều kiện thời gian, đặc thù bộ môn, nên trong quá trình tập <br />
huấn về đổi mới phương pháp dạy học, các giáo viên chỉ được tập huấn về <br />
phương pháp chứ không được tập huấn về cách sử dụng đồ dùng dạy học như <br />
thế nào cho hiệu quả. Vì vậy, đa số giáo viên chỉ biết cách sử dụng qua nghiên <br />
cứu trong sách hướng dẫn, như vậy có những kỹ năng sử dụng một số loại <br />
thước cấp về giáo viên chưa nắm vững. Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng <br />
lớn đến kết quả đo cũng như niền tin của học sinh đối với kiến thức đã học.<br />
Qua các năm giảng dạy bộ môn toán ở các khối lớp 6,7,8,9, khi gặp bài <br />
thực hành ngoài trời phải tiến hành đo đạc, tôi có gặp một số vướng mắc cũng <br />
như phát hiện một số kỹ năng xin được nêu ra để các đồng nghiệp cùng nhau <br />
bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất chung trong quá trình dạy tiết thực hành.<br />
5<br />
Dưới sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong tổ bộ môn của nhà trường và <br />
sự nỗ lực không ngừng của bản thân nên tôi mạnh dạn đưa ra bản kinh <br />
nghiệm:<br />
“Một vài kinh nghiệm khi dạy bài thực hành trong môn toán cấp THCS”.<br />
3. Mục đích nghiên cứu:<br />
Một tiết học thực hành ngoài trời hết sức có ý nghĩa đối với học sinh các <br />
khối lớp nói chung và đây cũng là một kiến thức mà học sinh tiếp thu được từ <br />
thực tế, giáo dục được sự ý thức sử dụng và bảo quản công cụ thực hành. Tạo <br />
lập cho học sinh thói quen sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học để giải <br />
quyết các công việc thực tế. Kiểm tra lại lí thuyết , khẳng định những điều đã <br />
học. Hình thành ý thức tìm tòi, óc quan sát, lòng yêu thích khoa học.<br />
Tôi chọn đề tài này nhằm góp thêm một hướng đi, một cách làm có hiệu <br />
quả đối với nhiệm vụ rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy logic, kỹ năng <br />
làm việc theo nhóm cho học sinh. Đồng thời với cách làm này khi học sinh có <br />
được khả năng tư duy logic, kỹ năng làm việc tập thể tốt thì càng góp phần <br />
kích thích sự hứng thú và làm tăng lòng say mê môn Toán ở các em.<br />
4. Ph<br />
ương pháp nghiên cứu: <br />
Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của một số khái niệm cơ bản <br />
trong chương trình toán học phổ thông<br />
Đọc, phân tích tổng hợp tài liệu tham khảo.<br />
Khảo sát đối tượng nghiên cứu: dự giờ thăm lớp, thu thập ý kiến các <br />
đồng nghiệp qua các chuyên đề chuyên môn.<br />
Hệ thống hoá tài liệu, đối chiếu, nghiên cứu thêm nhiều các tài liệu có <br />
liên quan để chọn lọc những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm tư liệu mới, <br />
chính xác nhất, học hỏi thêm những kinh nghiệm của những người đi trước để <br />
làm kinh nghiệm cho bản thân.<br />
5. Cơ sở khoa học, cơ sở pháp lí của kinh nghiệm:<br />
<br />
5.1. Cơ sở khoa học:<br />
<br />
Về tâm sinh lý đối với học sinh THCS chủ yếu ở lứa tuổi thiếu niên, các <br />
em đã có thói quen suy nghĩ độc lập. Tuy nhiên, khả năng tư duy của các em <br />
chưa phát triển hoàn chỉnh để nhận thức hoặc khẳng định một vấn đề nào đó, <br />
chủ yếu còn dựa vào phương pháp trực quan.<br />
Phương phap day hoc th<br />
́ ̣ ̣ ực hanh la ph<br />
̀ ̀ ương phap giang day trên c<br />
́ ̉ ̣ ơ sở sự <br />
̃ ̀ ực hiên t<br />
quan sat giao viên lam mâu va th<br />
́ ́ ̀ ̣ ự lực cua hoc sinh d<br />
̉ ̣ ươi s<br />
́ ự hương dân<br />
́ ̃ <br />
̉ ́ ̀ ̣ ̣ ̣<br />
cua giao viên nhăm hoan thanh cac bai tâp, cac công viêc thuôc phân môn, t<br />
́ ̀ ̀ ̀ ́ ừ đó <br />
̃ ̉ ̃ ̉ ực hiên trong hoat đông nghê<br />
hinh thanh cac ky năng, ky xao ma các em se phai th<br />
̀ ̀ ́ ̃ ̀ ̣ ̣ ̣ ̀ <br />
̣ ̀ ́ ương phap day hoc th<br />
nghiêp sau nay. Thêm vao đo, ph<br />
̀ ́ ̣ ̣ ực hanh con giup hoc sinh<br />
̀ ̀ ́ ̣ <br />
̉<br />
cung cô tri th<br />
́ ưc phân môn, xây d<br />
́ ựng phâm chât, tac phong công nghiêp va phat<br />
̉ ́ ́ ̣ ̀ ́ <br />
<br />
6<br />
̉<br />
triên năng l ực tư duy đê co đu kha năng x<br />
̉ ́ ̉ ̉ ử li cac tinh huông nghê nghiêp sau này<br />
́ ́ ̀ ́ ̀ ̣ <br />
trong thực tê cuôc sông. ́ ̣ ́<br />
Thông thương môt qua trinh day hoc th<br />
̀ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ực hanh trai qua 3 giai đoan: giai<br />
̀ ̉ ̣ <br />
̣ ̉<br />
đoan chuân bi, giai đoan th ̣ ̣ ực hiên va giai đoan kêt thuc. Chinh trong giai đoan<br />
̣ ̀ ̣ ́ ́ ́ ̣ <br />
thực hiên, cac PPDH th<br />
̣ ́ ực hanh cu thê m<br />
̀ ̣ ̉ ơi đ ́ ược bôc lô ro net. Cac ph<br />
̣ ̣ ̃ ́ ́ ương phaṕ <br />
̣<br />
day hoc th ̣ ực hanh chu yêu đ<br />
̀ ̉ ́ ược xây dựng dựa theo quan điêm cua thuyêt hanh ̉ ̉ ́ ̀ <br />
̣ ̣ ̣ ̣<br />
vi, lây viêc lăp đi lăp lai nhiêu lân cac đông tac kêt h<br />
́ ̀ ̀ ́ ̣ ́ ́ ợp qua trinh t ́ ̀ ư duy đê hoan ̉ ̀ <br />
thiêṇ dâǹ cać đông ̣ tac, ́ từ đó hinh ̀ thanh ̀ kỹ năng kỹ xao, ̉ củng cố kiến <br />
thức. Trong qua trinh day th ́ ̀ ̣ ực hanh, giao viên không chi vân dung kheo leo cac<br />
̀ ́ ̉ ̣ ̣ ́ ́ ́ <br />
phương phap day hoc th ́ ̣ ̣ ực hanh ma con phai co kha năng sang tao va linh đông<br />
̀ ̀ ̀ ̉ ́ ̉ ́ ̣ ̀ ̣ <br />
ngay trong tưng b ̀ ươc cua môi ph<br />
́ ̉ ̃ ương phap day hoc th<br />
́ ̣ ̣ ực hanh đa chon, cung<br />
̀ ̃ ̣ ̃ <br />
như tân dung triêt đê cac ph<br />
̣ ̣ ̣ ̉ ́ ương phap, cac thu thuât day hoc đê nâng cao hiêu<br />
́ ́ ̉ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ <br />
̉ ̣<br />
qua day hoc th ̣ ực hanh. ̀<br />
5.2. Cơ sở pháp lí:<br />
Căn cứ vào luật giáo dục năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều <br />
của luật giáo dục ngày 25/10/2009.<br />
Căn cứ theo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung GDPT năm học <br />
2011 2012 bậc THCS và phân phối chương trình, giảm tải bộ môn Toán trung <br />
học cơ sở.<br />
Căn cứ hướng dẫn số 202/PGDĐTHDCM ngày 15/9/2015 của phòng <br />
giáo dục và đào tạo huyện Văn Yên về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ <br />
giáo dục trung học năm học 20152016.<br />
Căn cứ kế hoạch triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 20152016 của <br />
phòng giáo dục và đào tạo huyện Văn Yên.<br />
Căn cứ kế hoạch, chỉ tiêu, phương hướng nhiệm vụ năm học, phân phối <br />
chương trình của trường THCS Trần Quốc Toản.<br />
Căn cứ kế hoạc cá nhân và kế hoạch bộ môn của bản thân.<br />
Căn cứ phương pháp dạy học toán theo chương trình đào tạo cử nhân sư <br />
phạm toán của bộ giáo dục và đào tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG II: NỘI DUNG.<br />
1. Thực trạng của kinh nghiệm:<br />
Nhìn chung trong các năm học qua hầu hết tất cả các giáo viên đang <br />
giảng dạy môn Toán đều thực hiện thường xuyên các tiết thực hành ngoài trời <br />
theo qui định của phân phối chương trình của Bộ –GD&ĐT . Tuy nhiên qua trao <br />
đổi với các đồng nghiệp trong tổ cũng như với nhiều giáo viên dạy toán vẫn <br />
còn có những ý kiến (chưa phù hợp) cho rằng :<br />
Dạy một tiết thực hành ngoài trời khó mà lại khoẻ , Khó vì khâu tổ <br />
chức tiết học, khoẻ vì chủ yếu do học sinh làm .<br />
<br />
7<br />
Trước đây còn có giáo viên chưa coi trọng việc tổ chức tiết thực hành <br />
ngoài trời cho học sinh nên chỉ hướng dẫn sơ sơ cho hoc sinh cách thức tiến <br />
hành thời gian còn lại trong tiết học tổ chức cho các em luyện giải các bài tập <br />
khác .<br />
Nhiều giáo viên cho rằng chỉ dự giờ các tiết dạy bài mới ,các tiết luyện <br />
tập ,các tiết ôn tập chương còn tiết thực hành ngoài trời thì chẳng có gì mà dự <br />
giờ . Chính vì lẽ đó mà giáo viên dường như không có điều kiện để học hỏi , <br />
trao đổi kinh nghiệm về việc dạy tiết thực hành ngoài trời .<br />
Có giáo viên cho rằng vì đây là tiết thực hành ngoài trời chủ yếu do học <br />
sinh làm nên giáo án chẳng có gì để soạn vì thế bài soạn tiết thực hành ngoài <br />
trời thường sơ sài .<br />
Ngoài ra trong những tiết thực hành, đa số chúng ta thường gặp một số <br />
vấn đề như:<br />
Học sinh không chuẩn bị đủ dụng cụ: Mặc dù đã phân công cụ thể từng <br />
tổ cần phải mang những dụng cụ gì, tuy nhiên thường thì các em hay mang <br />
thiếu, điều này ảnh hưởng lớn đến công việc đo. Khi các nhóm mang thiếu, <br />
nếu giáo viên cho thực hành thì các em sẽ chạy mượn của nhóm khác, làm cho <br />
tiết dạy rất mất trật tự. Nếu không cho các em tham gia thực hành thì lại thiếu <br />
tính sư phạm.<br />
Học sinh thường mất trật tự: Nguyên nhân do giáo viên chưa hướng <br />
dẫn học sinh phân chia nhóm cũng như phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng <br />
thành viên trong nhóm. Do đó một số em không biết làm cái gì, cứ vậy chạy <br />
chơi, quậy phá làm ảnh hưởng đến người khác.<br />
Học sinh không biết cách đo (thực hành): Đây là nguyên nhân rất cơ <br />
bản và thường xuyên xảy ra. Khi Giáo viên hướng dẫn thì thường các em <br />
không chú ý, hay một số em nhìn thấy dụng cụ đo cứ nghĩ là dễ chẳng có gì <br />
khó khăn mà phải chú ý, có đối tượng khác lại ỷ lại: Chút nữa hoạt động, tính <br />
điểm theo nhóm, đã có nhóm trưởng đo và tính, mình chẳng cần phải lo.<br />
Thời gian không đủ: Trong một số tiết thực hành, vì dụng cụ đo không <br />
đủ. Cả trường chỉ có một cái thước đo, các nhóm không biết cách đo nên <br />
thường làm mất thời gian cho nhóm khác. <br />
Bảo quản thước đo không tốt: Mặc dù đã được nhắc nhở trước, tuy <br />
nhiên do cá tính các em thường hiếu động, nghịch phá. Nên các dụng cụ đo <br />
thường bị các em lấy đùa dỡn, ném lung tung hoặc sử dụng không cẩn thận. <br />
Các em chưa hiểu hết tầm quan trọng, cũng như giá cả của các dụng cụ thực <br />
hành, có những loại không bán trên thị trường. Nếu các em lỡ tay làm hư thì <br />
những năm khác đâu còn đồ dùng để sử dụng.<br />
Copy kết quả của các nhóm khác: Tình trạng này cũng thường xuyên <br />
xảy ra, các em học chung một lớp nên rất hiểu nhau, biết ai học giỏi, ai dở. <br />
Nên khi thực hành, một số nhóm sẽ không đo hoặc có đo thì cũng đo cho có, <br />
còn kết quả thì sẽ cử 1 thành viên trong nhóm chà trộn vào nhóm có em học <br />
giỏi nhất lớp để copy kết quả.<br />
<br />
8<br />
Từ những vấn đề nêu trên nên hiệu quả và kết quả đạt được của một <br />
bài thực hành trong môn toán học chưa cao.<br />
Cụ thể qua điều tra khảo sát giờ thực hành môn toán của các lớp 6A, 6B, <br />
8A trường THCS Trần Quốc Toản trong năm học 2013 – 2014 khi chưa áp <br />
dụng sáng kiến kinh nghiệm này có kết quả như sau:<br />
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá điểm thực hành các lớp năm 2013<br />
2014:<br />
<br />
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém<br />
Lớp TSHS<br />
SL % SL % SL % SL % SL %<br />
10.<br />
6A 38 4 14 36.8 20 52.7 0 0 0 0<br />
5<br />
6B 34 0 0 10 29.4 22 64.7 2 5.9 0 0<br />
<br />
8A 34 2 5.9 12 35.3 20 58.8 0 0 0 0<br />
Tổn<br />
106 6 5.6 36 33.9 62 58.6 2 1.9 0 0<br />
g<br />
<br />
Nhận xét chung:<br />
Chuẩn bị: Lớp chủ đạo các em chuẩn bị tốt hơn lớp đại trà nhưng vẫn <br />
còn hiện tượng quên hoặc thiếu dụng cụ ở những lớp đầu cấp do các em mới <br />
làm quen với phương pháp học mới.<br />
Kĩ năng thực hành: Nhìn chung kĩ năng thực hành của đa số học sinh <br />
chưa tốt, một số học sinh còn ỷ lại.<br />
Ý thức/ thái độ: nhiều học sinh đặc biệt là những học sinh cá biệt, học <br />
sinh học lực yếu kém trong giờ thường mất trật tự, đi lại tự do, ý thức làm <br />
việc tập thể chưa có.<br />
2. Nội dung:<br />
2.1. Giải quyết vấn đề:<br />
2.1.1.Giáo viên cần:<br />
Nắm vững phương pháp giảng dạy loại bài thực hành. Nội dung bài thực <br />
hành sẽ thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn toán.<br />
Có kỹ năng kỹ xảo sử dụng các loại dụng cụ thực hành. Xây dựng báo <br />
cáo thực hành và bảng chấm điểm thực hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng cần <br />
đạt phù hợp với nội dung từng bài.<br />
Dự giờ đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy loại bài thực hành.<br />
2.1.2. Trước mỗi bài thực hành nên:<br />
<br />
9<br />
Ở cuối mỗi tiết học liền trước tiết thực hành ngoài trời giáo viên phải <br />
dành một khoảng thời gian thích hợp để dặn dò học sinh chuẩn bị các dụng cụ <br />
cần thiết cho tiết thực hành như yêu cầu của tiết học (Bắt buộc các nhóm <br />
phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như đã phân công).<br />
Không nên tiến hành liền nhau hai tiết thực hành ngoài trời cho hai chủ <br />
đề khác nhau ở một lớp học vì nếu tiến hành liền nhau thì học sinh sẽ khó <br />
khăn trong khâu chuẩn bị, khó khăn trong khâu báo cáo kết quả thực hành, học <br />
sinh dễ nhàm chán gây mất tập trung làm giảm hứng thú và hiệu quả của tiết <br />
thực hành ngoài trời .Các nhóm nên chuẩn bị trước một bản báo cáo kết quả <br />
của tiết thực hành ngoài trời (Cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà hoặc có thể <br />
giáo viên photo cho các nhóm).<br />
Soạn giáo án, phân phối thời gian hợp lí giữa các hoạt động, tự nghiên <br />
cứu và thực hành sử dụng đồ dùng, chuẩn bị tốt sân bãi thực hành và bộ dụng <br />
cụ mẫu.<br />
2.1.3. Trong giờ thực hành nên:<br />
Giáo viên cần hướng dẫn các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể của từng <br />
thành viên, đồng thời đánh giá cao về điểm ý thức tổ chức kỷ luật trong thang <br />
điểm.<br />
Trong những tiết thực hành ngoài trời, mục đích rõ ràng của phân phối <br />
chương trình là rèn kỹ năng tính toán để vận dụng trong thực tế, khả năng hoạt <br />
động tập thể. Giáo viên cần quan tâm và hướng dẫn những trường hợp chưa <br />
biết cách đo, kiểm tra bằng cách chọn ngẫu nhiên một đối tượng nào đó trong <br />
nhóm đo lại. Nếu không đo được thì điểm cả nhóm sẽ bằng 0. như vậy buộc <br />
các em phải chỉ nhau để cùng đo.<br />
Để giải quyết tình trạng học sinh không chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành, <br />
giáo viên cần nhắc nhở các em chuẩn bị trước 1 tuần, sau đó kiểm tra và thu lại <br />
để trong phòng thiết bị, tới tiết thực hành chỉ việc mang ra, nếu chuẩn bị kỹ <br />
được như vậy sẽ giảm bớt căng thẳng giữa thầy – trò trước khi vào tiết thực <br />
hành. Vì thường thì nếu học sinh không chuẩn bị kỹ vật dụng, giáo viên <br />
thường la mắng hoặc đuổi không cho các em thực hành, điều này làm không khí <br />
tiết học rất căng thẳng.<br />
Giáo viên cần phân chia rõ thời gian cho từng nhóm, nếu nhóm nào hết <br />
thời gian mà không đo kịp cũng phải dừng lại để cho nhóm khác đo. Có như <br />
vậy học sinh mới rèn tính tự giác kỷ luật cao, cố gắng để làm việc hoàn thành <br />
đúng thời gian, không làm ảnh hưởng đến người khác.<br />
Giáo viên cần quan sát và nhắc nhở các em kịp thời, nhất là những đối <br />
tượng thuộc lớp đại trà.<br />
Giáo viên giao cho các nhóm tự theo dõi lẫn nhau, nếu nhóm nào có hành vi <br />
gian dối, chà trộn vào nhóm khác thì phải báo cáo ngay để kịp thời xử lý.<br />
Giáo viên giành thời gian cuối tiết phù hợp để tiến hành đo kiểm chứng <br />
lại kết quả để đảm bảo tính chính xác và khoa học của kết quả (như bài đo <br />
<br />
<br />
10<br />
góc trên mặt đất giáo viên có thể cho học sinh căng dây và dùng thước đo góc <br />
để kiểm chứng).<br />
2.1.4. Áp dụng vào một bài giảng cụ thể:<br />
Bài 7 Chương II – Hình học 6<br />
Tiết 23 – 24 THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT<br />
Nội dung bài này thực hiện trong 2 tiết do đó phân chia các hoạt động và <br />
thời gian như sau.<br />
Tiết 23 : Thực hiện trên lớp<br />
a. Xác đinh mục tiêu của tiết học:<br />
– Kiến thức: Học sinh hiểu cấu tạo của giác kế.<br />
– Kỹ năng: Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.<br />
– Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.<br />
b. Chuẩn bị của giáo viên: <br />
Nắm vững phương pháp giảng dạy loại bài thực hành. Nội dung bài chuẩn <br />
kiến thức kĩ năng môn toán.<br />
Có kỹ năng kỹ xảo sử dụng giác kế. <br />
c. Các hoạt động chính trong tiết học<br />
Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ đo góc trên mặt đất (15’)<br />
Giáo viên giới thiệu cho học sinh cấu tạo và tác dụng của từng bộ phận <br />
chính của giác kế.<br />
Bộ phận chính là một đĩa tròn chia độ có thể quay độc lập xung quanh tâm <br />
(3600 hoặc hai góc bẹt 1800). <br />
Một thanh ngắm trên đĩa đi qua tâm đĩa có 2 khe hở ở hai đầu thanh, thanh <br />
ngắm có thể quay độc lập xung quanh tâm. <br />
Dây dọi treo thẳng đứng từ tâm đĩa hướng xuống dưới mặt đất. <br />
Bộ phận căn mặt bằng cho đĩa ( 1 ống thuỷ tinh kín 2 đầu nằm ngang, trong <br />
đựng nước còn thiếu một ít là đầy ) <br />
Các bộ phận trên giáo viên gọi tên của từng bộ phận sau đó cho học sinh chỉ <br />
trên giác kế rồi giới thiệu chức năng của từng bộ phận.<br />
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện đo góc trên mặt đất (25’)<br />
GV hướng dẫn học sinh về kỹ năng sử dụng thước, cách đo (giáo viên <br />
cùng các nhóm trưởng thực hiện mẫu)<br />
ᄋ<br />
Giáo viên tạo ra tình huống cần đo góc ACB như SGK. Cho học sinh cắm cọc <br />
tiêu 1,5 m ở các vị trí A và B, cọc 0,3 m ở vị trí C. <br />
Yêu cầu 2 học sinh đọc cách đo ở SGK sau đó cho 3 học sinh nên thử thực <br />
hành đo. Qua đó giáo viên năm bắt sự tiếp thu của học sinh qua SGK và giới <br />
thiệu, hướng dẫn lại cách đo cho học sinh như sau: <br />
Bước 1: Đặt giác kế sao cho tâm dọi chỉ vào điểm C, mặt địa song song với <br />
mặt đất khi giọt nước thiếu nằm chính giữa ống <br />
<br />
11<br />
Bước 2: Đưa thanh ngắm về vĩ trí điểm 00 của đĩa. Quay đồng thời thanh <br />
ngắm và đĩa sao cho thanh ngắm ngắm thẳng tới điểm A. (Lúc này 2 khe hở <br />
của thanh ngắm và điểm A thẳng hàng) <br />
Bước 3: Cố định đĩa chia độ rồi quay thanh ngắm sang ngắm điểm B. (Lúc này <br />
2 khe hở của thanh ngắm và điểm B thẳng hàng) <br />
Bước 4: Đọc số đo của góc ACBᄋ trên mặt đĩa (Đó chính là số đo chỉ trên mặt đĩa <br />
mà thanh ngắm khi ngắm tới điểm B đi qua).<br />
Hướng dẫn học sinh phân chia nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể từng <br />
thành viên trong nhóm sao cho hoạt động có hiệu quả.<br />
Kỹ năng quan sát vị trí đặt thước tuỳ theo địa hình đo.<br />
Dự kiến các tình huống xảy ra khi đo.<br />
Hướng dẫn học sinh viết báo cáo thực hành theo mẫu.<br />
Hoạt động 3: Nhắc nhở các công việc cần chuẩn bị (5’)<br />
Đọc kĩ các bước thực hành đo góc trên mặt đất.<br />
Chuẩn bị các dụng cụ thực hành.<br />
Báo cáo thực hành theo nhóm.<br />
Tiết sau tập trung tại địa điểm thực hành.<br />
<br />
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH – ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT<br />
Nhóm:......... Lớp:.........<br />
stt Họ và Kết quả Điểm Tổ trưởng Điểm giáo viên Tổng <br />
tên đo Ý thức Thái độ Điểm Điểm điểm<br />
tập làm việc kĩ năng kết quả <br />
thể đo<br />
1 ............... ᄋ<br />
=…<br />
2 ............... ABC<br />
3 ...............<br />
Tiết 24 : Thực hiện ngoài trời<br />
a. Xác đinh mục tiêu của tiết học:<br />
– Kiến thức: Học sinh được củng cố cách đo góc trên mặt đất.<br />
– Kỹ năng: Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.<br />
– Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Hiểu các ứng <br />
dụng của toán học trong thực tiễn<br />
b. Chuẩn bị của giáo viên: <br />
Sân bãi thực hành. Mỗi nhóm một khu vực có 3 hoặc 4 điểm (tạo thành <br />
một tam giác hoặc tứ giác) tùy vào số lượng học sinh trong mỗi nhóm.<br />
c. Các hoạt động chính trong tiết học<br />
Hoạt động 1: Học sinh thực hành (30’)<br />
<br />
<br />
12<br />
Giáo viên đưa 4 bộ thực hành đến các vị trí khác nhau, đặt yêu cầu đo <br />
cho các nhóm. Cứ 7 phút tiến hành cho 4 nhóm đo với 12 học sinh thực hành đo. <br />
Sau khi lần đo thứ nhất kết thúc giáo viên thu phiếu báo cáo kết quả và cùng <br />
các nhóm trưởng đi kiểm tra lại kết quả thực hành của các nhóm qua đó ghi lại <br />
chỗ sai từng nhóm mắc phải để nhận xét cuối giờ và đánh giá công bằng chính <br />
xác kết quả giữa các nhóm (hoạt động tiến hành kiểm tra này khoảng 3 phút)<br />
Tiếp tục lần thực hành thứ 2 với 4 nhóm tiếp theo. Lưu ý giáo viên nên <br />
đặt lại yêu cầu như sau: Nhóm 5 thực hiện đo lại góc của nhóm 1 Nhóm 6 thực <br />
hiện đo lại góc của nhóm 2 Nhóm 7 thực hiện đo lại góc của nhóm 3 Nhóm 8 <br />
thực hiện đo lại góc của nhóm 4…<br />
Các hoạt động như thế tiến hành cho đến học sinh cuối cùng. Trong quá <br />
trình kiểm tra kết quả của nhóm 5 cần so sánh độ chính xác của nhóm với <br />
nhóm 1, nhóm 6 với nhóm 2 …vv. Giáo viên cần chú đến tính kỉ luật, trật tự <br />
của học sinh khi tiến hành thực hành hoặc chờ thực hành, có thể trừ điểm thực <br />
hành những học sinh bị nhắc nhở.<br />
Hoạt động 2: Đo kiểm chứng lại kết quả (5’)<br />
Giáo viên cùng các tổ trưởng tiến hành căng dây đặt thước đo góc kiểm <br />
chứng kết quả đo.<br />
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá. (7’)<br />
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các tổ. Chỉ ra các kết <br />
quả còn sai lệch nhiều, yêu cầu học sinh nêu nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch <br />
đó.<br />
Nhận xét báo cáo thực hành và cho điểm từng thành viên trong tổ.<br />
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà: (3’)<br />
Chuẩn bị các dụng cụ cho tiết học sau. Yêu cầu về nhà.<br />
2. Giáo án cụ thể: <br />
Ngày soạn: 18/03/2015<br />
Ngày dạy: 21/03/2015<br />
<br />
Tiết 23 THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT<br />
2. Mục tiêu:<br />
– Kiến thức: Học sinh hiểu cấu tạo của giác kế.<br />
2. Kỹ năng: Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.<br />
2. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.<br />
II. Chuẩn bị:<br />
2. Giáo viên: 1 bộ thực hành mẫu gồm : Một giác kế, 2 cọc tiêu dài 1,5m, 1 <br />
cọc tiêu ngắn 0,3m , 1 búa đóng cọc. Chuẩn bị địa điểm thực hành.<br />
– Học sinh : Nội dung bài học.<br />
III. Tiến trình bài dạy:<br />
1. Ổn định tổ chức:<br />
13<br />
2. Kiểm tra bài cũ: (không)<br />
3. Bài mới:<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ đo góc trên mặt đất<br />
Giới thiệu dụng cụ đo góc trên mặt <br />
đất là giác kế và cho học sinh quan sát Học sinh lắng nghe và quan sát.<br />
giác kế.<br />
Bộ phận chính của giác kế là đĩa Trên mặt đĩa tròn có hai nửa hình tròn <br />
tròn. Em hãy cho biết trên mặt đĩa tròn được chia độ sẵn từ 00 đến 1800.<br />
có gì? Trên mặt đĩa tròn còn có một thanh <br />
ngang có thể quay quanh tâm đĩa.<br />
<br />
Đĩa tròn được đặt như thế nào? Cố Đĩa tròn được đặt trên một giá ba <br />
định hay quay được? chân, có thể quay quanh trục.<br />
Giáo viên giới thiệu dây dọi theo Học sinh lắng nghe.<br />
dưới tâm đĩa. <br />
Gọi học sinh nhắc lại cấu tạo 2 học sinh nhắc lại.<br />
của giác kế.<br />
<br />
Hoạt động 2: Cách đo góc trên mặt đất.<br />
Cho học sinh đọc thông tin SGK và <br />
nêu các bước thực hành. Học sinh đọc bài.<br />
Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước 2 học sinh nhắc lại.<br />
đo góc trên mặt đất.<br />
Giáo viên cùng một số học sinh tiến Học sinh cùng giáo viên làm mẫu. <br />
hành làm mẫu cho học sinh cả lớp Học sinh cả lớp quan sát và ghi nhớ.<br />
quan sát.<br />
Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn <br />
bị dụng cụ thực hành, mẫu báo cáo <br />
thực hành.<br />
Hướng dẫn học sinh phân chia Các tổ trưởng phân công thành viên <br />
nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể chuẩn bị dụng cụ, nhiệm vụ thực <br />
từng thành viên trong nhóm sao cho hành.<br />
hoạt động có hiệu quả.<br />
<br />
<br />
4: Hướng dẫn về nhà.<br />
Đọc kĩ các bước thực hành đo góc trên mặt đất<br />
Chuẩn bị các dụng cụ thực hành, mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 2 cọc tiêu dài <br />
1,5m, 1 cọc tiêu ngắn 0,3m , 1 búa đóng cọc.<br />
Tiết sau tập trung tại địa điểm thực hành. <br />
<br />
14<br />
Ngày soạn: 21/03/2015<br />
Ngày dạy: 24/03/2015<br />
<br />
Tiết 24 THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT<br />
<br />
2. Mục tiêu:<br />
– Kiến thức: Học sinh được củng cố cách đo góc trên mặt đất.<br />
2. Kỹ năng: Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.<br />
2. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Hiểu các ứng <br />
dụng của toán học trong thực tiễn<br />
II. Chuẩn bị:<br />
2. Giáo viên: 4 bộ thực hành mẫu gồm : Một giác kế, 10m dây, thước đo <br />
góc. Chuẩn bị địa điểm thực hành.<br />
– Học sinh : 2 cọc tiêu dài 1,5m, 1 cọc tiêu ngắn 0,3m , 1 búa đóng cọc.<br />
III. Tiến trình bài dạy:<br />
1. Ổn định tổ chức:<br />
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị của các nhóm.<br />
3. Bài mới:<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Hoạt động 1: Học sinh thực hành<br />
Giáo viên cho học sinh đến địa <br />
điểm thực hành. Phân công vị trí các Tổ trưởng phân công các nhóm tiến <br />
tổ. Các tổ chia thành các nhóm 3 bạn hành đo góc trên mặt đất. Các bạn <br />
thay phiên nhau để tiến hành đo góc đã được thực hiện ở tiết trước <br />
theo các bước đã học. hướng dẫn tổ viên của mình thực <br />
hành.<br />
Giáo viên quan sát các tổ thực hành, <br />
hướng dẫn học sinh cách đo góc.<br />
Giáo viên kiểm tra kĩ năng đo đạc <br />
của một số học sinh. Cho học sinh <br />
hoàn thành phiếu báo cáo thực hành. Học sinh hoàn thành báo cáo thực <br />
hành theo mẫu<br />
Giáo viên thu báo cáo thực hành <br />
và cho học sinh tự kiểm tra kết quả Học sinh kiểm tra kết quả đo bằng <br />
đo của mỗi bạn. cách nối các điểm với nhau bằng <br />
dây, sử dụng thước đo góc đo để <br />
kiểm chứng kết quả.<br />
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.<br />
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết <br />
<br />
15<br />
quả thực hành của các tổ. Chỉ ra Học sinh lắng nghe.<br />
những những điểm sai học sinh mắc <br />
phải. Học sinh nêu ý kiến.<br />
Yêu cầu học sinh nêu nguyên nhân.<br />
Nhận xét báo cáo thực hành và cho <br />
điểm từng thành viên trong tổ.<br />
<br />
4: Hướng dẫn về nhà.<br />
Chuẩn bị các dụng cụ cho tiết học sau: thước thẳng, compa.<br />
Bài tập về nhà: Học thuộc các bước đo góc trên mặt đất bằng giác kế.<br />
Nghiên cứu tự làm giác kế từ hai thước đo góc và những vật liệu đơn <br />
giản.<br />
<br />
2.1.5. Những điểm khác biệt của kinh nghiệm so với giải pháp đã áp <br />
dụng:<br />
Sau 07 năm công tác, trực tiếp lên lớp giảng dạy, tham khảo ý kiến đồng <br />
nghiệp, thu thập dữ liệu thông tin, tài liệu tôi dần hình thành cho mình kinh <br />
nghiệm giảng dạy giờ học thực hành trong phân môn hình học của bộ môn toán <br />
học trong trường THCS như trên. Đến năm học 20142015 tôi mạnh dạn áp <br />
dụng các kinh nghiệm mình đã thu được vào việc giảng dạy khối lớp 6 trường <br />
THCS Trần Quốc Toản, bước đầu kết quả thu được rất khả quan so với tiến <br />
trình dạy học trước đây khi chưa áp dụng kinh nghiệm này. <br />
Khi áp dụng kinh nghiệm này tôi thấy giáo viên đã thay đổi tư duy, suy <br />
nghĩ chủ quan của bản thân về giờ học thực hành trong bộ môn toán học. Giáo <br />
viên đã hoạt động nhiều hơn và phải tự học tự nghiên cứu nhiều hơn, đầu tư <br />
cho giờ dạy đạt hiệu quả, qua đó nâng chát chât lượng và trình độ của mình.<br />
Đối với học sinh sinh tôi áp dụng kinh nghiệm này trong giảng dạy tôi <br />
thấy rằng học sinh cũng tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động của giờ <br />
học, nâng cao tinh thần làm việc tập thể, nhận thấy được ý nghĩa của việc áp <br />
dụng kiến thức môn toán vào thực tế qua đó thấy rằng học toán không còn khô <br />
khan khó hiểu nữa và thêm yêu thích môn toán.<br />
2.2. Khả năng áp dụng của kinh nghiệm:<br />
Kinh nghiệm này được viết dựa trên trải nghiệm thực tế qua quá trình <br />
giảng dạy của bản thân tôi, chính vì vậy kinh nghiệm có tính khả thi cao, có <br />
thể được áp dụng một cách dễ dàng thuận lợi trong thực tiễn giảng dạy của <br />
các thầy cô giảng dạy bộ môn Toán học trong trường THCS.<br />
2.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của kinh nghiệm:<br />
Kinh nghiệm này hiện tại tôi mới chỉ áp dụng bước đầu với học sinh <br />
khối 6 nhưng đã đạt được những kết quả ban đầu rất tốt, sang tiếp những năm <br />
học tiếp theo tôi sẽ áp dụng với các khối học cao hơn từng bước đúc rút thêm <br />
16<br />
bổ xung để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn và được áp dụng trong giảng <br />
dạy bộ môn Toán học – phân môn Hình học ở tất cả các khối lớp trong trường <br />
THCS.<br />
2.4. Hiệu quả đạt được của kinh nghiệm:<br />
Năm học 2014 – 2015, nhờ áp dụng kinh nghiệm dạy – học này, tôi đã <br />
giúp các em học sinh khối 6 trường THCS Trần Quốc Toản tiếp cận và học <br />
tập bộ môn Toán học một cách tự tin và hiệu quả hơn. <br />
Hầu hết các em đều nắm được kỹ năng sử dụng giác kế, một kỹ năng <br />
quan trọng để các em có thể hoàn thành tốt các nội dung thực hành môn toán ở <br />
các khối lớp sau. <br />
Các em cũng được trang bị kỹ năng làm việc tập thể, thái độ làm việc <br />
nghiêm túc, cẩn thận, chính xác, phân công nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ <br />
một cách khoa học.<br />
Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, giúp học sinh thấy <br />
được sự liên hệ, vận dụng của bộ môn toán vào thực tế. Qua đó tạo lập cho <br />
học sinh thói quen sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết <br />
các công việc thực tế. Kiểm tra lại lí thuyết , khẳng định những điều đã học. <br />
Hình thành ý thức tìm tòi, óc quan sát, lòng yêu thích khoa học.<br />
Kết quả cụ thể:<br />
Bảng kết quả bài thực hành Đo góc trên mặt đất chương II – Hình học 6 <br />
năm 2014 – 2015 – THCS Trần Quốc Toản.<br />
<br />
KẾT QUẢ BÀI THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT<br />
TSH<br />
LỚP Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém<br />
S<br />
TS % TS % TS % TS % TS %<br />
<br />
6A 35 8 22.9 20 57.1 7 20.0 0 0 0 0<br />
<br />
6B 32 3 9.4 19 59.4 10 31.3 0 0 0 0<br />
<br />
Tổng 67 11 16.4 39 58.2 17 25.4 0 0 0 0<br />
Bảng kết quả học tập cuối năm môn toán khối 6 năm 2014 – 2015 – <br />
THCS Trần Quốc Toản.<br />
<br />
KẾT QUẢ CUỐI NĂM HỌC 2014 – 2015<br />
TSH<br />
LỚP Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém<br />
S<br />
TS % TS % TS % TS % TS %<br />
<br />
<br />
17<br />
6A 35 14 40.0 19 54.3 2 5.7 0 0 0 0<br />
<br />
6B 32 3 9.4 19 59.4 10 31.3 0 0 0 0<br />
<br />
Tổng 67 17 25.4 38 76.7 12 17.9 0 0 0 0<br />
<br />
PHẦN BA<br />
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
2. Kết luận<br />
Việc dạy học thực hành trong môn Toán có ý nghĩa rất lớn, vì thông qua <br />
đó sẽ giúp học sinh nắm vững tri thức, biến tri thức thành niềm tin, hình thành <br />
những kỹ năng, kỹ xảo làm công tác thực nghiệm khoa học, kỹ năng, kỹ xảo <br />
thực hiện những hành động trí tuệ lao động, kích thích hứng thú học tập bộ <br />
môn và bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người lao động mới như óc <br />
qua sát, tính chính xác, tính cẩn thận, tính cần cù, tiết kiệm, tổ chức lao động <br />
có khoa học.<br />
̀ ột sô kinh nghiêm ma tôi đã it nhiêu tích lũy đ<br />
Trên đây la m ́ ̣ ̀ ́ ̀ ược trong <br />
những năm qua. La qua trinh ren luyên kinh nghiêm day hoc sao cho hoc sinh co<br />
̀ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ <br />
được tư duy, ky năng toan h<br />
̃ ́ ọc.<br />
Dạy học Toán đòi hỏi phải cuốn hút học sinh vào những hoạt động học <br />
tập do giáo viên tổ chức, chỉ đạo thông qua đó học sinh tự khám phá điều mình <br />
chưa biết. Để đảm bảo tiết học có hiệu quả, có chất lượng đòi hỏi người thầy <br />
phải đầu tư thời gian và trí tuệ vào nội dung của từng tiết học biết cách vận <br />
dụng tốt các phương pháp tổng quát hoá, đặc biệt hoá tương tự để từ những <br />
kiến thức đã có giúp học sinh mở rộng đào sâu hệ thống hoá kiến thức... giúp <br />
học sinh biết cách tìm lời giải của một bài toán khó hoặc cao hơn khi gặp phải <br />
những bài toán mới tương tự, những bài toán cụ thể nảy sinh trong thực tế.<br />
Kinh nghiệm trên đây có tính ứng dụng xuyên suốt quá trình dạy học bộ <br />
môn Toán THCS và được nghiên cứu liên tục trong các năm tiếp theo để hoàn <br />
thiện hơn về nội dung.<br />
Trong quá trình áp dụng chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong <br />
được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện <br />
hơn trong các giờ dạy giúp học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức thực hiện <br />
tốt mục tiêu dạy học.<br />
2. Kiến nghị <br />
Để giúp cho việc dạy và học bộ môn Toán học ở trường THCS đạt hiệu <br />
quả hơn. Đặc biệt là nâng chất lượng giờ học thực hành môn toán tôi xin mạnh <br />
dạn đề xuất với cấp trên một số ý kiến sau:<br />
Đối với phòng giáo dục:<br />
<br />
18<br />
Tăng cường các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, các lớp bồi dưỡng <br />
giáo viên về kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, các cuộc thi sáng tạo đồ dùng <br />
dạy học tạo sân chơi, giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên<br />
Cấp mới hoặc bổ xung các thiết bị đồ dùng dạy học đồng bộ tạo điều <br />
kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học.<br />
Đối với nhà trường: <br />
Tăng cường dự giờ thăm lớp những giờ học thực hành để kịp thời nắm <br />
bắt những vướng mắc, khó khăn của giáo viên toán khi dạy học thực hành <br />
ngoài trời<br />
Đưa nội dung giờ dạy thực hành ngoài trời vào nội dung kiểm tra đánh <br />
giá giáo viên, phong trào hội giảng các cấp.<br />
Khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tự làm đồ dùng dạy học bổ <br />
xung những đò dùng đã hỏng hoặc thiếu để phục vụ cho công tác giảng dạy.<br />
Với tuổi nghề còn khiêm tốn, chắc chắn những kinh nghiệm tôi trình bày <br />
ở trên còn hạn chế về nội dung và không tránh khỏi thiếu sót. <br />
Tôi xin tiếp thu và cảm ơn mọi ý kiến đóng góp từ các cấp lãnh đạo, từ <br />
các bạn bè đồng nghiệp để những kinh nghệm trên được sâu sắc hơn.<br />
<br />
Tôi xin trân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
Xác nhận của nhà trường Văn yên, ngày 10 tháng 10 năm <br />
2015<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
Lại Thế Anh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
* Phụ lục: TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Sách giáo khoa Toán 6,7,8,9.<br />
Phân phối chương trình môn toán trường THCS Trần Quốc Toản.<br />
Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn toán THCS.<br />
Phương pháp dạy học Toán – Nhà xuất bản giáo dục.<br />
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
21<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH CẤP CƠ SỞ<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................... <br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Nội dung Trang<br />
<br />
PHẦN I. THÔNG TIN TÁC GIẢ 2<br />
<br />
PHẦN II. NỘI DUNG 2<br />
<br />
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2<br />
<br />
1. Đặc điểm tình hình đơn vị 2<br />
<br />
2. Lí do chọn đề tài 2<br />
<br />
3. Mục đích nghiên cứu 3<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
<br />
5. Cơ sở khoa học 4<br />
<br />
CHƯƠNG II. NỘI DUNG 4<br />
<br />
1.Thực trạng 4<br />
<br />
2. Nội dung 6<br />
<br />
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12<br />
<br />
23<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />