SKKN: Giải bài tập về lai một cặp tính trạng của Men Đen, môn Sinh học 9
lượt xem 181
download
Khi giao bài tập di truyền cho học sinh giáo viên nên cho học sinh cách tự tư duy tìm tòi để từ đó xây dựng nên phương pháp giải cho mỗi dạng đã nắm vững được phương pháp qua bài tập cụ thể thì học sinh có thể kết hợp sử dụng được nhiều phương pháp trong một bài tập thích hợp. Từ đó tạo cho học sinh một niềm tin, một sự say mê khi học bộ môn Sinh học. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Giải bài tập về lai một cặp tính trạng của Men Đen, môn Sinh học 9”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Giải bài tập về lai một cặp tính trạng của Men Đen, môn Sinh học 9
- PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO YÊN LẠC Trường THCS Đồng Cương SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG CỦA MEN ĐEN, MÔN SINH HỌC 9 GV : Phạm Thị Thu Hương Năm học 2013 – 2014
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Việc dạy tốt, học tốt môn sinh học ở bậc THCS là mong muốn của toàn xã hội. Sinh học là môn khoa học cơ bản trong nhà trường, nó góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay kiến thức sinh học đã và đang trở nên rộng hơn, sâu hơn. Do đó việc dạy tốt bộ môn sinh học trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng, song cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại…Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé để thực hiện tốt nhiệm vụ trên. Tôi thiết nghĩ cần phải: hình thành kĩ năng giải bài tập di truyền cho học sinh lớp 9. Vì trong nội dung để học tốt, dạy tốt môn sinh học không thể thiếu kĩ năng này và đây cũng chính là nền tảng để các em học tốt môn sinh học bậc THPT. Do đó nội dung chủ yếu của bài viết này là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy trực tiếp môn sinh học 9 tại trường THCS Đồng Cương với kinh nghiệm này tôi mong muốn sẽ giúp đỡ các em để các em có nhiều kĩ năng giải bài tập di truyền trong chương trình SGK và trong sách nâng cao của bộ môn sinh học. II/ CƠ SỞ THỤC TIỄN Mục đích của việc dạy học là dạy học sinh cách suy nghĩ, tìm từ tài liệu góp phần phát triển khả năng tư duy trừu tượng, sáng tạo cùng với các thao tác tư duy: Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, từ đó đưa ra phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền một cách chính xác. Để làm được điều đó giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhìn nhận các vấn đề một cách tổng quát từ những nội dung trừu tượng đến những vấn đề cụ thể, tập nhìn nhận một bài tập theo quan điểm động, có kĩ năng thiết lập mối quan hệ giữa giữ kiện của bài tập với những kiến thức lý thuyết di truyền sinh học. Để đạt được những mục đích trên tôi nghĩ ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản thì học sinh cần nắm vững phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền. Các em phải được cọ sát nhiều với việc giải một số bài tập khó, đa dạng, vì vậy đòi hỏi các em phải biết vận dụng từng nội dung kiến thức, từng phương pháp thích hợp để tìm ra đáp án đúng cho bài tập di truyền sinh học. Chính vì những lí do trên tôi thiết nghĩ việc “Hình thành kĩ năng giải bài tập di truyền sinh học 9” là rất cần thiết và nên làm thường xuyên. Trên đây tôi chỉ trọn một phần nhỏ hướng dẫn học sinh giải bài tập về lai một cặp tính trạng của Men Đen III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Học sinh khối 9 – Trường THCS Đồng cương . IV/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Các dạng bài toán di truyền trong chương trình sinh học 9 gồm: - Bài toán thuận.
- - Bài toán nghịch. V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Bản thân tôi được tham gia trực tiếp giảng dạy môn sinh học , tôi đã phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy phân tích, gợi mở, dẫn dắt có đối chiếu, thực nghiệm so sánh giữa các lớp trong mỗi năm học, tự rút kinh nghiệm cho bản thân qua từng năm, có điều chỉnh cho phù hợp với các đối tượng. PHẦN II . NỘI DUNG I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 1). Thuận lợi: Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm chuyên môn, thường xuyên kiểm tra dự giờ để rút kinh nghiệm cho giáo viên. Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Ngoài ra trường còn nhận được sự quan tâm của các ban ngành địa phương cũng như phòng giáo dục. Học sinh có độ tuổi đồng đều 14-15. Đa số có ý thức học tập, cần cù chăm chỉ. SGK, vổ ghi, vở bài tập và đồ dùng học tập và đồ dùng học tập các em đều chuẩn bị đủ. Đa số gia đình các em đầu tư và giành nhiều thời gian cho các em học tập. 2). Khó khăn: Học sinh ở địa bàn rộng, việc học nhóm không thuận lợi. Một số phụ huynh học sinh ít quan tâm tới việc học tập bộ môn này của con em mình.Việc sử dụng SGK, vở bài tập của học sinh còn hạn chế. Nhà trường chưa chưa có phòng bộ môn, chưa có trang thiết bị dạy học hiện đại. Một số thiết bị đã được trang bị nhưng chất lượng còn hạn chế, hiệu quả sử dụng không cao.Những khó khăn chung đó thầy và trò chúng tôi đã phải khắc phục rất nhiều để đảm bảo chất l- ượng dạy và học. II/ QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH. Để đảm bảo yêu cầu của cải cách giáo dục, từng bước vận dụng phương pháp dạy học mới “coi học sinh là nhân vật trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh học tập”. Để có được buổi hướng dẫn học giải bài tập di truyền nâng cao đạt kết quả; Tôi đã nghiên cứu kỹ sách giáo khoa trước khi soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo về sinh học nâng cao dành cho giáo viên và học sinh ôn thi học sinh giỏi, tham khảo một số đề thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, các sách viết về chuyên đề sinh 9… do Bộ Giáo dục và một số tỉnh bạn biên soạn. Kết hợp với chương trình dạy ở các khối lớp tôi đã biên soạn thành hệ thống nội dung kiến thức và bài tập theo mạch kiến thức từ dễ đến khó sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh do tôi phụ trách. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để lựa chọn nội dung cơ bản của tiết dạy, chọn phương pháp phù hợp để học sinh tiếp thu kiến thức
- của bài học một cách thoải mái, không bị gò bó, thụ động, gây được sự hứng thú học đối với học sinh. Từ đó đã định ra những kiến thức cần chuẩn bị cho học sinh. Những thao tác tư duy cần được sử dụng thành thạo, những đơn vị kiến thức cần truyền thụ trao đổi với các đồng nghiệp trong nhóm, tổ chuyên môn, từng bước thử nghiệm qua từng bài dạy, chuẩn bị các kiến thức cơ bản cho nội dung bài này. Giảng kỹ các kiến thức đã dạy, đặc biệt là kiến thức cơ bản, trọng tâm trong những chương trình sinh học THCS. Tôi xin phép đợc trình bày một số kinh nghiệm nhỏ trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập lai một cặp tính trạng của Men Đen trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền sinh học 9 mà tôi thấy có hiệu quả. Cụ thể là một số dạng bài toán thuận, bài toán nghịch. Các dạng này có rất nhiều bài tập, sau đây là một số bài tập điển hình phù hợp với quá trình tiếp thu của học sinh. MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG I/ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG. 1. Bài toán thuận: - Đặc điểm của bài: Là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của P. Từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai. - Các bước biện luận: + Bước 1: Dựa vào để bài, qui ước gen trội, gen lặn (nếu có). + Bước 2: Từ kiểu hình của P => xác định kiểu gen của P. + Bước 3: Viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình ở đời F. Bài tập 1: Ở lúa tính cao trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Cho cây lúa thân cao lai với cây lúa thân thấp, F1 có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào ? - Giải - Quy ước: A - thân cao a - thân thấp - Cây lúa thân cao kiểu hình trội kiểu gen là AA hoặc Aa - Cây lúa thân thấp kiểu hình lặn có kiểu gen là aa - Sơ đồ lai: - Trường hợp 1 P: AA ( thân cao ) X aa ( Thân thấp ) Gp A a F1 Aa ( 100% thân cao) - Tỉ lệ kiểu gen : 100% Aa - Tỉ lệ kiểu hình: 100% thân cao - Trường hợp 2 P: Aa ( Thân cao ) x aa ( Thân thấp ) Gp A , a a F1 Aa , aa Thân cao Thân thấp
- - Tỉ lệ kiểu gen: 1Aa : 1 aa - Tỉ lệ kiểu hình : 1 thân cao : 1 thân thấp BÀI TẬP TỰ LUYỆN Bài tập 1: Ở một loài động vật, lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho con đực lông đen giao phối với con cái lông trắng thì kết quả phép lai đó sẽ như thế nào. Giải + Quy ước gen: a lông trắng. + Cá thể đực lông đen có kiểu gen là: AA hoặc Aa. + Cá thể cái lông trắng có kiểu gen là: aa. + Sơ đồ lai P. (1) P AA (lông đen) x aa lông trắng G A a F1 Aa – 100% lông đen (2) P Aa (lông đen) x aa (lông trắng) G 1A : 1a a F1 1Aa (lông đen) ; 1aa (lông trắng) Bài tập 2 Ở đậu, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. a. Hãy lập qui ước gen và viết các kiểu gen có thể có cho mỗi kiểu hình ở cặp tính trạng về chiều cao cây. b. Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai dưới đây: - Bố thân cao, mẹ thân thấp. - Bố mẹ đều có thân cao. Giải a.Qui ước gen và kiểu gen. Theo đề bài, qui ước gen. - Gọi A qui định thân cao; a qui định thân thấp. - Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân cao là: AA và Aa. - Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân thấp là: aa. b. Sơ đồ cho mỗi phép lai. * Phép lai 1: P : Bố thân cao x mẹ thân thấp - Bố thân cao mang kiểu gen AA hoặc Aa. - Mẹ thân thấp mang kiểu gen aa. Vậy có 2 sơ đồ lai có thể xảy ra là: (1) P Bố AA (thân cao) x mẹ aa (thân thấp). G A a F1 Aa – 100% (thân cao)
- (2) P Bố Aa (thân cao) x mẹ aa (thân thấp) G A; a a F1 1 Aa (thân cao) ; 1aa (thân thấp) * Phép lai 2: Bố và mẹ đều có thân cao mang kiểu gen AA hoặc Aa. Vậy có thể có các sơ đồ lai sau: P AA x AA; P AA x Aa; P Aa x Aa (1) P AA (thân cao) x AA (thân cao) GT A A F1 AA – 100% thân cao (2) P AA (thân cao) x Aa (thân cao); KH : 100% thân cao GT A 1A ; 1a F1 1AA (thân cao) ; 1Aa (thân cao) Kiểu hình: 100% thân cao (3) P Aa (thân cao) x Aa (thân cao) GT 1A;1a 1A;1a F1 1AA : 2 Aa : 1aa Kiểu hình 3 thân cao : 1 thân thấp Bài tập 3 Ở bò tính trạng không có sừng trội hoàn toàn so với tính trạng sừng. Khi cho giao phối hai bò thuần chủng con có sừng với con không có sừng được F1. Tiếp tục cho F1 giao được F2. a. Lập sơ đồ lai của P và F. b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả như thế nào? Giải Theo đề bài qui ước: gen A qui định không có sừng. gen a qui định có sừng. a. Sơ đồ lai của P và F1. Bò P thuần chủng không có sừng mang kiểu gen AA. Bò P thuần chủng có sừng mang kiểu gen aa. - Sơ đồ lai của P: P t/c AA (không sừng) x aa (có sừng) GT A a F1 Aa – 100% bò không sừng - Sơ đồ lai của F1: F1 x F1. F1 Aa (không sừng) x Aa (không sừng). GT 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình 3(không có sừng) : 1 (có sừng). b. Cho F1 lai phân tích.
- F1 có kiểu gen Aa tính trạng lặn là bò có sừng (aa). Sơ đồ lai: F1 Aa (không sừng) x aa (có sừng). G 1A ; 1a a F1 1Aa : 1aa Kiểu hình: 1 bò không sừng : 1 bò có sừng. Bài tập 4 Ở một loài thực vật, hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với hoa vàng. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng được F1 rồi tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau. a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2. b. Làm thế nào để biết được cây hoa đỏ ở F2 là thuần chủng hay không thuần chủng? Giải thích và lập sơ đồ minh hoạ. Giải Theo đề bài quy ước: gen A hoa màu đỏ gen a hoa màu vàng Sơ đồ lai từ P đến F2. Cây P có màu hoa đỏ mang kiểu gen AA hay Aa. Cây P có hoa màu vàng mang kiểu gen aa. Vậy sẽ có 2 trờng hợp xảy ra. * Trường hợp 1: P AA (hoa đỏ) x aa (hoa vàng) GT A a F1 Aa – 100% hoa đỏ - Nếu con lai phân tích phân tính, tức có 2 kiểu hình là hoa đỏ và hoa vàng. Chứng tỏ cây hoa đỏ ở F2 tạo ra 2 loại giao tử 1A và 1a, tức mang gen không thuần chủng Aa. Sơ đồ minh hoạ: P Aa (hoa đỏ) x aa (hoa vàng) GT 1A : 1a a F2 1A : 1aa Kiểu hình một hoa đỏ, một hoa vàng. 2. Bài toán nghịch. - Là dạng toán dựa vào kết quả ngay để xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ lai. * Khả năng 1: Đề bài cho tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai. - Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của con lai => xác định tính trội, lặn của kiểu gen của bố mẹ.
- - Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả. Chú ý: (Nếu bài chưa xác định tính trội, lặn => căn cứ vào tỉ lệ con lai để qui - ước gen). * Khả năng 2: - Bài không cho tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con. - Dựa vào điều kiện của bài qui ước gen (hoặc dựa vào kiểu hình của con khác với P xác định tính trội lặn => qui ước gen). - Dựa vào kiểu hình của con mang tính trạng lặn suy ra giao tử mà con nhận từ bố mẹ => loại kiểu gen của bố mẹ. Lập sơ đồ lai để kiểm nghiệm. Bài tập 5 Trong một phép lai giữa hai cây cà chua quả đỏ, thu được kết quả ở con lai như sau: 315 cây cho quả đỏ: 100 cây cho quả vàng. Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên, biết rằng 1 gen quy định một tính trạng . Giải: Xét tỉ lệ kiểu hình của con lai Quả đỏ 315 3 Quả = 100 = 1 vàng Tỉ lệ 3 : 1 tuân theo kết quả của định luật phân tính của Men Đen. Vậy tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Qui ước gen: A qui định cây hoa đỏ; a qui định vàng. - Tỉ lệ 3 : 1 (A tổ hợp) chứng tỏ P có kiểu gen di hợp Aa. - Sơ đồ lai: P Aa (hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ) GT 1A;1a 1 A; 1a F1 1AA: 2 Aa : 1aa Kiểu hình 3 hoa đỏ : 1 hoa vàng. Bài tập : Ở người gen A quy định mắt đen, gen a quy định mắt xanh. Mắt đen là trội hoàn toàn với mắt xanh. Xác định bố và mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có đứa mắt đen, có đứa mắt xanh Giải - Quy ước : A - mắt đen ; a - mắt xanh - Mắt xanh có kiểu gen aa - Mắt đen có kiểu gen AA hoặc Aa - Để sinh ra con mắt xanh ( aa ) thì cả bố và mẹ đều mang gen a - Để sinh ra con mắt đen thì bố hoặc mẹ mang gen A = > Kiểu gen của bố hoặc mẹ là Aa
- - Sơ đồ lai 1 : P Aa ( mắt đen ) x Aa ( mắt đen ) - Sơ đồ lai 2 : P Aa ( mắt đen ) x aa ( mắt xanh ) BÀi tập vận dụng Bài tập 6 Trong một gia đình bố mắt nâu, mẹ mắt nâu. trong số các con sinh ra có con gái mắt xanh, hãy xác định kiểu gen của bố mẹ. Lập sơ đồ lai minh hoạ. Giải Bố, mẹ mắt nâu, con gái mắt xanh chứng tỏ mắt xanh mang kiểu hình lặn, mắt nâu mang tính trạng trội. Gọi gen A qui định tính trạng mắt nâu. gen a qui định tính trạng mắt xanh. Con gái có kiểu gen aa nhận một giao tử a từ bố và 1 giao tử a từ mẹ => kiểu gen của bố, mẹ là Aa. Sơ đồ lai P Bố Aa (mắt nâu) x mẹ Aa (mắt nâu) GT 1A;1a 1A;1a F1 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình 3 mắt nâu : 1 mắt xanh. Bài tập 7 Dới đây là bảng thống kê các phép lai đợc tiến hành trên cùng một giống cà chua. Kết quả ở F1 STT Kiểu hình của P Quả đỏ Quả vàng 1 Quả đỏ x quả vàng 50% 50% 2 Quả đỏ x quả vàng 100% 0% 3 Quả đỏ x quả vàng 75% 25% 4 Quả đỏ x quả vàng 100% 0% Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên. Giải 1. Xét phép lai thứ 2. P: quả đỏ x quả vàng => F1 : 100% quả đỏ. P mang cặp tính trạng hướng phân, F1 đồng tíng của bố hoặc mẹ => quả đỏ là mang tính trội so với quả vàng và P phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản. Qui ước: Gen A: quả đỏ; gen: a quả vàng. P thuần chủng mang kiểu gen AA, quả vàng aa. Sơ đồ lai: P: AA (quả đỏ) x aa (quả vàng) GT A a
- F1 Aa : 100% quả đỏ Sơ đồ lai: P: Aa (quả đỏ) x aa (quả vàng) GT A;a a F1 1Aa (quả đỏ) : 1 quả vàng (aa) 2. Xét phép lai 3: P quả đỏ x quả đỏ => F1 : 75% quả đỏ ; 25% quả vàng. Quả đỏ : quả vàng = 3 : 1 phù hợp với tỉ lệ phân tính của Men Đen. => 2 cây quả đỏ P đều có kiểu gen dị hợp Aa (quả đỏ) Sơ đồ lai: P Aa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ) GT 1A; 1a 1A;1a F1 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình 3 quả đỏ : 1 quả vàng. 3. Xét phép lai 4: P quả đỏ x quả đỏ F1: 100% quả đỏ. F1 đồng tính quả đỏ (A-) suy ra ít nhất có 1 cây quả đỏ P còn lại có kiểu gen AA hoặc Aa. Vậy có 2 phép lai: P AA x AA và P Aa x AA Trường hợp 1: P AA (quả đỏ) x AA (quả đỏ) GT A A F1 AA – 100% quả đỏ Trường hợp 2: P AA (quả đỏ) x Aa (quả đỏ) GT A A a F1 1AA; 1Aa : 100% quả đỏ Tóm lại khi giao bài tập di truyền cho học sinh giáo viên nên cho học sinh cách tự tư duy tìm tòi để từ đó xây dựng nên phương pháp giải cho mỗi dạng đã nắm vững được phương pháp qua bài tập cụ thể thì học sinh có thể kết hợp sử dụng đợc nhiều phương pháp trong một bài tập thích hợp. Từ đó tạo cho học sinh một niềm tin, một sự say mê khi học bộ môn sinh học. Cách làm trên đã được vận dụng vào dạy học sinh học lớp 9 ở trường THCS Đồng Cương cho cả đối tượng giỏi, khá, trung bình. Nhờ có áp dụng phương pháp này cùng với sự trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với các bạn đồng nghiệp tôi thấy kết quả bộ môn sinh học ở lớp tôi đã dạy được nâng lên rõ rệt, tạo cho học sinh sự say mê học tập bộ môn.
- PHẦN III . KẾT LUẬN Với cách làm như trên kết quả bộ môn sinh học (về nhận thức, độ nhanh nhạy tìm hướng giải) của học sinh đã tăng lên đáng kể. Thời gian đầu khi tiếp xúc với dạng bài tập này các em rất lúng túng và hoang mang vì đây hoàn toàn là kiến thức mới. Nhưng chỉ sau một thời gian được sự hướng dẫn và làm quen với dạng bài tập này, các em đã tiến bộ rất nhiều. Đặc biệt năng lực tư duy của học sinh, nhất là khả năng sử dụng các thao tác tư duy để tìm lời biện luận. Từ phương pháp này các em đã vận dụng và giải được bài tập ở dạng cơ bản trong SGK và có một số em giải thêm được bài tập trong các sách nâng cao, các đề thi HSG cấp huyện và tỉnh. PHẦN IV . KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Để thực hiện mục tiêu của bộ môn, bản thân tôi đã phải cố gắng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tự tìm các tài liệu để nghiên cứu, song vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là ban lãnh đạo trường THCS Đồng Cương cũng như lãnh đạo của ngành. Qua đây tôi mạnh dạn được xin đề xuất một số ý kiến sau: Muốn có nhiều trò giỏi trước hết thì hàng kỳ, hàng năm ngành cần tổ chức thêm một số lớp học bồi dưỡng chuyên môn theo hệ thống chương trình và trang bị cho bộ môn sinh học nói chung các đồ dùng trực quan và dụng cụ thí nghiệm. Không những thế giáo viên cần được học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn trong huyện, trong tỉnh bằng cách tham quan dự giờ trực tiếp các giờ giảng mẫu, hoặc tài liệu in ấn do phòng giáo dục sưu tầm. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giúp học sinh giải bài tập di truyền. Tôi rất mong được sự quan tâm bồi dưỡng thường xuyên của lãnh đạo ngành để tôi sẽ đạt được những thành công hơn nữa trong sự nghiệp dạy học bộ môn sinh học. Đồng cương 14/ 9/ 2014 Người viết Phạm Thị Thu Hương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phương pháp dạy kiểu bài về từ loại Tiếng Việt
32 p | 961 | 92
-
SKKN: Rèn luyện tư duy hàm qua các bài tập giải phương trình, bất phương trình và hệ phương trình
25 p | 478 | 83
-
SKKN: Ứng dụng toán xác suất vào giải nhanh một số bài tập quy luật di truyền
14 p | 289 | 61
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh tích cực học môn Tập làm văn ở lớp 3
18 p | 103 | 12
-
SKKN: Phương pháp giải một số dạng bài tập về kiểu dữ liệu xâu trong đề thi HSG môn Tin học
32 p | 71 | 6
-
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng bất đẳng thức trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh
34 p | 87 | 5
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tăng cường các bài toán liên hệ thực tế
28 p | 65 | 5
-
SKKN: Ứng dụng cấp số nhân để giải một số bài toán Vật lý, Sinh học, Địa lý và thực tiễn
20 p | 80 | 4
-
SKKN: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh THPT ôn tập kiến thức và giải toán véc tơ
20 p | 68 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn