Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG TRÀO “KẾ HOẠCH NHỎ” <br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI<br />
Phong trào kế hoạch nhỏ là một phong trào của thiếu nhi Việt Nam ra đời <br />
năm 1958 do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức theo sáng kiến <br />
của thiếu nhi Tỉnh Sơn Tây và Hải Phòng, lấy kinh phí để xây dựng nhà máy <br />
nhựa thiếu niên tiền phong tại Hải Phòng. Sau nhiều năm triển khai, phong trào <br />
đã phát triển rộng khắp và đạt được nhiều kết quả như: góp phần cho ra đời <br />
"Đoàn tàu lửa mang tên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh", xây dựng <br />
"Khách sạn khăn quàng đỏ" ở Thủ đô Hà Nội, xây dựng tượng đài và khu di tích <br />
kỷ niệm Kim Đồng, xây dựng tượng đài và nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ <br />
Thị Sáu, xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động Đội như mua trống, cờ, khăn <br />
quàng đỏ.<br />
Phong trào "Kế hoạch nhỏ" có ý nghĩa thiết thực nhằm khơi dậy lòng tự <br />
hào về truyền thống vẻ vang của Đội, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết <br />
kiệm, đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn... Có thể nói Kế hoạch nhỏ” là <br />
một trong những phong trào lớn đã trở thành truyền thống trong hoạt động của <br />
Đội Thiếu niên tiền phong thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh suốt mấy chục <br />
năm qua. Với nhiều hoạt động và hình thức thực tế rất phong phú như: thu nhặt <br />
giấy vụn, ve chai, phế liệu, nuôi heo đất... để thực hành tiết kiệm và góp phần <br />
gây quỹ Đội trong thời gian qua rất thành công.<br />
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, phong trào “ kế hoạch nhỏ” đang gặp rất <br />
nhiều khó khăn, chất lượng phong trào không cao và rất khó thực hiện.<br />
Vậy nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để một phong trào “Kế hoạch <br />
nhỏ” có hiệu quả và mang ý nghĩa thật sự ?<br />
Là một giáo viên Tổng phụ trách Đội, bản thân nhận thấy ý nghĩa to lớn <br />
của phong trào kế hoạch nhỏ, đồng thời cũng nhận thấy những khó khăn trước <br />
mắt mà phong trào đang gặp phải. Đồng thời phát huy những thành tích đạt <br />
được trong năm học 2012 – 2013. Chính vì thế, nên tôi chọn đề tài: “Tiếp tục <br />
nâng cao hiệu quả phong trào kế hoạch nhỏ Trường TH” để nghiên cứu, tìm <br />
ra những nguyên nhân, đưa ra những biện pháp thích hợp… nhằm góp phần làm <br />
cho phong trào kế hoạch nhỏ có hiệu quả, đặc biệt là làm cho phong trào “kế <br />
hoạch nhỏ” tiếp tục mang lại ý nghĩa thật sự.<br />
<br />
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 1 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
a. Mục tiêu<br />
Mục tiêu của đề tài là tìm ra các giải pháp tối ưu để góp phần Nâng cao <br />
hiệu quả phong trào “Kế hoạch nhỏ”<br />
Nhằm khơi dậy trong thiếu niên và nhi đồng niềm tự hào về truyền thống <br />
vẻ vang của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao ý thức <br />
trách nhiệm của thiếu nhi trong việc tổ chức xây dựng tổ chức Đội ngày càng <br />
vững mạnh. Giáo dục tính tiết kiệm, tinh thần tương thân tương ái.<br />
<br />
Thông qua phong trào góp phần giáo dục đội viên, bảo vệ môi trường, tinh <br />
thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.<br />
<br />
Nhằm xây dựng quỹ đội trong Liên đội như “Quỹ thiếu nhi nghèo vượt <br />
khó” trong liên đội.<br />
<br />
Phong trào phải được triển khai sâu rộng, đồng bộ, chặt chẽ đúng mục <br />
đích, và có hiệu quả đảm bảo tính giáo dục.<br />
<br />
b. Nhiệm vụ<br />
<br />
Vận dụng cơ sở lý luận về phong trào Đội, kinh nghiệm của bản thân trong <br />
quá trình làm công tác Đội, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân chưa làm tốt Phong <br />
trào “Kế hoạch nhỏ”, phân tích lý giải những vấn đề cần khắc phục, đề ra một <br />
số biện pháp, giải pháp giúp nâng cao hiệu quả phong trào Kế hoạch nhỏ <br />
trường tiểu học. <br />
<br />
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Các anh chị phụ trách sao nhi, Tổng phụ trách Đội trường TH Trưng Vương<br />
Đội viên, Sao nhi đồng,… <br />
<br />
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Nghiên cứu việc Nâng cao hiệu quả phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong Liên <br />
Đội.<br />
tiểu học Trưng Vương xã Bình Hòa, Huyện Krông Ana, Tỉnh ĐăkLăk từ <br />
tháng 1/2011 đến nay.<br />
<br />
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 2 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác Đội<br />
Điều tra, khảo sát<br />
Phương pháp quan sát<br />
Phương pháp lập kế hoạch<br />
Phương pháp kiểm tra, giám sát,… <br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
<br />
Thực hiện theo chương trình công đội và phong trào thanh thiếu nhi của <br />
HĐĐ tỉnh, hội đồng đội huyện , hội đồng đội xã năm học 2012 2013 cũng như <br />
của các năm học trước đều có 4, 5 chương trình lớn. Như năm học 2013 2014 <br />
gồm các chương trình lớn như: chương trình Tự hào truyền thống, tiếp bước <br />
cha anh; Luyện rèn tri thức, vững bước tương lai; Vui khỏe an toàn làm nghìn <br />
việc tốt; Xây dựng đội vững mạnh cùng tiến bước lên Đoàn; Khăn hồng tình <br />
nguyện chắp cánh yêu thương. Trong từng chương trình lớn có đầy đủ các <br />
mục đích cũng như chỉ tiêu cụ thể góp phần thực hiện tốt chương trình công tác <br />
đội và phong trào thiếu nhi trong năm học.<br />
Trong các chỉ tiêu quan trọng trên thì chỉ tiêu thực hiện tốt phong trào “ Kế <br />
hoạch nhỏ” cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng mà liên đội đã đề ra trong năm <br />
học 2014 2015.<br />
Đồng thời thời đây cũng chính là công văn số 01/KH PH giữa Phòng Giáo <br />
dục và Huyện đoàn ngày 10 tháng 5 năm 2012 về việc “ Nuôi heo đất khuyến <br />
học; và công văn công văn số 03/HĐĐ ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Huyện <br />
đoàn về việc thực hiện mô hình “ Nuôi heo đất khuyến học” trong trường học;<br />
Trong kế hoạch xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích <br />
cực” của trường năm học 2014 2015, có 5 nội dung: Xây dựng trường lớp <br />
“Xanh ,sạch, đẹp, an toàn”; Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm của <br />
học sinh, giúp các em tự tin trong học tập; Rèn kỹ năng sống cho học sinh; Tổ <br />
chức hoạt động tập thể; Học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy các <br />
giá trị văn hóa, lịch sử, cách mạng ở địa phương. Chính vì thế, với mục tiêu cùng <br />
với nhà trường góp phần thực hiện tốt phong trào xây dựng “ Trường học thân <br />
thiện học sinh tích cực”, tôi đã phát động nhiều phong trào như: Phong trào hoa <br />
điểm 10, đôi bạn cùng tiến, phong trào xây dựng Trường, lớp Xanh Sạch <br />
Đẹp, phong trào kế hoạch nhỏ…theo từng chủ đề tháng và hưởng ứng các <br />
phong trào do hội đồng đội huyện phát động. Từ đó cùng với nhà trường góp <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 3 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích <br />
cực”.<br />
<br />
II.2. THỰC TRẠNG<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
* Thuận lợi<br />
Tình hình hoạt động đội có nhiều thuận lợi, do có sự hỗ trợ và chỉ<br />
đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường. Có sự quan tâm sâu sắc của các cấp <br />
ủy Đảng, chính quyên địa phương và các ban nghành đoàn thể, đặc biệt là tổ <br />
chức Đoàn thanh niên.<br />
Ban phụ trách đội nhà trường hoạt động tích cực, có sự phối hợp chặt chẽ <br />
với nhau giữa các bộ phận trong nhà trường.<br />
Sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường thực hiện một cách đồng <br />
bộ và hiệu quả trong các mặt hoạt động phong trào kể cả công tác chuyên môn<br />
Liên đội đạt liên đội vững mạnh trong 2 năm liền.<br />
*Khó khăn <br />
Cơ sở vật chất của đơn vị còn nhiều thiếu thốn.<br />
Đặc biệt đội viên con gia đình nghèo chiếm tỉ lệ cao. Khi đến trường <br />
không có đủ đồng phục, thậm chí buổi sáng nhiều em đến trường nhịn đói.<br />
Nguồn kinh phí hoạt động đội của nhà trường chủ yếu là tự phát, sự<br />
hỗ trợ từ phía địa phương đôi lúc quan tâm chưa kịp thời và chưa đúng mức. <br />
Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tổ chức các hoạt động dành cho công tác đội <br />
trong nhà trường.<br />
Chưa có phòng Truyền thống Đội nên việc sinh hoạt chưa có chỗ để sinh <br />
hoạt. Công tác trưng bày phòng truyền thống gặp khó khăn nên dẫn đến việc <br />
tuyên truyền, giáo dục cũng gặp khó khăn.<br />
Tổng phụ trách là giáo viên mới nhận công tác, chưa được đào tạo chính <br />
quy về công tác Đội, lòng nhiệt tình có song hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ.<br />
b. Thành công hạn chế<br />
*Thành công : Nghiên cứu công tác Nâng cao Phong trào kế hoạch nhỏ trong <br />
năm vừa qua đã được kết quả nhất định, làm cho công tác Đội nhi trong trường <br />
học ngày càng sôi nổi hơn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh đến <br />
lớp, đến trường.<br />
*Hạn chế :<br />
Chưa được sự quan tâm thật sự của anh chị phụ trách chi Đội, Sao nhi <br />
đồng và năng lực hoạt động Đội của Ban chỉ huy liên, chi đội còn nhiều hạn <br />
chế.<br />
Các em chưa phát huy được vai trò tự quản.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 4 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
Học sinh chưa thật sự mạnh dạn tham gia.<br />
Đội ngũ phụ trách Sao còn rụt rè chưa linh hoạt mở rộng nội dung sinh <br />
hoạt, các em nhi đồng còn lúng túng trong sinh hoạt.<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu<br />
* Mặt mạnh: Khi Tổng Phụ Trách Đội đề ra kế hoạch xây dựng các phong <br />
trào đều được sự thống nhất của lãnh đạo nhà trường cũng như của tất cả mọi <br />
giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy việc tổ chức thu gom trở nên thuận lợi.<br />
* Mặt yếu : Trong những năm vừa qua, việc thực hiện tổ chức phong trào <br />
kế hoạch nhỏ ở Liên đội được tiến hành một năm/ hai lần. Nhìn chung, việc <br />
thực hiện chưa mang tính tự giác ở các tập thể lớp nhi đồng và cả các nhóm sao <br />
nhi đồng. Phong trào còn chịu ràng buộc bởi các bảng điểm thi đua. Học sinh <br />
chưa thật thích thú với nội dung chưa đa dạng và phong phú, phụ trách sao <br />
hướng dẫn cũng hạn chế về kỹ năng nên phong trào chưa sôi nổi.<br />
d. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế, yếu kém <br />
* Nguyên nhân của sự thành công : Sự thành công bắt đầu từ sự tâm huyết, <br />
nhiệt tình của giáo viên tổng phụ trách Đội và học sinh trong toàn trường cùng <br />
nhau thực hiện kế hoạch.<br />
Công việc, kế hoạch của mình đề ra làm sao cho lãnh đạo các cấp ủng hộ <br />
để Liên đội thực hiện nhiệm vụ đề ra.<br />
*Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém: Giáo viên Tổng phụ trách Đội còn <br />
thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo hay tập huấn nhiều về công tác Đội. <br />
Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên Tổng phụ trách Đội và Anh (chị) <br />
phụ trách chi đội. Anh (chị) phụ trách chi đội đa phần là những người lớn tuổi, <br />
một số còn rụt rè và phụ trách chi đội trẻ thì chưa có kinh nghiệm nhiều về <br />
phong trào đội.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng<br />
Trường TH Trưng Vương gồm có 1 điểm tại Thôn 4 xã Bình Hòa, nằm <br />
vùng ven thị trấn Buôn Trấp<br />
Tổng số học sinh toàn trường năm học 2013 – 2014 là 262 học sinh ( tính <br />
đến thời điểm cuối học kỳ I), gồm 11 lớp chia đều cho 5 khối.<br />
Đa số các em học sinh ở đây đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng các em <br />
luôn tích cực tham gia phong trào kế hoạch nhỏ. Số lượng quyên góp năm sau <br />
luôn cao hơn năm trước. Riêng học kỳ I năm học 2012 2013, các em đã quyên <br />
góp hơn 1.000.000đồng, đạt chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra Liên đội còn thực hiện <br />
phong trào “ kế hoạch nhỏ” trang bị thêm những chậu hoa kiểng và ghế đá <br />
dưới những tán cây trong khuôn viên trường, góp phần tạo cảnh quang Trường <br />
Xanh sạch đẹp, giúp các em có nơi vui chơi giải trí.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 5 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
Ngay từ đầu năm học, các học sinh nghèo được hổ trợ tập, sách, quần áo… <br />
từ nguồn thu xã hội hóa giáo dục, từ quỹ kế hoạch nhỏ… qua đó đã giúp các em <br />
an tâm học tập.<br />
Không chỉ tiếp sức cho học sinh nghèo, phong trào kế hoạch nhỏ cũng đã <br />
gây quỹ hỗ trợ cho Liên đội tổ chức nhiều hoạt động, phong trào phong phú, <br />
như: văn hóa văn nghệ, ngày hội trò chơi dân gian,... góp phần nâng cao chất <br />
lượng giáo dục thể chất cho học sinh.<br />
Tuy nhiên trong các năm học trước, khi phát động phong trào kế hoạch nhỏ <br />
“ Xây dựng tượng Anh Kim Đồng” thì phong trào đạt kết quả không cao, đạt <br />
khoảng 75% , và gần đây nhất là quỹ “ giúp bạn nghèo vượt khó” đạt 69% . Từ <br />
thực tế trên, rõ ràng cho thấy tình trạng thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ của <br />
đơn vị ngày càng khó thực hiện và không đạt hiệu quả cao. Vậy nguyên nhân do <br />
đâu?<br />
Để trả lời câu hỏi trên cũng như tìm ra biện pháp giúp nâng cao hiệu quả <br />
phong trào “kế hoạch nhỏ” tôi đã nghiên cứu và đưa ra phân tích một số nguyên <br />
nhân sau:<br />
e.1. Phát động phong trào kế hoạch nhỏ chưa có ý nghĩa cao<br />
Từ thực tế nhiều phong trào kế hoạch nhỏ, bản thân nhận thấy một số <br />
phong trào không có ý nghĩa thiết thực, phong trào kế hoạch nhỏ bị “biến <br />
tướng” trở thành phong trào đóng góp bằng tiền mặt.<br />
Phát động phong trào cho có, không có sự đôn đốc, động viên, khen thưởng <br />
nhắc nhở, sơ kết tổng kết phong trào.<br />
e.2. Học sinh chưa hiểu ý nghĩa của phong trào kế hoạch nhỏ<br />
Đây là phong trào đòi hỏi học sinh phải mang tính chất tự nguyện, và chỉ <br />
khi nào các em hiểu được ý nghĩa thật sự của phong trào thì tinh thần tự nguyện <br />
được nâng cao. Còn hiện nay, đa số học sinh chỉ biết đó là kế hoạch nhỏ là phải <br />
đóng 1000đồng, hay 2000 đồng… chứ không biết gì về ý nghĩa, về những việc <br />
làm thiết thực mà phong trào mang lại.<br />
e.3. Phụ huynh học sinh không biết về phong trào kế hoạch nhỏ<br />
Chúng ta biết rằng chất lượng giáo dục là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà <br />
trường – gia đình – và xã hội. Chính vì thế việc giữ mối quan hệ giữa nhà <br />
trường và gia đình là một mối quan hệ vô cùng quan trọng.<br />
Trong thời đại ngày nay, bất kỳ hoàn cảnh gia đình nào thì việc lo cho con <br />
ăn học vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên ở mức độ là phụ <br />
huynh học sinh thì chủ yếu là chỉ quan tâm đến việc học lực của con là chủ yếu, <br />
xem con mình học khá – giỏi… chứ rất ít quan tâm đến các hoạt động phong <br />
trào. Từ đó cho thấy các phong trào kế hoạch nhỏ mà nhà trường phát động phụ <br />
huynh học sinh không nắm được, chính vì thế mà sự phối hợp giữa nhà trường, <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 6 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
phụ huynh, học sinh trong phong trào cũng gặp rất nhiều khó khăn, phụ huynh <br />
học sinh lại xem đây là một khoản tiền mình cần phải đóng chứ không biết đây <br />
là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa.<br />
e.4. Chưa phát động phong trào kế hoạch nhỏ rộng rãi đến học sinh<br />
Do hoàn cảnh kinh tế, một số phong trào “ kế hoạch nhỏ” ở một số lớp chỉ <br />
phát động đến những học sinh có hoàn cảnh gia đình khá giả. Vì các em có hoàn <br />
cảnh gia đình tương đối tốt thì việc thưc hiện phong trào cũng nhanh hơn.<br />
e.5. Phương pháp phát động phong trào kế hoạch nhỏ chưa có hiệu <br />
quả.<br />
Từ các nguyên nhân trên cho thấy nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến <br />
phong trào “kế hoạch nhỏ” ngày càng kém hiệu quả là do phương pháp phát <br />
động phong trào không có hiệu quả.<br />
Khi phát động phong trào không có kế hoạch cụ thể như: mục đích, yêu <br />
cầu, thời gian thực hiện, nội dung – hình thức thực hiện, biện pháp thực hiện….<br />
Khi phát động phong trào khô khang, không thu hút được học sinh, không <br />
nêu bậc được ý nghĩa thiết thực mà phong trào mang lại.<br />
Thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh trong việc thực <br />
hiện phong trào kế hoạch nhỏ.<br />
Chưa giáo dục tốt các em tinh thần tương thân tương ái, ý thức tiết kiệm, <br />
bảo vệ môi trường... thông qua phong trào “ kế hoạch nhỏ”.<br />
<br />
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Phong trào kế hoạch nhỏ thực chất là bài học thiết thực nhất về đạo đức, <br />
lối sống cho học sinh. Thông qua phong trào này, chính các em đã góp phần giúp <br />
đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường. Để rồi qua đó, <br />
những hạt mầm của tình tương thân tương ái sẽ dần nảy nở trong lòng các em, <br />
góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách, lối sống,...<br />
Chính vì thế, để phong trào “ kế hoạch nhỏ” ngày càng lan tỏa, thu hút <br />
nhiều đội viên, nhi đồng tham gia thì phải có những thay đổi, những biện pháp, <br />
giải pháp đối với từng đối tượng tác động đến phong trào, đặc biệt là trong công <br />
tác tuyên truyền vận động.<br />
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Cụ thể như sau:<br />
b.1. Đối với BGH<br />
Ngay từ đầu năm học cần cũng cố Ban phụ trách đội, phát huy tốt vai trò <br />
của giáo viên tổng phụ trách đội giáo viên Phụ trách đội (GVCN).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 7 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
Tham dự tổng kết công tác đội để nắm tình hình hoạt động của Liên đội <br />
năm học trước cũng như biết được trọng tâm của năm tiếp theo, từ đó có sự chỉ <br />
đạo cho Ban phụ trách đội từng nội dung, chỉ tiêu quan trong cần phải thực <br />
hiện.<br />
b.2. Đối với Giáo viên Tổng phụ trách Đội<br />
Phát huy tốt vai trò tham mưu trong việc phát động các phong trào.<br />
Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể như: mục đích, yêu cầu, thời <br />
gian thực hiện, nội dung hình thức và biện pháp thực hiện…. phát động đến <br />
toàn liên đội, đặc biệt là thông qua cuộc họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng <br />
sư phạm.<br />
Theo dõi, đôn đốc ban chấp hành Liên – chi đội, đội viên học sinh trong <br />
việc tham gia thực hiện các phong trào.<br />
Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện phong trào thông qua các cuộc <br />
họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm.<br />
Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở , giáo dục ý ngĩa của phong trào, <br />
thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đội, sinh <br />
hoạt sao….<br />
Tuyên dương kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong thực <br />
hiện phong trào “ kế hoạch nhỏ”.<br />
b.3. Đối với giáo viên phụ trách đội (GVCN)<br />
Ngoài việc tuyên truyền dưới cờ, sinh hoạt đội và sinh hoạt sao thì việc <br />
tuyên truyền, phát động của giáo viên chủ nhiệm cũng góp phần rất quan trọng <br />
đến hiệu quả của phong trào kế hoạch nhỏ. Giáo viên chủ nhiệm là người <br />
thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với các em cũng như đối với phụ huynh học <br />
sinh. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm sẽ là một cầu nối quan trọng để phong <br />
trào “ kế hoạch nhỏ” đạt kết quả cao. Để thực hiện tốt, giáo viên chủ nhiệm <br />
cần:<br />
Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở giáo dục các em về ý nghĩa của <br />
phong trào hàng ngày, đặc biệt là trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm.<br />
Tạo sự thân thiện, gần gũi giữa phong trào “ kế hoạch nhỏ” đối với các em. <br />
Cần có thái độ mềm dẻo thu hút học sinh, tránh tình trạng triển khai qua loa cho <br />
có, “ em nào tham gia được thì tham gia, không tham gia thì thôi”.<br />
Cần có sự theo dõi, kiểm tra đôn đốc công tác thực hiện phong trào của lớp <br />
mình.<br />
Tạo điều để phụ huynh học sinh biết về phong trào kế hoạch nhỏ. Đối với <br />
các phong trào lớn được triển khai ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm <br />
cần triển khai đến phụ huynh học sinh thông qua các cuộc họp phụ huynh học <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 8 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
sinh , từ đó cùng với nhà trường tuyên truyền vận động cho phụ huynh học sinh <br />
hiểu và đồng tình ủng hộ kế hoạch đã đề ra.<br />
b.4. Đối với Ban chỉ huy (Ban chấp hành) Liên chi đội<br />
Ban chỉ huy Liên chi đội là người trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của <br />
phong trào. Ban chỉ huy Liên – chi đội là lực lượng nồng cốt trong việc thực <br />
hiện các phong trào.<br />
Chính vì thế các em học sinh nằm trong ban chấp hành liên chi đội phải là <br />
những học sinh gương mẫu, nhanh nhẹn, có khả năng nói mang tính thuyết phục <br />
các bạn.<br />
Ban Chỉ huy Liên đội thường xuyên tuyên truyền cho các em về ý nghĩa, <br />
mục đích của phong trào kế hoạch nhỏ, đặc biệt là các phong trào lớn như : Xây <br />
tượng Anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, hay gây quỹ học bỗng…. cần nêu rõ ý <br />
nghĩa cụ thể của từng phong trào.<br />
Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý nghĩa của phong trào thông qua chào <br />
cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt đội, sinh hoạt sao cũng như phát thanh măng <br />
non.<br />
Định hướng cho các bạn có nhiều hình thức thức hiện kế hoạch nhỏ như: <br />
thu gom giấy vụn, phế liệu, tiết kiệm quà ăn sáng…. giúp cho các bạn thực hiện <br />
phong rào dễ dàng hơn.<br />
Liên đội trường đều bố trí ở mỗi lớp học 2 sọt rác, để khi học sinh có giấy <br />
vụn, giấy nháp… thì học sinh sẽ tự giác bỏ vào và phân loại, ban chấp hành Chi <br />
đội sẽ thu gom lại, ghi vào sổ theo dõi.<br />
Bên cạnh đó, những học sinh tích cực tham gia phong trào đều được xem <br />
xét để ban chấp hành Liên đội khen thưởng và tuyên dương danh hiệu “Nhi <br />
đồng ngoan” hay “Đội viên xuất sắc”, qua đó khích lệ các em phấn đấu, hăng <br />
hái tham gia phong trào.<br />
b.5. Đối với Phụ huynh học sinh<br />
Như đã nói ngay từ đầu, việc giữ mối liên hệ giữa nhà trường và PHHS là <br />
rất cần thiết, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng <br />
như các hoạt động khác.<br />
Khi phụ huynh học sinh hiểu được ý nghĩa thật sự của phong trào thì phong <br />
trào rất dễ dàng thực hiện.<br />
Phụ huynh học sinh cần giữ mối liên hệ mật thiết với nhà trường cũng nhữ <br />
đối với giáo viên chủ nhiệm, từ đó giúp cho phụ huynh nắm rõ hơn về các hoạt <br />
động học tập của con mình nhưng đồng thời cũng hiểu được các hoạt động <br />
phong trào trường, của lớp.<br />
Tạo điều kiện thuận lợi cho con em tham gia tốt các hoạt do trường tổ <br />
chức, có thể sẽ giúp phát triển toàn diện học sinh. Ngoài ra khi học sinh tham gia <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 9 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
các phong trào kế hoạch nhỏ còn là điêu kiện để các em thể hiện mình như: ý <br />
thức tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh, tương thần đoàn kết, tương thân tương ái…<br />
Mặt khác, một số kế hoạch lớn trường còn phải tham khảo ý kiến của phụ <br />
huynh học sinh.<br />
Sự đồng tình và thấu hiểu của phụ huynh học sinh là một yếu tố giúp cho <br />
phong trào kế hoạch nhỏ ở trường học đạt hiệu quả cao.<br />
b.6. Đối với Đội viên, học sinh<br />
Đây là lực lượng chính thm gia vào phong trào “kế hoạch nhỏ”. Phong trào <br />
có thành công hay thất bại là do lực lượng này.<br />
Để phong trào kế hoạch nhỏ thành công, thì lực lượng này phải thật sự <br />
hiểu về ý nghĩa của phong trào, nội dung, hình thức thực hiện phong trào. Nếu <br />
các em học sinh không hiểu được ý nghĩa, nội dung, hình thức thực hiện thì rất <br />
dễ làm cho phong trào sai lệch về ý nghĩa, không thực hiện được.<br />
Vì vậy các em học sinh cần phải chú ý lắng nghe giáo viên Tổng phụ trách <br />
triển khai kế hoạch dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm triển khai ở lớp cũng cũng <br />
như khi tham gia sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao…<br />
Tuyên truyền rộng rãi trong các bạn với hình thức truyền miệng, kêu gọi <br />
với nhau cùng thực hiện.<br />
Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ theo đúng kế hoạch mà Liên đội đề ra <br />
như nội dung hình thức, thực hiện tốt theo ý nghĩa phong trào. Tránh tình trạng <br />
làm kế hoạch nhỏ mà về xin tiền gia đình mua sách, báo, phế phẩm đóng cho <br />
thầy cô…<br />
Thể hiện tinh đoàn kết, tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh, tương thân tương ái… <br />
góp phần thành công cho các hoạt động của trường.<br />
Tóm lại:<br />
Từ thực tiễn phát động phong trào “kế hoạch nhỏ” các năm học trước của <br />
chính bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi nhận thấy với <br />
những biện pháp nêu trên đã góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Kế hoạch <br />
nhỏ” tại đơn vị trong năm học 2012 2013. Cụ thể như sau:<br />
Để thực hiện tốt phong trào kế hoạch nhỏ, góp phần xây dựng tốt “ <br />
trường học thân thiện, học sinh tích cực” đồng thời hoàn thành tốt chương <br />
trình công tác đội và phong trào thiếu nhi năm hoc 2013 – 2014 theo chương <br />
trình, kế hoạch của HĐĐ các cấp, ngay từ đầu năm học Liên đội đã lập kế <br />
hoạch phát động phong trào kế hoạch nhỏ “ Nuôi heo đất gây quỹ học bỗng” <br />
để tặng học sinh nghèo có nhiều thành tích và cố gắng trong học tập.<br />
Đến thời điểm hiện tại, (tháng 3/2013) số lượng “ Heo đất” của Liên đội là <br />
22 con heo đất, tổng trị giá quyên góp tính thành tiền là 3.300.000 đồng, đạt <br />
100% so với kế hoạch đề ra.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 10 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
Ngoài ra, trong năm học 2013 – 2014, Liên Đội còn phát động phong trào Kế <br />
hoạch nhỏ mua ghếđá trang bị ở các khu vực có cây xanh một cách rộng rãi, kết <br />
quả đã vận động được sự ủng hộ của rất nhiều đối tượng: giáo viên, phụ huynh <br />
học sinh, học sinh với tổng cộng là 17 ghế đá. Đây là một trong những phong <br />
trào lớn và thành công với sự tham gia của rất nhiều đối tượng, góp phần Xây <br />
dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
Ngoài ra liên đội còn phát động nhiều phong trào kế hoạch nhỏ khác như: <br />
trang trí cây xanh trong phòng học, mua chậu kiểng trong lớp… đều mang lại <br />
kết quả cao.<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Xây dựng nội dung, xin chủ trương Ban giám hiệu thông qua hội đồng <br />
sư phạm nhà trường, ban phụ trách đội, xin ý kiến và sự đồng tình của Ban đại <br />
diện Hội cha mẹ học sinh thống nhất để thực hiện phong trào.<br />
<br />
Xây dựng kế hoạch cụ thể trình ban giám hiệu ký duyệt để tổ chức phát <br />
động phong trào, kết hợp với ban chấp hành Đoàn trường, ban phụ trách đội. <br />
Sau khi được sự thống nhất thì bản thân tổng phụ trách tiến hành phát động <br />
đến từng học sinh kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, ban chỉ huy Liên, Chi <br />
đội để thực hiện phong trào. <br />
<br />
Phương pháp xây dựng kế hoạch theo chủ điểm hàng tháng.<br />
Tập huấn về việc lợi ích khi tham gia phong trào kế hoạch nhỏ.<br />
Kiểm tra đánh giá, theo dõi việc thực hiện của các em qua từng tháng.<br />
Nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình, xã hội.<br />
Thường xuyên kiểm tra đánh giá qua các buổi sinh hoạt Sao.<br />
Tổ chức thi đua khen thưởng giữa các Sao các lớp nhi đồng.<br />
Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng.<br />
Đề các mức thưởng cho các chi đội trưởng, phụ trách sao nhi xuất sắc.<br />
Thưởng cho các Sao sinh hoạt sôi nổi. Tham mưu với lãnh đạo nhà trường <br />
cho các em tham gia các danh lam thắng cảnh, tham gia học hỏi các mô hình sinh <br />
hoạt Đội, Sao các trường bạn trong và ngoài huyện.<br />
<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Trong hệ thống công tác Đội Sao nhi trong trường học thì hội đồng đội <br />
huyện quản lý nhưng theo chuyên môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp thì Phòng <br />
Giáo dục và Đào tạo huyện quản lý. Chính vì sự quản lý đó nên tạo mối quan <br />
hệ khăng khít với nhau. Nhằm tạo ra môi trường học tập không nhàm chán, vui <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 11 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
vẻ, tự tin, một môi trường xanh sạch đẹp trong việc học tập thì việc sinh <br />
hoạt Sao Nhi để tổ chức phong trào kế hoạch nhỏ rất cần thiết trong môi <br />
trường tiểu học. Chính vì vậy, công tác Đội trong trường học rất đang được các <br />
cấp quan tâm. Từ những giải pháp và biện pháp trên cho chúng ta thấy chúng <br />
thống nhất với nhau đồng một quan điểm đó là đưa bàn bạc, tham mưu một <br />
cách cụ thể trong hệ thống các cấp và trong toàn Liên đội dể họ thấu đáo nhiệm <br />
vụ chung từ đó đưa ra những giải pháp và biện pháp hữu hiệu nhất cho công <br />
việc.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Kết quả khảo nghiệm<br />
Từ đầu năm học 2011 2012 đến nay, sau khi áp dụng một số biện pháp <br />
trên. Tôi đã nhận thấy rằng: Kết quả việc tổ chức Phong trào kế hoạch nhỏ ở <br />
Liên đội Tiểu học Trưng Vương đã có tiến bộ về chất lượng hơn những năm <br />
qua. Các Lớp nhi đồng đã thực hiện tốt nếp sinh hoạt với tinh thần tự giác tích <br />
cực, có tính tự quản cao, 100% nhi đồng tham gia theo định kỳ 1 lần/ tháng. Các <br />
em đã biết được thông cảm và giúp đỡ bạn bè được giáo dục về kĩ năng sống <br />
gần gũi với bạn bè, gia đình và người thân,... giáo dục về dinh dưỡng, có lời nói <br />
hay, cử chỉ đẹp, biết bảo vệ môi trường và vệ sinh cá nhân, an toàn giao thông, <br />
… và hiểu ý nghĩa các chủ điểm, ngày cao điểm, tham gia tốt các phong trào do <br />
Nhà trường và Liên đội phát động. <br />
Giá trị khoa học<br />
Đối với hội đồng đội : Đây là mô hình cho công tác xã hội hoá giáo dục, cần <br />
nhân rộng hơn nữa trong toàn huyện, nó thật sự có hiệu quả mang lại nhiều <br />
thành công trong công tác Đội và Sao.<br />
Đối với công tác quản lí: Người làm công tác quản lí không chỉ quản lí việc <br />
dạy và học bằng các văn bản pháp luật mà còn là người lãnh đạo, xây dựng <br />
chiến lược lâu dài cho đơn vị mình ngày một phát triển quy mô về số lượng và <br />
chất lượng. Xây dựng được thương hiệu của trường trên những chất lượng đã <br />
đạt được của công tác Dạy và học cũng như công tác xây dựng cơ sở vật chất.<br />
Đối với giáo viên: Là giáo viên một trong những giúp học sinh có tinnh thần <br />
học tập và phấn khởi hơn trong việc đến trường.<br />
Đối với học sinh: Ngoài việc học tập học sinh còn được thỏa mái vui chơi, <br />
sáng tạo, học hỏi.<br />
Tóm lại: Công tác Sinh hoạt Sao nhi đồng không chỉ trong đơn vị phát động <br />
mà cần đến rất các Trường, hội đồng đội các xã tổ chức để tạo môi trường vui, <br />
khỏe cho các em học sinh.<br />
4. Kết quả<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 12 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
So với năm học 2011 2012, kết quả các phong trào và Hội thi trong năm <br />
học: 2012 2013 có nhiều tiến bộ. Đặc biệt sau thời gian áp dụng “ Nâng cao <br />
hiệu quả phong trào kế hoạch nhỏ” Trường TH Trưng Vương thu được kết <br />
quả cụ thể như sau:<br />
<br />
NĂM HỌC: 2012<br />
NĂM HỌC: 20112012<br />
2013<br />
TT PHONG TRÀO TS TS TS Kết <br />
TS lớp <br />
HS Kết quả lớ p HS quả<br />
tham <br />
tham cả năm tham tham cả <br />
gia<br />
gia gia gia năm<br />
1 Thu gom giấy vụn 10 292 252kg 11 263 322kg<br />
2 Thu gom vỏ lon bia 292 750lon 11 263 1000lo<br />
10<br />
n<br />
3 Tiết kiệm, nuôi heo 292 1.950.00 11 263 3.195.0<br />
10<br />
đất 0đ 00đ<br />
4 Phong trào giúp bạn 292 Mua 20 11 263 Mua 32 <br />
nghèo vượt khó 10 quyển quyển <br />
lịch lịch<br />
5 Ủng hộ trẻ em 292 1.200.00 11 263 2.500.0<br />
10<br />
khuyết tật,… 0đ 00đ<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
III.1. KẾT LUẬN<br />
Thực hiện phong trào “ kế hoạch nhỏ” là một trong những sự chỉ đạo của <br />
HĐĐ các cấp. Công tác xây dựng phong trào “ kế hoạch nhỏ” trong nhiều năm <br />
qua đã tác động sâu sắc và mang nhiều ý nghĩa đến cơ sở đội.<br />
Hình thức này đã mang lại cho Liên đội nguồn quỹ khá lớn phục vụ cho các <br />
hoạt động của đội cũng như của nhà trường.<br />
Phong trào “ kế hoạch nhỏ” không những mang lại ý nghĩa về vật chất mà <br />
còn mang lại ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục đội viên, học sinh biết giữ gìn <br />
vệ sinh Trường Xanh sạch đẹp, biết thực hành tiết kiệm, thể hiện tinh thần <br />
đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè.<br />
Sự thành công của phong trào “ kế hoạch nhỏ” là sự thấu hiểu về ý nghĩa <br />
thật sự của phong trào, về nội dung và hình thực thực hiện. <br />
Sự quan tâm của PHHS, sự phối hợp tốt giữa nhà trường gia đình và xã <br />
hội nhất định sẽ làm cho phong trào kế hoạch nhỏ mang lại hiệu quả cao nhất.<br />
III.2. KIẾN NGHỊ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 13 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
PGD và HĐĐ phối hợp chỉ đạo thực hiện chuyên đề thêm các nội dung <br />
liên quan đến phong trào “Kế hoạch nhỏ”, giúp cho các Liên đội có thêm kinh <br />
nghiệm trong việc phát động phong trào.<br />
<br />
<br />
Bình Hòa, ngày 22 tháng 02 năm 2015<br />
Người thực hiện <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Thị Hiền Dung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 14 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
1 Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Bùi Sỹ Tùng Nhà xuất <br />
Hồ Chí Minh bản Giáo dục 2003.<br />
<br />
2 Kĩ năng công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Trần Quang Đức Nhà <br />
Chí Minh . xuất bản Thanh Niên <br />
2006.<br />
3 Phương pháp tổ chức công tác Đội TNTP Nguyễn Minh Quang <br />
Hồ Chí Minh . Tài liệu đào tạo giáo viên <br />
tiểu học Nhà xuất bản <br />
Giáo dục.<br />
4 Sổ tay rèn luyện đội viên. Hội đồng đội TW.<br />
<br />
<br />
5 Một số tài liệu hướng dẫn công tác Đội Nhà xuất bản Kim Đồng<br />
TNTP Hồ Chí Minh.<br />
6 Tạp chí giáo dục Tiểu học. Nhà xuất bản Kim Đồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 15 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM <br />
CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Phong Ba<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 16 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM <br />
CẤP HUYỆN<br />
<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
...................................................................................................................<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 17 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................Trang 1<br />
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI............................................................................Trang 1<br />
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ................................................Trang 1<br />
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................Trang <br />
2<br />
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................Trang 2<br />
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................Trang 2<br />
II. PHẦN NỘI DUNG...................................................................................Trang 3<br />
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................Trang 3<br />
II.2. THỰC TRẠNG......................................................................................Trang 3<br />
a. Thuận lợi, khó khăn...................................................................................Trang 4<br />
b. Thành công hạn chế................................................................................Trang 4<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu...................................................................................Trang <br />
4<br />
d. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế, yếu kém .......................Trang <br />
5<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng..................................................Trang <br />
5<br />
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP.....................................................................Trang 7<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.............................................................Trang <br />
7<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp...............................Trang <br />
7<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.............................................Trang <br />
10<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp...............................................Trang <br />
11<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu.................Trang 11<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.........................................................Trang 12<br />
III.1. KẾT LUẬN........................................................................................Trang 12<br />
III.2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................Trang 13<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................Trang 14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 18 -<br />
Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
́ ̣ ̣<br />
Giao viên TPT Đôi : Lê Thi Hiên Dung.<br />
̀ - Trang 19 -<br />