PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG: THCS NGUYỄN TRÃI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC <br />
NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC TRONG KHI HỌC KỸ <br />
THUẬT NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CỦA HỌC SINH LỚP 8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: NGUYỄN MINH HẢI<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi<br />
Trình độ đào tạo: Đại Học Sư Phạm<br />
Môn đào tạo: GDTC<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
I. Phần mở đầu: <br />
1. Lý do chọn đề tài. <br />
Trang 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Trang 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu Trang 2<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trang 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. Trang 3<br />
II. Phần nội dung <br />
1. Cơ sở lý luận Trang <br />
4<br />
2.Thực trạng <br />
2.1 Thuận lợi khó khăn <br />
Trang 5<br />
2.2 Thành công hạn chế <br />
Trang 5<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu <br />
Trang 5<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
Trang 6<br />
3 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra. Trang <br />
7<br />
3. Giải pháp, biện pháp: <br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp <br />
Trang 10<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
Trang 11<br />
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
Trang 12<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Trang 12<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Trang <br />
12<br />
<br />
2<br />
III. Kết luận, Kiến nghị<br />
1 Kết luận Trang 12<br />
2 Kiến nghị <br />
Trang 13<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU: <br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bảo, công <br />
cuộc xây dựng quê hương đất nước đổi mới hằng ngày. Vì vậy tri thức giảng <br />
dạy trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, <br />
dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa của khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có <br />
thể vận dụng vào cuốc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá <br />
trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuộc đời. Vậy việc trang bị những kiến thức <br />
phổ thông cho học sinh trường trung học cơ sở là một việc làm vô cùng quan <br />
trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh. <br />
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của <br />
nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng <br />
về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Mục tiêu của giáo <br />
dục thể chất là phát triển các thành tích thể thao đồng thời góp phần hình thành <br />
nhân cách cho học sinh các cấp.<br />
Ngày nay trong hệ thống giáo dục thể chất ở nước ta, điền kinh là môn <br />
Thể thao có một vị trí rất quan trọng. Nó được mệnh danh là Nữ hoàng trên võ <br />
đài Olympic và là nội dung cơ bản trong các chương trình thi đấu tại các kì Đại <br />
hội quốc gia, khu vực. Chính vì vậy điền kinh được phổ biến trong các trường <br />
phổ thông và là nội dung chính nhằm phát triển tố chất thể lực chung.<br />
Việc nâng cao thành tích môn học điền kinh trong các trường trung học cơ <br />
sở luôn là yếu tố cần thiết, nhưng để đạt được những thành tich cao đòi hỏi kỹ <br />
thuật ngày càng được hoàn thiện. Qua kinh nghiệm thực tế và các công trình <br />
nghiên cứu khoa học đã chứng minh được các động tác kỹ thuật thuần thục <br />
chính xác thì phát huy được tối đa thành tích của môn học.<br />
Một trong những nội dung của điền kinh đó là nhảy cao kiểu bước qua là <br />
kỹ thuật tương đối đơn giản khi giảng dạy cho học sinh lứa tuổi 14 – 15 (lớp 8). <br />
Là một hoạt động không có chu kì, kỹ thuật đơn giản song đòi hỏi người tập <br />
phải đủ về thể lực, kỹ thuật, tư duy thực hiện động tác.<br />
Trong giảng dạy kỹ thuật thể dục thể thao, việc nắm bắt kỹ thuật là quan <br />
trọng mà trong khi tập luyện thị người tập rất hay mắc phải những sai lầm khi <br />
học kỹ thuật, vì vậy trong giảng dạy phải nhanh chóng tìm ra những sai lầm <br />
thường mắc cũng như những nguyên nhân của nó, đây là vấn đề khó, nhưng <br />
việc xác định vận dụng các biện pháp và bài tập để sữa chữa những sai lầm đó <br />
lại càng quan trọng hơn.<br />
Vấn đề nghiên cứu các biện pháp tập luyện nhằm khắc phục những sai <br />
lầm thường mắc trong kỹ thuật Nhảy cao kiểu bước qua được rất nhiều giáo <br />
viên dạy môn Thể dục quan tâm, chú ý. Song đa số giáo viên đều đề cập đến các <br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
giai đoạn kỹ thuật quan trong nhưng lại thiếu đánh giá một cách hệ thống và <br />
toàn diện. <br />
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với thực tế của trường, bản thân tôi <br />
mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm khắc phục những sai <br />
lầm thường mắc trong khi học kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua của h ọc <br />
sinh lớp 8”<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
a. Mục tiêu. <br />
Thông qua tËp luyÖn nh»m kh¾c phôc nh÷ng sai lÇm thêng m¾c<br />
trong kü thuËt Nh¶y cao kiÓu bíc qua. Trang bị cho học sinh những hiểu biết <br />
cần thiết về kỹ thuật nhảy cao “ bước qua” để tiếp tục rèn luyện sức mạnh <br />
chân, nâng cao thành tích. Từ đó khắc phục những lỗi mắc phải khi thực hiện kỹ <br />
thuật động tác, đạt thành tích cao nhất<br />
b. Nhiệm vụ.<br />
Để hoàn thành tốt đề tài tôi xác định hai nhiệm vụ sau:<br />
Nhiệm vụ chung: Nghiên cứu lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm phát huy <br />
hứng thú học tập cho các em phát triển tố chất thể lực, hình thành kỹ năng, kỹ <br />
xảo khi thực hiện kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua.<br />
Nhiệm vụ cụ thể: Đánh giá hiệu quả các bài tập qua cac tiết học từ khi học <br />
sinh bắt đầu nắm bắt các giai đoạn nhảy cao. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Giáo viên dạy thể dục trường THCS Nguyễn Trãi.<br />
Khách thể : Học sinh lớp 8ª1; 8ª2 (64 học sinh) của trường THCS Nguyễn Trãi. <br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Chương trình Thể Dục khối lớp 8.<br />
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2014 đến tháng 5/2015.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp <br />
nghiên cứu sau:<br />
a. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liêu.<br />
Các tài liệu liên quan đến đề tài, nhằm tìm hiểu tình hình phát triển thể <br />
dục thể thao nói chung và môn điền kinh (nội dung nhảy cao) ở nước ta và trên <br />
thế giới hiện nay. Hiện nay tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tìm hiểu <br />
về nguyên nhân và cách khắc phục khi học.<br />
b. Phương pháp quan sát sư phạm.<br />
Qua quan sát các em học sinh tập luyện để đánh giá tiếp thu mức độ đạt <br />
được, khả năng phối hợp vận động cũng như sự hứng thú của các em các bài <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
tập được giáo viên đưa ra. Qua đó để sử dụng khối lượng, cường độ và sự phân <br />
bố các bài tập cho hợp lí, phù hợp với điều kiện cụ thể. <br />
c. Phương pháp sử dụng Test thể thao.<br />
Đánh giá thể lực chung cho các em và sau thực nghiệm tôi sử dụng:<br />
+ Test lò cò qua chướng ngại vật(số lần), đà ba bước bật nhảy chạm vào vật <br />
ở trên cao(số lần), để đánh giá sức mạnh chân thuận của học sinh.<br />
d. Phương pháp giảng giải: Dùng lời nói phân tích giảng giải những yêu cầu kỹ <br />
thuật giảng dạy và thị phạm lại kiến thức giúp học sinh hiểu và hình dung được <br />
về kỹ thuật động tác.<br />
e. Phương pháp trực quan: Cho học sinh xem tranh ảnh, hình mẫu của những vận <br />
động viên có động tác kỹ thuật đúng, đẹp.<br />
Ví dụ: Khi phân tích tị phạm giai đoạn trên không và tiếp đất của kỹ thuật <br />
nhảy cao kiểu bước qua, giáo viên không thể dừng lại ở giai đoạn trên không để <br />
phân tích mà phải dùng đến hình ảnh để minh họa.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Tập luyện nhảy cao có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và bồi <br />
dưỡng học sinh trong nhà trường. Qua đó nhằm hình thành các phẩm chất ý chí <br />
và đạo đức của con người mới góp phần vào giáo dục và nâng cao trí tuệ, giáo <br />
dục lao động và giáo dục thẩm mỹ cho các em.<br />
Nhảy cao là hoạt động phức tạp được thực hiện liên tục bắt đầu từ chạy <br />
đà cho đến lúc kết thúc là vượt qua xà và rơi xuống đất. Thành tích nhảy cao phụ <br />
thuộc vào kỹ thuật và sức lực của người nhảy. Về kỹ thuật các yếu tố quyết <br />
định thành tích nhảy cao là: Tốc độ ban đầu (tốc độ tổng hợp của chạy đà và <br />
giậm nhảy); góc độ bay (góc tạo bởi phương của tốc độ ban đầu và phương <br />
nằm ngang) và tư thế qua xà của người nhảy – tư thế nào có tổng trọng tâm gần <br />
xà hơn sẽ có điều kiện đạt thành tích cao hơn. Dạy học cho học sinh chính là <br />
quá trình rèn luyện để có ký thuật nhảy đúng và góp phần phát triển thể chất cho <br />
các em.<br />
Hiện tại, nhảy cao có tới 5 kỹ thuật qua xà: Bước qua, cắt kéo, nằm <br />
nghiêng, úp bụng và lưng qua xà. Tương ứng với mỗi ký thuật qua xà có một <br />
cách chạy đà và các bước kỹ thuật khác nhau. Trong đó kỹ thuật nhảy cao kiểu <br />
bước qua tuy thành tích không cao bằng kiểu úp bụng hay lưng qua xà, nhưng <br />
đối với học sinh THCS thì kỹ thuật nhảy bước qua là tối ưu. Đây là kỹ thuật rất <br />
thông dụng, thích hợp cho mọi đối tượng tập luyện.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1 Thuận lợi khó khăn<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Trường THCS Nguyễn Trãi nằm trên địa bàn xã Eana, những năm trước cơ <br />
sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Song những năm trở lại đây, <br />
nhà trường đã khắc phục những khó khăn từng bước phấn đấu. Mở rộng quy <br />
mô, nâng cao chất lượng toàn diện đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, làm tốt <br />
công tác xã hội hóa giáo dục.<br />
Năm học 2014 – 2015 nhà trường có 28 lớp với tổng số gần 900 học sinh. <br />
Qua quá trình giảng dạy khối lớp 8 tôi nhận thấy sự phát triển thể lực chung của <br />
các em học sinh còn hạn chế dẫn đến kết quả của bộ môn học chưa cao, Tình <br />
trạng sức khỏe của học sinh còn chưa tốt để phát huy tính năng, yêu cầu của bộ <br />
môn.<br />
Thực tế giảng dạy môn Thể dục ở các trường THCS vấn đề dụng cụ, sân <br />
bãi còn đơn giản nhưng để có được thành tích trong tập luyện và thi đấu đòi hỏi <br />
quá trình giảng dạy của giáo viên phải hướng dẫn học sinh tuân thủ nghiêm túc <br />
các nguyên tắc quy định, giúp các em nắm bắt và thực hiện kỹ thuật động tác <br />
một cách chính xác, thuần thục.<br />
Nếu tập kỹ thuật nhay cao kiểu bước qua cho học sinh THCS một cách <br />
dầy đủ, chính xác, khắc phục những sai lầm thường mắc, đưa ra các biện pháp <br />
thích hợp, khả thi thì chắc chắn rằng chất lượng học tập của bộ môn điền kinh <br />
nói chung và môn nhảy cao nói riêng sẽ được nâng cao.<br />
Nhảy cao kiểu bước qua có kỹ thuật tương đối đơ giản, tuy nhiên khi thực <br />
hiện kỹ thuật này các em vẫn mắc phải nhưng sai lầm với nhiều nguyên nhân <br />
khác nhau. Đặc biệt là ở mức xà cao, các em luôn có trạng thái sợ hãi, thiếu tập <br />
trung dẫn đến thực hiện động tác kỹ thuật giật cục, thiếu tính nhẹ nhàng. Mặt <br />
khác với quy định của phân phối chương trình môn thể dục 2 tiết/tuần là tương <br />
đối ít để các em có thời gian lĩnh hội, tiếp thu động tác kỹ thuậ một cách nhuần <br />
nhuyễn, thuần thục. Vì vậy vấn đề đặt ra cho giáo viên dạy môn học thể dục là <br />
phải tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho học sinh tập luyện, <br />
giúp các em khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kỹ thuật và đạt kết quả cao <br />
về thành tích.<br />
2.2 Thành công hạn chế<br />
Qua thực tế giảng dạy môn Thể dục tại trường THCS Nguyễn Trãi, đặc <br />
biệt là theo dõi quá trình tập luyện của các em hóc sinh, tôi thấy rõ thành tích <br />
trong quá trình học tập môn nhảy cao của các em không như mong muốn, nguyên <br />
nhân phần lớn là do các em chưa có thể lực tốt, chưa nắm vững ký thuật, một số <br />
động tác không đúng kỹ thuật, phối hợp thiếu nhịp nhàng các giai đoạn của kỹ <br />
thuật. Số lượng học sinh đạt yêu cầu rất ít (30% 40%)<br />
Qua khảo sất chất lượng hai lớp 8A1 và 8A2 năm học 2014 – <br />
2015 đạt kết quả học môn thể dục nhảy cao kiểu bước qua thu được như sau:<br />
<br />
<br />
7<br />
Đạt Chưa đạt <br />
Lớp/TS<br />
SL % SL %<br />
<br />
8A1/34 13 38.3 21 61.7<br />
<br />
8A2/30 11 36.6 19 63.4<br />
<br />
Để giúp học sinh đạt kết quả cao hơn khi thực hiện kỹ thuật nhảy cao <br />
kiểu bước qua, tôi thiết nghĩ, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần <br />
phải làm thế nào giúp học sinh rèn luyện để có thể lực tốt, lĩnh hội được kiến <br />
thức một cách đầy đủ, nắm vững kỹ thuật, thực hành thục đồng thời phát hiện <br />
sớm nhưng sai lầm của học sinh và có biện pháp khắc phục tối ưu nhất.<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu:<br />
Trường tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện các cuộc vận động và <br />
phong trào thi đua do ngành phát động tới từng giáo viên và học sinh ngay từ đầu <br />
năm. Tiến hành tổng kết việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua <br />
cuối tháng, cuối kì và cuối năm.<br />
Đưa chỉ tiêu thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua vào tiêu chí <br />
xếp loại đối với cán bộ viên chức và học sinh.<br />
Tập thể cán bộ viên chức đoàn kết nhất trí cao hoàn thành xuất sắc nhiệm <br />
vụ năm học đề ra.<br />
Trường đã tổ chức cho học sinh thi học sinh giỏi TDTT cấp tr ường để lôi <br />
kéo học sinh tham gia vào các trò chơi lành mạnh.<br />
Tổ chức cho cán bộ giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm.<br />
Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học bằng nhiều phương <br />
pháp. <br />
Tuy nhiên để tạo cho học sinh hứng thú, tích cực, cần nhiều thời gian do <br />
vậy giáo viên đóng vai trò nồng cốt, cần phải có nhiệt huyết mới tìm ra biện <br />
pháp tốt nhất, phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh.<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Trong quá trình lên lớp tôi đã quan sát học sinh tập luyện và đã ghi chép <br />
thống kê những sai lầm mà học sinh thường mắc phải như sau:<br />
<br />
TT NHỮNG SAI LẦM NGUYÊN NHÂN<br />
THƯỜNG MẮC PHẢI<br />
<br />
1 Chạy đà không chính xác Không ổn định nhịp điệu chạy đà, chạy <br />
cao trọng tâm, tư thế xuất phát không ổn <br />
<br />
8<br />
định. <br />
<br />
Giậm nhảy không hết, Hiểu sai quan niệm. <br />
góc độ giậm nhảy lớn Cơ chân yếu<br />
hoặc nhỏ quá, giậm nhảy <br />
2 Giậm nhảy chậm, góc độ hoãn xung nhỏ <br />
gần hoặc xa xà quá.<br />
không đủ sức duỗi<br />
Kỹ thuật bước cuối cùng quá dài.<br />
<br />
Các bước cuối cùng không hạ thấp được <br />
Giậm nhảy bị lao vào xà.<br />
trọng tâm. <br />
3<br />
Lúc giậm nhảy thân gập về phía trước.<br />
Tốc độ giậm nhảy bị chậm. <br />
<br />
Chân lăng đá không tích cực, không cao <br />
hoặc bị co.<br />
Chân lăng, chân giậm <br />
4 Chân giậm nhảy co chậm và không khéo <br />
nhảy đá rơi xà.<br />
léo.<br />
Bị “tụt mông”<br />
Giậm nhảy không tích cực và tập luyện <br />
ít.<br />
<br />
Bị chấn động khi tiếp Không chùng gối.<br />
5<br />
đất. <br />
<br />
Qua quan sát sư phạm và phỏng vấn tôi đã xác định được 5 sai lầm chung <br />
nhất để khắc phục các sai lầm này tôi đã sử dụng các phương pháp sư phạm <br />
sau: <br />
2. 5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:<br />
Công tác giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và nhà <br />
nước quan tâm và xem là quốc sách hàng đầu.<br />
Thể dục thể thao là một lĩnh vực của nền văn hóa, nhưng càng ngày các tệ <br />
nạn xã hội càng phát triển, nó lôi kéo một số lượng học sinh không nhỏ, đặc biệt <br />
với lứa tuổi của các em rất dể bị lôi kéo, làm cho tính tự giác học tập của các em <br />
có chiều hướng giảm dẫn đến tố chất của các em con hạn chế.<br />
Trường THCS Nguyễn Trãi nằm trên địa bàn xã Eana, xã có diện tích <br />
tương đối rộng. Nên số học sinh nằm rải rác khắp nơi, nhà xa khó khăn cho học <br />
sinh trong việc tới trường. Dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông, một số <br />
<br />
<br />
9<br />
buôn đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn nên phụ huynh chỉ <br />
biết mải mê kiếm sống mà không chăm lo đến việc học tập của các em. Một số <br />
học sinh học yếu, ham chơi … Tuy nhiên về công tác xã hội hóa ngày càng được <br />
quan tâm, bởi đó mà đã có nhiều thành tích trong các hội thi học sinh giỏi văn hóa <br />
cũng như học sinh giỏi TDTT. <br />
Để có những kết quả đó thiết nghĩ giáo dục thể chất là một bộ phận của <br />
nền giáo dục, nó tổng hợp các phương tiện phương pháp nhằm con người phát <br />
triển toàn diện có sức khỏe để phục vụ các môn học khác. <br />
Để tạo hứng thú cho học sinh học tốt bộ môn tôi rất trăn trở và tìm tòi <br />
những phương pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu đã nêu trên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cách đo đà chạy đà<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kyû thu a ä t gia ä m nha û y ñaù la ê n g .<br />
<br />
<br />
Giai đoạn giậm nhảy, đá lăng, tiếp đất<br />
<br />
10<br />
Biện pháp tập luyện:<br />
* Đối với sai lầm 1: Chạy đà không chính xác<br />
Cách khắc phục: <br />
+ Đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà (không và có kết hợp <br />
giậm nhảy đá lăng)<br />
+ Tập lại động tác giậm nhảy<br />
+ Di chuyển 135 bước đặt chân vào điểm giậm nhảy(không và có kết hợp <br />
giậm nhảy đá lăng)<br />
* Đối với sai lầm 2: Giậm nhảy không hết, góc độ giậm nhảy lớn hơn hoặc nhỏ <br />
quá, giậm nhảy gần hoặc xa xà quá.<br />
Cách khắc phục: <br />
+ Nâng cao nhận thức kỹ thuật.<br />
+ Phát triển sức mạnh cơ chân.<br />
+ Tập phản xạ giậm nhảy nhanh.<br />
+ Tập 4 bước cuối cùng hợp lí với giậm nhảy.<br />
+ Đo và chỉnh lại cự ly, hướng (góc) chạy đà và điểm giậm nhảy.<br />
+ Tập đặt chân vào điểm giậm nhảy và đá lăng.<br />
* Đối với sai lầm 3: Giậm nhảy bị lao vào xà<br />
Cách khắc phục: <br />
+ Tập chạy thấp trọng tâm kết hợp đưa đặt chân giậm nhảy.<br />
+ Tập phản xạ giậm nhảy nhanh, đá lăng chạm vật chuẩn vươn người tích cực <br />
lên cao <br />
* Đối với sai lầm 4: Chân lăng. Chân giậm nhảy đá rơi xà, bị “tụt mông”.<br />
Cách khắc phục<br />
+ Tập các động tác rèn luyện độ linh hoạt của khớp hông và phát triển sức mạnh <br />
chân, sức bật cao(tại chổ đá lăng, chạy đà đá lăng, đá lăng vào vật trên cao, trò <br />
chơi rèn luyện sức mạnh chân...).<br />
+ Tập đánh tay kết hợp giậm nhảy. <br />
<br />
<br />
11<br />
+ Tập mô phỏng giậm nhảy qua xà<br />
+ Đà 135 bước qua xà.<br />
+ Hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua<br />
* Đối với sai lầm 4: Bị chấn động khi tiếp đất <br />
Cách khắc phục<br />
+ Đứng trên một chân, tập khuỵu gối rồi đứng lên.<br />
+ Tập nhảy từu trên cao xuống( từ ghé băng, bục, bậc thang...) đệm hoặc hố cát <br />
thực hiện chùng gối để giảm chấn động. <br />
+ Tập một số động tác phát triển thể lực chân: Đứng lên ngồi xuống bằng hai <br />
chân, hai tay chống hông, đứng lên ngồi xuống bằng một chân, hai tay chống <br />
hông, ngồi xổm trên một chân, nhảy đổi chân...<br />
3. Giải pháp, biện pháp: <br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Từ thực tế giảng dạy và kết quả đạt được ở trên tôi rút ra một số bài học <br />
kinh nghiệm sau:<br />
* Đối với giáo viên: <br />
Để thực hiện tiết học mô Thể dục nhất là kỹ thuật nhảy cao kiểu bước <br />
qua cho học sinh trường THCS giáo viên phải:<br />
Xác định rõ mục tiêu bài học lẫn kỹ năng cần tập luyện.<br />
Thiết kế bài soạn đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng phương pháp, phù hợp với <br />
đối tượng học sinh.<br />
Chuẩn bị tốt mọi điểu kiện CSVC (sân bãi, dụng cụ …), kiểm tra sức khỏa của <br />
học sinh, tạo tâm lý hướng khởi khi tham gia tiết học.<br />
Tích cực sử dụng và khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng dạy học, đồ dùng <br />
tự làm. <br />
Sử dụng bài tập hợp lí phù hợp với bộ môn, phù hợp với đối tượng học sinh. <br />
Tập trung chú ý quan sát, phát hiện những sai lầm thường mắc của học sinh <br />
Tìm hiểu nhưng nguyên nhân dẫn đến các sai lầm<br />
Có biện pháp sữa chữa những sai lầm kịp thời. <br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ <br />
tay nghề. <br />
* Đối với học sinh:<br />
Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập tốt đối với bộ môn.<br />
Có hứng thú tham gia giờ học.<br />
Tích cực rèn luyện thể lực.<br />
Tuân thủ sự hướng dẫn của thầy, cô giáo trong quá trình tập luyện.<br />
Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hộ thi.<br />
- TÝch tham gia c¸c ho¹t ®éng ngo¹i kho¸, héi thi.<br />
* Đối với nhà trường và tổ chuyên môn:<br />
Tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu về CSVC, trang thiết bị dạy học để giáo viên <br />
và học sinh thực hiện phương pháp đổi mới trong quá trình dạy học như: Có hố <br />
nhảy cao, nệm đúng quy định. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham gia thi <br />
đấu điền kinh (có bộ môn nhảy cao).<br />
Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm với các trường bạn (sinh hoạt chuyên môn <br />
theo cụm chuyên môn)<br />
Bố trí, sắp xếp thời khóa biểu phù hợp với đặc trưng bộ môn.<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
Bài tập thể lực là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người <br />
sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ định phù hợp với các quy luật giáo dục tốt <br />
nhất, là những hạot động nhằm tác động tốt đến bản thân con người và dựa trên <br />
những kỹ năng vận động cơ bản của con người. Tập luyện các bài tập TDTT <br />
bằng trò chơi vận động đối với học sinh THCS là một trong những hình thức tập <br />
luyện có hiệu quả nhất nhằm sự hoạt động của các cơ quan cảm thụ bản thể <br />
thông qua sự họat động của hệ thần kinh, tim mạch… tạo ra sự sảng khoái, hoạt <br />
động dễ dàng cho cơ thể, như vậy là sức khỏe được tăng cường.<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
Để phát huy tính tích cực của học sinh, ý thức tập thể, hứng thú trong các <br />
tiết học đòi hỏi sự nhiệt tình chịu khó của giáo viên rất nhiều, phải không ngại <br />
gian gian lao vất vả, nghiên cứu chuyên môn nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả tố <br />
chất thể lực cho học sinh.<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
Giáo viên nếu chuẩn bị tốt trước khi lên lớp thì tiết dạy sẽ đạt kết quả <br />
cao, các em chăm ngoan, ý thức tổ chức kỷ luật cao, không nhàm chán khi học <br />
<br />
13<br />
tiết thể dục. Do đó các giải pháp và các bện pháp cần xâu chuỗi với nhau để đạt <br />
các mục tiêu của bộ môn.<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: <br />
Sau một thời gian áp dụng phương pháp trên vào việc khắc phục những <br />
sai lầm thường mắc trong môn nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh trường <br />
THCS Nguyễn Trãi, kết quả cho thấy có sự chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ yếu kém <br />
giảm và tỷ lệ trên trung bình cao hơn so với khảo sát của năm học trước. Cụ thể <br />
kết quả khảo sát của hai lớp 8 năm học 2014 – 2015 như sau:<br />
<br />
64 học sinh khối lớp 8 64 học sinh khối lớp 8<br />
học kì I học kì II <br />
Năm học 2014 – 2015 Năm học 2014 – 2015<br />
Lớp /Tổng số HS<br />
Chưa Chưa<br />
Đạt Đạt<br />
đạt đạt<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
8A1/34 13 38.3 21 61.7 24 70.6 10 29.4<br />
<br />
8A2/30 11 36.6 19 63.4 21 70 9 30<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
1. Kết luận: <br />
Qua thực tế nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp khắc phục sai lầm <br />
thường mắc trong bộ môn nhảy cao kiểu bước qua cho hoc sinh trường THCS <br />
Nguyễn Trãi, bản thân đã thu được kết quả đáng phấn khởi, chất lượng dạy và <br />
học được nâng lên rõ rệt nhưng điều đáng nói hơn là học sinh đã biết thục hiện <br />
một cách dễ dàng, tự tin môn nhảy cao kiểu bước qua, nắm dược kỹ thuật một <br />
cách chắc chắn, khó quên, các em hào hứng tập luyện, tiết học trở nên sôi động, <br />
hứng thú. Một số học sinh đã có thành tích cao được chọn vào đội tuyển điền <br />
kinh của nhà trường đang tập luyện để tham gia thi học sinh giỏi TDTT cấp <br />
huyện, tỉnh.<br />
Với thời gian gảng dạy chưa nhiều, kinh nghiệm cón ít nhưng nhờ được <br />
sống trong tập thể nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt của ngành <br />
luôn sẵn lòng quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn,dìu dắt, sự cổ vũ, hỗ trợ của bạn bè <br />
đồng nghiệp nên bản thân đã sớm thực hiện được ước mơ không ngừng học <br />
hỏi, tìm tòi giải pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy học <br />
góp phần cùng nhà trương hoàn thành xuất sắc kế hoạch nhiệm vụ năm học.<br />
2. Kiến nghị:<br />
<br />
14<br />
Mỗi Giáo viên chúng ta muốn dạy tốt cần: Phải có tinh thần trách <br />
nhiệm, có tính yêu thương đối với học sinh, Phải nắm bắt được tình hình học <br />
tập cụ thể của từng em. Có kế hoạch, lựa chọn phương pháp hợp lý nhằm tích <br />
cực hóa hoạt động của học sinh.<br />
Quan tâm nhiều hơn nữa công tác giáo dục thể chất ở các trường THCS <br />
trong toàn huyện. Đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu <br />
cầu bộ môn.<br />
Mặc dù vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Một số biện pháp <br />
nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong khi học kỹ thuật nhảy cao <br />
kiểu bướ qua của học sinh lớp 8” của tôi chắc chắn không tránh khỏi có thiếu <br />
sót. Vì vậy, bản thân rất mong sự đóng góp ý kiên của các nhà chuyên môn và sự <br />
tiếp tục nghiên cứu của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.<br />
MÆc dï vËy, trong trong ph¹m vi nghiªn cøu cña ®Ò tµi "Mét sè biÖn<br />
ph¸p nh»m kh¾c phôc nh÷ng sai lÇm thêng m¾c trong khi häc kü<br />
thuËt nh¶y cao kiÓu bíc qua cña häc sinh líp 8" cña t«i ch¾c ch¾n<br />
kh«ng tr¸nh khái cã thiÕu sãt. V× vËy, b¶n th©n kÝnh mong sù ®ãng gãp ý<br />
kiÕn cña c¸c nhµ chuyªn m«n vµ sù tiÕp tôc nghiªn cøu cña c¸c b¹n ®ång<br />
nghiÖp ®Ó ®Ò tµi ®îc hoµn chØnh h¬n.<br />
Eana, ngày 1 tháng 11 năm 2015<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Minh Hải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Lý luận và phương pháp TDTT.<br />
(Nguyễn Toán Phạm Danh Tốn – NXB TDTT – 1995)<br />
2. Sinh lý học TDTT.<br />
( Lưu Quang Hiệp – NXB TDTT – 1993)<br />
3. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ thể chất trong <br />
trường học các cấp.<br />
( NXB TDTT – 1993)<br />
4. Sách giáo khoa thể dục lớp 89.<br />
( Nhiều tác giả NXB GD – 1992)<br />
5. Phương pháp toán học thống kê.<br />
(Nguyễn Đức Văn – TDTT – 1987)<br />
6. Một số trò chơi vận động <br />
(Nhiều tác giả NXB GD )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
……………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />