SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ CHỦ TRƯƠNG CỨU NƯỚC<br />
CỦA PHAN CHÂU TRINH TRONG GIỚI NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM<br />
TRẦN THỊ KIM QUY<br />
Học viên Cao học, Trường ĐHSP - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Phan Châu Trinh là một chí sĩ yêu nước tiêu biểu của dân tộc Việt<br />
Nam đầu thế kỷ XX. Vấn đề chủ trương cứu nước của ông đã được nhiều nhà<br />
nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập. Bài viết này giới thiệu một cách sơ<br />
lược quá trình nhận thức về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh từ<br />
trước Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay trong giới nghiên cứu ở Việt Nam.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Phan Châu Trinh là một trong những sĩ phu yêu nước tiến bộ tiêu biểu đầu thế kỷ XX.<br />
Chủ trương cứu nước của ông đã có tác động mạnh đến sự phát triển của lịch sử dân tộc<br />
và trở thành đối tượng nghiên cứu của sử học trong và ngoài nước. Từ trước đến nay có<br />
rất nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu về chủ trương cứu<br />
nước của cụ Phan Châu Trinh. Đặc biệt, trong những năm gần đây, chủ trương cứu nước<br />
của Phan Châu Trinh ngày càng được các học giả, các nhà nghiên cứu trong nước quan<br />
tâm đánh giá lại vì nhiều khía cạnh của chủ trương này mang tính thời sự và có ý nghĩa<br />
quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay.<br />
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả cố gắng khái quát lại những điểm nổi bật nhất<br />
trong quá trình nhận thức về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh qua các thời kỳ<br />
lịch sử.<br />
2. NỘI DUNG<br />
Việc ghi chép lại cuộc đời và sự nghiệp cũng như một số nhận xét, đánh giá về chủ<br />
trương cứu nước của Phan Châu Trinh đã có từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 và<br />
chủ yếu là do những người bạn cùng sát cánh với ông trong quá trình thực hiện đường<br />
lối cứu nước thực hiện. Có thể liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu như: Một lần hầu<br />
chuyện cụ Phan Chu Trinh của Nam Kiều; Phan Tây Hồ di thảo của Ngô Đức Kế<br />
(1927);, Chuyện lý trưởng Lê Cơ của Huỳnh Thúc Kháng (1932); Thi tù tùng thoại của<br />
Huỳnh Thúc Kháng (1957), Tự phán của Phan Bội Châu (1957)...<br />
Trong thời kì đầu tiên này, việc nghiên cứu về chủ trương cứu nước của Phan Châu<br />
Trinh mới chỉ là những phác họa, chủ yếu là những tâm sự gửi gắm tình cảm của mọi<br />
người đối với Phan Châu Trinh, nhưng rất quan trọng và đáng quý. Nguồn tư liệu ở đây<br />
là do những chiến hữu, bạn bè cùng thời của ông để lại nên có độ tin cậy và tính chính<br />
xác cao. Những người nghiên cứu sau này đều coi đây là những căn cứ đầu tiên để tìm<br />
hiểu và phát triển thêm những khía cạnh mới.<br />
Trong thời gian từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc và ở miền Nam đều có những tác phẩm,<br />
những bài nghiên cứu về Phan Châu Trinh.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 109-115<br />
<br />
110<br />
<br />
TRẦN THỊ KIM QUY<br />
<br />
Tại miền Bắc, trong điều kiện hoà bình, việc nghiên cứu về chủ trương cứu nước của<br />
Phan Châu Trinh cũng như nghiên cứu về phong trào Duy tân bắt đầu được coi trọng,<br />
đầu tiên là Tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa năm 1957-1958, tiếp đến là những công<br />
trình nghiên cứu khác như:, Lịch sử 80 năm chống Pháp của Trần Huy Liệu (1956 - tập<br />
I, 1958 - tập II);, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh của Tôn Quang Phiệt (1956); Lịch<br />
sử Việt Nam (1919-1920) của Hồ Song (1972) v.v...<br />
Trong các tác phẩm này, các tác giả tập trung đánh giá về chủ trương cứu nước của<br />
Phan Châu Trinh, đa số đều cho rằng tư tưởng cứu nước của Phan Châu Trinh hồi đầu<br />
thế kỉ XX là tư tưởng cải lương, xa rời thực tế, và nói chung là chưa đánh giá hết những<br />
đóng góp của cụ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX.<br />
Trong hai năm 1964-1965 đã diễn ra cuộc thảo luận đầu tiên ở miền Bắc về Phan Châu<br />
Trinh. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử từ số 66 đến 69/1964 và các số từ 70 đến 73/1965 đã<br />
có rất nhiều bài viết về Phan Châu Trinh, trong đó có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau<br />
về chủ trương cứu nước của ông, đáng chú ý là bài Kết thúc cuộc thảo luận về Phan<br />
Chu Trinh của Văn Tạo trong Nghiên cứu Lịch sử số 76, năm 1965. Bài viết đã góp<br />
phần đánh giá một cách khái quát quá trình nhận thức về chủ trương cứu nước của Phan<br />
Châu Trinh trong giai đoạn này.<br />
Qua tổng hợp các ý kiến đánh giá trong giai đoạn này, có thể thấy những vấn đề cơ bản sau:<br />
Trước hết, về việc Phan Châu Trinh phản ánh một trào lưu tư tưởng nào của thời đại xã<br />
hội Việt Nam? Các tác giả đều nhất trí rằng Phan Châu Trinh là người đại diện cho<br />
phong trào cách mạng thuộc phạm trù dân tộc dân chủ chống đế quốc và chống phong<br />
kiến. Căn cứ vào tính chất và yêu cầu của thời đại, có thể thấy rằng Phan Châu Trinh<br />
tìm phương cứu nước, đề xướng dân quyền, yêu cầu mở mang dân trí, chống tệ hại của<br />
bọn vua quan phong kiến đương thời, có đả kích đến một mức độ nhất định chế độ thực<br />
dân phong kiến với lòng mong muốn nước nhà được phồn vinh, đều đã phản ánh đúng<br />
yêu cầu của thời đại, cố nhiên chưa phải là đầy đủ và toàn diện.<br />
Thứ hai, hầu hết mọi người tham gia thảo luận dẫu có phê phán mặt này mặt khác, đánh<br />
giá tác dụng hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh cao thấp có khác nhau, nhưng<br />
đều thống nhất với nhau ở chỗ Phan Châu Trinh trước hết là một nhà yêu nước. Đánh<br />
giá tinh thần yêu nước của Phan Châu Trinh, ông Tôn Quang Phiệt viết: "Phan-chuTrinh là một người thành thực yêu nước và muốn giúp ích cho nước, nghĩa là muốn<br />
đuổi bọn cướp nước là thực dân Pháp, đánh đổ quan lại của chế độ thối nát Nam triều<br />
thành lập một nước Việt-nam độc lập dân chủ giầu mạnh" [1, 11], ông Duy Minh viết:<br />
"Xét chủ trương chính trị của Phan-chu-Trinh, chúng ta thấy có những thiếu sót, khuyết<br />
điểm. Nhưng đến cuộc đời cụ Phan, chúng ta thấy cụ là một người yêu nước chân<br />
chính" [2, 18]. Ngay một số người gần như phủ định hoàn toàn tác dụng tích cực của<br />
những hoạt động của Phan Châu Trinh cũng vẫn công nhận Phan Chu Trinh là một nhà<br />
yêu nước, như tác giả Hưng Hà, sau khi phê phán Phan Châu Trinh vẫn mấy lần nhắc đi<br />
nhắc lại rằng: “Phan-chu-Trinh là một nhà yêu nước nhiệt thành” [3, 24].<br />
<br />
SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ CHỦ TRƯƠNG CỨU NƯỚC CỦA PHAN C. TRINH... 111<br />
<br />
Thứ ba, xoay quanh vấn đề “Phan Châu Trinh đại diện cho tầng lớp, giai cấp nào?” có rất<br />
nhiều lập luận khác nhau nhưng tất cả đều thừa nhận, tuy ở mức độ khác nhau là: "Phanchu-Trinh là một sĩ phu phong kiến yêu nước, tiếp thu ý thức tư tưởng tư sản dân chủ mà<br />
đề xướng phong trào" [4, 15]. Lập trường đó bắt nguồn từ cơ sở xã hội ở trong nước là<br />
chủ yếu. Trên cơ sở xã hội đó ông đã tiếp thu lý luận dân chủ tư sản từ phương Tây tràn<br />
sang qua các tân thư, tân văn và đề xướng ra yêu cầu dân chủ tư sản ở Việt Nam.<br />
Thứ tư, bàn về lập trường phản đế, phản phong của Phan Châu Trinh thì trong cuộc thảo<br />
luận cũng có những phân tích trái ngược nhau nhưng rồi đã đi đến điểm chung rằng:<br />
"Phan Châu Trinh đã phản đế và phản phong, nhưng phản đế thì bạc nhược, còn phản<br />
phong thì không triệt để. Về mức độ thì ông nặng về phản phong hơn phản đế và đã có<br />
chủ trương ảo tưởng là dựa vào đế quốc Pháp để chống phong kiến. Ông coi nhiệm vụ<br />
chống phong kiến là chủ yếu, đó là điều không phù hợp với yêu cầu của lịch sử nên cả<br />
tác dụng phản đế và phản phong đều bị hạn chế" [4, 23].<br />
Thứ năm, đối với nhận định về tác dụng và ảnh hưởng của Phan Châu Trinh đối với<br />
phong trào cách mạng đương thời thì cuối cùng tất cả đều cho là có tác dụng tích cực,<br />
do yêu cầu dân chủ tư sản mà ông đề xướng là phù hợp với yêu cầu của thời đại, phù<br />
hợp với bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, nó đã có tác dụng cổ vũ phong<br />
trào quần chúng, đề ra những cải cách trong phạm vi có thể của mình như cải cách<br />
phong tục, đẩy mạnh tân học, phát triển công thương.<br />
Rõ ràng từ sau khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi, với ảnh hưởng của tư tưởng bạo<br />
động của Quốc tế Cộng sản thì cách nhìn nhận, đánh giá về chủ trương cứu nước của<br />
Phan Châu Trinh bắt đầu có sự thay đổi theo một xu hướng mới, đó là xem con đường<br />
mà ông lựa chọn là cải lương và sai lầm.<br />
Ở miền Nam, các học giả, các nhà nghiên cứu cũng có những bài viết, những đánh giá,<br />
tranh luận về các nhân vật, sự kiện lịch sử, mặc dù không phải tập trung ở những cuộc<br />
thảo luận sôi nổi như ở miền Bắc, mà chủ yếu là những tác phẩm được các tác giả tự<br />
xuất bản hay một số nhà in thời kỳ đó phát hành.<br />
Công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất trong thời kỳ này là của tác giả Nguyễn Văn Xuân<br />
với Phong trào Duy Tân (1969). Trong tác phẩm này, tác giả giành phần lớn bàn về<br />
cuộc đời, tư tưởng và hoạt động của Phan Châu Trinh. Ngoài ra, tác giả còn nêu rõ vai<br />
trò của đoàn thể trong phong trào Duy tân mà trong đó Phan Châu trinh là người đã rút<br />
được bài học và hiểu được giá trị của nó. Đến đây chúng ta nhận thấy quan điểm của tác<br />
giả về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh khác hẳn với các quan điểm cùng thời<br />
kỳ này ở miền Bắc, tác giả cũng nêu thêm lý do vì sao có những nhận định chưa đúng<br />
về những đóng góp của các nhân vật hay các phong trào trong lịch sử. Theo tác giả, đó<br />
là do lối nghiên cứu phê phán, nhận định xưa vốn thiếu phương pháp, hệ thống, các nhà<br />
chính trị, nhà biên khảo chưa chịu nắm toàn bộ vấn đề và chưa nhận chân nguyên nhân,<br />
diễn tiến, bột phát v.v… để theo dõi, sắp xếp.<br />
Tiếp đến là tác giả Phạm Văn Sơn với Việt-Nam cách mạng cận sử, Sài Gòn, 1963.<br />
Trong tác phẩm này, ban đầu cũng giống như các nhà nghiên cứu khác, ông cũng coi<br />
<br />
112<br />
<br />
TRẦN THỊ KIM QUY<br />
<br />
chủ trương này là cải lương, không tưởng nhưng ông cũng khẳng định: “Tuy nhiên<br />
không ai không nhận rằng cụ Tây-Hồ là người có tư-tưởng dân-chủ sớm hơn hết ở ViệtNam lúc ấy, nhưng nói cho phải tư tưởng dân-chủ của cụ bấy giờ còn rất hạn-chế…" [5,<br />
435-436]. Và một khía cạnh mới mẻ hơn so với các nhận định trước đó về Phan Châu<br />
Trinh, đó là Phạm Văn Sơn đã nhận thấy tiến bộ của cụ Phan sau thời gian ở Pháp về.<br />
Như vậy, tác giả đã nhận thấy vai trò và ảnh hưởng lớn lao của những chí sĩ yêu nước,<br />
đặc biệt là Phan Châu Trinh đối với phong trào Duy tân và phong trào chống thuế ở<br />
Trung Kỳ hồi đầu thế kỷ XX.<br />
Từ sau năm 1975 đến nay, trong điều kiện đất nước được thống nhất, việc nghiên cứu<br />
các nhân vật, sự kiện lịch sử cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc nhận thức về chủ<br />
trương cứu nước của Phan Châu Trinh cũng có sự phân hóa theo hai giai đoạn rõ rệt với<br />
hai cách đánh giá khác nhau. Cụ thể như sau:<br />
Từ 1975 đến 1986:<br />
Trong giai đoạn này có rất nhiều tác phẩm đề cập đến quá trình hoạt động của Phan Châu<br />
Trinh với những đánh giá và nhận định về chủ trương cứu nước của ông và hầu hết đều<br />
cho đó là tư tưởng cải lương, bất bạo động. Tiêu biểu là Trần Văn Giàu với tác phẩm Sự<br />
phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám (1975).<br />
Mặc dù trong tác phẩm này, Giáo sư Trần Văn Giàu đã nhận định rằng “Phan Chu Trinh,<br />
nhà cổ động của chủ nghĩa dân chủ” [6, 437], nhưng trước đó, cũng trong tác phẩm này,<br />
phần “Vấn đề bạo động và cải lương” thì tác giả lại nhấn mạnh tư tưởng cải lương trong<br />
chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh và khẳng định đây là một ảo tưởng sai lầm, có<br />
hại cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam: “Ông đặt vấn đề lập dân chủ mà<br />
không cần đặt vấn đề diệt thực dân trước, làm như đất nước Việt Nam không phải là<br />
thuộc địa, mà là mâu thuẫn giữa nhân dân và chế độ quân chủ. Như thế là sai lầm, trái<br />
cựa, lộn ngược. Phan Chu Trinh không biết đâu là kẻ thù chính” [6, 117].<br />
Trong thời gian này cũng có giáo trình để giảng dạy và học tập ở trường đại học như:<br />
Nguyễn Văn Kiệm với cuốn Lịch sử Việt Nam (Đầu thế kỉ XX-1918) (1976). Ở giáo<br />
trình này, tác giả mặc dù ca ngợi Phan Châu Trinh là một nhà nho yêu nước chân chính,<br />
có nhiều suy nghĩ tiến bộ, có những đóng góp to lớn vào cuộc vận động cứu nước đầu<br />
thế kỉ XX, nhưng mặt khác tác giả lại nhận định con đường cứu nước của Phan Châu<br />
Trinh là sai lầm, là mang tư tưởng cải lương.<br />
Trong suốt một thời gian dài vấn đề nhận thức về chủ trương cứu nước của Phan Châu<br />
Trinh vẫn chưa có gì thay đổi, thậm chí còn có cái nhìn hơi định vị và cứng nhắc, tiêu<br />
biểu là tác phẩm Lịch sử Việt Nam của Nguyễn Khánh Toàn (chủ biên, 1985). Các tác<br />
giả của cuốn sách đều cho rằng chỉ có Phan Bội Châu mới có sự thay đổi về quan điểm<br />
lập trường trong chủ nghĩa yêu nước, còn Phan Châu Trinh thì trước sau đều kịch liệt<br />
phản đối con đường bạo động của Phan Bội Châu và vẫn dừng lại ở lập trường dân tộc<br />
tư sản cải lương.<br />
<br />
SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ CHỦ TRƯƠNG CỨU NƯỚC CỦA PHAN C. TRINH... 113<br />
<br />
Từ 1986 đến nay:<br />
Bắt đầu từ năm 1986, nhận thức về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh bắt đầu<br />
thay đổi, đặc biệt là sau khi tìm hiểu thêm những tư liệu về quãng đời hoạt động của<br />
Phan Châu Trinh không chỉ ở trong nước mà cả 14 năm hoạt động tại Pháp được Tiến sĩ<br />
Thu Trang (Công Thị Nghĩa) công bố trong cuốn sách Những hoạt động của Phan Chu<br />
Trinh tại Pháp (1911-1925) (1983). Và cũng từ đây có rất nhiều bài báo, nhiều bài đánh<br />
giá, nhiều tác phẩm viết về Phan Chu Trinh trên quan điểm mới. Có thể kể đến các tác<br />
phẩm sau:<br />
Trước hết là tập hợp các báo cáo tại Hội thảo toàn quốc về Phan Châu Trinh và Huỳnh<br />
Thúc Kháng tại Đà Nẵng (từ 8-9/9/1992) với sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên cứu<br />
trong cả nước với hơn 40 bài viết và phát biểu, tham luận về Phan Châu Trinh với cách<br />
nhìn mới mẻ về tư tưởng cứu nước của ông và những cống hiến của ông trong phong<br />
trào giải phóng dân tộc, cụ thể đó là tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh.<br />
Tiếp theo đó là những tác phẩm, những chuyên luận của các nhà nghiên cứu ở trong<br />
nước có những đánh giá thật cụ thể về Phan Châu Trinh, tiêu biểu như: Huỳnh Lý với<br />
cuốn Phan Chu Trinh - thân thế và sự nghiệp (1993). Trong tác phẩm này, Giáo sư<br />
Huỳnh Lý cũng đã đề cập đến chủ trương cứu nước của cụ Phan và tư tưởng dân chủ<br />
tiến bộ của cụ.<br />
Nổi bật là Tuyển tập Phan Chu Trinh (1995) do Nguyễn Văn Dương biên soạn dựa trên<br />
công trình của một nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Văn trường Đại học Sư phạm Huế<br />
do Nguyễn Văn Dương chủ trì, triển khai từ năm 1977. Qua Tuyển tập này, người đọc<br />
thấy Phan Châu Trinh không chỉ là người nhìn xa trông rộng, kiến thức hơn người, mà<br />
còn là người nhiệt thành, khẳng khái và quả quyết.<br />
Năm 1996, Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho phát hành cuốn Tìm hiểu tư tưởng dân<br />
chủ của Phan Chu Trinh của Đỗ Thị Hòa Hới. Đây là một cuốn sách có giá trị lớn trong<br />
việc đánh giá về tư tưởng dân chủ tiến bộ của Phan Chu Trinh vì nó góp phần làm sáng<br />
tỏ thêm nguồn gốc, nội dung, thực chất cũng như hạn chế lịch sử trong tư tưởng dân chủ<br />
của Phan Châu Trinh.<br />
Trong cuốn Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam của Đinh Xuân Lâm và Nguyễn Văn<br />
Hồng (1998) cũng như cuốn Đại cương Lịch sử Việt Nam của Giáo sư Đinh Xuân Lâm chủ<br />
biên (1999) cũng đã khẳng định rõ tư tưởng dân chủ tiến bộ của Phan Châu Trinh.<br />
Vào năm 2001 và 2003 bà Phan Thị Minh, cháu ngoại của Phan Châu Trinh đã lần lượt<br />
cho xuất bản cuốn Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới, Tập 1, 2. Đây là kết quả<br />
của quá trình dày công sưu tầm tài liệu về Phan Châu Trinh trong nguồn thư khố tại<br />
Pháp của bà. Những vấn đề mới về Phan Châu Trinh dần được hé lộ và nó bổ sung cơ<br />
sở cho việc nhận thức và đánh giá về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh trong<br />
giai đoạn tiếp theo.<br />
Vì vậy, nhân kỉ niệm 130 năm ngày sinh của Phan Châu Trinh, Ban Tuyên giáo Tỉnh<br />
ủy, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam và Uỷ ban nhân dân thị xã Tam Kì đã tổ chức<br />
<br />