intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Số hóa Dữ liệu trong Khảo sát Kiến trúc Di tích Kiến trúc Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam" là một nỗ lực quan trọng và cấp bách trong bối cảnh hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đang tồn tại hơn 185 di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng theo các cấp độ khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) SỐ HÓA DỮ LIỆU TRONG KHẢO SÁT KIẾN TRÚC DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM Trần Trung Hiếu, Vũ Thị Minh Hạnh*, Phùng Hoàng Hải Bằng, Võ Nguyễn Nhật An, Thái Bình Vương Quốc Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh *Email: hanhmnh82@gmail.com Ngày nhận bài: 21/4/2024; ngày hoàn thành phản biện: 26/6/2024; ngày duyệt đăng: 24/7/2024 TÓM TẮT Đề tài "Số hóa Dữ liệu trong Khảo sát Kiến trúc Di tích Kiến trúc Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam" là một nỗ lực quan trọng và cấp bách trong bối cảnh hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đang tồn tại hơn 185 di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng theo các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều trong số các công trình này đang đối mặt với nguy cơ mai một do tình trạng xuống cấp, thiếu bảo dưỡng và áp lực từ quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế. Việc số hóa dữ liệu về các di tích này không chỉ giúp ghi lại và bảo tồn vẻ đẹp và giá trị văn hóa của thành phố, mà còn là một bước quan trọng trong việc nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các biện pháp bảo vệ và phục hồi cho những công trình kiến trúc đang bị đe dọa. Bằng cách thu thập dữ liệu chi tiết và số hóa các di tích này, các nhà nghiên cứu và các cơ quan chính quyền có thể tạo ra các chiến lược bảo tồn hiệu quả, đồng thời tăng cường ý thức và sự quan tâm của cộng đồng đối với việc bảo vệ di sản kiến trúc. Từ khóa: Số hóa, dữ liệu, bảo tồn và phát huy. 1. MỞ ĐẦU 1.1 . Lý do nghiên cứu “Ở Việt Nam, di tích lịch sử đại diện cho quá khứ và văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, thời gian, hoàn cảnh sống và quá trình hội nhập đã tác động đến văn hóa truyền thống. Đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội đang đặt ra thách thức cho việc bảo tồn di tích. Các công trình kiến trúc cổ, có tuổi đời hàng trăm hoặc hàng nghìn năm, dễ bị hư hỏng do thời tiết khắc nghiệt và hoạt động đô thị hóa. Bảo tồn di sản kiến trúc không chỉ duy trì giá trị văn hóa, mà còn góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội. Hiệu 75
  2. Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam quả lâu dài trong việc tu bổ, tôn tạo và bảo tồn các công trình kiến trúc đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết.” Phương pháp khảo sát kiến trúc truyền thống thường đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Sử dụng các thiết bị đo đạc như thước kéo, máy toàn đạc, và các phương pháp khác có thể phát sinh sai số lớn hoặc không phản ánh tốt các đối tượng kiến trúc có bề mặt phức tạp. Với phương pháp truyền thống khó tạo ra mô hình 3D chính xác từ dữ liệu thu thập được một cách dễ dàng, nhanh chóng. Công nghệ Scan 3D đo đạc và chụp ảnh số hóa mang lại độ chính xác cao và tăng hiệu suất làm việc, quá trình khảo sát nhanh chóng giảm thiểu được lượng thời gian đáng kể. Công nghệ Scan 3D cho phép tạo ra các mô hình 3D kỹ thuật số chính xác từ các đối tượng trong thế giới thực. Đồng thời lưu trữ, tạo ra được các nguồn dữ liệu số được lâu dài và sử dụng cho nhiều mục đích. 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu Scan 3D di tích giúp người dùng có thể trải nghiệm di tích như thể họ đang ở đó, dù thực tế họ đang ở bất kỳ đâu trên thế giới. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người không thể đến thăm di tích trực tiếp vì lý do sức khỏe, địa lý hoặc tài chính. Các mô hình 3D cho phép người dùng phóng to, thu nhỏ và xoay mô hình di tích để xem các chi tiết mà họ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử của di tích. Tạo dữ liệu cho công tác phục hồi: Dữ liệu số cung cấp thông tin chính xác và chi tiết để hỗ trợ công tác phục dựng các di tích bị hư hại hoặc phá hủy, đồng thời giúp theo dõi tình trạng của di tích và phát hiện sớm các dấu hiệu hư hại. Phương pháp khảo sát và số hóa dữ liệu về các công trình kiến trúc di tích không chỉ là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, và thẩm mỹ mà đồng thời tạo ra một nguồn dữ liệu số phục vụ cho các công tác nghiên cứu, giáo dục, du lịch, văn hóa . Các dữ liệu số có thể giúp tái hiện, mô phỏng, và trải nghiệm các công trình kiến trúc di tích một cách trực quan, sinh động, và chân thực, cũng như giúp lưu giữ, truyền tải và tạo ra nguồn dữ liệu số phục vụ cho các công tác nghiên cứu, trùng tu, hay quảng bá các giá trị thẩm mỹ về các công trình. Đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của di sản kiến trúc góp phần bảo vệ và bảo tồn di sản. 76
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 . Các phương pháp hiện nay đang thực hiện 2.1.1. Tính thủ công trong thao tác Bảng 1. Phương pháp khảo sát truyền thống Phương pháp khảo sát Mô tả Công cụ/Thiết bị Khảo sát trực tiếp tại hiện Quan sát bằng mắt thường và ghi Bút, thước, giấy. trường. chép thông tin quan sát bằng sơ đồ, bản vẽ. Khảo sát bằng dụng cụ. Đo đạc với thước kéo, mức nước, Thước kéo, Mức nước, thước đo laser kỹ thuật số. Thước đo laser. Khảo sát bằng công nghệ. Chụp ảnh và sử dụng máy ảnh đo Máy ảnh, Máy ảnh đo xa. xa. 2.1.2. Các vấn đề thường gặp của phương pháp Phụ thuộc nhiều vào thị lực và kinh nghiệm của người khảo sát, dẫn đến độ chính xác không cao, có thể bỏ sót các chi tiết nhỏ hoặc khó quan sát. Việc ghi chép lại các thông tin quan sát bằng sơ đồ, bản vẽ chi tiết đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ, dễ xảy ra sai sót do ghi chép sai hoặc thiếu thông tin. đo đạc bằng thước đo thủ công có thể gặp sai sót do sai số dụng cụ, kỹ thuật đo đạc không chính xác hoặc do ảnh hưởng của môi trường (gió, ánh sáng, v.v.). Bảng 2. Các vấn đề thường gặp trong khảo sát truyền thống Phương pháp khảo sát Các vấn đề thường gặp Khảo sát địa chất và địa - Khả năng dự báo các biến đổi địa chất trong tương lai có thể hạn hình chế. - Đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu về địa chất và địa hình. - Cần thời gian và kinh phí lớn cho việc thực hiện khảo sát. Khảo sát lịch sử và văn - Khả năng thu thập thông tin lịch sử chính xác có thể bị hạn chế, hóa đặc biệt là với các công trình cổ. - Yêu cầu sự phê duyệt và hợp tác của cộng đồng địa phương. Khảo sát vật liệu và kỹ - Yêu cầu kiến thức chuyên môn về vật liệu và kỹ thuật xây dựng. thuật xây dựng - Thời gian và chi phí cho việc phân tích và đánh giá có thể lớn. - Không cung cấp thông tin về bối cảnh lịch sử và văn hóa của công trình. 77
  4. Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Khảo sát hình dạng và - Yêu cầu kiến thức và kỹ năng đặc biệt trong việc phân tích hình hình thức dạng và hình thức. - Có thể gặp khó khăn trong việc hiểu rõ các yếu tố trang trí và ý nghĩa của chúng. - Thường không cung cấp thông tin về tình trạng bảo tồn của công trình. 2.2. Đề xuất hướng giải quyết sử dụng công nghệ scan 3D 2.2.1. Các phương pháp scan phổ biến hiện nay và phần mềm sử dụng Bảng 3. Phương pháp sử dụng công nghệ phổ biến hiện nay Phương pháp phổ Mô tả Ưu điểm Nhược điểm biến Mechanical Sử dụng cơ cấu cơ học Đơn giản và thích hợp Không phù hợp cho scanning (quét cơ để quét bề mặt. cho việc quét các đối các chi tiết nhỏ hoặc học) tượng lớn. phức tạp. Laser scanning Sử dụng tia laser để Chính xác và phù hợp Thiết bị đắt đỏ và cần (quét laser) quét bề mặt đối tượng cho nhiều loại bề mặt. kiểm soát kỹ thuật. và thu thập thông tin Phù hợp cho việc quét 3D. các chi tiết nhỏ hoặc phức tạp. Ultrasonic Sử dụng sóng siêu âm Phù hợp cho việc quét Độ chính xác thấp và scanning (quét để đo khoảng cách và các bề mặt không phản phụ thuộc vào điều siêu âm) tạo mô hình 3D. chiếu. kiện môi trường. Photogrammetry Sử dụng các hình ảnh Khả năng tạo mô hình Phụ thuộc vào điều chụp từ các góc khác từ hình ảnh thông kiện ánh sáng và góc nhau cho phép tạo ra thường, thậm chí từ chụp. các mô hình kỹ thuật điện thoại thông minh. số 2D hoặc 3D của đối Dễ dàng thu thập dữ tượng dưới dạng sản liệu. phẩm. Kết quả có độ chính xác cao từ các chi tiết nhỏ trong công trình cho đến tổng thể lớn. 78
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) Bảng 4. Phần mềm thông dụng hiện nay Tên phần mềm Hệ điều hành Skanect (STRUCTURE, n.d.) Windows, macOS Meshroom Windows Recfusion Pro Windows MicMac Windows, macOS Elcovision iWitnessPro Windows Autodesk recap Windows Drone deploy Windows, macOS, Android, iOS Pix4dmapper Windows, macOS, Android, iOS Reality capture Windows 2.2.2. Phương pháp đề xuất: photogrametry Photogrammetry: Sử dụng các phương pháp bao gồm quang học và hình học xạ ảnh . Chụp ảnh kỹ thuật số và xử lý quang trắc bao gồm một số giai đoạn được xác định rõ ràng, cho phép tạo ra các mô hình kỹ thuật số 2D hoặc 3D của đối tượng dưới dạng sản phẩm cuối cùng. Mô hình dữ liệu ở bên phải cho thấy loại thông tin nào có thể đi vào và đi ra từ các phương pháp đo ảnh. Phương pháp cho phép xác định vị trí Tọa độ 3D của các điểm đối tượng trong không gian 3D từ định vị của các thiết bị chụp ảnh. (WIKIPEDIA, 2024) Photogrammetry (Phép đo ảnh) được chia thành hai loại chính: ảnh chụp trên không và ảnh chụp cận cảnh. Ảnh chụp trên không (Aerial Photogrammetry) Phương pháp này sử dụng máy bay để chụp ảnh trên không, sau đó chuyển đổi ảnh thành mô hình 3D hoặc bản đồ kỹ thuật số. Ngày nay, công việc tương tự cũng có thể thực hiện được bằng máy bay không người lái (drone). Drone giúp việc chụp ảnh các khu vực khó tiếp cận hoặc không thể tiếp cận bằng phương pháp đo đạc truyền thống một cách an toàn và dễ dàng hơn, vốn có thể nguy hiểm hoặc không thực tế. Nói cách khác, photogrammetry là phương pháp kiểm tra biên dạng hình học của sản phẩm bằng cách chụp ảnh. Phương pháp này được sử dụng để xác định chính xác tọa độ 3 chiều của sản phẩm và có thể xuất báo cáo kiểm tra. Trong photogrammetry, chúng ta chụp ảnh từ các góc độ khác nhau để thu được thông tin hình học và sắp xếp vị trí của các điểm trên đối tượng. Kỹ thuật này có ứng dụng rộng 79
  6. Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam rãi trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, kiến trúc, địa chất, và nhiều lĩnh vực khác. Nó giúp chúng ta tạo ra các mô hình số hóa 2D hoặc 3D của các đối tượng, từ các bức ảnh chụp 3. Dưới đây là các bước chính trong quá trình ảnh chụp trên không: Lên kế hoạch: Trước khi tiến hành chụp ảnh, lên kế hoạch là bước quan trọng. Nó giúp tránh sai sót và định hướng cho quá trình chụp. Xác định vùng cần chụp, tần suất chụp và định hướng bay. Nghiên cứu về sản phẩm và thương hiệu: Hiểu rõ về sản phẩm và thông điệp thương hiệu. Chọn phong cách chụp phù hợp với sản phẩm. Xác định phân khúc khách hàng: Nắm rõ đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này giúp tạo hiệu quả khi truyền đạt thông điệp qua hình ảnh. Chụp ảnh: Sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để chụp ảnh từ không gian trên cao. Đảm bảo chất lượng ảnh và độ phân giải cao thu thập dữ liệu chính xác. Xử lý dữ liệu: Ghép nối ảnh để tạo thành một bản đồ hoặc mô hình 3D. Sử dụng phần mềm xử lý ảnh và địa lý để tạo ra dữ liệu cuối cùng. Đánh giá độ chính xác: Kiểm tra độ chính xác của bản đồ hoặc mô hình đã tạo. Điều này đảm bảo tính chính xác của dữ liệu thu thập.. Ảnh chụp cận cảnh (Close-Range Photogrammetry) Photogrammetry cận cảnh là một phương pháp hiện đại trong lĩnh vực đo lường và tạo ra mô hình ba chiều của các đối tượng vật lý bằng cách sử dụng ảnh chụp từ khoảng cách gần. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về các bước trong quá trình này: Chụp ảnh: Sử dụng máy ảnh để chụp ảnh của đối tượng từ nhiều góc độ và khoảng cách gần. Đảm bảo chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng tốt và thu thập đủ thông tin từ các góc độ khác nhau. Xử lý ảnh: Sử dụng phần mềm đặc biệt để loại bỏ nhiễu, điều chỉnh độ sáng và tạo ra các tập tin ảnh có độ phân giải cao. Triangulation: Sử dụng các ảnh để xác định vị trí của các điểm đặc biệt trên đối tượng bằng kỹ thuật triangulation. So sánh các điểm chung giữa các ảnh và tính toán vị trí 3D của các điểm. Tạo mô hình 3D: Ghép nối các điểm để tạo ra mô hình 3D của đối tượng. Hiệu chỉnh và xác thực: Kiểm tra và hiệu chỉnh mô hình để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy. Sử dụng phương pháp đo lường bổ sung để so sánh với mô hình tạo ra. 80
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) Phương pháp này có ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc, bảo tồn di sản văn hóa, y tế, công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Hình 1. Phương pháp Photogrammetry Aerial Hình 2. Phương pháp Photogrammetry (Burgess, 2020) Close-Range 2.3. Đối tượng nghiên cứu 2.3.1. Công trình kiến trúc Các công trình kiến trúc thể loại công cộng trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích trên địa bàn Thành phố. Hiện tại có 185 công trình đáp ứng đủ tiêu chí trên (bao gồm các di tích lịch sử, di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc nghệ thuật) (Hóa, 2022). Trong lĩnh vực khảo sát kiến trúc, photogrammetry được sử dụng để thu thập thông tin chi tiết về cấu trúc và hình dạng của các tòa nhà, di tích, công trình kiến trúc và các địa điểm khác. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của photogrammetry trong khảo sát kiến trúc. Bảo tồn di tích: Photogrammetry có thể được sử dụng để tạo ra các bản sao số chính xác của các di tích kiến trúc, giúp bảo tồn các cấu trúc quan trọng trong lịch sử và văn hóa. Những bản sao này không chỉ hữu ích cho việc bảo tồn mà còn cho việc nghiên cứu và giáo dục về di sản văn hóa. Đánh giá tình trạng cấu trúc: Bằng cách so sánh các mô hình 3D được tạo ra từ thời điểm khác nhau, photogrammetry có thể được sử dụng để đánh giá sự thay đổi về tình trạng và cấu trúc của các kiến trúc. Điều này có thể giúp trong việc theo dõi sự phát triển của các vấn đề kỹ thuật và cần thiết để lập kế hoạch bảo trì. Lập kế hoạch và thiết kế: Photogrammetry cung cấp thông tin chi tiết về các kích thước, hình dạng và cấu trúc của các tòa nhà và di tích kiến trúc, giúp cho quá trình lập kế hoạch và thiết kế được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác. Các công trình có những nét kiến trúc độc đáo, đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ ký ức lịch sử, thể hiện bản sắc văn hóa cao đang đối mặt với nguy cơ xuống cấp và biến mất do nhiều yếu tố như thời gian, thời tiết, và sự phát triển đô thị. Những công trình này không chỉ là những biểu tượng văn hóa, mà còn là phần quan trọng của lịch sử và di sản của Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng cần được bảo tồn và bảo vệ để thế hệ sau có thể tiếp tục tận hưởng và học hỏi từ những giá trị văn hóa này. 81
  8. Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Hình 3. Đình Bình Hình 4. Miếu Thiên Hình 5. Chùa Hội Sơn Hình 6. Chùa Phước Hòa Hậu (Quảng Triệu hội Tường quán) Hình 7. Đình Trường Hình 8. Đình Phong Hình 9. Đình Thông Hình 10. Đình Bình Thọ Phú Tây Hội Trường Hình 11. Đình Bình Hình 12. Miếu Thiên Hình 13. Chùa Hội Hình 14. Chùa Phước Hòa Hậu (Quảng Triệu hội Sơn Tường quán) Hình 15. Đình Hình 16. Đình Phong Hình 17. Đình Thông Hình 18. Đình Bình Trường Thọ Phú Tây Hội Trường Hình 19. Di Tích Lịch Hình 20. Hội quán Hình 21. Lò gốm cổ Hình 22. Hội Quán sử Địa Đạo Củ Chi Nhị Phủ Hưng Lợi Nghĩa An (Chùa Ông) 82
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) Hình 23. Từ Đường Hình 24. Chùa Bửu Hình 25. Đình Thần Hình 26. Lăng Lê Văn Họ Lý Thạnh Linh Đông Duyệt Hình 27. Chùa sắc tứ Hình 28. Đình Bình Hình 29. Lăng Võ Di Hình 30. Đình An Hội Trường Thọ Đông Cù lao Bà Tàng Nguy Hình 31. Chùa Sùng Hình 32. Đình Tân Hình 33. Đình An Phú Hình 34. Chùa Pháp Đức Thôn Hoa Hình 35. Hội quán Hình 36. Miếu Thất Hình 37. Miếu Sa Tân Hình 38. Đình Tân Quần Tân Phủ Thiên Hậu Túc Hình 39. Hội quán Hình 40. Chùa Phước Hình 41. Chùa Giác Hình 42. Chùa Phụng Ôn Lăng Tường Viên Sơn 2.3.2. Vật dụng, thiết bị Các loại vật dụng và thiết bị có giá trị lịch sử cao đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta hiểu biết về quá khứ. Những đồ vật này đã tồn tại qua nhiều thế kỷ 83
  10. Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và phản ánh nét văn hóa, phong tục, và công nghệ của thời đại, chúng không chỉ là những hiện vật đơn thuần, mà còn là những tấm gương về sự sáng tạo của con người. Chúng là những bảo tàng sống, giúp chúng ta trân trọng giá trị truyền thống từ đó phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hình 46. Tượng rồng Hình 44. Hình Long Hình 45. Hình bằng vàng thời Hình 43. Hình Giao Mã - Hà đồ trên hũ phượng trang trí trên Nguyễn, thế kỷ 19-20, Long trang trí trên tấm gốm hoa lam. Thời đĩa gốm hoa lam thời nằm trong bộ sưu tập che ngực bằng đồng, Nguyễn, niên hiệu Lê sơ, thế kỷ 15. Hiện hiện vật cung đình thời kỳ Đông Sơn. Gia Long vật tàu cổ Cù Lao triều Nguyễn. Chàm, Hội An, Quảng Nam Hình 47. Ấn đồng Hình 48. Trống đồng Môn hạ sảnh ấn Ngọc Lũ Hình 49. Ấn Đại Việt Hình 50. Bình gốm quốc Nguyễn Chi hoa lam vẽ thiên nga Bảo 84
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) Hình 51. Trống đồng Cảnh Thịnh Hình 52. Cây đèn Hình 54. Chuông Vân hình người quỳ Hình 53. Mộ thuyền Bản Việt Khê 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu khảo sát kiến trúc di tích bằng scan 3D là một trong những phương pháp hiện đại và hiệu quả để thu thập dữ liệu về các cấu trúc kiến trúc cổ điển và di tích. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện phương pháp này: Chuẩn bị thiết bị: Sử dụng máy scan 3D chuyên dụng (handheld hoặc tripod- mounted) để thu thập dữ liệu về hình dạng và cấu trúc của di tích. Lập kế hoạch quy trình quét: Xác định vị trí quét, số lượng quét cần thiết và cách thức di chuyển máy scan. Thực hiện quét 3D: Di chuyển máy scan xung quanh di tích để tạo điểm đám mây dữ liệu 3D. Xử lý dữ liệu: Ghép nối các điểm đám mây để tạo mô hình 3D hoàn chỉnh. Phân tích dữ liệu: Sử dụng mô hình 3D để nghiên cứu và trích xuất thông tin về di tích kiến trúc. Bảo quản dữ liệu: Lưu trữ dữ liệu an toàn để sử dụng trong tương lai hoặc chia sẻ với cộng đồng nghiên cứu khác. Phương pháp này giúp bảo tồn và nghiên cứu di tích kiến trúc một cách hiệu quả. Tạo ra bản sao chính xác của di tích kiến trúc để bảo tồn và nghiên cứu, cũng như giảm thiểu rủi ro cho di tích gốc do việc tiếp cận trực tiếp của con người. 85
  12. Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 3. KẾT QUẢ 3.1. Mô hình các vật dụng thiết bị cổ Hình 55. Mô hình lưu hương tại chùa Thanh Sơn, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Hình 56. Mô hình bình hoa cổ Hình 57. Một số mô hình khác 3.2. Mô hình các công trình di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phong Phú, vị trí: Đường Đình Phong Phú, khu phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú B, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. 86
  13. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) Chụp ảnh 2D của công trình di tích từ nhiều góc độ và vị trí khác nhau, đảm bảo ánh sáng đủ và không bị che khuất. Tối ưu hóa số lượng ảnh để thu được kết quả tốt nhất. Tiếp theo, nhập các ảnh 2D này vào phần mềm và lựa chọn chế độ để áp dụng màu sắc và kết cấu của ảnh lên mesh, tạo ra một mô hình 3D toàn diện và đầy đủ chi tiết. Hình 58. Quá trình xử lý 2D đến 3D đình Phong Phú Hình 59. Mô hình 3D chưa hoàn thiện tại Đình Phong Phú Đình Trường Thọ, vị trí: Tổ 5 Phường Trường Thọ, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh 87
  14. Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Hình 60. Quá trình xử lý hình ảnh 2D Hình 61. Quá trình xử lý 2D đến 3D phần mái của Đình Trường Thọ Quá trình Scan 3D đã thu được dữ liệu về bề mặt công trình di tích với độ phân giải và độ chính xác cao. Tuy nhiên, do một số yếu tố như ánh sáng môi trường, bề mặt phản quang, bề mặt trong suốt, bề mặt khuất sâu... mà một số vùng của công trình di tích chưa được quét hết hoặc quét không đầy đủ. Dẫn đến các sản phẩm kết quả trên chưa xử lý, loại bỏ nhiễu được làm cho các dữ liệu chưa thể ghép nối các điểm thành một bản đồ toàn cảnh 3D, mô hình 3D chưa hoàn thiện, có các lỗ hổng, sai số, thiếu chi 88
  15. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) tiết... Chưa đưa ra được sản phẩm dự kiến thiết kế một website để lưu trữ và hiển thị các dữ liệu số đã thu thập. Đề xuất xử lý các góc độ thiếu sáng: tăng cường mật độ quét bằng cách chụp ảnh từ nhiều góc độ khác nhau đối với cấc bề mặt khuất sâu, điều chỉnh các thiết lập của thiết bị quét như độ phân giải, tốc độ quét, giảm khoảng cách đến các đối tượng quét giúp giảm độ nhiễu của dữ liệu. Sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp hơn ghép nối các dữ liệu quét từ nhiều thiết bị khác nhau nhằm giải quyết vấn đề về các vùng chưa được quét hết hoặc chưa đầy đủ. Quá trình scan 3D đã thu được dữ liệu về bề mặt công trình di tích với độ phân giải và độ chính xác cao. Tuy nhiên, do một số yếu tố như ánh sáng môi trường, bề mặt phản quang, bề mặt trong suốt, bề mặt khuất sâu... mà một số vùng của công trình di tích chưa được quét hết hoặc quét không đầy đủ. Chưa xử lý, loại bỏ nhiễu được dẫn đến chưa thể ghép nối các điểm thành một bản đồ toàn cảnh. Làm cho mô hình 3d chưa hoàn thiện, có thể có các lỗ hổng, sai số, thiếu chi tiết... 4. KẾT LUẬN Kết luận đặt vấn đề lại sau khi thực hiện phương pháp trên, khó khăn và thách thức, các bước thực hiện. Các di tích kiến trúc nghệ thuật Việt Nam là những bằng chứng quý giá về quá khứ và nền văn hóa của dân tộc, khiến việc bảo tồn và trùng tu chúng trở thành một nhiệm vụ cấp thiết và trách nhiệm của cộng đồng. Việc số hóa các di tích kiến trúc nghệ thuật là một phương pháp hiện đại và tiên tiến, giúp khảo sát, lập tài liệu, và tái hiện các di tích một cách chính xác, sinh động, và trực quan. Việc này không chỉ hỗ trợ cho công tác bảo tồn, trùng tu, và phục hồi các di tích, mà còn giúp quảng bá và truyền bá các giá trị lịch sử và văn hóa của các di tích đến với công chúng. Nghiên cứu giải quyết tính cấp thiết trong bối cảnh hiện đại nhiều di tích bị mai một dần đi. Phục vụ bảo tồn và phát triển các giá trị tinh thần, văn hóa truyền thống. Các nghiên cứu số hóa các di tích kiến trúc nghệ thuật Việt Nam đã giải quyết được nhiều vấn đề, như: lựa chọn và áp dụng các thiết bị, phần mềm, và kỹ thuật phù hợp với từng loại di tích; xử lý và lưu trữ dữ liệu số một cách hiệu quả và an toàn; tạo ra các sản phẩm số hóa như mô hình 3D, video 360 độ, bản đồ tương tác, ứng dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường; thiết kế và phát triển các nền tảng trực tuyến để lưu trữ và hiển thị các dữ liệu số làm tư liệu cho giáo dục. Ứng dụng các công nghệ Scan 3D giúp số hóa các công trình di tích kiến trúc từ đó đưa ra được mô hình 3D, thiết kế 3D mẫu. Điều này làm cho việc sửa chữa, làm mới trở nên chính xác và tiết kiệm thời gian hơn so với các dữ liệu khảo sát thủ công mang lại. Dữ liệu số hóa cũng được lưu trữ lại để phục vụ cho quá trình phục dựng, làm mới và sửa chữa sau này. Các mô hình 3D chân thực và sinh 89
  16. Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam động được tạo ra bởi số hóa SCAN 3D từ đó giúp cho mọi người có thể tiếp cận và tương tác với các di sản kiến trúc một cách dễ dàng và thú vị hơn. Thông qua các kho lưu trữ trực tuyến ở các định dạng tiêu chuẩn để mọi người có thể dễ dàng truy cập và trải nghiệm. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu về cách tối ưu hóa quy trình số hóa, scan 3D các di tích kiến trúc nghệ thuật, nhằm giảm thiểu chi phí, thời gian, và nhân lực, đồng thời nâng cao chất lượng, độ phân giải, và độ chính xác của các dữ liệu số. Nghiên cứu về cách áp dụng các công nghệ mới như thực tế ảo(VR), thực tế tăng cường(AR), thực tế hỗn hợp(MR), hoặc trí tuệ nhân tạo(AI), để tạo ra các trải nghiệm số hóa 3D mới mẻ, hấp dẫn, và tương tác, cho các đối tượng người dùng khác nhau. Xác định và loại bỏ các bước không cần thiết trong quy trình, và tập trung vào việc cải thiện hiệu suất của các bước quan trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] (n.d.). Retrieved from STRUCTURE: https://3dscanexpert.com/reviews/skanect-review/ [2] Autodesk. (n.d.). Retrieved from PHOTOGRAMMETRY SOFTWARE: https://asean.autodesk.com/solutions/photogrammetry-software [3] Burgess, G. (2020, 9 25). Retrieved from Bản đồ 3D của một trang web lớn: https://www.linkedin.com/pulse/pix-4d-mapping-course-next-week-gordon- burgess?utm_source=share&utm_medium=member_android&utm_campaign=share_via&fb clid=IwAR0PhpaYLao88tupdPdTEBdwiFp6sSb8d9Cbh8ktaGLIiZraB0oHIs5lij4_aem_AUf- GbqqVKKFJ8Q0iIrKdiagaN2BdxJqQFNG_b [4] WIKIPEDIA. (2024, 4 6). Retrieved from Photogrammetry: https://en.wikipedia.org/wiki/Photogrammetry. 90
  17. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) DIGITIZATION OF DATA IN ARCHITECTURAL HERITAGE SURVEYS IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM Tran Trung Hieu, Vu Thi Minh Hanh*, Phung Hoang Hai Bang, Vo Nguyen Nhat An, Thai Binh Vuong Quoc Faculty of Architecture and Arts, Ho Chi Minh City University of Technology *Email : hanhmnh82@gmail.com ABSTRACT The topic "Digitizing Data in Architectural Heritage Surveys of Artistic Architectural Heritage in Ho Chi Minh City, Vietnam" is a crucial and urgent effort in the current context of Ho Chi Minh City, given the city's over 185 artistic architectural heritage sites ranked at various levels. However, many of these structures are at risk of obsolescence due to deterioration, insufficient maintenance, and pressures from urbanization and economic development. Digitizing data on these heritage sites not only helps record and preserve the city's beauty and cultural values but also serves as a crucial step in researching, assessing, and proposing protection and restoration measures for threatened architectural structures. By collecting detailed data and digitizing these sites, researchers can develop effective conservation strategies while also enhancing awareness and community involvement in architectural heritage protection. Keywords: Enhancement, data, digitization, preservation,. 91
  18. Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Trần Trung Hiếu sinh ngày 17/1/1988. Năm 2012, ông tốt nghiệp kiến trúc sư chuyên ngành kiến trúc công trình. Năm 2016, ông nhận học vị Tiến sĩ Kỹ thuật về “Công trình dân dụng, xây dựng và kiến trúc”. Lĩnh vực nghiên cứu: Kiến trúc truyền thống khu vực miền trung Việt Nam, Ứng dụng thực tế ảo trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc. Vũ Thị Minh Hạnh sinh ngày 14/7/2004 tại Bến Tre. Hiện đang theo học ngành kiến trúc, khoa Kiến trúc – Mỹ thuật tại đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH). Lĩnh vực nghiên cứu: Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc. Võ Nguyễn Nhật An sinh ngày 27/8/2004 tại Ninh Thuận. Hiện đang theo học ngành kiến trúc, khoa Kiến trúc – Mỹ thuật tại đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH). Lĩnh vực nghiên cứu: Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc. Phùng Hoàng Hải Bằng sinh ngày 1/8/2003 tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện đang theo học ngành kiến trúc, khoa Kiến trúc – Mỹ thuật tại đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH). Lĩnh vực nghiên cứu: Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc. Thái Bình Vương Quốc sinh ngày 31/10/2001 tại Bình Định. Hiện đang theo học ngành kiến trúc, khoa Kiến trúc – Mỹ thuật tại đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH). Lĩnh vực nghiên cứu: Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc. 92
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2