intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Số: 53/2006/NQ-HĐND

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

49
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NGHỊ QUYẾT Về tiếp tục phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2006-2010 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Khóa VII, Kỳ họp thứ 8. Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Số: 53/2006/NQ-HĐND

  1. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH QUẢNG NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 53/2006/NQ-HĐND Tam Kỳ, ngày 04 tháng 5 năm 2006 NGHỊ QUYẾT Về tiếp tục phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2006-2010 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Khóa VII, Kỳ họp thứ 8. Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004; Sau khi xem xét đề án kèm theo Tờ trình số 1042/TTr-UBND ngày 20/4/2006 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại giai đoạn 2006 - 2010; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23/2001/NQ-HĐND ngày 28/6/2001 của HĐND tỉnh khóa VI về phát triển kinh tế vườn (KTV), kinh tế trang trại (KTTT) đến năm 2010; đồng thời, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung chủ yếu sau: 1. Quy mô phát triển KTV, KTTT đến năm 2010: Thời gian triển khai thực hiện từ năm 2006 đến 2010, đảm bảo đạt một số chỉ tiêu chủ yếu sau: - Hoàn thành việc cải tạo diện tích vườn tạp hiện có (5.000ha). - Xây dựng mới vườn đồi, vườn rừng : 5.000 ha. - Xây dựng mới mô hình kinh tế trang trại: 5.000 ha. - Cải tạo đàn gia súc: + Đàn bò: 50 - 60% bò cái lai Zêbu hóa. + Đàn lợn: 30 - 40% hướng nạc. - Giải quyết việc làm cho 30.000 lao động. - Tổng giá trị hàng hoá từ kinh tế vườn, kinh tế trang trại đến năm 2010 đạt trên 1.500 tỷ đồng. 1
  2. 2. Giải pháp: Tiếp tục thực hiện các giải pháp tại Nghị quyết số 23 và bổ sung một số nội dung sau: a) Về đất đai: - Rà soát quy hoạch về phát triển KTV, KTTT ở từng vùng đối với từng địa phương để tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển KTV, KTTT đến năm 2010. Đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất của các Nông, Lâm trường sử dụng không hiệu quả bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra hiện trạng quản lý sử dụng đất để có biện pháp ngăn chặn và xử lý các trường hợp đầu cơ đất đai, sử dụng không đúng mục đích, không đưa vào sản xuất theo quy định. - Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư trang trại tập trung, miễn tiền thuê đất 5 năm đầu đối với các trang trại có diện tích trên 30 ha. b) Về khoa học - công nghệ: - Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất gắn với công nghệ chế biến, chú trọng bảo quản một số loại cây bản địa: quế, cây ăn quả đặc sản và một số cây rau, dược liệu... Đồng thời, khuyến khích hình thành các cơ sở nhân giống để có giống cung ứng nhu cầu phát triển sản xuất KTV, KTTT. - Thông qua mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hướng dẫn công tác bảo vệ thực vật, thú y, hướng dẫn các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ sạch để tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. - Chú trọng việc xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, hạn chế những thiệt hại về năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm sản. c) Về vốn đầu tư: - Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân và các thành phần kinh tế khác đầu tư sản xuất kinh doanh về KTV, KTTT; đồng thời tỉnh có chính sách hỗ trợ một phần vốn bằng nhiều hình thức: tín dụng, đầu tư kết cấu hạ tầng, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật. - Bố trí vốn sự nghiệp hàng năm để làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công tác cải tạo giống cho các chủ trang trại, hộ nông dân. - Cho vay vốn theo chu kỳ sản xuất từng loại cây trồng, vật nuôi để bổ sung nguồn vốn cho các chủ trang trại; cải cách thủ tục vay đơn giản, công khai để mọi người biết thực hiện. - Tăng nguồn vốn vay trung hạn, dài hạn; quy định tăng mức vay đối với hình thức tín chấp và mức vay được hỗ trợ lãi suất đối với KTTT để đảm bảo công bằng các chủ KTV với chủ KTTT. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ sau đầu tư phù hợp, theo kế hoạch cụ thể đối với các chủ trang trại. 2
  3. Trường hợp gặp thiên tai (hạn hán, lũ lụt), hỏa hoạn, dịch bệnh thì các cấp chính quyền địa phương có cơ chế hỗ trợ tài chính để tạo điều kiện cho chủ KTV, KTTT có điều kiện tiếp tục đầu tư và trả nợ. d) Về thị trường: - Chú trọng công tác điều tra, dự báo và khuyến cáo về thị trường tiêu thụ nông, lâm sản trong nước và nước ngoài. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, Hội chợ triển lãm trong nước và nước ngoài. - Quy hoạch các chợ nông thôn và hình thành các trung tâm giao dịch thương mại, khuyến khích tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp. Xúc tiến xây dựng một số thương hiệu nông sản đặc biệt trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi đối với các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp chế biến tự liên kết với chủ KTV, KTTT hợp đồng tiêu thụ sản phẩm từ KTV, KTTT. - Khuyến khích tạo điều kiện hình thành tổ hợp tác ở miền núi, HTX trang trại để giải quyết tiêu thụ sản phẩm. e) Thành lập, củng cố Ban Quản lý, Ban Điều hành các cấp và đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến viên, nhất là ở cấp khuyến nông cơ sở nhằm chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nhân giống, sơ chế, bảo quản sản phẩm đến tận hộ làm vườn, trang trại. Điều 2. HĐND tỉnh giao cho UBND tỉnh căn cứ Nghị quyết số 23/2001/NQ-HĐND ngày 28/6/2001 của HĐND tỉnh khóa VI và những nội dung bổ sung tại Nghị quyết này chỉ đạo các ngành, các địa phương bố trí lồng ghép các nguồn lực để triển khai thực hiện. Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu HĐND tỉnh kiểm tra giám sát thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này được HĐND tỉnh Quảng Nam khoá VII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 04/5/2006./. Nơi nhận: CHỦ TỊCH - VP Quốc hội; - VP Chính phủ; - Cục Kiểm tra VBQPPL – Bộ Tư pháp; - Thường vụ Tỉnh uỷ; (đã ký) - Các vị đại biểu HĐND tỉnh; - UBND tỉnh, các Sở, Ban, ngành ở tỉnh; - UBMTTQ, các đoàn thể tỉnh; - TT HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thị; Nguyễn Văn Sỹ - Báo, Đài, TTXVN tỉnh; - VP HĐND, UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh; - Các Ban HĐND tỉnh; - Lưu: VT-CVHĐND. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2