intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh giá trị của thang điểm buồn ngủ Epworth và bộ câu hỏi STOP–BANG trong sàng lọc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết So sánh giá trị của thang điểm buồn ngủ Epworth và bộ câu hỏi STOP–BANG trong sàng lọc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA) và so sánh giá trị sàng lọc của thang điểm buồn ngủ Epworth và bộ câu hỏi STOP–BANG trong chẩn đoán OSA.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh giá trị của thang điểm buồn ngủ Epworth và bộ câu hỏi STOP–BANG trong sàng lọc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ

  1. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2021 | SỐ 124 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SO SÁNH GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM BUỒN NGỦ EPWORTH VÀ BỘ CÂU HỎI STOP-BANG TRONG SÀNG LỌC HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ Nguyễn Trọng Hiếu1 TÓM TẮT Chu Thị Hạnh2 Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA) và so sánh giá Đại học Y Hà Nội 1 trị sàng lọc của thang điểm buồn ngủ Epworth và bộ câu hỏi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội 2 STOP–BANG trong chẩn đoán OSA. Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng là các bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ mắc OSA, đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu. Các biến số độc lập gồm triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, thang điểm Epworth và bộ câu hỏi STOP-BANG. OSA được chẩn đoán xác định bằng đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ với chỉ số AHI > 5 sự kiện/giờ. Đường cong ROC được vẽ để đánh giá giá trị chẩn đoán của các thang điểm, xác định điểm cắt tối ưu, độ nhạy và độ đặc hiệu. Kết quả: Chúng tôi đã nghiên cứu trên 96 đối tượng, trong đó 86 bệnh nhân được chẩn đoán xác định OSA. Trong nhóm này có 77.9% bệnh nhân nam, 22.1% bệnh nhân nữ. Độ tuổi trung bình là 63.7±15.2. BMI trung bình của các bệnh nhân là 26.16±3.25. Ngủ ngáy là triệu chứng thường gặp nhất, xuất hiện ở 87.2% bệnh nhân. Diện tích dưới đường cong của thang điểm Epworth và bộ câu hỏi STOP-BANG lần lượt là 0.692 (p=0.048) và 0.762 (p=0.007). Với điểm cắt tối ưu là 10, thang điểm Epworth có độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 64% và 70%. Với điểm cắt tối ưu là 4, bộ câu hỏi STOP-BANG có độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 87.2% và 50%. Kết luận: Bộ câu hỏi STOP-BANG có giá trị cao hơn thang điểm Epworth trong sàng lọc bệnh nhân mắc hội chứng Tác giả chịu trách nhiệm: ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ, tuy nhiên cả hai công cụ này Nguyễn Trọng Hiếu nên được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng nhằm phát hiện, điều Đại học Y Hà Nội trị sớm cho bệnh nhân. Triệu chứng ngủ ngáy rất thường gặp Email: king11495@gmail.com ở các bệnh nhân OSA, do vậy, cần đặc biệt khuyến cáo đối với Ngày nhận bài: 07/09/2021 những người ngủ ngáy thực hiện sàng lọc hội chứng ngừng Ngày phản biện: 25/10/2021 thở tắc nghẽn khi ngủ. Ngày đồng ý đăng: 05/11/2021 Từ khóa: OSA, Epworth, STOP-BANG, ngừng thở khi ngủ. Trang 92 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 124 | 2021 | NGUYỄN TRỌNG HIẾU VÀ CỘNG SỰ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ tại Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai trong Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ khoảng thời gian từ 7/2020 – 8/2021. (OSA) là một rối loạn hô hấp liên quan đến giấc 2.2. Đối tượng nghiên cứu ngủ đặc trưng bởi sự xuất hiện các cơn ngừng Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên đối thở và giảm thở lặp đi lặp lại do tắc nghẽn đường tượng là các bệnh nhân có triệu chứng nghi hô hấp trên trong khi ngủ mặc dù vẫn có sự ngờ mắc OSA, thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa gắng sức hô hấp [1]. Bệnh nhân mắc hội chứng chọn bao gồm: độ tuổi trên 18 tuổi, đối tượng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ thường buồn ngủ có triệu chứng của ngừng thở tắc nghẽn khi hoặc ngủ ngày quá mức, mệt mỏi, giảm trí nhớ, ngủ như mệt mỏi cả ngày, thói quen ngủ ngáy, giảm tập trung, giảm nhận thức. Do đó tỷ lệ tai có cơn ngừng thở được chứng kiến bởi người nạn lao động và tai nạn giao thông ở những đối cùng ngủ, các bệnh nhân đều chưa từng điều tượng này lần lượt gấp 2 – 2.5 lần và 1.21 – 4.89 trị ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ trước đây. lần [2] so với người bình thường. Rất nhiều công Chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu các bệnh trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng hội chứng ngừng nhân rối loạn tâm thần không hợp tác, không thở tắc nghẽn khi ngủ là yếu tố nguy cơ độc lập có khả năng hoàn thành 2 bộ công cụ của của các bệnh lý tim mạch, thần kinh, chuyển hóa nghiên cứu. Chúng tôi cũng loại ra khỏi nghiên như tăng huyết áp [3], suy tim, bệnh mạch vành, cứu các bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng rung nhĩ, đột quỵ, đái tháo đường typ 2 [4]… ngừng thở khi ngủ trung ương hoặc có những Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc hội chứng ngừng thở rối loạn giấc ngủ khác kèm theo và các bệnh tắc nghẽn khi ngủ ở người trưởng thành ước tính nhân không đủ tiêu chuẩn làm thăm dò chẩn khoảng 8.5 – 9.5% và đang có xu hướng tăng lên đoán các rối loạn giấc ngủ do đang bị bệnh [5]. Tuy nhiên, do thiếu phương tiện chẩn đoán cấp tính, đợt cấp của các bệnh mạn tính, bệnh hiện đại, việc chẩn đoán xác định bệnh còn gặp nhân suy hô hấp, suy tuần hoàn… nhiều khó khăn. Bệnh nhân thường được chẩn Với các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn đoán muộn, ở giai đoạn nặng. Do đó, thang trên, chúng tôi tiến hành hoàn thành thang điểm buồn ngủ Epworth và bộ câu hỏi STOP– điểm buồn ngủ Epworth, bộ câu hỏi STOP– BANG là hai công cụ khá phổ biến trên thực BANG và đo đa ký giấc ngủ hoặc đa ký hô hấp. hành lâm sàng giúp sàng lọc phát hiện các bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh, nhằm tránh bỏ sót, 2.3. Phương pháp nghiên cứu rút ngắn thời gian chẩn đoán cho bệnh nhân. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, Tuy nhiên số lượng nghiên cứu về độ nhạy, độ phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. đặc hiệu cũng như giá trị sàng lọc của chúng đối Cỡ mẫu: 96 bệnh nhân. với người bệnh ở Việt Nam nói riêng còn rất hạn chế. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này 2.4. Xử lý và phân tích số liệu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm Chúng tôi sử lý số liệu trên phần mềm sàng của bệnh nhân OSA và so sánh giá trị sàng SPSS 20.0. Các biến định tính sẽ được biểu diễn lọc của thang điểm buồn ngủ Epworth và bộ câu dưới dạng số lượng (n) và tỷ lệ phần trăm (%). hỏi STOP–BANG để chẩn đoán OSA. Các biến định lượng được biểu diễn dưới dạng 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP trung bình ± phương sai. So sánh hai tỷ lệ của biến định tính bằng kiểm định K2 hoặc Fisher. So 2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu sánh hai trung bình dùng kiểm định T test. Diện Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tích dưới đường cong ROC được dùng để Phân Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 93
  3. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2021 | SỐ 124 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC tích giá trị chẩn đoán của từng thang điểm. Xác chúng tôi đã nghiên cứu 96 đối tượng, trong đó định điểm cắt dùng chỉ số Youden qua đó, phân có 86 bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở tắc nhóm và tính độ nhạy, độ đặc hiệu của 1 thang nghẽn khi ngủ. Ở nhóm này có 67 (77.9%) bệnh điểm. Khác biệt có ý nghĩa khi p < 0.05. nhân nam, 19 (22.1%) bệnh nhân nữ. Độ tuổi 3. KẾT QUẢ trung bình là 63.7±15.2; 62.8% bệnh nhân trên 60 tuổi. BMI trung bình của các bệnh nhân là 3.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân 26.16±3.25; 62.8% bệnh nhân thừa cân với BMI ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ ≥ 25. Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm bệnh Từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021, nhân này được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ Đặc điểm Trung bình ± SD Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tuổi 63.7±15.2 28 88 BMI 26.16±3.25 19.57 37.98 Vòng cổ 40.63±2.45 35 47 Vòng bụng 95.23±10.38 74 130 Trong số các triệu chứng lâm sàng gợi ý hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ, chúng tôi nhận thấy thói quen ngáy to là triệu chứng phổ biến nhất, gặp ở 87.2% bệnh nhân. Đau đầu buổi sáng ít gặp nhất, được thấy ở 22.6% bệnh nhân. Tỉ lệ gặp các triệu chứng khác được thể hiện qua biểu đồ 1: Biểu đồ 1. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ (n=86) Chúng tôi cũng đánh giá đặc điểm tai mũi 3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh họng ở những bệnh nhân này. Kết quả cho thấy nhân ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ 89.5% bệnh nhân có phân loại Mallampati độ 3 – 4; 2 bệnh nhân (2.3%) có phù nề cuốn mũi, Chúng tôi đánh giá chức năng tim mạch, 3 bệnh nhân (3.5%) quá phát amydal, 6 bệnh hô hấp và rối loạn mỡ máu ở nhóm bệnh nhân nhân (7.0%) có vẹo vách ngăn mũi, không có ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ. Kết quả được thể bệnh nhân nào có polyp mũi xoang. hiện ở 3 bảng dưới đây. Trang 94 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 124 | 2021 | NGUYỄN TRỌNG HIẾU VÀ CỘNG SỰ Bảng 2. Chức năng tim mạch của nhóm bệnh nhân (n=86) Số lượng Tỉ lệ p Điện tâm đồ Có 7 8.1 Rối loạn nhịp tim 0.000 Không 79 91.9 Có 5 5.8 Dấu hiệu thiếu máu cơ tim 0.000 Không 81 94.2 Có 10 11.6 Dấu hiệu tăng gánh thất trái 0.000 Không 76 88.4 Siêu âm tim Bình thường 83 96.5 Chức năng tâm thu thất trái (EF%) 0.000 Giảm 3 3.5 Có 10 11.6 Dày thất trái 0.003 Không 76 88.4 Bình thường 18 20.9 Áp lực động mạch phổi 0.000 Tăng 68 79.1 Nhận xét: • Đa số bệnh nhân có điện tâm đồ bình • Kết quả siêu âm tim cho thấy chỉ có 3 thường. Chúng tôi ghi nhận có 7 bệnh nhân bệnh nhân (3.5%) có EF < 40%. Có đến 68 bệnh (8.1%) có rối loạn nhịp tim, trong đó 5 bệnh nhân (79.1%) tăng áp lực động mạch phổi, nhân có rung nhĩ và 2 bệnh nhân có ngoại tâm trong đó 64 bệnh nhân tăng áp lực động mạch thu thất thưa. Có 5 bệnh nhân (5.8%) có dấu hiệu phổi mức độ nhẹ, 4 bệnh nhân tăng áp lực động thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ nhưng đều mạch phổi mức độ vừa, và không có bệnh nhân không có triệu chứng đau ngực trên lâm sàng. nào tăng áp lực động mạch phổi mức độ nặng. Bảng 3. Kết quả đo chức năng hô hấp (n=33) Chức năng hô hấp Số lượng Tỉ lệ Bình thường 26 78.8 Rối loạn thông khí tắc nghẽn 6 18.2 Rối loạn thông khí hạn chế 1 3 Nhận xét: Đa số bệnh nhân có chức năng hô hấp trong giới hạn bình thường. 6 bệnh nhân (18.2%) có rối loạn thông khí tắc nghẽn, và đều không hồi phục sau nghiệm pháp hồi phục phế quản. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 95
  5. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2021 | SỐ 124 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bảng 4. Kết quả xét nghiệm mỡ máu của nhóm bệnh nhân (n=40) Rối loạn mỡ máu Số bệnh nhân Tỉ lệ Triglycerid (mmol/L)( > 2,2 mmol/l) 14 35 Cholesterol (mmol/L)( > 6,2 mmol/l) 4 10 LDL-C (mmol/L)( > 4,1 mmol/l) 1 2.5 HDL-C (mmol/L)(< 0,9 mmol/l) 8 20 Nhận xét: Tăng triglyceride (35%) là rối tương ứng với giá trị điểm cắt 9.5 đối với thang loạn mỡ máu thường gặp nhất ở nhóm bệnh điểm buồn ngủ Epworth và Jmax=0.281 tương nhân nghiên cứu. ứng với giá trị điểm cắt 3.5 đối với bộ câu hỏi 3.3. Đánh giá giá trị của thang điểm buồn STOP – BANG. Như vậy để sàng lọc hội chứng ngủ Epworth và bộ câu hỏi STOP – BANG trong ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ chúng tôi xác sàng lọc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ định điểm cắt tối ưu của thang điểm Epworth và bộ câu hỏi STOP – BANG tương ứng là 10 và Khảo sát đường cong ROC của thang điểm 4. Các chỉ số dự đoán của hai bộ công cụ bao buồn ngủ Epworth và bộ câu hỏi STOP – BANG gồm độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương (Biểu đồ 3.3.1) thu được diện tích dưới đường tính (PPV), giá trị dự báo âm tính (NPV), tỉ số cong ROC lần lượt là 0.692 (khoảng tin cậy CI khả dĩ dương tính (LR+), tỉ số khả dĩ âm tính (LR) [0.539 – 0.844], p=0.048 ) và 0.762 (khoảng tin được thể hiện ở bảng 5. cậy CI [0.611 – 0.914], p=0.007). Bảng 5. Các thông số của thang điểm Epworth và bộ câu hỏi STOPBANG trong sàng lọc phát hiện OSA Epworth STOP - BANG Chỉ số (%) (%) Độ nhạy 64 87.2 Độ đặc hiệu 70 50 PPV 94.83 93.75 NPV 18.44 31.23 LR+ 2.13 1.74 LR- 0.51 0.256 Biểu đồ 2. Đường cong ROC của thang điểm 4. BÀN LUẬN EPWORTH và bộ câu hỏi STOPBANG Hiện nay, việc chẩn đoán OSA tại Việt Nam trong sàng lọc phát hiện hội chứng còn là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức, ngừng thở khi ngủ chưa có nhiều nghiên cứu về độ chính xác của Tiến hành tính điểm cắt dựa vào chỉ số các thang điểm sàng lọc đang được áp dụng Youden, thông qua độ nhạy và độ đặc hiệu của trên dân số người Việt. Các triệu chứng lâm từng mức điểm, chúng tôi tính được Jmax=0.34 sàng của bệnh nhân cũng đa dạng và có nhiều Trang 96 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  6. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 124 | 2021 | NGUYỄN TRỌNG HIẾU VÀ CỘNG SỰ điểm khác biệt so với trên thế giới do đặc điểm nhân OSA, do vậy, cần đặc biệt khuyến cáo đối về thói quen sinh hoạt cũng như kinh tế xã hội. với những người ngủ ngáy thực hiện sàng lọc Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện nhằm đưa hội chứng ngừng thở khi ngủ. ra các dữ liệu về giá trị của thang điểm Epworth và bộ câu hỏi STOPBANG áp dụng trong sàng lọc phát hiện hội chứng ngừng thở khi ngủ và TÀI LIỆU THAM KHẢO khảo sát các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 1. Park JG, Ramar K, Olson EJ. Updates của bệnh nhân mắc OSA. on Definition, Consequences, and Theo kết quả nghiên cứu, cả bộ câu hỏi Management of Obstructive Sleep Apnea. STOPBANG và thang điểm Epworth đều có Mayo Clinic Proceedings. 2011;86(6):549- giá trị cao trong sàng lọc OSA P < 0.05, cụ thể, 555. Doi:10.4065/Mcp.2010.0810. STOPBANG thể hiện giá trị dự đoán cao hơn so 2. Kales SN, Czeisler CA. Obstructive Sleep với thang điểm Epworth với AUC là 0.762 so với Apnea and Work Accidents: Time for 0.692. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Action. Sleep. 2016;39(6):1171-1173. của Babak Amra 2018 [6] và Colin Smith 2014 doi:10.5665/sleep.5822. [7]. Tại giá trị diểm cắt là 4, STOPBANG có độ nhạy 87.2%, thấp hơn so với kết quả của Nguyễn 3. Young T, Palta M, Dempsey J, Skatrud Hoài Nam 2019 [8] (độ nhạy 100%). Điều này có J, Weber S, Badr S. The Occurrence of thể lý giải do đối tượng nghiên cứu khác nhau, Sleep-Disordered Breathing among nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoài Nam thực Middle-Aged Adults. N Engl J Med. hiện chọn lọc trên đối tượng bệnh nhân mắc 1993;328(17):1230-1235. doi:10.1056/ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vậy, câu hỏi đặt NEJM199304293281704. ra là độ nhạy, độ đặc hiệu của bộ câu hỏi này 4. Redline S, Yenokyan G, Gottlieb DJ, et trên các đối tượng mắc bệnh lý khác có khác al. Obstructive sleep apnea-hypopnea nhau không? Đây là điều cần nhiều nghiên cứu and incident stroke: the sleep heart để đánh giá thêm. health study. Am J Respir Crit Care Về triệu chứng lâm sàng của các bệnh Med. 2010;182(2):269-277. doi:10.1164/ nhân OSA, chúng tôi nhận thấy, ngáy to là triệu rccm.200911-1746OC. chứng thường gặp nhất với tỉ lệ 87.2%, tiếp 5. Benjafield AV, Ayas NT, Eastwood PR, et theo là buồn ngủ ban ngày (58.1%), tiểu đêm al. Estimation of the global prevalence (51.8%) và thức giấc thường xuyên (51.2%). and burden of obstructive sleep apnoea: Phần lớn các bệnh nhân không mắc các rối loạn a literature-based analysis. The Lancet về tim mạch, cũng như rối loạn trên chức năng Respiratory Medicine. 2019;7(8):687-698. hô hấp. doi:10.1016/S2213-2600(19)30198-5. 5. KẾT LUẬN 6. Amra B, Javani M, Soltaninejad F, et al. Bộ câu hỏi STOPBANG có giá trị cao hơn Comparison of Berlin Questionnaire, thang điểm Epworth trong sàng lọc bệnh nhân STOP-Bang, and Epworth Sleepiness mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ, vậy nên cần Scale for Diagnosing Obstructive Sleep được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng nhằm phát Apnea in Persian Patients. Int J Prev hiện, điều trị sớm cho bệnh nhân. Triệu chứng Med. 2018;9(1):28. doi:10.4103/ijpvm. ngủ ngáy chiếm tỷ lệ rất cao (87.2%) ở các bệnh IJPVM_131_17 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 97
  7. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2021 | SỐ 124 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 7. Smith C, Waldhorn R, O’Donnell A. 8. Nguyễn Hoài Nam. Khảo sát độ nhạy và Predictive Performance of the STOP-Bang, độ đặc hiệu của các thang điểm Epworth, Epworth Sleepiness Scale, and Modified STOP BANG Việt hóa trong việc dự đoán Flemons Score in Identifying Sleep Center hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ Patients With Obstructive Sleep Apnea. trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn Chest. 2014;146(4):939A. doi:10.1378/ tính, Y học thực hành, 2020. chest.1985313 Abstract COMPARE SCREENING VALUE BETWEEN THE EPWORTH SLEEPNESS SCALE AND STOP-BANG QUESTIONANRIE IN DIAGNOSING OBTRUCTIVE SLEEP APNEA Objective: To describe the clinical, laboratory characteristics of Obstructive Sleep Apnea (OSA); compare screening value between The Epworth Sleepiness Scale and STOP- BANG Questionnaire in diagnosing OSA. Subject: Patients with symptoms suspected of OSA who agreed to participate in the study. Method: A prospective cross-sectional descriptive study. Independent variables include clinical and paraclinical symptoms, Epworth sleepiness scale and STOP-BANG questionnaire. OSA was confirmed by respiratory polygraph or polysomnography with an AHI > 5 events/hour. ROC curves were plotted to evaluate the diagnostic value of the scales, to determine their optimal cutoff, sensitivity and specificity. Results: We studied 96 subjects, of which 86 patients were diagnosed with OSA. In this group, there are 77.9% male, 22.1% female. The mean age was 63.7±15.2. The mean BMI of the patients was 26.16±3.25. Snoring was the most common symptom, occurring in 87.2% of patients. The area under the curve of the Epworth sleepiness scale and the STOP-BANG questionnaire is 0.692 (p=0.048) and 0.762 (p=0.007), respectively. With an optimal cut-off of 10, the Epworth scale has a sensitivity and specificity of 64% and 70%, respectively. With an optimal cutoff of 4, the STOP-BANG questionnaire had a sensitivity and specificity of 87.2% and 50%, respectively. Conclusion: The STOP - BANG questionnaire has a higher value than the Epworth sleepiness scale in screening patients with OSA, but both of them should be widely used in clinical practice for early detection and treatment for patients. Snoring is very common in OSA patients, so it is strongly recommended that snorers should undergo screening for OSA. Keywords: OSA, Epworth, STOP-BANG Trang 98 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2