intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số lưu ý khi giảng dạy bài ký "Cô Tô" của Nguyễn Tuân

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

506
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học sinh lớp 6 là đối tượng còn non nớt ngây thơ. Một bài ca dao, một câu chuyện cổ có lẽ lôi cuốn hấp dẫn các em dễ dàng hơn là những trang ký ngồn ngộn sự sống. Đó chưa kể những bài ký nặng về chất chính luận, thiên về sự kiện, quả là một thử thách đối với các em. Vậy làm thế nào để các em tiếp nhận với những bài ký một cách hứng thú, phát hiện ra được nét riêng, hấp dẫn ở mỗi tác phẩm. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số lưu ý khi giảng dạy bài ký "Cô Tô" của Nguyễn Tuân”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số lưu ý khi giảng dạy bài ký "Cô Tô" của Nguyễn Tuân

  1. PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VINH TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIẢNG DẠY BÀI KÝ "CÔ TÔ" CỦA NGUYỄN TUÂN GI ÁO VI ÊN: ĐẶNG THỊ HƯƠNG N ĂM H ỌC: 2008- 2009
  2. A. MỞ ĐẦU: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chương trình cải cách thay sách giáo khoa môn Ngữ Văn đã thực hiện tròn vòng và bước sang năm thứ 6. Năm học 2007 - 2008 là năm mà chương trình Ngữ Văn lớp 6 đã thực hiện sáu năm. Trong thời gian ấy, chúng tôi - những người trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn đã có cố gắng cải cách thực sự về phương pháp tích cực và tích hợp và đã có những bước tiến đáng kể. - Một trong những thể loại được đưa vào sách Ngữ Văn mới khá nhiều là thể ký: Chỉ riêng ở sách giáo khoa Ngữ Văn 6 - tập 2 đã có 5 tác phẩm. Học sinh lớp 6 là đối tượng còn non nớt ngây thơ. Một bài ca dao, một câu chuyện cổ có lẽ lôi cuốn hấp dẫn các em dễ dàng hơn là những trang ký ngồn ngộn sự sống. Đó chưa kể những bài ký nặng về chất chính luận, thiên về sự kiện, quả là một thử thách đối với các em. Vậy làm thế nào để các em tiếp nhận với những bài ký một cách hứng thú, phát hiện ra được nét riêng, hấp dẫn ở mỗi tác phẩm là điều trăn trở khi tôi dạy thể loại này cho đối tượng lớp 6. Với những băn khoăn trên tôi đã cố gắng khai thác các cách tiếp cận những bài ký khác nhau. Cùng thể loại nhưng bài thì thiện về ký sự( sự việc), bài thì thiên về cảm xúc( tuỳ bút), bài lại thiên về chất chính luận( Lòng yêu nước), bài lại thiên về thuyết minh (Cây tre Việt Nam), bài ký mở đầu cho chuỗi tác phẩm ấy là "Cô Tô" của Nguyễn Tuân. - Trong thực tế dự giờ của một số đồng nghiệp, tôi thấy có một số người dạy chưa đúng thể loại, dạy ký mà chẳng khác gì một bài văn tả cảnh. Số khác lại quá nặmg về thể loại- bài dạy trở nên khô khan nặng nề, học sinh chán học, nhất lạilà học sinh lớp 6 còn ngây thơ chưa có bản lĩnh trong việc tiếp nhận một thể loại văn học mới lạ so với cấp I mà cá em vừa trải qua. - Mặt khác, trong xu hướng tích hợp hiện nay, trong những văn bản ký ta vẫn có thể khai thác những điều thú vị nếu đi sâu tìm hiểu (yếu tố miêu tả, yếu tố biểu cảm...). Và văn bản "Cô Tô" mà tôi lựa chọn để thực hiện đề tài sau đây đã có những đặc điểm ấy. Trong khi đó thì qua thực tế giảng dạy và khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên và một số tài liệu tôi nhận thấy có nhiều điểm của bài ký chưa được khai thác hết , ví dụ: Sách giáo khoa cso yêu cầu và hướng dẫn học sinh khai thác chủ yếu vào cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên
  3. dảo, chứ không khắc sâu cái thời điểm diễn ra những yếu tố ấy: đó là khi cơn bão vừa đi qua. Đó là chưa kể cuốn Thiết kế bài giảng Ngữ Văn của Nguyễn Văn Đường - Hoàng Dân lại viết quá sơ sài. Ngay cả trong cuốn Bình giảng Ngữ Văn 6 cũng đã viết khá hay về bài này vẫn còn bỏ qua những hình ảnh đặc sắc trong bài mà theo tôi là Nguyễn Tuân đã có dụng ý đưa vào. Với những lý do trên đây, tôi đã chọn đề tài" Một số lưu ý khi giảng dạy bài ký "Cô Tô" của Nguyễn Tuân". II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Với đề tài này, tôi muốn trình bày những nhận thức chung của bản thân về phương pháp dạy bài Cô Tô và sau đó trình bày cụ thể hướng khai thác hai tiết dạy bài ký Cô Tô với một số phát hiện ngoài những gì mà các tài liệu giảng dạy đã có. Ngoài ra đề tài còn trình bày các thao tác trắc nghiệm, kiểm tra để đánh giá thông tin và xử lý kết quả của đề tài. III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Bài ký đã từng có mặt trong văn học 6 tập I ( sách chỉnh lý); khi đưa vào Ngữ Văn 6 - tập 2 đã lược bỏ một phần của đoạn giữa - đoạn tả con thuyền của Châu Hoà Mãn và màu xanh nước biển buổi chiều. Đây là một đoạn đặc sắc, nhưng để cảm thụ được cái hay của nó phải có một vốn hiểu biết văn học và đời sống thật phong phú; mà điều này chưa thể có ở học sinh lớp 6. Tìm hiểu đánh giá phân tích về bài ký đã có nhiều cuốn sách; riêng về sách tham khảo đã có: Sách giáo viên Ngữ Văn 6 - Bình giảng Văn 6 ( Vũ Dương Quỹ). Hệ thống câu hỏi Ngữ Văn 6 - Trần Đình Chung; Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 6 - Nguyễn Văn Đường - Hoàng Dân. IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN: V. CƠ SỞ THỰC TIỄN : VI. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI: 1. Đối tượng: Học sinh khối 6, đặc biệt là hai lớp tôi trực tiếp giảng dạy 6A, 6B năm học 2007- 2008. 2. Phạm vi nghiên cứu. Một số phát hiện mới và phương pháp dạy bài ký "Cô Tô" của Nguyễn Tuân.
  4. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp nghiên cứu: Đọc - tìm hiểu tham khảo các taì liệu có liên quan đến bài học theo tinh thần cải cách mới: tìm hiểu ưu, nhược điểm từ đó xây dựng một cách dạy cho bài ký. 2. Phương pháp thực nghiệm: Qua thực tế giảng dạy trực tiếp lớp 6A, 6B - qua thực tiễn kiểm tra khả năng tiếp thu bài của học sinh. 3. Phương pháp điều tra: Qua việc - Dự giờ đồng nghiệp. - Thảo luận. góp ý xây dựng giờ dạy cảu học sinh trong các lớp tôi giảng dạy. B.N ỘI DUNG: I.XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Đây là một đoạn trích từ thiên ký dài cùng tên của Nguyễn Tuân. Sách giáo viên, sách thiết kế đã xác định được mục tiêu cần đạt cảu bài dạy là: Cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, sáng của bức tranh thiê nhiên và đời sống con người ở vùng đoả Cô Tô được miêu tả trong bài văn. -Thấy được nghệ thụât miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. Theo tôi vê mục tiêu bài học, cần lưu ý thêm hai vấn đề nữa: + Đây là vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con gnười Cô Tô sau bão. + Qua văn bản, cho học sinh hiểu thế nào là ký; Tích hợp thêm với miêu tả (Tập làm văn). II. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý THÊM VỀ NỘI DUNG CẦN KHAI THÁC: 1. Từ mục tiêu trên đây tôi thấy cần phải bổ sung thêm về một số nội dung cần khai thác như sau: - Nhìn chung ở các tài liệu tham khảo và sách giáo viên như đã nói ở trên tôi thấy hầu hết đã xác định đúng trọng tâm của bài ký, làm rõ được các vấn đề: - Về nội dung: + Cảnh Cô Tô trong sáng, tinh khôi sau trận bão. + Cảnh mặt trời mọc tuyệt đẹp rực rỡ tráng lệ. + Cảnh sinh hoạt vừa khẩn trương, tấp nập, vừa thanh bình. - Về nghệ thuật: + Thấy được tài năng qua sát, miêu tả. + Ngôn ngữ chính xác, điêu luyện, tinh tế độc đáo của tác giả.
  5. Từ đó thấy được tình yêu, sự gắn bó của tác giả với một vùng biển đảo của Tổ quốc. * Tuy nhiên theo tôi, ở bài ký này, ngoài những nội dung trên, chúng tacòn phải lưu ý dẫn dắt học sinh vấn đề sau: toàn bộ bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt cảu con người ở trên được quan sát và miêu tả, cảm nhận vào một thời điểm đặc biệt: Sau cơn bão. Thông thường khi cơn bão đi qua, người ta thường nhận thấy sự đổ nát, tàn phá của nó. Riêng ở bài ký này, qua các cảm nhận của nhà văn ta không nhận thấy điều đó; Thậm chí cảnh vật lại hiện lên như mang một sắc thái mới, tinh khôi, quang đãng như vừa được gột rửa, thay áo mới; cảnh vật bừng lên trong những nét đẹp đầy sức sống, như một cuộc hồi sinh kỳ diệu. Nếu chú ý đọc kỹ tác phảm ta sẽ thấy rất nhiều câu văn, hình ảnh, tác giả đã nhấn mạnh vào thời khắc sau bão. Ví dụ " Sau mỗi lần giông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy..." và một loạt hình ảnh minh hoạ cho điều đó. " Cây lại thêm xanh mượt Nước lại lam biếc đậm đà hơn Cát lại vàng giòn hơn nữa... Lưới càng thêm nặng..." Một loạt phụ từ được sử dụng: "Lại"( 3 lần), "Càng" (1 lần) để diễn tả ý nghĩa tiếp diễn tăng tiến: Cảnh vật như ta thấy quả thật là đẹp hơn, đậm sắc hơn nhiều khi bão vừa đi qua, cứ như là một phép màu nhiệm. + ở bức tranh thứ hai: Cảnh mặt trời lên ta cũng nhận thấy điều này: Mặt trời bừng lên trong một không gian thật mới lạ"Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi..." Dường như khi trận bão đi qua giông tố phũ phàng mới đủ sức gột rửa để " lau" đi hết "mây, bụi" cho nên trở nên trong veo" như một tấm kính": làm nền cho vầng thái dương xuất hiện. Phải chăng vì thế mà "quả trứng thiên nhiên" ấy càng "hồng hào", "thăm thẳm", "đường bệ" chẳng khác gì một "mâm lễ phẩm" tiến ra từ trong bình minh. Bên cạnh vẻ đẹp tráng lệ của mặt trời tác giả còn điểm xuyết một số nét vẽ cso vẻ bâng quơ nhưng theo tôi thật tài hoa và tinh tế. Đó là hình ảnh "Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể...", "Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh..." Mùa thu - mùa của bão tố, vậy àm lúc này đây - mặt bỉen thật quá đỗi bình yên. "Chiếc nạhn" - hình ảnh mỏng manh như một chiếc lá và phải nìn từ xa. Còn "Một con hải au" lại nhìn từ một góc độ rất gần, nên rất rõ. Một: là chiếc nahn mùa thu; một nữa là hải âu - là dấu hiệu của điềm lành ( vì hải âu vốn báo hiệu
  6. sự bình yên). Chúng xuất hiện trong những động tác " chao đi chhao lại", "là là nhịp cánh" gợi cảnh tượng bình yên biết bao; làm cho bức tranh biển ấy vừa tĩnh lại vừa động. Những nét vẽ mỏng manh, thanh tú ấy như một dấu hiệu để khẳng định: Cảnh vật nơi đây dường như chưa từng đi qua bão tố, đã thật sự bình yên. +Ở bức tranh sinh hoạt là nhộn nhịp của cảnh gánh nước, chuẩn bị cho những chuyến ra khơi. Điểm nhìn của tác giả là từ cái giếng nước ngọt - sự sinh hoạt hội tụ ở đây. Tác giả đã tả " Cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến, đạm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền..." Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh rất độc đáo" Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá cam, lá quýt của trận bão vừa rồi quăng vào..." Hình ảnh thật sống động và thật là thú vị; sách bình giảng văn 6 đã viết:" Hình ảnh này để thừa nhận đây là một cái giếng có thực chứ không phải trong cổ tích..." Theo tôi hình ảnh này còn có một ý nghĩa nữa: Cái lá cam lá quýt ấy có vẻ như một nét tả bình thường nhưng lại đầy dụng ý của tác giả: Nhờ có nó - phải có nó - những chiếc lá ấy- mới là bằng chứng để minh chứng cho trận bão vừa đi qua. Còn nếu không, cuộc sống nơi đây diễn ra thanh bình, khẩn trương nhộn nhịp, hối hả, dường như không hề có dấu tích của bão tố. Sự sinh hoạt mau chóng hồi sinh ấy muốn nói với chúng ta điều gì? Dấu vết của bão tố còn đó mà người dân đảo như đã quên hẳn nó, nhịp sống lại mau chóng hồi sinh- phải chăng là một cánh rất khéo đẻ tác giả khẳng định sức sống, sự lao động hăng say trong công cuộc xây dựng XHCN những năm 70 của người dân biển đảo Cô Tô. Mặt khác để khẳng định sức sống của chính họ - đã từng quen với boã tố thieen nhiên, bão tố cuộc đời - điềm tĩnh và bình thản trước nó. Điều này rất thật, rất hay và cũng giàu ý nghĩa. Đây là những gì mà Nguyễn Tuân muốn ca ngợi khi tới vùng đất phía Đông Bắc của Tổ quốc này để thực tế và sáng tác. Ta càng thấy rõ sức sống của quần đảo này - một sự trân trọng và trìu mến của tác giả dành cho cảnh và người nơi đây. - Một hình ảnh nữa cũng cần chú ý ở đây là cảnh" Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm ccá cho lũ con lành...". Biển cả trong cảm nhận của nhà văn thật bao dung, hiền hậu, không ai nghĩ rằng nó vừa trỉa qua giông tố, thịnh nộ. Lúc này đây biển thật hiền sau cơn bão, như lòng mẹ ấp ủ cho con vậy, hình ảnh thật cụ thể mà sáng tạo. Tát cả những chi tiết trên theo tôi nhà văn đã có dụng ý miêu tả để người đọc cảm nhận sự hồi sinh kỳ diệu của thiên nhiên và con người sau cơn bão chsư không phải là một thời điểm nào khác. Khẳng định sức sống của con gnười và cuộc sống nơi đây cũng là một cách để ngợi ca công cuộc xây dựng xã hội chủ
  7. nghĩa ở Miền Bắc những năm 70; bởi vậy, những trang ký rất thực , kể tả chuyện mà thật vô cùng lý thú và lôi cuốn người đọc. 2. Một điều nữa theo tôi cũng cần lưu ý là cho học sinh nhận rõ thể loại của văn bản. Nếu không các em sẽ không phân biệt được đây là bài ký hay là bài văn miêu tả, nhất lại là bài mở đầu cho thể loại này. Muốn vậy, người dạy phải lưu tâm những chi tiết sau: - "Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô..." - "... Ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân..." - Anh hùng Châu Hoà Mãn; HTX Bắc Loan Đầu; Những địa danh: Vịnh Bắc Bộ, Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam... Những tên gọi,cách chỉ thời gian, không gian này là cso tính xác thực. Giáo viên có thể dẫn dắt học sinh để các em hiểu: Cái đẹp ấy vốn có trong cuộc sống nhưng hoàn hảo hơn qua cách nhìn, cách cảm nhận của nhà văn, từ đó để khái quát nên cái tài, cái tâm của tác giả. Từ những suy nghĩ của bản thân như trên, tôi đã soạn một giáo án hoàn chính như sau: III. GIÁO ÁN: Tiết 103-104: CÔ TÔ Nguyễn Tuân. A. Mục tiêu cần đạt: Giúp Học sinh cảm nhận được: - Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người của vùng biển đảo Cô Tô khi cơn bão vừa đi qua. - Thấy được nghệ thuật viết ký tài hoa của Nguyễn Tuân và khả năng điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ. - Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn( miêu tả). B. Các hoạt động dạy và học. * Bài cũ: * Bài mới: Giới thiệu bài. I. Vài nét về tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả: * Nhà văn nổi tiếng: Em biết gì về nhà văn Nguyễn Tuân? - Có sở trường về thể ký. - Sự nghiệp sáng tác: phong phú, nhiều thể loại, đóng góp lớn cho văn học dân tộc, đã từng nhận giải thưởng văn học. * Phong cách: Độc đáo, tài hoa, bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ.
  8. 2. Tác phẩm: Mở đầu cho cụm bài ký. Em hãy nêu đặc điểm của thể ký? GV cung cấp đặc điểm của thể ký. - Vị trí đoạn trích: Nằm cuối tác phẩm cùng tên: Cô Tô. - Nội dung: học sinh trả lời. II. Đọc - tìm hiểu văn bản. GV hướng dẫn cách đọc. 1. Đọc. 2. Chú thích: GV và học sinh. 3. Phương thức biểu đạt: Đoạn ký sử dụng những phương thức - Miêu tả kết hợp biểu cảm, tự sự. nào? 4. Bố cục: Bức tranh Cô Tô được tác giả miêu tả qua những cảnh nào? Đoạn văn nào? Toàn cảnh Cô Tô Cảnh sinh hoạt con người từ đâu đến Cô Tô Cảnh mặt trời mọc. đâu? Cảnh sinh hoạt của con GV đinh hướng cách tìm hiểu văn bản người. qua bố cục trên. III. Tìm hiểu văn bản. 1. Bức tranh toàn cảnh Cô Tô. Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được tác - Thời gian: + Ngày thứ năm trên đảo giả ghi lại vào thời điểm nào? => Một thời điểm cụ thể chính xác đó (GV gạch đậm chitiết này trên bảng). là đặc điểm của thể ký. + Cô Tô sau cơn bão (đây cũng là một chi tiết được gạch chân). Vào thời điểm đó Cô Tô có gì đặc biệt? GV: Đây là một khoảnh khắc bình yên khi cơn bão đã đi qua. tại sao tác giả lại chọn thời điểm này dể tả vê thiên nhiên Cô Tô, qua phần tìm hiểu tiếp theo ta sẽ lý giải. Bức tranh toàn cảnh Cô Tô được quan - Đứng trên nóc đồn. sát từ điểm nhìn nào, điểm nhìn ấy có ưu thế gì? (GV tích hợp với văn miêu tả về vị trí quan sát). Ấn tượng chung về Cô Tô là gì? Từ - HS trả lời. cảm nhận chung đó, tác giả đã miêu tả Bầu trời...
  9. Cô Tô như thế nào, qua những từ ngữ, - Cảnh sắc: Cây lại thêm xanh mượt... hình ảnh cụ thể nào? Nước biểm lại lam biếc... Cát lại vàng giòn... Lưới càng thêm nặng... Em nào có nhận xét gì về cách dùng từ, - Nghệ thuật: lựa chọn chi tiết của tác giả? + Chọn chi tiết tiêu biểu, đặc trưng chu vùng biển đảo. + Nhiều phụ từ: Lại, càng chỉ mức độ tăng tiến của cảnh vật. Từ ngữ, hình ảnh có gì độc đáo? + Sử dụng tính từ: Tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng ở mức độ tuyệt đối giàu GV giúp HS hình dung và tái hiện các sức gợi. màu sắc của cảnh vật: xanh mượt, lam biếc, vàng giòn,,, Cộng với các phụ từ trên, ta thấy Cô Tô đã đẹp nhưng giờ đây - sau cơn bão - nó lại hồi sinh nhanh chóng trong một sức sống mãnh liệt (GV chú ý gạch đậm những ý này cho HS dễ quan sát). Tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ - Ẩn dụ. nào nữa, có gì độc đáo trong cách sử - vàng giòn: Ẩn dụ chuyển đổi cảm dụng ấy? giác. Cảm nhận đưcợ sắc vàng - khô đến độ giòn của cát - một màu sắc ấm nóng và khoẻ khoắn. Vậy qua cảnh sắc này em hình dung Trong sáng tinh khôi. được cảnh Cô Tô sau cơn bão như thế - Vẻ đẹp: Sức sống mãnh liệt nào? Sự hồi sinh kỳ diệu. Từ bức tranh này chắc em đã hiểu vì - Thời khắc mà những sắc màu thiên sao tác giả lại chọn tả Cô Tô sau cơn nhiên thể hiện rõ nhất, ấn tượng nhất, bão? ngòi bút tài hoa của tác giả bộc lộ rõ nhất. Hết tiết 1 chuyển tiết 2. GV chuyển. 2. Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô. Gọi HS đọc đoạn văn tiếp theo từ " Ngày thứ 6..."
  10. Là thể ký nên thời gan, không gian rất - Ngày thứ 6. cụ thể, điều đó thể hiện ở câu văn nào? Trên đảo Thanh Luân. Tác giả quan sát sự vật từ điểm nhìn - Từ Mũi đảo Cô Tô ( trên những hòn nào? đá đầu sư) Có bạn cho rằng: Cơn bão đi qua như một bàn tay khổng lồ lau hết mây bụi làm cho chân trời, ngấn bể thật tinh khôi, làm nên cho cảnh sắc mặt trời lên đã gây một hứng thú đặc biệt cho nhà văn. Từ ngữ nào gợi cho em điều đó? - Từ "Rình". Tại sao tác giả không dùng từ "ngắm", - "Rình" cũng là ngắm nhìn nhưng bằng "trông", "đợi"? tất cả sự trông đợi, thích thú, nóng lòng, hồi hộp xen lẫn sự tò mò như muốn khám phá những diều bí mật của thiên nhiên còn ẩn chứa cất giấu ở cuối chân trời. Điều bí mật ấy được khám phá như thế - Trình tự thời gian: (trước , trong và nào?(trình tự) sau khi mặt trời lên) - Mặt trời: Nhú lên dần dần... Tròn trĩnh phúc hậu. Y như một mâm lễ phẩm. Từ loại nào được sử dụng nhiều ở đây? -Tính từ miêu tả. Kết hợp với những biện pháp tu từ nào? - So sánh, ẩn dụ, từ láy. Tác dụng của những biện pháp tu từ? - HS phân tích. + Hình ảnh mặt trời "nhú lên" rồi lên cho kỳ hết...cho người đọc cảm nhận được bước đi chầm chậm của thời gian trong sự nín thở hồi hộp cuat tác giả... + Tính từ " tròn trĩnh", phúc hậu được danh từ hoá làm chủ ngữ đầu câu nhấn mạnh đưcợ dnág vẻ, thần thái của mặt trời. Đặc biệt: bằng phép so ánh đã kéo hai sự vật: một là kỳ vĩ to lớn và một là gần gũi thân thiết ( mặt trời - lòng đỏ quả trứng...) xích lại gần nhau. + Gọi mặt trời là "mâm lễ phẩm", tác giả còn lamg nổi bật được vẻ trang trọng, uy nghi và thiêng liêng của vầng thái dương nổi bật trên cái mâm bạc khổng lồ. Bằng những tính từ miêu tả, từ ngữ chắt lọc, đoạn văn cho ta hình dung được vẻ đẹp của mặt trời vừa tráng lệ, kỳ vĩ vừa gần gũi, thân thuộc.
  11. Tại sao tác giả lại chọn hình ảnh này để Vì: - Đây là một hình ảnh tự nhiên đẹp. đặc tả? - Là biểu tượng sức sống của đảo sau ngày dông bão. - Còn là ánh sáng, hơi ấm trào dâng của vũ trụ mà thên nhiên ban tặng cho con người. Một sự ban tặng đậy vị tha, nhân hậu ( GV gạch chân nhấn mạnh cả ba ý đặc biệt là ý thứ hai). Vậy em cso thích hình ảnh "Vài chiếc - HS tự cảm nhận. nhạn... cánh" không? Vì sao? GV: Đây là nét tả rất tài hoa "vài chiếc nạhn" hình ảnh được nhìn từ xa - mỏng manh như một chiếc lá. Còn " Một con hải âu" - nhìn gần, cụ thể, thấy rõ. Hải âu vốn là dấu hiệu điềm lành, sự - Cùng với mặt trời, nó báo hiệu một xuất hiện của nó báo hiệu điều gì? ngày mới rất đẹp và bình yên sau những gì bão tố. cánh nhạn và hải âu tạo cho bức tranh thiên nhiên vừa tĩnh vừa động. Vậy theo em, cảnh bình minh có đẹp - HS tự đưa ra ý kiến. không? Là thực hay đẹp hơn cảnh thực? GV: Cảnh rất độc đáo và đẹp hơn cảnh thực bởi tác giả đã viết về cái thực nhưng bàng cả tài năng và sự say mê háo hức lạ thường, nên cảnh thực ấy đã đẹp hơn nhiều lần bởi được chắt lọc qua tam hồn tác giả. GV chuyển: cảnh vật ấy thật rực rỡ tráng lệ và bình yên, sau những ngay giông bão ấy thì cuộc sống có trở lại bình thường không, các em hãy chú ý đoạn văn thứ ba. 3. Cảnh buổi sáng trên đảo Thanh Gọi Hs đọc bài. Luân.
  12. Ở phần ba, tác giả khắc hoạ những - Cái giếng nước ngọt cảnh chính nào? Cảnh gánh nước Hãy tìm từ ngữ miêu tả? Không biết bao nhiêu người... Nước cho vào thùng... Nước cho vào ang và cong Em thấy cảnh sinh hoạt nơi đây diễn ra - Rôn ràng, tấp nập... thế nào? Tại sao tác giả lại ví: cái sinh hoạt vui - HS tự trả lời. như một cái bến..."cái chợ"? GV bình: Cái giếng nước ngọt là kinh hồn của đảo. Thứ quý giá nhất của người dân biển đảo. Nó có cái mát của bến, cái vui của chợ - nơi trong lánh, ấm áp, rộn rầng. Nơi gặp gỡ của những buồn vui trong cuộc sống. Đó làvẻ đẹp độc đáo mà chỉ riêng ở đảo mới có. Trong bức tranh sinh hoạt ấy tác giả - Tạo sự chân thực: Con gnười cso tên khắc hạo hình ảnh anh Châu Hoà Mãn tuổi làm cho sự chân thực của ký rõ có dụng ý gì? hơn. Còn hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp lấp lánh của người dân chài yêu công việc, tiêu biểu cho người lao động mới những năm 70 của đất nước. Có một hình ảnh rất độc đáo " vài cái lá - HS tự thảo luận. cam lá quýt" có bạn cho là thừa, có bạn lại nói là có dụng ý nghệ thuật, ý kiến của em ? GV bình: Là dấu hiệu để chứng minh cho trận bão vừa đi qua, không có nó người ta không hình dung nổi: Cô Tô vừa qua một cơn giông tố. Vì sao vậy, vì cuộc sống nơi đây vẫn diễn ra một cách bình yên, rộn ràng ấm áp mhư không có gài bất thường xẩy ra; phải chăng tác giả muốn khẳng định: Người dân Cô Tô đã quen sống với bao sóng to gió lớn; bào tố thiên nhiên, bão tố cuộc đời không làm cho cuộc sống bị xáo trộn, họ luôn bình thản trước cuộc sống.
  13. Vậy bằng những nét chấm phá vừa cụ - Vất vả, khó nhọc, nhưng khẩn trương thể vừa sinh động Nguyễn Tuân đã cho phấn chấn, nhiệt tình yêu công việc. em hiểu gì về cuộc sống nơi đây? Theo em: tại sao hình ảnh chị Châu - HS tự trả lời. Hoà Mãn địu con lại gợi được hình ảnh "mẹ hiền...con lành"? GV: Vì Mộc mạc, khoẻ khoắn. Gợi sự bình yên. GV tích hợp với câu thơ: " Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta từ thưở nào" Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận. Đó là một cử chỉ dịu dàng, yên tâm bởi biểnn cả bao dung nhưng cũng là nỗi sợ hãi của con người, bởi sự hung dữ của nó mỗi khi giồn tố nổi lên. Còn ở đây " Biển cả là mẹ hiền", sau những ngày giông bão. Phải chăng đây còn là hình ảnh cuộc sống mới XHCN đang ùa đến trên đảo mà nhà văn muốn khẳng định. Đây mới thực sự là sức sống của đảo ( thiên nhiên - con người).GV gạch đậm những chi tiết này cho HS hình dung rõ. Trong bài ký rất nhiều lần tác giả kể, tả - Người viết có mặt khắp nơi. ngôi thứ nhất, chứng tỏ điều gì? - Kể, ghi chép những điều ti gne mắt thấy. Cũng là đặc trưng của ký.GV gạch chân chi tiết này. Vậy qua cả 3 phần của bài ký, em cảm - HS tự khái quát. nhận được tình cảm của tác giả như thế nào? GV: coi biển cả như nơi chôn rau cắt rốn; khám phá được những điều mới lạ; yêu thêm con người,cuộc sống ở đảo. tại sao SGK phần luyện tập yêu cầu ta - Vì sử dụng bút pháp miêu tả rất thành đọc thuộc lòng đoạn" Mặt trời...nhịp công (tích hợp với phần Tập làm văn - cảnh"? Miêu tả). IV. Tổng kết: Bài ký rất độc đáo ở nghệ thuật miêu tả - Ngôn ngữ, hình ảnh điêu luyện, gợi
  14. thế nào? tả. - So sánh bất ngờ, táo bạo. Em cảm nhận được gì về nội dung? * Thiên nhiên đẹp, đầy sức sống. Cuộc sống sinh hoạt bình yên rộn ràng => Tất cả trỗi dậy một cách mãnh liệt tràn đầy sức sốgn, bình thản trước giông tố ( hình ảnh của cuộc sống và xây dựng mới XHCN những năm 70 của đất nước...) Goi HS đọc ghi nhớ. V. Luyện tập: - Làm 2 bài tập SGK. - Phát phiếu học tập. IV.KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: - Sau khi áp dụng những kinh nghiệm trên đây vào bài giảng, tôi nhận thấy học sinh cả hia lớp rất ham thích khám phá tác phẩm: Đặc biệt là đã toạ ra được những tình huống có vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận. - Bởi vậy: Giờ học sôi nổi hơn. Số học sinh tham gia thảo luận nhiều hơn hẳn (2/3 số học sinh muốn xây dựng bài cho một lần thảo luận). Có nhiều ý kiến hay - không còn hiện tượng học sinh lơ đãng hoặc nói chuyện riêng như trước. Học sinh thích thú vì tự tìm ra được vấn đề mà không lệ thuộc vào các tài liệu như trước. Nhờ đó mà kích thích được sự chủ động sáng tạo của học sinh. sau một thời gian dài (đến ôn tập cuối năm), kiểm tra lại các em vẫn có ấn tượng sâu đậm về tác phẩm. Và đặc biệt, cách khai thác này cũng đã được đồng nghiệp ủng hộ và đồng tình.
  15. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ kết quả bài dạy, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Giáo viên phải thực sự hiểu sâu sắc tác phẩm được dạy. - Phải thực sự tìm tòi nghiên cứu để tìm ra phương pháp thích hợp nhất trên nguyên tắc học sinh là chủ thể cảm thụ, giáo viên là người định hướng tạo điều kiện cho các em cảm thụ cái đẹp của văn chương. - Phải tìm ra được những vấn đề mấu chốt, những tình huống quan trọng, để các em thảo luận dân chủ và tự đánh giá tổng kết. - Cần phải nghiên cứu tài liệu nhưng không ỷ lại, cóp nhặt máy móc mà cần sáng toạ, phát hiện có những điểm riêng cần phải nhấn mạnh. - Cần phải đặt câu hỏi cho mình: Với tác phẩm này nhà văn muốn đặt ra vấn đề gì, cần chú ý một vài nốt nhấn được điểm xuyết trong bức tranh của tác phẩm. Với bài Cô Tô cần: + Cho HS đọc kỹ tác phẩm nếu cần phải học thuộc lòng những đoạn miêu tả đặc sắc. + Cho học sinh thoả luận ở những hình ảnh chi tiết đặc sắc: Hình ảnh vài chiếc nạhn, con hải âu, vài cái lá cam, lá quýt còn sót laị dưới lòng giếng. Đặc biệt là hình ảnh mặt trời lên. + Kết quả cuối cùng phải đạt là học sinh cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên rất tinh khôi, tráng lệ, sự sinh hoạt rộn ràng tấp nập bình yên vào một thời điểm độc đáo: khi bão vừa đi qua; thấy được tính chân thực của những trang ký. + Đồ dùng học tập nên có chân dung và những bút danh đầy hóm hỉnh của Nguyễn Tuân; có bảng phụ ghi những chi tiết đặc săc cho học sinh khắc sâu hơn kiến thức. C. LỜI KẾT LUẬN: Trên đây là một số phương pháp và kết quả cùng những bài học kinh nghiệm mà tôi rút ra từ các giờ học về tác phẩm Cô Tô của Nguyễn Tuân. Những biện pháp đã được áp dụng trong bài dạy tôi thấy đạt kết quả như mình mong muốn, vậy tôi cũng xin mạnh dạn trình bày. Tuy nhiên, chắc chắn phương pháp ấy là tốt với tôi nhưng chưa hẳn đã tốt với người khác, vì vậy tôi mong được sự trao đổi chân tình và nghiêm khắc của đồng nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2