intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Thiết kế bài tập ôn tập với Hot Potatoes

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

326
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hot Potatoes là có những ưu điểm sau:Tạo được bài tập điền vào chỗ trống. Tạo được bài tập ghép cột. Có thể đảo thứ tự ngẫu nhiên của câu hỏi và các đáp án. Có thể tạo ra phản hồi cho các đáp án. Hoàn toàn miễn phí mà lại có thể nhúng được vào Power point, Moodle hoặc có thể chạy độc lập trên 1 trình duyệt bất kỳ. Sau khi tạo xong các bài tập, ngoài việc có thể dùng tại máy tính cá nhân còn có thể đưa lên mạng Internet để học sinh có thể kiểm tra lại kiến thức của mình… Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Thiết kế bài tập ôn tập với Hot Potatoes”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Thiết kế bài tập ôn tập với Hot Potatoes

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC ----------***---------- Mã số:…………………………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BÀI TẬP ÔN TẬP VỚI HOT POTATOES NGƯỜI THỰC HIỆN: Ninh Hữu Lực LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Quản lý giáo dục:…………………… Phương pháp dạy học môn: ............... Phương pháp giáo dục:……………... Lĩnh vực khác: ……………………... Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 – 2013
  2. SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC *** I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN : 1. Họ và tên : Ninh Hữu Lực 2. Ngày tháng năm sinh : 17/11/1981 3. Nam, nữ : Nam 4. Địa chỉ : Ấp 2- Bàu Cạn- Long Thành- Đồng Nai 5. Điện thoại cơ quan : ĐTDĐ : 6. E-mail : 7. Chức vụ : giáo viên 8. Đơn vị cụng tỏc : Trường THPT Long Phước II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Trình độ chuyên môn cao nhất : Đại học sư phạm - Năm nhận bằng : 2006 - Chuyên ngành : Sư phạm tin học III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : giảng dạy - Số năm có kinh nghiệm : 06 - Các chuyên đề đã có trong 6 năm gần đây : 04
  3. MỤC LỤC Nội dung Trang I. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………… 1 II. Tổ chức thực hiện đề tài………………………………………………………….. 2 1. Cơ sở lý luận………………………………………………………………………... 2 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài……………………………. 3 a. Hướng dẫn cài đặt…………………………………………………………………... 4 b. Hướng dẫn Việt hóa………………………………………………………………… 4 c. Đối với module Jquiz………………………………………………………………. 5 d. Đối với module Jclose……………………………………………………………… 7 e. Đối với Jmatch……………………………………………………………………… 9 f. Đối với Jmix………………………………………………………………………… 11 g. Hướng dẫn cấu hình thường dùng của các module…………………………………. 13 III. Kết quả đề tài…………………………………………………………………….. 14 IV. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng……………………………………….. 15 V. Tài liệu tham khảo………………………………………………………………… 15
  4. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần đây đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại. Ở nhà trường THPT công nghệ thông tin đã được sử dụng vào hầu hết các bộ môn với sự hỗ trợ của các phần mềm: PowerPoint, ViOlet, Paintbrush, VCD Cutter, Proshow Gold,... Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng CNTT - nhất là đối với việc thiết kế bài tập ôn tập điện tử - vẫn còn gặp không ít những khó. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi chưa phải giáo viên nào cũng thành thạo vi tính, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên còn ngại áp dụng CNTT vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn giảng bằng giáo án điện tử nên chưa có những kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất, tốn ít thời gian mà hiệu quả cao. Vì những khó khăn trên mà việc sử dụng giáo án điện tử, bài tập điện tử trong dạy học còn hạn chế. Chính vì thế, trong đề tài này tôi xin trình bày một biện pháp nhỏ nhằm thiết kế bài tập ôn tập điện tử có hiệu quả mà
  5. đỡ tốn thời gian bằng phần mềm Hot Potatoes. Đây là một công việc dễ dàng và mang lại nhiều tiện ích vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm công sức cho giáo viên. Năm học 2011 – 2012 và đầu năm học 2012 – 2013 này tôi đã sử dụng phần mềm Hot Potatoes và đã đạt được kết quả nhất định. Hot Potatoes là có những ưu điểm sau: +Tạo được bài tập điền vào chỗ trống. +Tạo được bài tập ghép cột. +Có thể đảo thứ tự ngẫu nhiên của câu hỏi và các đáp án. +Có thể tạo ra phản hồi cho các đáp án. +Hoàn toàn miễn phí mà lại có thể nhúng được vào Power point, Moodle hoặc có thể chạy độc lập trên 1 trình duyệt bất kỳ. +Sau khi tạo xong các bài tập, ngoài việc có thể dùng tại máy tính cá nhân còn có thể đưa lên mạng Internet để học sinh có thể kiểm tra lại kiến thức của mình. +Không giới hạn số câu hỏi trên một trang. +Giao diện trực quan, đơn giản, dễ sử dụng. +Chạy được trên mọi máy mà không cần cài thêm bất kỳ phần mềm nào. +Khống chế thời gian cho 1 bài tập, khi hết giờ học sinh sẽ không thể chọn đáp án nào. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: -Công văn 1801/SGDDT-VP của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai về việc "Ứng dụng CNTT năm học 2012-2013" có yêu cầu: "Tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý. Mỗi giáo viên tự xây dựng được ít nhất 2 bài giảng điện tử/năm học". -Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; -Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
  6. -Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012; -Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Biện pháp 1: Ngoài kiến thức chuyên môn cần phải trang bị những kiến thức tin học cơ bản nhất: Để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cần có: - Có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính - Biết sử dụng phần mềm thông dụng như: Power point, Snagit, ... - Biết cách truy cập và khai thác tài nguyên Internet. - Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh … đơn giản. - Biết cách sử dụng máy chiếu (projector). Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự để sử dụng bài tập điện tử vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không. Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học, mỗi bài học mà có các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được hết các yêu cầu trên thì thật tuyệt vời, các hoạt động của giáo viên trong giờ dạy sẽ rất phong phú và hấp dẫn, lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị bài. Biện pháp 2: Khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng: Từ những câu hỏi được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các bài tập điện tử được trình bày trên máy chiếu, trên mạng internet? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng Hot Potatoes. Biện pháp 3: Đưa các tư liệu cần thiết vào bài dạy: Khi đã sưu tập được những tư liệu cần thiết cần phải có sự chọn lọc cần thiết để đưa vào bài giảng của mình.
  7. * Cụ thể: a. Hướng dẫn cài đặt: - Bạn tải Hot Potatoes tại: http://www.hotpot.uvic.ca/ - Việc cài đặt cũng không có gì khác so với những phần mềm thông dụng như: Microsoft Word. b. Hướng dẫn Việt hóa: - Bạn tải 2 file Vietnam.cfg và Vietnam.hif về máy tại: http://www.mediafire.com/download.php?nn6199sq8pyms2j - Khởi động Hot Potatoes lên > Options > Interface > Load interface file > trỏ đến file Vietnam.hif mà bạn vừa tải về. -Phần chính của cửa xổ này có các module bài tập. Bạn chọn 1 module bất kỳ. Giả sử chọn module JQuiz > Option > Config output > Load > trỏ đến file Vietnam.cfg Giải thích chức năng một số module trên: + JQuiz: Dùng tạo các bài tập trắc nghiệm. + JCloze: Gồm các bài tập điền vào chổ trống.
  8. + Jmix: Môđun dùng để tạo các câu hỏi sắp xếp các từ/cụm từ lộn xộn thành một câu/đoạn hoàn chỉnh theo yêu cầu. + JMatch: Tạo bài tập gồm các câu hỏi kiểu so khớp hay sắp xếp các câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. Cách thiết kế câu hỏi ôn tập: Bạn chọn 1 module bất kỳ để vào giao diện của module ấy. c. Đối với module JQuiz: c1. Giao diện ban đầu: 1 3 2 Mục 1: Nhập tựa đề của bài tập. Mục 2: Nhập nội dung câu hỏi vào trong textbox. Chuyển sang câu hỏi khác bằng cách click vào button Up and Down(hoặc sử dụng nút Page Up, Page Down trên bàn phím) Mục 3: Chọn loại câu hỏi muốn soạn thảo như: một lựa chọn đúng, nhiều lựa chọn đúng...
  9. Các mục còn lại dùng để nhập các lựa chọn (đáp án đúng và đáp án nhiễu) cho câu hỏi đó. Chú ý đáp án nào đúng thì đánh chọn vào ô đáp án đúng. b2. Đây là phần nhập liệu demo: Sau khi nhập xong câu hỏi ta bấm F6 > Chỉ định nơi lưu bài tập > Bấm "xem tập tin bài tập đã tạo ra cho học sinh"
  10. c3. Đây là giao diện mà học sinh sẽ thao tác: -Sau khi lưu file bài tập này (tệp HTML) bạn có thể sử dụng để dạy trên máy cá nhân hoặc upload lên mạng cho học sinh thi thử. -Các module khác ta cũng có quy trình tương tự như module JQuiz. Sau đây giới thiệu các module còn lại. d. Đối với module JClose: d1. Giao diện ban đầu:
  11. 1 2 Mục 1: gõ tiêu đề bài tập. Mục 2: gõ nội dung bài tập: Sau khi gõ xong mục 2, chỗ nào bạn cần tạo ô trống để học sinh điền vào khi làm bài tập thì bôi đen chỗ đó > chọn lệnh tạo ô trống d2. Đây là phần nhập liệu demo:
  12. Sau đó bấm OK coi như xong một câu hỏi. Sau khi thiết kế xong bộ câu hỏi cho một bài, một chủ đề ta cũng lưu (xuất) bằng cách bấm F6 như với JQuiz d. Đây là giao diện mà học sinh sẽ thao tác: e. Đối với JMatch: e1. Giao diện ban đầu:
  13. 1 3 2 Mục 1: Nhập tiêu đề bài ôn tập. Mục 2: đây là những mục được xuất hiện bên trái trong trang web của bạn. Mục 3: đây là những mục xuất hiện bên phải trong trang web mà bạn tạo, có cả phương án nhiễu và phương án đúng. e2. Đây là phần nhập liệu demo:
  14. e3. Đây là giao diện mà học sinh sẽ thao tác: f. Đối với JMix: f1. Giao diện ban đầu: 1 2 3 Mục 1: Nhập tiêu đề bài ôn tập
  15. Mục 2: Đây là nơi mà bạn nhập câu hỏi chính là các phần câu hỏi đã được xáo trộn sau đó yêu cầu người làm sắp xếp lại. Mỗi phần được đặt trên một dòng, chú ý các dấu câu cũng là một phần của câu. Mục 3: Là câu trả lời đúng hay đáp án. f2. Đây là phần nhập liệu demo: f3. Đây là giao diện mà học sinh sẽ thao tác:
  16. g. Hướng dẫn cấu hình thường dùng của các module: g1. Qui định thời gian làm bài tập: -Vào module cần thiết lập > Thay đổi cấu hình > Cấu hình tập tin bài tập > tab Thời gian: g2. Sáo trộn các câu hỏi khi học sinh làm bài (sáo trộn luôn đáp án): -Vào module cần thiết lập > Thay đổi cấu hình > Cấu hình tập tin bài tập > tab Các lựa chọn khác:
  17. g3. Quản lý các câu hỏi trong một bài thi: -Để chèn thêm câu hỏi, xóa, di chuyển thứ tự câu hỏi, sao chép câu hỏi: bạn vào module cần thao tác > Quản lý các câu hỏi > III. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Sau một quá trình nghiên cứu và vận dụng giảng dạy Hot Potatoes vào phần bài tập ôn tập cho học sinh để tôi nhận thấy bài giảng của tôi có phần nâng cao hơn về chất lượng, học sinh cũng nắm bài sâu hơn vì sau mỗi lần chạy các
  18. phương án được sáo trộn ngẫu nhiên, học sinh sẽ hiểu vấn đề của câu hỏi hơn là nhớ thứ tự, vị trí của đáp án. Cách ra đề của tôi cũng rất đa dạng: trắc nghiệm 1 lựa chọn đúng có, trắc nghiệm nhiều lựa chọn đúng có, ghép cột có. Ngoài môn Tin học ra, các môn học khác cũng có thể sử dụng được vì. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: - Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương,các cấp quản lý giáo dục và liên kết với phụ huynh học sinh để tăng cường hơn nữa các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giáo dục. - Tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về GAĐT cho toàn thể giáo viên giảng dạy. - Có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập nâng cao trình độ tin học và xây dựng ý thức vận dụng CNTT vào dạy học. - Cấp trên nên tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về GAĐT trên địa bàn thành phố để học hỏi và nâng cao kỹ năng sử dụng. - Tham mưu với các cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường trong huyện, cần có những chính sách ưu tiên đầu tư cho những đơn vị có thành tích giáo dục cao trong năm học, coi đó như là một phần thưởng xứng đáng cho cả quá trình giáo dục của đơn vị.
  19. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Sách giáo khoa - Sách giáo viên - http://violet.vn/main Long Phước, ngày tháng năm 2013 Người viết Ninh Hữu Lực Ý kiến tổ chuyên môn Phê duyệt của BGH
  20. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Long Thành, ngày tháng năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: THIẾT KẾ BÀI TẬP ÔN TẬP VỚI HOT POTATOES Họ và tên tác giả: Ninh Hữu Lực Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Long Phước Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1