PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
<br />
“Lồng ghép kĩ năng phòng chống <br />
thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng <br />
dạy địa lý THCS”<br />
<br />
Họ và tên: Phạm Thị Kim Yến<br />
Đơn vị công tác: THCS Tô Hiệu<br />
Trình độ: Đại học sư phạm<br />
Môn đào tạo: Địa lý <br />
Krông Ana, tháng 03 năm 2016<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài <br />
* Lí do khách quan<br />
Việt Nam là quốc gia thường xuyên chịu tác động của rất nhiều loại <br />
thiên tai như bão, lũ lụt... Thiên tai là không thể tránh khỏi nhưng chúng ta <br />
có thể hạn chế tối đa những tác động do thiên tai gây ra đặc biệt là đối với <br />
đối tượng là trẻ em.<br />
Thiên tai ở Việt Nam xảy ra ngày càng nhiều, khó dự đoán và gây ra <br />
hậu quả nghiêm trọng. Trong hơn 30 năm qua, bình quân mỗi năm thiên tai <br />
đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, <br />
thiệt hại về kinh tế từ 1,0 1,5% GDP. Việt Nam có ¾ diện tích là đồi núi <br />
và đây cũng là khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai như : lũ, lụt, hạn hán, <br />
mưa đá...<br />
Trẻ em vùng núi là những đối tuợng dễ bị tác động của thiên tai nhất <br />
nhưng vốn hiểu biết và khả năng tiếp cận với các phuơng tiện thông tin <br />
đại chúng còn hạn chế nên các em thuờng gặp nhiều khó khi thiên tai đến. <br />
Vì vậy rất cần thiết phải cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết <br />
nhất ngay trong phạm vi nhà truờng.<br />
Trong phạm vi chương trình học môn địa lý của các em tại nhà <br />
trường gần như chưa có nội dung hướng dẫn cho các em biết cách phòng <br />
chống cũng như kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi có thiên tai xảy ra. Đặc <br />
biệt là đối tượng trẻ em vùng cao, nơi có thiên tai xảy ra thường xuyên, bất <br />
ngờ và rất nguy hiểm.<br />
*Lí do chủ quan<br />
Là một người được sinh ra và lớn lên tại vùng núi, công tác trong <br />
ngành giáo dục gần 10 năm, bản thân tôi cũng đã chứng kiến rất nhiều <br />
thiên tai xảy ra tại địa phương, những thiệt hại về người và của là rất lớn. <br />
<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 1<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Những thiệt hại đó không chỉ khu vực Tây Nguyên mà xảy ra ở tất cả các <br />
tỉnh, vùng miền núi của Việt Nam.<br />
Học sinh là tương lai của đất nước, các em đang dần trưởng thành, ở <br />
mỗi độ tuổi khác nhau lại có cái nhìn khác nhau về thực trạng xã hội, các <br />
em cần biết được rằng không phải thiên tai là do đối tượng siêu nhiên nào <br />
đó gây ra nữa mà đó là những hiện tượng thời tiết, khí hậu xảy ra theo quy <br />
luật, có nguyên nhân, có thể là theo lẽ tự nhiên, cũng có thể là do con người <br />
gây ra; có hậu quả.<br />
Trang bị cho các em những hiểu biết cũng như những kĩ năng căn bản <br />
khi có thiên tai xảy ra là việc làm hết sức cần thiết, nó tác động trực tiếp <br />
tới đời sống, sinh hoạt và sự an nguy cho chính bản thân các em và gia đình.<br />
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, các em tiếp xúc rất nhiều <br />
với các loại hình thiên tai, các dạng thời tiết cực đoan nhưng các em hầu <br />
như chưa thực sự biết bản chất cũng như những tác động tiêu cực của các <br />
hiện tượng đó tới sức khỏe, tài sản và tính mạng của bản thân và gia đình:<br />
Đi học, chơi đùa dưới trời mưa các em có thể gặp bất kì hiểm họa <br />
nào có thể xảy ra : sấm sét, giông lốc...<br />
Ứng phó thế nào nếu nơi em sống gặp lũ, lụt...<br />
Làm thế nào để bảo đảm an toàn khi có động đất xảy ra?<br />
Giúp cha mẹ thế nào trong sản xuất nông nghiệp khi có sương <br />
muối, sương giá, mưa lũ....<br />
Làm thế nào hạn chế được thiệt hại do hạn hán trong canh tác...<br />
Trong số những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai thì trẻ em thường <br />
chiếm 50 60 %. Tuy nhiên, đây lại là lứa tuổi có ít kĩ năng để tự bảo vệ <br />
bản thân cũng như biết cách phòng chống những tác động do thiên tai gây <br />
ra.<br />
Từ những điều trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Lồng ghép kĩ <br />
năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý THCS”<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 2<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài <br />
Đánh giá thực trạng vốn hiểu biết của học sinh THCS về khả năng <br />
ứng phó với thiên tai xảy ra tại vùng đồi núi.<br />
Hình thành một số kĩ năng căn bản cho học sinh ứng phó khi có <br />
thiên tai xảy ra tại địa phương.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
Tìm hiểu những loại hình thiên tai và một số kĩ năng để ứng phó với <br />
thiên tai thường xảy ra ở vùng đồi núi.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Học sinh trường THCS Tô Hiệu<br />
Thời gian: năm học 2014 2015 đến nay.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp khảo sát tìm hiểu thực tế tình hình thời tiết tại địa <br />
phương.<br />
Tìm hiểu về vốn hiểu biết thực tế và khả năng ứng phó thiên tai <br />
của học sinh.<br />
Nghiên cứu tài liệu tham khảo.<br />
Tìm kiếm thông tin trên internet.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 3<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
Trẻ em đối tượng được cả cộng đồng xã hội quan tâm, chăm sóc và <br />
giáo dục, bảo vệ trẻ em tránh khỏi những rủi ro, tai nạn đáng tiếc là việc <br />
làm cần thiết và cấp bách. <br />
Tầm quan trọng của công tác giáo dục nâng cao nhận thức và kĩ năng <br />
cho giáo viên, học sinh về thiên tai đã được khẳng định bởi Cơ quan chiến <br />
lược quốc tế về giảm nhẹ thiên tai của Liên Hợp Quốc (UNISDR). Năm <br />
2006 2007, UNISDR đã chọn chủ đề “ Giảm nhẹ thiên tai bắt đầu từ <br />
trường học” với mong muốn : Thúc đẩy việc đưa nội dung giáo dục thiên <br />
tai vào chương trình học và cải thiện sự an toàn của trường học.<br />
Thể hiện tinh thần đó Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành kế hoạch <br />
hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên <br />
tai của ngành giáo dục giai đoạn 2011 2020. Trong đó nhấn mạnh công tác <br />
tuyên truyền, đưa kiến thức phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào <br />
nhà trường.<br />
Cụ thể hóa nội dung trên, bộ môn địa lý với đặc thù của mình cần <br />
hình thành cho học sinh năng lực nhận thức, phân biệt các khái niệm và rèn <br />
luyện những kĩ năng cơ bản cho học sinh để ứng phó với thiên tai nếu xảy <br />
ra tại phạm vi địa phương nơi các em sinh sống.<br />
2. Thực trạng <br />
2.1 Thuận lợi khó khăn <br />
* Thuận lợi<br />
Được sự quan tâm của lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo, nhiều <br />
đồng chí giáo viên đã được trang bị những kiến thức cần thiết về vấn đề <br />
phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống thiên tai cho học sinh.<br />
Cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được cải thiện phục vụ <br />
ngày một tốt hơn cho công tác dạy và học.<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 4<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Đội ngũ giáo viên đông, số lượng giáo viên trẻ nhiều là lợi thế cho <br />
việc làm quen, tiếp xúc và tập huấn công tác phòng tránh tai nạn thương <br />
tích, phòng chống tác hại của thiên tai đối với học sinh nói riêng và cộng <br />
đồng nói chung.<br />
Các đồng chí giáo viên bộ môn giảng dạy nhiệt tình, nghiêm túc và <br />
có trách nhiệm.<br />
Ban lãnh đạo nhà trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc vấn đề <br />
dạy và học, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên hoàn thành công tác <br />
chuyên môn.<br />
* Khó khăn<br />
Trường THCS Tô Hiệu nằm trên địa bàn rất rộng, số lượng học <br />
sinh đồng bào đông, trình độ nhận thức của các em khá chênh lệch gây khó <br />
khăn cho vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như việc áp dụng <br />
khoa học công nghệ trong quá trình học.<br />
Bản thân giáo viên cũng chưa được tập huấn nhiều về công tác <br />
phòng chống thiên tai tại địa phương nên còn bỡ ngỡ và chưa thuần thục <br />
trong việc vận dụng.<br />
Việc lồng ghép vấn đề về phòng chống thiên tai trong phạm vi tiêt <br />
học có thể mất nhiều thời gian nên sẽ ảnh hưởng đến tiến trình bài học<br />
Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu <br />
thực tiễn còn ít.<br />
2.2 Thành công hạn chế<br />
* Thành công<br />
Qua quá trình giảng dạy nhiệt tình của giáo viên học sinh đã có <br />
được cái nhìn thực tế hơn về các quy luật của tự nhiên, biết được nguyên <br />
nhân và những hậu quả do thiên tai gây ra.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 5<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Các em bước đầu hình thành được các kĩ năng căn bản để ứng phó <br />
khi có thiên tai xảy ra, biết cách để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai cho <br />
bản thân và cho những người xung quanh.<br />
Bản thân giáo viên qua quá trình tìm tòi, học hỏi cũng đúc kết được <br />
nhiều kinh nghiệm có thể ứng dụng trong cuộc sống , nâng ccao vốn hiểu <br />
biết của bản thân. <br />
Kĩ năng sống của học sinh được trau dồi, nâng cao khả năng làm <br />
việc theo nhóm, hoạt động tập thể của các em được cải thiện.<br />
Hứng thú học tập bộ môn được nâng cao, thành tích học tập của <br />
các em được cải thiện.<br />
* Hạn chế<br />
Việc đổi mới phương pháp dạy và học còn nhiều bất cập, người <br />
giáo viên chưa thực sự chủ động, làm chủ tri thức nên khó khăn cho việc <br />
vận dụng. <br />
Khi lồng ghép nội dung phòng chống hiên tai vào quá trình giảng <br />
dạy có thể mất nhiều thời gian, ảnh huởng đến tiến trình tiết học.<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu<br />
* Mặt mạnh<br />
Giúp học sinh có được vốn hiểu biết căn bản về tình hình thiên tai <br />
xảy ra tại địa phương đồng thời có được những kĩ năng cần thiết để hạn <br />
chế tác động của thiên tai nếu bản thân gặp phải.<br />
Người giáo viên tự trang bị cho mình nhiều kinh nghiệm có thể giúp <br />
ích cho chính bản thân và những người xung quanh trong việc ứng phó với <br />
thiên tai.<br />
* Mặt yếu <br />
Khi lồng ghép nội dung này vào bài học có thể mất nhiều thời gian, <br />
người giáo viên phải tự tìm hiểu nhiều để có thể truyền tải một cách đúng <br />
nhất, đảm bảo tính chính xác nhất.<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 6<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Đôi khi việc gắn lý thuyết với thực hành còn nhiều thiếu sót.<br />
2.4 Các nguyên nhân và yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài<br />
Trong quá trình sinh sống và làm việc tại địa phương bản thân giáo <br />
viên có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó với các hiện tượng thời tiết <br />
cực đoan xảy ra tại địa phương.<br />
Tìm hiểu, thăm dò tác động tích cực, tiêu cực của tình hình thời tiết, <br />
khí hậu thông qua tiếp xúc với cộng đồng dân cư tại khu vực.<br />
Được sự quan tâm của nhà trường, các đ/c giáo viên trong tổ bộ <br />
môn của nhà trường giúp đỡ để bản thân có thể hoàn thành công tác được <br />
phân công.<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra<br />
Biến đổi khí hậu đề tài mà nhiều nhà quản lí quan tâm hiện nay <br />
không còn là vấn đề của riêng một lĩnh vực cụ thể nào, nó ảnh hưởng tới <br />
mọi hoạt động sống của xã hội, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Việc sớm <br />
hình thành cho trẻ em kĩ năng thích ứng với biến đổi khí hậu là việc nên <br />
được quan tâm hàng đầu. Trẻ em lứa tuổi THCS đã có thể tự mình khám <br />
phá, tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng mà khi còn nhỏ các em rất <br />
sợ hãi, giáo dục cho các em biết nguyên nhân hậu quả để các em tự mình <br />
tìm ra giải pháp cho bản thân khi đối mặt với các hiện tượng xảy ra.<br />
Người giáo viên địa lí với trách nhiệm của bản thân mình thì ngoài <br />
những kiến thức được đề cập trong sách vở, họ phải thường xuyên cập <br />
nhật những thay đổi – đặc biệt là những biến động của tình hình thời tiết, <br />
khí hậu tại một khu vực. Cung cấp cho học sinh những kiến thức m ới nhất <br />
để kịp thời trang bị cho các em những kĩ năng thích ứng phù hợp.<br />
Đối với trẻ em vùng núi, việc đối mặt với các hiện tượng thời tiết <br />
cực đoan là rất lớn nhưng do đặc thù cuộc sống, các em phải tiếp xúc <br />
thường xuyên mà không nhận biết được mức độ nguy hiểm cũng như cách <br />
làm thế nào để hạn chế nguy hiểm.<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 7<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Chính vì vậy, cần nhiều hơn nữa những sự quan tâm, trang bị thiết bị <br />
cần thiết, những giải pháp tối ưu để hạn chế tác động của thiên tai đối với <br />
trẻ em vùng cao.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Tìm hiểu mối quan tâm của học sinh THCS đối với các hiện tượng <br />
thời tiết cực đoan tại địa phương.<br />
Lồng ghép kĩ năng ứng phó với thiên tai qua nội dung một số bài <br />
học trong chương trình.<br />
Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để tổ chức hướng dẫn <br />
cách ứng phó, hạn chế tác động của thiên tai đối với bản thân và phát triển <br />
kinh tế tại địa phương.<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp<br />
Trong phạm vi nhà trường, để cung cấp cho các em những kiến thức <br />
và kĩ năng căn bản đối phó khi có thiên tai xảy ra co thể chia thành 2 mảng <br />
chính đó là : các hoạt động cung cấp kiến thức và các hoạt động rèn luyện <br />
kĩ năng.<br />
Lĩnh vực thứ nhất bao gồm các hoạt động lồng ghép kiến thức phòng <br />
chống ảnh hưởng của thiên tai vào nội dung của một số bài học cụ thể <br />
trong chương trình địa lý THCS. Đồng thời kết hợp các hoạt động ngoại <br />
khóa như các cuộc thi tìm hiểu về thiên tai, thi vẽ tranh, thi kể chuyện... <br />
trong đơn vị trường học.<br />
Lĩnh vực thứ hai gồm hoạt động đánh giá tình trạng , vốn hiểu biết <br />
của học sinh và năng lực tự ứng phó khi có thiên tai xảy ra.<br />
a. Các hoạt động cung cấp kiến thức: Là các hình thức giáo viên, <br />
học sinh cụ thể hóa các khái niệm, những tác động, ảnh hưởng và giải <br />
pháp hạn chế tác động của thiên tai .Đây là các hoạt động có thể diễn ra <br />
trong phạm vi tiết học hoặc các hoạt động ngoại khóa ngoài tiết học. <br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 8<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
(trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin nhấn mạnh các loại hình thiên tai <br />
xảy ra tại vùng đồi núi núi nước ta).<br />
Trước hết cần làm rõ cho học sinh hiểu bản chất thiên tai là gì? <br />
phạm vi và mức độ tác động như thế nào? Bản thân các em đã tiếp xúc với <br />
những loại thiên tai nào?<br />
* Phần 1: Nhận diện một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở vùng <br />
đồi núi: Trong phần này giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những khái <br />
niệm, cách phân biệt các loại hình thiên tai mà các em đã tiếp xúc, đã thấy.<br />
Lũ, ngập lụt:<br />
+ Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối <br />
vượt quá mức bình thường. Gồm lũ quét, lũ sông… xảy ra nhanh, thời gian <br />
ngắn, dòng chảy mạnh.<br />
+ Ngập lụt: Là hiện tượng mực nước vượt quá mức bình thường, <br />
ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và môi trường. Làm ngập nhà cửa, cây <br />
cối, ruộng vườn.<br />
Điều kiện hình thành: Mưa lớn kéo dài, các công trình xây dựng lấp <br />
mất ao hồ, đê đập bị vỡ…<br />
Sạt lở đất, đá: là hiện tượng đất đá trên các sườn dốc của đồi núi <br />
trượt từ trên xuống, ở ven sông đất bị sụt, lún.<br />
Điều kiện hình thành: Sạt lở trên núi do những chấn động tự nhiên <br />
của mặt đất như động đất; mưa to hoặc lũ lớn làm cho đất đá bị trôi <br />
xuống, con người khai thác đất đá, chặt phá cây cối.<br />
Hạn hán: Là hiện tượng xảy ra khi thiếu nước trong một thời gian <br />
dài.<br />
Điều kiện hình thành: Không có mưa trong một thời gian dài, trên <br />
mặt đất không có cây cối che phủ.<br />
Giông lốc : Là hiện tượng đối lưu rất mạnh trong không khí gây ra, <br />
có thể đi kèm sấm chớp, lốc xoáy, mưa đá, gió giật mạnh.<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 9<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Điều kiện hình thành: Khi mặt đất nóng lên do hấp thụ nhiều bức <br />
xạ mặt trời làm các luồng không khí nóng ẩm bốc lên cao, giao với luồng <br />
không khí có nhiệt độ thấp hơn tràn xuống phía dưới.<br />
Sương muối: là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ <br />
và trắng như muối ngay trên mặt đất, bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác <br />
khi không khí trên đó ẩm và lạnh.<br />
Điều kiện hình thành: Thường hình thành vào những đêm đông, trời <br />
lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của quá trình <br />
lạnh đi của không khí và các vật thể. <br />
Mưa đá: Là hiện tượng mưa dưới dạng các hạt hoặc cục băng có <br />
hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây <br />
dông gây ra.<br />
Động đất: Là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải <br />
phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ trái đất.<br />
Điều kiện hình thành: Có các nguồn gốc nội sinh ( vận động phun <br />
trào núi lửa, các đứt gãy…); ngoại sinh ( thiên thạch va chạm vào Trái Đất, <br />
trượt lở đất đá khối lượng lớn…)<br />
Để hình thành cho các em các khái niệm về thiên tai, giáo viên có thể cụ <br />
thể hóa bằng một số trò chơi như:<br />
Trò chơi khởi động về thời tiết, khí hậu : Giáo viên quy định như <br />
sau: <br />
+ Khi giáo viên hô : “mưa nhỏ” thì các em làm động tác gõ 2 ngón tay <br />
trỏ vào nhau và hô “tí tách, tí tách”. <br />
+ Khi giáo viên hô gió to thi các em học sinh làm động tác giơ tay lên <br />
cao, vẫy qua trái và qua phải, nói to “ ào ào, ào ào”.<br />
+ Khi giáo viên hô mưa lớn” thì các em làm động tác dậm chân tại <br />
chỗ và nói to “lộp bộp, lộp bộp”.<br />
<br />
<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 10<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
+ Khi giáo viên hô “Sấm” Thì các em làm động tác nắm tay, gõ gõ <br />
xuống bàn và nói to “ Ùng ùng, ùng ùng”.<br />
Giáo viên đổi thứ tự câu hỏi để xem học sinh có phản xạ kịp hay <br />
không.<br />
Chốt lại các hiện tượng trên được gọi là thời tiết.<br />
Trò chơi “tôi là ai” : giáo viên mời lần lượt khoảng 12 cặp học sinh <br />
tình nguyện tham gia trò chơi Đoán tên của thiên tai. Hai em ở vị trí đứng <br />
đối diện nhau: Một em được nhìn thấy một tấm thẻ/ hình ảnh minh họa, <br />
em đó có nhiệm vụ miêu tả, gợi ý cho bạn còn lại mà không được nói ra tên <br />
của thiên tai. Bạn còn lại không được nhìn thẻ nhưng phải nói ra được <br />
chính xác tên của thiên tai đó.<br />
Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ liên quan đến thiên tai mà em biết: <br />
Chia lớp thành 2 nhóm: lần lượt mỗi nhóm sẽ đọc một câu ca dao tục ngữ <br />
liên quan đến thiên tai nhóm nào hết thông tin trước là bị thua.<br />
Ô chữ thiên tai :<br />
+ Hàng ngang: <br />
1. Hiện tượng đất đá chuyển động rất nhanh từ các sườn núi dốc ở <br />
khu vực đồi núi.<br />
2. Hiện tượng tự nhiên bất thường như bão, lũ, ngập lụt…<br />
3. Lửa bùng phát do hoạt động của con người hoặc do nắng nóng kéo <br />
dài ở nơi có nhiều cây.<br />
4. Hiện tượng thiếu nước trong thời gian dài gây khô cằn và nứt nẻ <br />
đất đai.<br />
+ Hàng dọc:<br />
1. Hiện tượng xảy ra sau những trận động đất hoặc núi lửa phun <br />
dưới đáy biển , có sức tàn phá một vùng rộng lớn.<br />
2. Hiện tượng mặt đất rung chuyển. có thể làm cho đồ đạc trong nhà <br />
lắc lư, đổ vỡ…<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 11<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
<br />
S Ạ T L Ở<br />
Ó<br />
T H I Ê N T A I<br />
G Đ<br />
T Ộ<br />
C H Á Y R Ừ N G<br />
Ầ G<br />
H Ạ N H Á N Đ<br />
<br />
<br />
Ấ<br />
T<br />
<br />
* Phần hai: Tìm hiểu tác động của thiên tai đối với chính bản thân <br />
các em và các đối tượng xung quanh.<br />
Tìm hiểu các đối tượng dễ bị tác động : Tổ chức trò chơi “Lũ quét”:<br />
+ Mời một nhóm học sinh lên. Phát cho mỗi em một thẻ đóng vai các <br />
đối tượng: Người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người nghèo, <br />
một số vai ghi người dân.<br />
Giáo viên lấy bối cảnh :Một ngôi làng đang sống yên bình ở khu vực <br />
miền núi, một ngày lũ quét xảy ra, người dân sống trong làng có thể làm <br />
gì ? Giáo viên lần lượt đưa ra các tình huống sau và mời các em bước lên <br />
phía trước một bước cho từng câu hỏi nếu trả lời “có”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 12<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Ai có thể tự mình tìm được chỗ trú ẩn an toàn?<br />
+ Ai có thong tin kiến thức phòng ngừa thiên tai?<br />
+ Ai có thể bơi khi nước dâng lên?<br />
+ Ai có thể dự trữ nguồn thức ăn, nước uống ?<br />
+ Ai có thể chuẩn bị thuốc men chăm sóc sức khỏe ?<br />
+ Ai bình tĩnh, không hoảng loạn?<br />
Giáo viên cho học sinh xem lại vị trí bước chân của mình, đưa ra câu <br />
hỏi thảo luận và tổng kết:<br />
+ Tại sao có những bạn không làm được một số điều trên? Các bạn <br />
đóng vai gì?<br />
+ Trong thực tế nhóm người này có thể gặp nguy hiểm khi thiên tai <br />
xảy ra hay không?<br />
+ Nếu không muốn điều đó xảy ra chúng ta nên làm gì?<br />
Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm dưới hình thức củng cố bài học:<br />
Câu 1: Đối tượng nào sau đây chịu ảnh hưởng lớn nhất khi thiên tai <br />
xảy ra:<br />
a. Trẻ em<br />
b. Người giàu<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 13<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
c. Đàn ông trưởng thành<br />
d. Người dân tộc thiểu số<br />
Câu 2 Những yếu tố nào làm tăng khả năng ứng phó khi có thiên tai <br />
xảy ra?<br />
a. Chủ quan, không có kế hoạch phòng ngừa thiên tai<br />
b. Thường xuyên nghe thông tin dự báo thời tiết<br />
c. Không chuẩn bị các phương án dự phòng<br />
d. Học hỏi kinh nghiệm dân gian ứng phó với thiên tai<br />
Tìm hiểu những tác động , những thiệt hại có thể xảy ra khi thiên tai <br />
đến: <br />
Giáo viên chuẩn bị một số tranh ảnh miêu tả về một số loại hình <br />
thiên tai xuất hiện tại địa phương. <br />
Chia lớp thành nhiều nhóm tùy thuộc vào số lượng tranh ảnh. <br />
Các nhóm quan sát tranh ảnh và thảo luận về các thiệt hại mà loại <br />
hình thiên tai của nhóm mình phụ trách tới các hoạt động sống và kinh tế <br />
tại địa phương? <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 14<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhóm 1 Nhóm 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhóm 3 Nhóm 4<br />
Hết thời gian thảo luận, các nhóm bào cáo bằng phiếu thảo luận, <br />
bảng nhóm, các nhóm khác bổ sung:<br />
Giáo viên chốt kết quả :<br />
Hạn hán:<br />
+ Thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.<br />
+ Gia tăng dịch bệnh ở người và gia súc.<br />
+ Giảm sản lượng cây trồng, vật nuôi.<br />
+ Dễ gây nguy cơ cháy rừng.<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 15<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Mưa đá: <br />
+ Phá hoại mùa màng, cây cối , nhà cửa<br />
+ Gây tổn thương cho người và gia súc nếu không ẩn nấp kip thời<br />
Lũ lụt : <br />
+ Có thể làm chết người và gia súc<br />
+ Nhà cửa bị ngập lụt, hư hại tài sản<br />
+ Các hệ thống thông tin liên lạc bị cắt đứt<br />
+ Giao thông bị gián đoạn, hệ thống cung cấp nước sạch bị phá <br />
hỏng, nguồn nước bị nhiễm bẩn, dịch bệnh phát sinh …<br />
Giông lốc:<br />
+ Có sức tàn phá lớn trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp, gây tổn thất <br />
nặng nề về người và tài sản, thiệt hại mùa màng.<br />
Ngoài ra giáo viên có thể bổ sung thêm một vài hiện tượng khác như:<br />
Động đất: cường độ mạnh có thể gây ra những thiệt hại vô cùng <br />
nặng nề, nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá hủy, làm chết và bị thương <br />
nhiều người; giao thông bị tê liệt, mạng lưới liên lạc bị cắt đứt…<br />
Sạt lở đất, đá: người có thể bị chết hoặc bị thương do bị chôn vùi <br />
dưới các lớp đất đá hoặc dưới những căn nhà bị sập; nhà cửa, đồ đạc bị <br />
phá hủy hoặc chôn vùi, giao thông bị cản trở; gia súc gia cầm bị chết hoặc <br />
bị thương…<br />
b. Các hoạt động cung cấp kĩ năng ứng phó và hạn chế tác hại <br />
do thiên tai gây ra tại miền núi<br />
Các hoạt động hướng dẫn ứng phó nhanh khi có thiên tai xảy ra: <br />
Phần này có thể mất nhiều thời gian hơn nên giáo viên có thể tiến hành <br />
trong các tiết sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp…<br />
Cách 1 : Giáo viên cho các em làm việc theo nhóm 35 em. Giáo viên <br />
chọn vài tình huống phù hợp với địa phương . Các nhóm bốc thăm tình <br />
huống “Nếu” và tiến hành thảo luận:<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 16<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
1. Em và các bạn đang trên đường đi chơi thì bỗng nhiên trời mưa to <br />
và con sông trước mặt đang dâng nước lên rất nhanh. Em sẽ làm gì?<br />
2. Em đang chơi trong sân nhà bỗng nhiên nhìn thấy khói bốc lên mù <br />
mịt ở phía đồi sau nhà. Em sẽ làm gì?<br />
3. Em đang đi trên đường từ nhà bạn về nhà sau một trận mưa to. Em <br />
nhìn thấy một đường dây điện bị đứt đang nằm vắt nganh trước mặt. Em <br />
sẽ làm gì?<br />
4. Em và gia đình đang ngủ giữa đêm thì bị đánh thức bởi tiếng đồ <br />
đạc rơi vỡ, mặt đất rung rinh , điện trong nhà bị cắt. Em sẽ làm gì?<br />
Tình huống 1:<br />
+ Cố gắng di chuyển đến vị trí cao hơn và an toàn hơn<br />
+ Không nên nhảy xuống nước chơi đùa hay kiểm tra mực nước<br />
+ Mặc áo phao nếu có. Nếu không có áo phao các em có thể sử dụng <br />
các đồ vật nổi khác như săm xe, can nhựa rỗng hoặc thân cây chuối để di <br />
chuyển trong vùng ngập lụt<br />
+ Chú ý phát hiện rắn và các động vật nguy hiểm khác vì những con <br />
vật này thường tìm đến những nơi cao ráo để trú ẩn.<br />
+ Tìm cách liên lạc với người lớn.<br />
Tình huống 2:<br />
+ Em hãy báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết chuyện gì đang <br />
xảy ra.<br />
+ Tuân theo chỉ dẫn của người lớn.<br />
+ Không tò mò lại gần chỗ có khói bốc lên.<br />
Tình huống 3: <br />
+ Quay lại nhà bạn nếu em vẫn đang ở gần nhà bạn, thông báo cho <br />
ngừoi lớn biết để tìm hướng giải quyết.<br />
+ Nếu em đã đi cách xa nhà bạn thì tìm cách tránh xa vùng nước ngập <br />
gần đó vì nước dẫn điện rất nhanh.<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 17<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Tình huống 4: <br />
+ Giữ bình tĩnh, đừng la hét và ở ngyuyên tại chỗ vì đi lại lúc này rất <br />
nguy hiểm và cũng rất khó khăn.<br />
+ Chui xuống gầm giường hoặc gầm bàn chắc chắn, đảm bảo cho <br />
phần đầu và cổ an toàn<br />
+ Tránh xa khu vực gần cửa hoặc chỗ có thủy tinh bị vỡ, những chỗ <br />
có đồ vật có thể bị rơi khiến em bị thương như quạt trần, bong đèn, đồ đạc <br />
trên cao…<br />
Ngoài các tình huống cụ thể như trên, giáo viên có thể đặt ra nhiều <br />
tình huống giả định khác để học sinh tìm cách ứng phó như: <br />
Khi trời có giông sét thì chúng ta phải làm gì :<br />
+ khi giông đến em cần ở trong nhà, nhắc người lớn nhanh chóng rút <br />
dây cắm của các thiết bị điện như tivi, máy tính, tháo đường dây dẫn ăng <br />
ten, cáp ra khỏi tivi.<br />
+ Ngồi yên trên ghế hoặc giường gỗ, chân không chạm đất, đồng <br />
thời không được sử dụng điện thoại lúc này.<br />
+ Nếu đang ở ngoài đường, em không được đứng gần các cây cao, <br />
cột điện, không được giữ các vật dụng bằng kim loại.<br />
+ Khi có cảm giác dựng tóc gáy, người tê tê như có dòng điện chạy <br />
qua, nghĩa là sét sắp đánh, em hãy lập tức ngồi xổm xuống trên các đầu <br />
ngón chân, hai tay che tai, đầu cúi thấp giữa hai chân.<br />
+ Nếu các em đang ở trên thuyền hay đang bơi thì lên bờ ngay lập <br />
tức vì nước mưa là chất dẫn điện.<br />
Đang đi học gặp cơn lốc các em nên làm gì?<br />
+ Hãy tránh đường đi của lốc và tìm nơi trú ẩn an toàn, nếu không <br />
tránh kịp hãy nhảy vào một đường hào gần đó hoặc nằm bám sát mặt đất.<br />
+ Nếu đang ở trong nhà khi có lốc xảy ra, nên trú ẩn dưới gầm cầu <br />
thang, gầm bàn hoặc gầm giường. Tránh xa các của sổ và các đồ thủy tinh.<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 18<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Cách 2 : Giáo viên chuẩn bị các thẻ có nội dung hướng dẫn cách ứng <br />
phó khi có thiên tai xảy ra ( Nên làm gì và không nên làm gì). Giáo viên chia <br />
lớp thành 2 đội. Trên bảng ghi sẵn 2 thẻ “Nên” và “ Không nên” cho mỗi <br />
đội chơi.<br />
Mỗi bạn từng đội sẽ bốc thăm thẻ ( có thể là những bông hoa), đọc <br />
to và quyết định đó là hành động “Nên” hay “Không nên”.<br />
Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích và công bố câu trả lời đúng hay <br />
sai để cho điểm đội. Đội nào nhiều điểm nhất sẽ thắng.<br />
Các thẻ “Không nên”: <br />
+ Đến gần các bờ sông, bờ suối hoặc chơi bời, đi lại, bơi lội ở nơi <br />
ngập lụt.<br />
+ Lúc có giông tiếp tục mở tivi hoặc máy tính.<br />
+ Tự ý bỏ đi chơi, không nghe lời người lớn trong cơn going sét.<br />
+ Khi động đất xảy ra, cac em chạy hoảng loạn và cố gắng thoát ra <br />
ngoài bằng mọi cách.<br />
+ Lội xuống nước cho dù nhìn thấy dây điện bị đứt hay cột điện bị <br />
đổ<br />
+ Sau cơn lụt lội, đi tìm thức ăn và nước uống trong các căn nhà bị <br />
ngập nước, uống nước lã, ăn hoa quả xanh.<br />
+ Vào các ngôi nhà bỏ hoang để chơi đùa, không cho người lớn biết<br />
+ Không mặc áo phao hay các đồ vật nổi để di chuyển trong vùng <br />
ngập lụt.<br />
+ Trong thời gian có sạt lở đất, chạy đến gần các tòa nhà cao tầng, <br />
bức tường cao, cây to, cột điện.<br />
+ Trước mùa mưa bão không cất giữ sách vở và giấy tờ quan trọng <br />
trong túi ni lông kín hoặc chỗ khô ráo, an toàn.<br />
+ Tích trữ nước vào lu, vại không sạch sẽ và không đậy nắp.<br />
<br />
<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 19<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
+ Không theo dõi thông tin dự báo thời tiết trên tivi, đài phát thanh <br />
hoặc báo chí.<br />
Các thẻ “Nên”<br />
+ Theo dõi thông tin về tình hình thời tiết tại địa phương qua loa, đài, <br />
tivi.<br />
+ Trú ẩn dưới gầm cầu thang, gầm bàn , gầm giường khi có lốc.<br />
+ Chạy ra khỏi vùng nguy hiểm khi có sạt lở đất.<br />
+ Thường xuyên để ý các dấu hiệu của sạt lở đất như: cây cối <br />
nghiêng, vết nứt tường, vết lún bất thường trên mặt đất…<br />
+ Dự trữ nước trong các vật dụng như : xô, chậu, lu vại sạch sẽ, che <br />
đậy cẩn thận tránh nhiễm bẩn.<br />
+ Giúp ba mẹ chằng chống nhà cửa tránh gió giật mạnh.<br />
+ Tìm cách thoát ra khỏi những tào nhà đổ nát và tìm nơi an toàn.<br />
+ Nhắc ba mẹ kiểm tra lại nguồn điện trong nhà để đảm bảo an <br />
toàn cho cả nhà.<br />
+ Tận dụng nước sinh hoạt để tưới cây hoặc dội nhà vệ sinh.<br />
+ Ăn đồ ăn chín, uống nước sôi và nằm ngủ màn để phòng dịch <br />
bệnh.<br />
Sau khi hai đội hoàn thành phần chơi, giáo viên tổng kết lại kết quả <br />
những câu đúng, những câu sai, từ đó định hình cho các em những việc nên <br />
làm và không nên làm khi thiên tai xảy ra.<br />
* Một số kĩ năng cần thiết phải học và chuẩn bị: <br />
Học bơi để tự cứu mình và giúp đỡ người khác.<br />
Chuẩn bị sẵn thuốc men và các vật dụng cần thiết nếu ở vùng <br />
nguy hiểm và có nguy cơ xảy ra thiên tai bất ngờ.<br />
Như vậy, với một số đề xuất như trên, người giáo viên trong quá <br />
trình giảng dạy có thể linh hoạt vận dụng tùy từng điều kiện và tùy từng <br />
<br />
<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 20<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
đối tượng học sinh. Với mỗi khối lớp đều có các bài liên quan có thể vận <br />
dụng trong quá trình dạy bài mới hay ở phần củng cố bài học.<br />
Trong chương trình THCS thì địa lí 6 thường cung cấp kiến thức <br />
dưới dạng khái niệm là chính vì vậy người giáo viên có thể định hình khái <br />
niệm về thiên tai trong một số bài học :<br />
VD1: Bài 18 địa lí 6 : Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí: Sau <br />
khi làm rõ khái niệm về thời tiết, khí hậu, giáo viên có thể nhấn mạnh hơn <br />
bài học với một trò chơi kích thích tư duy là : Chia lớp thành 2 nhóm, trong <br />
thời gian nhất định nhóm 1 hãy liệt kê những hiện tượng khí tượng xảy ra <br />
trong thời gian ngắn, ở một địa phương? nhóm 2 là liệt kê các hiện tượng <br />
khí tượng xảy ra trong thời gian dài, trở thành quy luật?<br />
+ Nhóm 1 sẽ đưa ra được các loại hiện tượng : lũ, lụt,sạt lở đất, <br />
sương muối, mưa đá, động đất, núi lửa…<br />
+ Nhóm 2 sẽ đưa ra được các hiện tượng: Gió mùa đông Bắc vào <br />
mùa đông, mùa hạ mưa nhiều, mùa đông lạnh, mùa hạ nóng...<br />
Từ các câu trả lời của học sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh <br />
đánh dấu những hiện tượng xảy ra tại địa phương ta ( hoặc đánh dấu <br />
những hiện tượng mà bản thân em đã trải qua, đã thấy tại địa phương).<br />
VD2: Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình <br />
thành địa hình bề mặt Trái Đất. Học sinh nắm được các khái niệm về nội <br />
lực, ngoại lực, động đất, núi lửa…Trong đó động đất và núi lửa là 2 hiện <br />
tượng hiếm khi xảy ra tại địa phương ta, đặc biệt là núi lửa, tuy nhiên <br />
động đất vẫn có thể xảy ra trong tương lai. Vậy nếu bỗng dưng gặp phải <br />
động đất thì phải làm sao ? cho học sinh thảo luận các phương án vào <br />
giấy , các nhóm đối chiếu kết quả : <br />
+ Nếu đang ở trong nhà thì tìm được chỗ trốn vững chãi: Gầm bàn, <br />
gầm giường lớn, góc phòng, tránh trốn gần cửa kính, tránh xa những vật có <br />
<br />
<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 21<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
thể rơi xuống, che mặt và đầu để tránh các mảnh vụn trúng, nếu điện cúp <br />
nên dùng đèn pin, không nên dùng nến có thể gây hỏa hoạn…<br />
+ Nếu đang ở ngoài đường: Cần tránh xa các tòa nhà và đường dây <br />
điện, tìm chỗ trống mà đứng…<br />
VD2: Bài 20 : Hơi nước trong không khí, mưa: Sau khi học sinh tìm <br />
ra được nguyên nhân và bản chất của hiện tượng mưa thì giáo viên có thể <br />
mở rộng thêm vấn đề một chút bằng cách đặt câu hỏi: “Có phải mưa chỉ <br />
tồn tại ở dạng hạt nước hay không? Hay nó còn tồn tại ở dạng khác nữa? <br />
Đó là gì ?”. Học sinh sẽ đưa ra được câu trả lời là ngoài mưa dưới dạng <br />
hạt nước thì nó còn tồn tại dưới dạng mưa tuyết hay mưa đá…Từ đó giáo <br />
viên chốt lại vấn đề : Mưa đá hay mưa tuyết là những dạng khác của mưa <br />
và tác động nhiều tới đời sống và sản xuất của nhân dân.<br />
+ Vậy nếu bỗng dưng gặp mưa đá các em sẽ làm gì ? ( Học sinh có <br />
thể thảo luận với nhau để tìm câu trả lời) Giáo viên chốt lại: Nếu gặp <br />
mưa đá trên đường đi, các em cần dừng lại và tìm chỗ vững chãi để ẩn <br />
nấp, che đầu chắc chắn để đá không rơi vào , đợi hết mưa và đá tan hết <br />
mới tiếp tục đi để tránh trơn trượt. <br />
* Địa lý 7 : Bao gồm các bài có phạm vi tác động rộng, giáo viên có <br />
thể liên hệ trực tiếp qua một số bài như : <br />
Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa.<br />
Bài 9 : Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.<br />
Bài 23: Môi trường vùng núi.<br />
* Địa lý 8: Sẽ đi sâu hơn về tự nhiên Việt Nam. Người giáo viên vận <br />
dụng được rất nhiều hình thức để rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Các bài <br />
có thể vận dụng như: <br />
Bài 28 : Đặc điểm địa hình Việt Nam.<br />
Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình.<br />
Bài 31 : Đặc điểm khí hậu Việt Nam.<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 22<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta.<br />
Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam.<br />
Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta.<br />
* Địa lý 9 : Chuyên sâu về phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nên <br />
giáo viên giảng dạy địa lý 9 có thể linh hoạt vận dụng vấn đề hình thành kĩ <br />
năng ứng phó khi có thiên tai xảy ra tại địa phương:<br />
Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ<br />
Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ<br />
Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ<br />
Bài 28: Vùng Tây Nguyên<br />
Đặc biệt là các bài trong chương trình địa lý địa phương.<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp<br />
Để thực hiện được các giải pháp như trên đòi hỏi bản thân người <br />
giáo viên phải thật sự tâm huyết và tự bản thân tìm hiểu, đúc kết kinh <br />
nghiệm từ chính cuộc sống và từ người dân tại địa phương.<br />
Có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà <br />
trường trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chủ điểm…<br />
Thường xuyên nắm bắt tình hình thời tiết, khí hậu tại địa phương <br />
để có những hình thức giáo dục đúng đắn.<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ <br />
lẫn nhau để cùng hướng tới một mục tiêu nhất định với kết quả tốt nhất.<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Qua quá trình giảng dạy địa lý khối 9 trường THCS Tô Hiệu, với <br />
việc lồng ghép kiến thức phòng chống thiên tai vào bài học, số lượng các <br />
em học sinh có được những kiến thức nhất định để ứng phó khi có thiên tai <br />
xảy ra tăng đáng kể. Cụ thể: <br />
Tổng số Biết loại Biết được các Biết cách ứng <br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 23<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
học sinh thiên tai nào tác hại của phó khi có <br />
khối 9 thường xảy thiên tai. thiên tai xảy ra<br />
ra ở địa <br />
phương<br />
Trước khi 133 75 em 50 em (37,5%) 30 em (22,5%)<br />
tiến hành (56,3%)<br />
Sau khi 133 125 em 117 em 97 em <br />
tiến hành (93,9 %) (87,9%) (72,9%)<br />
<br />
<br />
4. Kết quả<br />
Thiên tai là bất khả kháng, chúng ta không thể ngăn cản được thiên <br />
tai nhưng hoàn toàn có thể hạn chế bớt các tác hại của thiên tai, đặc biệt là <br />
trẻ nhỏ đối tượng dễ bị tổn thương nhất.<br />
Đối với bất kì một khu vực nào cũng sẽ có thiên tai xảy ra, có thể <br />
mang tính chu kỳ, cũng có thể bất chợt ập đến bất kỳ lúc nào, vì vậy hơn <br />
ai hết, là những người làm công tác giáo dục thì trang bị cho các em kĩ năng <br />
tự bảo vệ bản thân và có thể giúp đỡ những người xung quanh là rất cần <br />
thiết.<br />
Sau khi thực hiện đề tài, những kết quả thu được chưa phải là nhiều <br />
và chưa thật cần thiết ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên, nó có thể được ứng <br />
dụng bất kỳ lúc nào, vì vậy đó cũng có thể nói là đạt kết quả như yêu cầu <br />
của mục tiêu đặt ra.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 24<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 20152016<br />
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Việc lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh qua môn học trong nhà <br />
trường sẽ có tác dụng lớn trong việc cung cấp cho các em những hiểu <br />
biết căn bản, những kĩ năng cần thiết nhất để ứng phó khi bản thân và <br />
những người xung quanh gặp nguy hiểm. Công việc này không chỉ thực <br />
hiện trong thời gian ngắn mà cần thực hiện thuờng xuyên, liên tục. Có sự <br />
phối hợp của nhiều ban ngành, nhiều giáo viên.<br />
Để đề tài được tiến hành thuận lợi là nhờ sự giúp đỡ to lớn của <br />
Ban giám hiệu nhà trường, tổ tư vấn SKKN, tổ chuyên môn và các em học <br />
sinh cùng với nỗ lực của bản thân. Với cách làm như trên tôi tin rằng bản <br />
thân các em sẽ đựợc trang bị những kiến thức cần thiết nhất cho cuộc <br />
sống, biết cách đễ giúp đỡ những nguời xung quanh.<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu <br />
sót và chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Rất mong nhận được sự đóng <br />
góp ý kiến của các đồng nghiệp để công tác giáo dục đạt hiệu quả hơn.<br />
2. Kiến nghị<br />
* Đối với lãnh đạo phòng giáo dục<br />
Việc lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh hiện nay thực sự cần thiết <br />
vì vậy, cần trang bị cho người giáo viên những kiến thức và kĩ năng cần <br />
thiết để dễ dàng hơn cho việc truyền đạt cho học sinh. Đặc biệt là giáo <br />
viên vùng núi, vùng khó khăn.<br />
* Về phía nhà trường<br />
Cần tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên bộ môn về thiết bị, đồ <br />
dùng học tập để đảm bảo tiết dạy, tiết thực hành và các tiết ngoại khóa <br />
đuợc sinh động, thiết thực hơn.<br />
Tăng cường tổ chức các buổi sinh họat ngoại khóa, chuyên đề về <br />
để tài phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường sinh thái.<br />
Lồng ghép kĩ năng phòng chống thiên tai ở vùng đồi núi trong giảng dạy địa lý 25<br />
THCS<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015